YOMEDIA
NONE

Lời má năm xưa - Trần Bảo Định - Ngữ văn 10 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo


Tác phẩm Lời má năm xưa kể về câu chuyện cậu bé lỡ bắn một con chim bên bến sông. Sau khi mẹ khuyên bảo, cậu bé đã băng bó chữa trị vết thương rồi cố gắng cứu sống nó. Mãi về sau, khi trưởng thành, chàng trai vẫn rất ân hận về việc làm của mình. Bài học Lời má năm xưa - Trần Bảo Định thuộc sách Chân Trời Sáng Tạo sẽ giúp các em có thêm kiến thức về tác phẩm. Qua đó, biết yêu thương và trân trọng sự sống của những loài động vật hơn. Chúc các em có nhiều kiến thức lí thú!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả Trần Bảo Định

Chân dung nhà văn Trần Bảo Định

- Trần Bảo Định sinh năm: 1944 

- Quê quán: An Vĩnh Ngãi, Tân An, Long An

- Ông là cựu sinh viên Văn khoa - Đại học Đà Lạt

- Các tác phẩm chính của ông:

+ Ngao du sơn thủy, thơ, (2012)

+ Thầy tôi, thơ, (2013)

+ Mẹ, tiếng lòng, thơ, (2013)

+  Vợ tôi, thơ, (2014)

1.1.2. Tác phẩm Lời má năm xưa

a. Xuất xứ

- Trích Tương hợp Phật tính dân gian và môi trường sinh thái, in trong Thương những ngày...

b. Thể loại

- Truyện ngắn.

c. Bố cục 

- Đoạn 1: Từ đầu đến “cớ sự từ cái rình theo cuộc”: Nhân vật tôi cùng bạn bè dùng ná thun bắn con chim chài

- Đoạn 2: Còn lại: Nhân vật tôi hiểu ra và sửa chữa lỗi lầm

d. Tóm tắt nội dung văn bản

Câu chuyện kể lại thời tuổi thơ của nhân vật tôi khi vô tình dùng ná thun để bắn con chim chài. Sau khi bị má mắng và giải thích nhân vật tôi đã hiểu ra và đem chú chim về chăm sóc cho đến khi lành bệnh.

1.2. Đọc hiểu văn bản 

1.2.1. Câu chuyện cũ năm xưa

- Những từ ngữ, câu văn thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của nhân vật tôi khi kể lại “câu chuyện cũ”:

+ Hối hận, bối rối.

+ Tần ngần nhìn bầu trời xanh và ngẫm nghĩ, thằng chài chính cống “thú diện nhơn tâm”.

+ Không thể nào quên câu nói của má: “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con?”.

+ Không thể rứt ra được sự hối hận và bối rối mối khi nhớ lại chuyện cũ.

- Nội dung bao quát của văn bản: Lời má dặn dò năm xưa và cảm xúc của nhân vật tôi về “câu chuyện cũ”.

1.2.2. Câu hỏi của má

- Sau khi nghe câu hỏi của má: “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con?” đã thức tỉnh nhân vật tôi. Sau đó là một loạt hành động của nhân vật tôi chăm sóc và cứu sống chim thằng chài.

- Câu hỏi của người má: “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con?” được lặp lại hai lần trong văn bản.

- Việc lặp lại câu hỏi ấy vừa góp phần làm nổi bật tính chất của câu chuyện bởi đây là chuyện được kể lại, vừa nhằm nhấn mạnh tâm trạng hối hận, nỗi nhớ không quên được về lời má dặn của nhân vật tôi.

1.2.3. Mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên

- Con người, thiên nhiên và cảnh vật là những yếu tố có mối quan hệ gần gũi với nhau bởi tất cả đều luôn hiện hữu xung quanh nhau. Bởi vậy, không có lí do gì để con người phá vỡ mối quan hệ đó.

- Hãy đón nhận và xem đó giống như một đại gia đình, và những người trong gia đình luôn biết yêu thương và không hãm hại nhau.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

Văn bản nói về lòng yêu thương loài vật của con người. Đây cũng là bài học mà người mẹ muốn dạy cho nhân vật chính.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Tình huống truyện độc đáo hấp dẫn

- Ngôn ngữ giản dị, mang màu sắc Nam Bộ

Bài tập minh họa

Bài tập: Từ văn bản Lời má năm xưa - Trần Bảo Định, SGK Ngữ văn 10 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo, em hãy viết đoạn văn nêu suy nghĩ về việc yêu thương động vật.

