Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và sách Nâng cao chương trình Hóa học 11 Bài 3 Sự điện li của nước và pH và Chất chỉ thị axit-bazơ giúp các em học sinh ôn tập lại các kiến thức về pH, độ điện li, tích số ion, phương trình điện li,...
-
Bài tập 1 trang 14 SGK Hóa học 11
Tích số ion của nước là gì và bằng bao nhiêu ở 25 độ C?
-
Bài tập 2 trang 14 SGK Hóa học 11
Phát biểu các định nghĩa môi trường axit, trung tính, và kiềm theo nồng độ H+ và pH.
-
Bài tập 3 trang 14 SGK Hóa học 11
Chất chỉ thị axit - bazơ là gì? Hãy cho biết màu của quỳ và phenolphtalen trong dinh dịch với các khoảng pH khác nhau?
-
Bài tập 4 trang 14 SGK Hóa học 11
Một dung dịch có [OH–] = 1,5.10-5. Môi trường của dung dịch này là:
A. Axit.
B. Trung tính.
C. Kiềm.
D. Không xác định được.
-
Bài tập 5 trang 14 SGK Hóa học 11
Tính nồng độ H+, OH– và pH của dung dịch HCl 0,10 M và dung dịch NaOH 0,010 M.
-
Bài tập 6 trang 14 SGK Hóa học 11
Trong dung dịch HCl 0,010M tích số ion của nước là:
A. [H+].[OH–] > 1,0.10-14
B. [H+].[OH–] = 1,0.10-14
C. [H+].[OH–] < 1,0.10-14
D. Không xác định được.
-
Bài tập 3.1 trang 5 SBT Hóa học 11
Giá trị tích số ion của nước phụ thuộc vào:
A. áp suất.
B. nhiệt độ.
C. sự có mặt của axit hoà tan.
D. sự có mặt của bazơ hoà tan.
-
Bài tập 3.2 trang 5 SBT Hóa học 11
Hoà tan một axit vào nước ở 25oC, kết quả là
A. [H+] < [OH-].
B. [H+] = [OH-].
C. [H+] > [OH-].
D. [H+][OH-] > 1.10-14.
-
Bài tập 3.3 trang 5 SBT Hóa học 11
Dung dịch của một bazơ ở 25oC có :
A. [H+] = 1.10-7 M.
B. [H+] < 1.10-7 M.
C. [H+] > 1.10-7 M.
D. [H+][OH-] > 10-14 M.
-
Bài tập 3.4 trang 5 SBT Hóa học 11
Cho các dung dịch K2CO3, KCl, CH3COONa, NH4Cl, NaHSO4, Na2S. Có bao nhiêu dung dịch có pH > 7?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Bài tập 3.5 trang 5 SBT Hóa học 11
Tích số ion của nước ở một số nhiệt độ như sau:
Ở 20oC : KH2O = 7.10-15
Ở 25oC : KH2O = 1.10-14
Ở 30oC : KH2O = 1,5.10-14
Hỏi sự điện li của nước là thu nhiệt hay toả nhiệt ?
-
Bài tập 3.6 trang 5 SBT Hóa học 11
1. Dùng các số liệu ở bài tập 3.5, hãy xác định môi trường axit, trung tính, kiềm ở 20oC và 30oC dựa vào nồng độ H+.
2. Hãy đưa ra định nghĩa môi trường axit, môi trường trung tính và môi trường kiềm của dung dịch đúng cho mọi nhiệt độ.
-
Bài tập 3.7 trang 6 SBT Hóa học 11
Nước nguyên chất ở 25oC có nồng độ H+ bằng 1.10-7 mol/l. Hỏi có bao nhiêu phần trăm phân tử H2O phân li ra ion ở nhiệt độ này, biết rằng DH2O = 1 g/ml?
-
Bài tập 3.8 trang 6 SBT Hóa học 11
Có 250 ml dung dịch HCl 0,4M. Hỏi phải thêm bao nhiêu nước vào dung dịch này để được dung dịch có pH = 1,00 ? Biết rằng sự biến đổi thể tích khi pha trộn là không đáng kể.
-
Bài tập 3.9 trang 6 SBT Hóa học 11
Cần bao nhiêu gam NaOH để pha chế 250 ml dung dịch có pH = 10 ?
-
Bài tập 3.10 trang 6 SBT Hóa học 11
Chỉ dùng thuốc thử phenophtalein, hãy trình bày cách phân biệt ba dung dịch cùng nồng độ mol sau: KOH, HN03 và H2S04.
-
Bài tập 1 trang 10 SGK Hóa học 11 nâng cao
Độ điện li là gì? Thế nào là chất điện li mạnh, chất điện li yếu ? Lấy một số thí dụ chất điện li mạnh, chất điện li yếu và viết phương trình điện li của chúng.
-
Bài tập 2 trang 10 SGK Hóa học 11 nâng cao
Chất điện li mạnh có độ điện li
A. α = 0.
B. α = 1.
C. α < 1.
D. 0 < α < 1.
-
Bài tập 3 trang 10 SGK Hóa học 11 nâng cao
Chất điện li yếu có độ điện li.
A. α = 0.
B. α = 1.
C. 0 < α < 1.
D. α < 0.
-
Bài tập 4 trang 10 SGK Hóa học 11 nâng cao
NaF là chất điện li mạnh, HF là chất điện li yếu. Bằng phương pháp thực nghiệm nào có thể phân biệt được chúng? Mô tả phương pháp đó.
-
Bài tập 5 trang 10 SGK Hóa học 11 nâng cao
Tính nồng độ mol của cation và anion trong các dung dịch sau:
a) Ba(NO3)2 0,10M.
b) HNO3 0,020M.
c) KOH 0,010M.
-
Bài tập 6 trang 10 SGK Hóa học 11 nâng cao
a) Chứng minh rằng độ điện li có thể tính bằng công thức sau:
\(\alpha = \frac{C}{{{C_o}}}\)
Trong đó C0 là nồng độ mol của chất hòa tan, C là nồng độ mol của chất hòa tan phân li ra ion.
b) Tính nồng độ mol của CH3COOH, CH3COO- và H+ trong dung dịch CH3COOH 0,043M, biết rằng nồng độ điện li α của CH3COOH bằng 20%.
-
Bài tập 7 trang 10 SGK Hóa học 11 nâng cao
Cân bằng sau tồn tại trong dung dịch: CH3COOH ⇔ H++ CH3COO-
Độ điện li α của CH3COOH sẽ biến đổi như thế nào?
a) Khi nhỏ vào vài giọt dung dịch HCl.
b) Khi pha loãng dung dịch.
c) Khi nhỏ vào vài giọt dung dịch NaOH.
-
Bài tập 1 trang 20 SGK Hóa học 11 nâng cao
Phát biểu các định nghĩa môi trường axit, trung tính và kiềm theo nồng độ H+ và pH.
-
Bài tập 2 trang 20 SGK Hóa học 11 nâng cao
Một dung dịch có [OH-] = 2,5.10-10 M. Môi trường của dung dịch là:
A. Axit
B. Kiềm
C. Trung tính
D. Không xác định được.
-
Bài tập 3 trang 20 SGK Hóa học 11 nâng cao
Trong dung dịch HNO3 0,010 M, tích số ion của nước là :
A. [H+][OH-] = 1,0.10-14
B. [H+][OH-] > 1,0.10-14
C. [H+][OH-] < 1,0.10-14
D. không xác định được.
-
Bài tập 4 trang 20 SGK Hóa học 11 nâng cao
Một dung dịch có [H+] = 4,2.10-3 M, đánh giá nào dưới đây là đúng?
A. pH = 3,00;
B. pH = 4,00;
C. pH < 3,00;
D. pH > 4,00.
-
Bài tập 5 trang 20 SGK Hóa học 11 nâng cao
Một dung dịch có pH = 5,00, đánh giá nào dưới đây là đúng ?
A. [H+] = 2,0.10-5 M
B. [H+] = 5,0.10-4 M
C. [H+] = 1,0.10-5 M
D. [H+] = 1,0.10-4 M
-
Bài tập 6 trang 20 SGK Hóa học 11 nâng cao
Ka(CH3COOH) = 1,75.10-5 ; Ka(HNO2) = 4,0.10-4. Nếu hai axit có nồng độ mol bằng nhau và ở cùng nhiệt đô, khi quá trình điện li ở trạng thái cân bằng, đánh giá nào dưới đây là đúng ?
A. [H+]CH3COOH > [H+]HNO2 ;
B. [H+]CH3COOH < [H+]HNO2 ;
C. pH(CH3COOH) < pH(HNO2) ;
D. [CH3COO-] > [NO2-].
-
Bài tập 7 trang 20 SGK Hóa học 11 nâng cao
Hai dung dịch axit đưa ra ở câu 6 có cùng nồng độ mol và ở cùng nhiệt độ, axit nào có độ điện li α lớn hơn?
-
Bài tập 8 trang 20 SGK Hóa học 11 nâng cao
Chất chỉ thị axit – bazơ là gì? Hãy cho biết màu của quỳ và phenolphtalein trong dung dịch ở các khoảng pH khác nhau.
-
Bài tập 9 trang 20 SGK Hóa học 11 nâng cao
Cần bao nhiêu gam NaOH để pha chế 300,0 ml dung dịch có pH = 10,0?
-
Bài tập 10 trang 20 SGK Hóa học 11 nâng cao
a) Tính pH của dung dịch chứa 1,46g HCl trong 400,0 ml.
b) Tính pH của dung dịch tạo thành sau khi trộn 100,0 ml dung dịch HCl 1,00M và 400,0 ml dung dịch NaOH 0,375M.