YOMEDIA
NONE

Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây - Ngữ văn 10 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo


Những câu chuyện sử thi và một trong những di sản văn hóa lâu đời của người Ê-đê. Về khuya, già trẻ, gái trai thường ngồi bên bếp lửa nghe già làng kể về những chiến công của một vị anh hùng trong sử thi, cứ thế từ thế hệ này qua thế hệ khác. Bài học Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây thuộc sách Chân Trời Sáng Tạo sẽ giúp các em có thêm kiến thức về người anh hùng Đăm Săn đồng thời hình dung được cuộc chiến oanh liệt giữa các thị tộc, bộ lạc để giành bình yên nơi núi rừng. Chúc các em có nhiều kiến thức lí thú!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Đặc điểm của sử thi

- Sử thi là một thể loại tự sự dân gian ra đời từ thời cổ đại, thường kết hợp lời thơ với văn xuôi, kể lại những sự kiện quan trọng trong đời sống của cộng đồng thông qua việc tôn vinh, ca ngợi chiến công, kì tích của người anh hùng.

- Thời gian – không gian sử thi thuộc về quá khứ "một đi không trở lại" của cộng đồng, thường gắn với xã hội cổ đại hoặc xã hội phong kiến. Không gian thường mở ra theo những cuộc phiêu lưu gắn với các kì tích của người anh hùng.

- Nhân vật anh hùng sử thi là hiện thân cho cộng đồng, thường hội tụ những đặc điểm nổi bật như sức mạnh, tài năng, luôn sẵn sàng đối mặt với thách thức, hiểm nguy, lập nên những kì tích, uy danh lẫy lừng.

- Cốt truyện sử thi được tổ chức theo quan hệ xung đột giữa con người với thần quyền, giữa cộng đồng này với cộng đồng khác.

- Lời của người kể chuyện và lời của nhân vật sử thi thường ở ngôi thứ ba, thể hiện thái độ tôn vinh, ngợi ca người anh hùng có công với cộng đồng.

- Thái độ, cảm xúc của người kể chuyện thể hiện sự trang nghiêm, thành kính đối với sự kiện, nhân vật.

- Cảm hứng chủ đạo của sự thi thường là tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm văn học gọi là cảm hứng chủ đạo. 

- Bối cảnh lịch sử - văn hoá gắn liền với một bối cảnh lịch sử-văn hoá nhất định.

1.1.2. Từ khó

- Lồ ô: một loại tre rừng, thân thẳng, đốt dài, có thành mỏng.

Chim ghếch: tên một loại chim rừng.

1.1.3. Vị trí đoạn trích

- Đăm Săn (Bài ca chàng Đăm Săn; Klei khan Đăm Săn), dài 2077 câu, gồm 7 chương, là sử thi truyền miệng lâu đời của dân tộc Ê-đê, thể hiện đậm nét truyền thống lịch sử, văn hoá của đồng bào Tây Nguyên.

- Đoạn trích Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây thuộc chương IV của sử thi Đăm Săn.

1.1.4. Bố cục

- Phần 1: Từ đầu đến “Cuối cùng hắn ngã lăn quay ra đất”: Cảnh trận đánh giữa hai tù trưởng với phần thắng thuộc về Đăm Săn.

- Phần 2: tiếp đến “Họ đến bãi ngoài làng, rồi vào làng”: Cảnh Đăm Săn cùng nô lệ ra về sau chiến thắng.

- Phần 3 (Còn lại): Cảnh Đăm Săn ăn mừng chiến thắng.

1.2. Đọc hiểu văn bản

1.2.1. Hình tượng Đăm Săn trong trận chiến với Mtao Mxây

* Khi vào cuộc chiến

- Hiệp một:

+ Trong khi Mtao Mxây múa khiên trước, Đăm Săn vẫn giữ thái độ bình tĩnh, thản nhiên -> Điều này thể hiện bản lĩnh của chàng.

+ Mtao Mxây đã lộ rõ sự kém cỏi nhưng vẫn nói những lời huênh hoang.

- Hiệp hai:

+ Đăm Săn múa khiên làm cho Mtao Mxây hốt hoảng trốn chạy với bước cao bước thấp -> thể hiện sức mạnh cả Đăm Săn và sự yếu sức của Mtao Mxây.

+ Mtao Mxây cầu cứu Hơ Nhị quăng cho miếng trầu -> càng yếu sức

+ Đăm Săn cướp được miến trầu -> sức mạnh của chàng tăng lên

- Hiệp ba:

+ Đăm Săn múa dũng mãnh và đuổi theo Mtao Mxây

+ Đăm Săn đâm trúng áo Mtao Mxây nhưng không thủng được áo hắn. Chàng phải cầu cứu thần linh

- Hiệp bốn:

+ Đăm Săn được thần linh giúp sức

+ Chàng đuổi theo và giết chết kẻ thù

=>Với lối mô tả song hành, lối so sánh phóng đại, Đăm Săn hơn hẳn Mtao Mxây về cả tài năng, sức lực, phẩm chất và phong độ. Đòi vợ chỉ là cái cớ, cao hơn chính là mở mang bờ cõi, làm nổi uy danh cộng đồng -> Đăm Săn là một nhân vật anh hùng sử thi đích thực

1.2.2. Thái độ của mọi người đối với chiến thắng của Đăm Săn

* Dân làng Mtao Mxây

- Ba lần Đăm Săn kêu gọi thì cả ba lần mọi người đều hưởng ứng ( số 3 tượng trưng cho số nhiều ): “Không đi sao được, tù trưởng chúng tôi đã chết, lúa chúng tôi đã mục, chúng tôi còn ở với ai.”