Hướng dẫn giải:

Dựa vào văn bản và hiểu biết cá nhân, có thể tham khảo các ý sau đây để phát triển thành đoạn văn:

+ Động vật và con người có một mối liên kết chặt chẽ với nhau

+ Các loài vật đều sống gần gũi và giúp ích cho con người

Con người không thể tồn tại mà không có các loài vật

+ ...

Lời giải chi tiết:

Động vật và con người có một mối liên kết chặt chẽ với nhau, bởi vì động vật có vai trò rất lớn đối vs cuộc sống của chúng ta. Trong lao động sản xuất, con trâu, con bò gắn bó với con người nhất, chúng  giúp người nông dân cày xới, chuyên chở, làm cho vụ mùa tốt tươi. Nếu con trâu là biểu tượng của đồng quê bình dị, trù phú, thì con chó lại là biểu tượng của tinh thần trung thành và lòng dũng cảm trong văn hóa người Việt ta,chó sống gần gũi với con người hơn cả loài trâu, chúng lại là loài tinh khôn, nhanh nhẹn nên rất được con người yêu mến. Người Việt ta còn nuôi các giống gà trong vườn để làm thực phẩm, tuy loài gà không tinh khôn nhưng là loài hiền lành, thân thiện, luôn được con người yêu mến. Các loài chim cũng được thuần hóa và nuôi trong nhà để làm đẹp không gian... Chúng ta nuôi một số loài trong nhà để làm thú cưng, nuôi một số khác để lấy thịt, sữa... nhưng cũng có nhiều loài đã bị con người đưa đến bờ tuyệt chủng và giờ lại chúng ta đang cố gắng cứu chúng. Con người ngày càng trở nên vô cảm và tàn nhẫn với các loài vật, họ nuôi loài vật vì mục đích kinh tế chứ không phải bằng tình yêu thương đối với chúng, bởi thế, họ sẵn sàng hành hạ hoặc hủy diệt sự sống của chúng khi không cần chúng nữa, đó là một thực trạng đáng buồn của xã hội ngày nay. Con vật nuôi cũng như con người, chúng rất cần được chăm sóc, yêu thương và bảo vệ. Dù cuộc sống có phát triển, không gian trở nên chật hẹp nhưng khi đã nuôi chúng, con người cần phải dành cho chúng một tình cảm tốt đẹp, cần phải biết yêu thương và dành cho chúng sự chăm sóc cần thiết.Hãy xây dựng một tình cảm tốt đẹp đối với động vật nuôi. Phải yêu thương chúng như yêu thương cuộc sống của chúng ta, chỉ khi biết yêu thương loài vật nuôi, con người mới biết yêu thương lẫn nhau. Con người không thể tồn tại mà không có các loài vật, vì vậy hãy yêu thương các loài vật nuôi và ra sức bảo vệ chúng, đừng để đến một ngày nào đó, ta chỉ còn mường tượng chúng qua hình ảnh trong sự hối tiếc muộn màng.

Lời kết

- Học xong bài Lời má năm xưa - Trần Bảo Định, các em cần nắm:

+ Phân tích câu chuyện cũ năm xưa và lời dặn của nhân vật người mẹ

+ Phân tích được mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên

Soạn bài Lời má năm xưa - Trần Bảo Định Ngữ văn 10 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Lời má năm xưa - Trần Bảo Định giúp người đọc hiểu hơn về sự gắn bó giữa con người và thế giới tự nhiên. Thông qua lời khuyên của mẹ năm xưa, cậu bé đã biết yêu thương và quý trọng sinh mạng của các loài vật. Để nắm được nội dung và ý nghĩa của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn dưới đây:

Hỏi đáp bài Lời má năm xưa - Trần Bảo Định Ngữ văn 10 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số văn mẫu bài Lời má năm xưa - Trần Bảo Định Ngữ văn 10 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Tác phẩm Lời má năm xưa - Trần Bảo Định ca ngợi tình yêu thương động vật của con người thông qua lời dạy của mẹ dạy con trong truyện. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 10 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON