Cải Lương là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống văn hóa người dân Nam Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung. Loại hình nghệ thuật sân khấu truyền gắn liền với sân khấu nhưng tạo nên sức hấp dẫn có lẽ bởi âm thanh dàn nhạc. HOC247 mời các em cùng tham khảo bài soạn Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương thuộc sách Chân Trời Sáng Tạo dưới đây để có thêm kiến thức về loại nhạc cụ không thể thiếu trong một vở cải lương - đàn ghi-ta phím lõm. Chúc các em học tập vui vẻ!
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Nội dung
Văn bản cung cấp cho người đọc những thông tin về đàn ghi ta phím lõm lịch sử ra đời, quá trình du nhập và Việt Nam, âm điệu với nhiều sắc thái. Đồng thời khẳng định tầm quan trọng của đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc và sự đón nhận của dàn nhạc cải lương đối với đàn ghi-ta phím lõm.
1.2. Nghệ thuật
- Ngôn từ rõ ràng, mạch lạc
- Văn phong dễ hiểu, minh bạch, cung cấp thông tin một cách khách quan
2. Soạn bài Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương Ngữ văn 10 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo
Câu 1: Vẽ sơ đồ các ý chính của văn bản trên. Có thể tham khảo mô hình như sau:
Trả lời:
Câu 2: Nêu tác dụng của sơ đồ nhánh đính kèm (Hình 2) trong bài.
Trả lời:
Việc đính kèm sơ đồ nhánh vào trong bài giúp độc giả hình dung một cách cụ thể những loại nhạc cụ phổ biến có trong dàn nhạc cải lương và hình ảnh của từng loại nhạc cụ. Đồng thời, giúp cụ thể hóa phần lời thuyết minh trong văn bản.
Câu 3: Ngoài nghệ thuật cải lương, bạn có biết bộ môn nghệ thuật nào ở Việt Nam có tiếp nhận những yếu tố hiện đại từ nước ngoài trên nền tảng nghệ thuật cổ truyền hay không? Bạn đánh giá như thế nào về sự tiếp nhận này?
Trả lời:
Đờn ca tài tử
Đờn ca tài tử xuất hiện hơn 100 năm trước, là loại hình diễn tấu có ban nhạc gồm bốn loại là đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu (gọi là tứ tuyệt). Về sau này, có cách tân bằng cách thay thế độc huyền cầm bằng cây guitar phím lõm.
Đây là một sự tiếp nhận khá bổ ích cho nghệ thuật ở Việt Nam. Chọn và học hỏi những cái hay của nước ngoài và đem về cải tiến, nâng cao các loài hình nghệ thuật nước nhà.
Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm:
3. Hướng dẫn luyện tập
Câu hỏi: Viết đoạn văn nêu hiểu biết của em về dàn nhạc cải lương.
Trả lời:
Nghệ thuật sân khấu Cải Lương là một loại hình sân khấu ca kịch. Cũng như những loại hình ca kịch khác, cái gốc của nó là sân khấu sàn diễn, nhưng cái hồn của nó là phần âm nhạc. Do đó, đối với một người diễn viên Cải Lương, không những phải biết diễn, mà còn phải biết ca hát. Âm nhạc cải lương thường có giai điệu và tiết tấu nhẹ nhàng vì các nhạc cụ dùng trong âm nhạc Cải lương là đàn dây tơ và dây kim, không có kèn trống như hát bội. Dàn nhạc Cải lương gồm các loại nhạc cụ chính như: Đàn kìm, Đàn Tranh, Đàn cò, Đàn ghi ta, dần dần sử dụng thêm các loại nhạc cụ khác như: Đàn sến, Violon, sáo, tiêu. Âm nhạc Cải Lương được coi là món ăn tinh thần, là phần không thể thiếu đối với người dân Nam Bộ nói riêng và đối với người dân Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, âm nhạc Cải lương của nước ta đang ngày càng mai một, thay vào đó là các loại hình nhạc hiện đại. Do đó, vấn đề giữ gìn và bảo tồn cần được đặc biệt chú trọng.
4. Hỏi đáp về bài Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương Ngữ văn 10 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
5. Một số văn mẫu bài Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương Ngữ văn 10 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo
Qua văn bản Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương giúp người đọc cảm nhận được sự độc đáo của nhạc cụ làm nên sự thành công của mỗi vở cải lương. Từ đó biết trân trọng và phát huy nghệ thuật sân khấu truyền thống của dân tộc. Để cảm nhận được một cách sâu sắc về văn bản này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:
------------------------(Đang cập nhật)--------------------------