Giải bài 2 tr 173 sách GK Lý lớp 10
Nội năng của một lượng khí lí tưởng có phụ thuộc vào thể tích khí không ? Tại sao?
Hướng dẫn giải chi tiết Bài tập 2
Nội năng của một lượng khí lí tưởng không phụ thuộc vào thể tích khí , vì nội năng của khí lí tưởng không bao gồm thế năng tương tác phân tử ⇒ nên không phụ thuộc vào khoảng cách giữa các phân tử ⇒ không phụ thuộc vào thể tích khí.
-- Mod Vật Lý 10 HỌC247
Video hướng dẫn giải Bài tập 2 SGK
-
Một quả cầu nhỏ khối lượng \(M=100g\) treo vào đầu sợi dây lý tưởng, chiều dài \(l=20cm\) như hình vẽ. Dùng một vật nhỏ khối lượng \(m=50g\) có tốc độ \({{v}_{0}}\) bắn vào \(M\). Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy \(g=10(m/{{s}^{2}})\). Coi va chạm là tuyệt đối đàn hồi
bởi Naru to 24/02/2022
a) Xác định \({{v}_{0}}\) để vật \(M\) lên đến vị trí dây treo nằm ngang
b) Xác định giá trị tối thiểu của \({{v}_{0}}\) để vật \(M\) chuyển động tròn xung quanh điểm \(O\)
c) Xác định chuyển động của vật \(M\) sau va chạm nếu \({{v}_{0}}=\frac{3\sqrt{7}}{2}(m/s)\)
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hai quả cầu nhẵn đàn hồi, bán kính \(r\) nằm tiếp xúc với nhau trên một mặt phẳng nằm ngang nhẵn. Quả cần đàn hồi thứ ba bán kính \(2r\) trượt với vận tốc \({{v}_{0}}\) cũng theo mặt phẳng này, cùng một lúc va chạm vào hai quả cầu (hình vẽ) Hãy tính vận tốc của quả cầu lớn sau va chạm. Tất cả quả cầu được làm từ cùng một kim loại
bởi Nguyễn Thị Thanh 24/02/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hai khối \(A\) và \(B\) có khối lượng \({{m}_{A}}=9kg\) và \({{m}_{B}}=40kg\) đặt trên mặt phẳng nằm ngang. Hệ số ma sát giữa mặt phẳng ngang và mỗi khối đều là \(\mu =0,1\). Hai khối được nối với nhau bằng lò xo nhẹ, độ cứng \(k=150\left( N/m \right)\). Khối \(B\) dựa vào tường thẳng đứng. Ban đầu hai khối nằm yên và lo xo không biến dạng. Một viên dạng có khối lượng \(m=1kg\) bay theo phương ngang với vận tốc \(v\) đến cắm vào trong khối \(A\). Lấy \(g=10\left( m/{{s}^{2}} \right)\)
bởi Nguyen Nhan 24/02/2022
a) Cho \(v=10\left( m/s \right)\). Tìm độ co lớn nhất của lò xo
b) Viên đạn phải có vận tốc là bao nhiêu thì khối \(B\) có thể dịch chuyển sang trái?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Vật nhỏ có khối lượng \({{m}_{1}}\) chuyển động với vận tốc \(\overrightarrow{{{v}_{1}}}\) từ \(A\) đến va chạm đàn hồi với vật \({{m}_{2}}({{m}_{2}}<{{m}_{1}})\) đang đứng yên ở \(B\) trên sàn ngang. Sau va chạm \({{m}_{1}}\) có vận tốc \({{\overrightarrow{{{v}_{1}}}}^{\prime }}\), \({{\overrightarrow{{{v}_{1}}}}^{\prime }}\) hợp với \(\overrightarrow{{{v}_{1}}}\) góc \(\alpha \). Xác định tỉ số \(\frac{{{v}_{1}}^{\prime }}{{{v}_{1}}}\) ứng với trường hợp góc lệch \(\alpha \) lớn nhất. Bỏ qua mọi ma sát
bởi Ban Mai 24/02/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hai vật nặng có khối lượng \({{m}_{1}}=10kg\) và \({{m}_{2}}=20kg\) được mắc vào hai đầu của lò xo có khối lượng không đáng kể, độ cứng của lò xo là \(k=100(N/m)\). Vật nặng \({{m}_{2}}\) được đặt tựa vào tường thẳng đứng. Hệ được đặt trên mặt phẳng nằm ngang như hình vẽ. Hệ số ma sát giữa mặt phẳng và hai vật là như nhau và có giá trị \(\mu =0,1\). Ban đầu hệ ở trạng thái cân bằng, lò xo không biến dạng. Một viên đạn có khối lượng \(m=1kg\) bay với vận tốc \({{v}_{0}}=10(m/s)\) hợp với phương ngang góc \(\alpha =30{}^\circ \) đến cắm vào vật \({{m}_{1}}\). Giả sử lực tương tác giữa \(m\) và \({{m}_{1}}\) rất lớn so với trọng lực của chúng. Coi thời gian va chạm đủ nhỏ để lò xo chưa kịp biến dạng trong quá trình xảy ra va chạm
bởi Nguyễn Trung Thành 23/02/2022
Lấy \(g=10\left( m/{{s}^{2}} \right)\)
a) Xác định vận tốc của vật \({{m}_{1}}\) ngay sau va chạm
b) Xác định độ biến dạng cực đại của lò xo
c) Trong quá trình hệ chuyển động vật \({{m}_{2}}\) có dịch chuyển không?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Có ba tấm bảng cùng độ dày: Bảng 1 và bảng 2 hoàn toàn giống nhau và có chiều dài \(\ell ;\) bảng 3 có khối lượng gấp 2 lần bảng 1, có chiều dài \(\text{2}\ell \text{,}\) mặt trên có phủ một lớp cao su mỏng. Lúc đàu bảng 1 nằm hoàn toàn trên bảng 2 và cả hai được coi như một vật trượt trên mặt sàn tới va chạm vào bảng 3. Sau va chạm, bảng 2 và 3 dính vào nhau, còn bảng 1 thì trượt trên mặt bảng 3. Cuối cùng bảng 1 nằm hoàn toàn trên bảng 3 và mép bên phải của chúng trùng nhau. Hệ số ma sát trượt giữa bảng 1 và 3 là \(\mu \text{.}\) Bỏ qua ma sát giữa bảng 1 và 2 và ma sát giữa các bảng với mặt sàn.
bởi Nguyễn Lê Thảo Trang 23/02/2022
a) Tìm vận tốc của bảng 2, bảng 3 ngay sau va chạm và vận tốc của hệ ba bảng khi bảng 1 dừng lại trên bảng 3.
b) Tính \(\ell \text{.}\)
Theo dõi (0) 1 Trả lời
Bài tập SGK khác
Bài tập 1 trang 173 SGK Vật lý 10
Bài tập 3 trang 173 SGK Vật lý 10
Bài tập 4 trang 173 SGK Vật lý 10
Bài tập 5 trang 173 SGK Vật lý 10
Bài tập 6 trang 173 SGK Vật lý 10
Bài tập 7 trang 173 SGK Vật lý 10
Bài tập 8 trang 173 SGK Vật lý 10
Bài tập 1 trang 307 SGK Vật lý 10 nâng cao
Bài tập 2 trang 307 SGK Vật lý 10 nâng cao
Bài tập 3 trang 307 SGK Vật lý 10 nâng cao
Bài tập 4 trang 307 SGK Vật lý 10 nâng cao
Bài tập 5 trang 307 SGK Vật lý 10 nâng cao
Bài tập 32.1 trang 77 SBT Vật lý 10
Bài tập 32.2 trang 77 SBT Vật lý 10
Bài tập 32.3 trang 77 SBT Vật lý 10
Bài tập 32.4 trang 77 SBT Vật lý 10
Bài tập 32.5 trang 78 SBT Vật lý 10
Bài tập 32.6 trang 78 SBT Vật lý 10
Bài tập 32.7 trang 78 SBT Vật lý 10
Bài tập 32.8 trang 78 SBT Vật lý 10
Bài tập 32.9 trang 78 SBT Vật lý 10