-> Họ nhất trí xem Đăm Săn là tù trưởng, là anh hùng của họ.

- Mỗi lần đối đáp có sự khác nhau, biến đổi, phát triển

-> Qua ba lần hỏi – đáp, lòng trung thành tuyệt đối của mọi nô lệ đối với Đăm Săn ngày càng được tô đậm.

- Mọi người cùng ra về theo Đăm Săn đông vui như đi hội: “Đoàn người đông như bầy cà tông, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến như mối.”

Dân làng cùng ra về theo Đăm Săn sau chiến thắng

- Ý nghĩa:

+ Thể hiện sự thống nhất cao độ giữa quyền lợi, khát vọng cá nhân anh hùng đối với cộng đồng, bộ tộc.

+ Thể hiện lòng yêu mến, sự tuân phục của tập thể cộng đồng đối với cá nhân anh hùng -> Đây cũng là biểu hiện của ý thức dân tộc.

* Thái độ của dân làng Đăm Săn

- Hân hoan chào đón người anh hùng chiến thắng trở về

- Đồng lòng hưởng ứng lời kêu gọi của tù trưởng: mở tiệc ăn mừng chiến thắng -> phấn khởi, vui mừng, tự hào

* Thái độ của các tù trưởng xung quanh

- “Nhà Đăm Săn...các vị tù trưởng đều từ phương xa đến” -> kéo đến ăn mừng chiến thắng của Đăm Săn như ăn mừng chiến thắng của chính mình

=> Người anh hùng được toàn thể cộng đồng suy tôn tuyệt đối.

1.2.3. Cảnh ăn mừng chiến thắng

- Hình ảnh Đăm Săn được miêu tả hòa vào cùng với dân làng trong niềm vui chiến thắng:

+ Đông vui nhộn nhịp

+ Ăn mừng hoành tráng

- Đăm Săn hiện lên ngoài vẻ đẹp hình thể còn là sức mạnh uy vũ, vô biên trong con mắt ngưỡng mộ của dân làng -> cách miêu tả phóng đại tạo ấn tượng với độc giả.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

Văn bản ca ngợi chiến thắng vẻ vang của người anh hùng Đăm Săn, trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn vinh của thị tộc – đó là những tình cảm cao nhất thôi thúc Đăm Săn chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Nghệ thuật so sánh, phóng đại.

- Các hình ảnh, sự vật được đem ra làm chuẩn so sánh được lấy từ thế giới thiên nhiên, từ vũ trụ bao la.

Bài tập minh họa

Bài tập: 

 Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“Đăm Săn rung khiên múa. Một lần xốc tới chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi lồ ô. Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây ...Thế là Đăm Săn lại múa.Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc...Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung”.

(Trích Đăm Săn - sử thi Tây Nguyên)

1. Nêu nội dung chính của văn bản?

2. Qua nội dung đó, em có nhận xét gì?

3. Xác định biện pháp tu từ so sánh, phép điệp, phép đối, phóng đại được sử dụng trong những câu văn trên? Tác dụng của biện pháp đó?

4. Em có nhận xét gì về cách người kể miêu tả hai lần múa khiên đó?

Hướng dẫn giải:

- Đọc kĩ đoạn văn đã cho, vận dụng kiến thức bài học ở phần nội dung Hình tượng Đăm Săn trong trận chiến với Mtao Mxây.

Lời giải chi tiết:

1. Nội dung chính của văn bản: miêu tả 2 lần múa khiên của Đăn Săn trong cuộc đấu với Mtao Mxây.

2. Nhận xét qua 2 lần múa khiên của Đăm Săn: Lần múa khiên thứ hai hùng tráng hơn lần đầu. Lần múa đầu, Đăm Săn chỉ vượt qua các chướng ngại vật, nhưng lần múa sau, chàng đã gây sự chết chóc cho nhiều thứ.

3. Biện pháp tu từ so sánh, phép điệp, phóng đại

– Biện pháp tu từ so sánh: gió như bão; gió như lốc.

– Phép điệp: điệp từ múa, vun vút; điệp cú pháp: Một lần xốc tới chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi lồ ô.

– Phép đối: cao-thấp.

– Phóng đại: quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ.

Tác dụng: Ca ngợi sức mạnh và tài năng của Đăm Săn trong cuộc đấu với kẻ thù để đem lại hạnh phúc gia đình và dân làng.

4. Nhận xét:

- Đây là đặc điểm thường thấy ở sử thi, các anh hùng tỏ rõ tài năng, phẩm chất trước đối thủ thông qua một động tác giống nhau.

- Đây là thử thách lớn đối với người kể bởi vì nếu non tay thì sẽ trùng lặp, nhàm chán.

- Đây cũng là biện pháp để thực hiện sự trì hoãn sử thi bằng cách lặp lại việc mô tả múa khiên hai lần.

Lời kết

- Học xong bài Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây, các em cần nắm:

+ Nắm được khái niệm, đặc điểm của sử thi.

+ Phân tích được hình tượng Đăm Săn trong trận chiến với Mtao Mxây.

Soạn bài Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây Ngữ văn 10 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Văn bản Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây nhằm ca ngợi những chiến công của người anh hùng Đăm Săn trong công cuộc bảo vệ thị tộc, bộ lạc để giành bình yên nơi núi rừng. Để nắm được nội dung và ý nghĩa của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn dưới đây:

Hỏi đáp bài Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây Ngữ văn 10 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số văn mẫu bài Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây Ngữ văn 10 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Sử thi Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây đã xây dựng hình ảnh người anh hùng Đăm Săn dũng cảm với sức khỏe phi thường đã giàng lại sự bình yên cho bộ tộc. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 10 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF