YOMEDIA
NONE

Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê - Ngữ văn 10 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo


Từ bao đời nay, nhà dài đã trở thành một nét văn hóa của dân tộc người Ê-đê. Đây là nơi chung sống và sinh hoạt của nhiều thế hệ với cấu trúc vô cùng độc đáo. Để có thêm nhiều hiểu biết mới về kết cấu và ý nghĩa của nhà dài, mời các em cùng tham khảo bài học Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê thuộc sách Chân Trời Sáng Tạo dưới đây. Chúc các em có những tiết học thật sôi động và bổ ích!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

Xuất xứ: Văn bản được in trên Báo VOV5, ngày 23/12/2013, theo Lan Anh, Nhà truyền thống của người Ê-đê: Nhà dài như tiếng chuông ngân.

1.2. Đọc hiểu văn bản

1.2.1. Đặc điểm cấu tạo của nhà dài

- Nhà dài:

+ Là nhà sàn.

+ Nguyên liệu: tre nứa, gỗ, mặt sàn và vách tường bao quanh nhà làm bằng thân cây bương hay thân tre già đập dập, mái lợp cỏ tranh.

+ Thường làm nhà theo hướng bắc – nam.

+ Độ dài thường được ước tính bằng số lượng dầm ngang (đê), nhà có bao nhiêu đê thì có bấy nhiêu gian.

- Hoa văn chạm khắc:

+ Trong nhà thường được chạm khắc nhiều hình con vật như voi, cua, cá, ... lên xà nhà à thể hiện sự giàu có của chủ nhà.

+ Những con kì đà được khắc trên xà ngang à cầu mong may mắn sẽ đến với gia đình.

+ Hoa văn con rồng có vây hình con cá, râu, sừng nhô lên,... và hoa văn nguyên thủy, mang tính đặc trưng của người Ê-đê.

- Cầu thang:

+ Gắn với hai cửa của nhà dài, cửa phía trước dành cho khách và nam giới; cửa phía sau dành cho phụ nữ.

+ Cầu thang phía trước thường hướng về phía Bắc à cầu thang chính.

+ Cầu thang chính bao giờ cũng có hai cầu thang để lên xuống (cầu thang đực, cầu thang cái). Ở cầu thang cái bao gờ cũng có hình ảnh bầu sữa mẹ và vầng trăng khuyết; cầu thang đực không có hoa văn chạm khắc nhiều, thường chỉ chạm khắc những bậc tiện cho việc lên xuống.

Ngôi nhà dài truyền thống của người Ê đê là một nét độc đáo trong văn hóa vật thể

1.2.2. Tính truyền thống trong nhà dài của người Ê-đê

- Truyền thống nghĩa là có tính chất lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

- Ngôi nhà được nói đến trong văn bản trên được gọi là “ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê bởi:

+ Về cấu trúc, cách xây dựng, nguyên liệu hầu như vẫn được lưu giữ từ thời xa xưa.

+ Những sự thay đổi trong kiến trúc theo từng thời đại không đáng kể, chủ yếu vẫn giữ được những nét đặc trưng của người Ê-đê.

+ Ngôi nhà còn là không gian diễn ra, lưu giữ những hoạt động, nếp sống văn hóa sinh hoạt từ lâu đời của người dân Ê-đê.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

Văn bản giúp người đọc hình dung được ngôi nhà của người dân tộc Êđê với những hình ảnh chân thực, sinh động, cho người đọc những cảm nhận chính xác nhất về ngôi nhà. Đồng thời thể hiện được nét truyền thống về văn hóa và tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Ê-đê qua những hình ảnh được chạm khắc trên ngôi nhà.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Miêu tả chi tiết, giúp người đọc hình dung chân thực và có những tri thức cụ thể về nhà dài Êđê.

- Ngôn từ rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu.

- Văn phong phù hợp với nội dung văn bản, kết hợp hài hòa giữa phương thức thuyết minh, miêu tả và tự sự.

Bài tập minh họa

Bài tập: Từ văn bản Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê, em hãy nêu ý nghĩa của nhà dài trong đời sống văn hóa và sinh hoạt của người dân tộc Ê-đê.

Hướng dẫn giải:

- Đọc lại vă bản Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê và nội dung bài học phần Tính truyền thống trong nhà dài của người Ê-đê.

- Kết hợp tìm hiểu trên sách báo, internet.

Lời giải chi tiết:

Ý nghĩa nhà dài của người Ê đê:

- Nhà dài vừa là biểu tượng vật chất của những gia đình theo mẫu hệ vừa là nơi để lưu giữ những giá trị văn hóa tinh thần, nơi gắn bó biết bao thế hệ dòng tộc của người Ê đê.

- Nhà dài là được xem là một công trình độc đáo, nhằm thích ứng với môi trường tự nhiên, tranh thú dữ và thiên tai ập đến. Đồng thời, những ngôi nhà dài tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt văn hóa truyền thống trong gia đình.

- Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử và sự giao lưu văn hóa mạnh mẽ giữa các dân tộc với nhau đã ngày càng mất dần thể chế mẫu hệ, xu hướng tách khỏi gia đình lớn, vì thế mà số lượng nhà dài không còn được phát triển. Dù vậy, việc bảo tồn một số ngôi nhà dài tại một số buôn làng vẫn được phát huy tạo nên một nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, một di sản quý của Tây Nguyên.

Lời kết

- Học xong bài Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê, các em cần nắm:

+ Nắm được đặc điểm cấu tạo ngôi nhà dài truyền thống của người Ê-đê.

+ Phân tích được nét truyền thống trong ngôi nhà dài truyền thống của người Ê-đê.

Soạn bài Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê Ngữ văn 10 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Văn bản Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê nhằm ca ngợi những nét truyền thống về văn hóa và tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Êđê qua những hình ảnh được chạm khắc trên ngôi nhà. Để nắm được nội dung và ý nghĩa của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn dưới đây:

Hỏi đáp bài Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê Ngữ văn 10 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số văn mẫu bài Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê Ngữ văn 10 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Văn bản Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê đã xây tái hiện lại đặc điểm cấu trúc và những nét đẹp truyền thống được giữ lại trong suốt quá trình đổi mới và sáng tạo nhà dài. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

--------------------------(Đang cập nhật)-----------------------

-- Mod Ngữ văn 10 HỌC247

NONE
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF