Bài tập 2 trang 307 SGK Vật lý 10 nâng cao
Một động cơ nhiệt làm việc sau một thời gian thì tác nhân đã nhận từ nguồn nóng nhiệt lượng Q1 = 1,5.106J, truyền cho nguồn lạnh nhiệt lượng Q’2 = 1,2.106J. Hãy tính hiệu suất thực của động cơ nhiệt này và so sánh nó với hiệu suất cực đại nếu nhiệt độ của nguồn nóng và nguồn lạnh lần lượt là 250oC và 30oC.
Hướng dẫn giải chi tiết
Hiệu suất thực của động cơ:
\(H = \frac{{{Q_1} - {Q_2}}}{{{Q_1}}} = \frac{{1,{{5.10}^6} - 1,{{2.10}^6}}}{{1,{{5.10}^6}}} = 20{\rm{\% }}\)
Hiệu suất cực đại của động cơ:
\({H_{\max }} = \frac{{{T_1} - {T_2}}}{{{T_1}}} = \frac{{\left( {250 + 273} \right) - \left( {30 + 273} \right)}}{{250 + 273}} \approx 42{\rm{\% }}\)
So sánh: \(H < {H_{\max }}\)
-- Mod Vật Lý 10 HỌC247
-
Một quả bóng khối lượng 100 g rơi từ độ cao 10 m xuống sân và nảy lên được 7 m. Tại sao bóng không nảy lên được tới độ cao ban đầu? Tính độ biến thiên nội năng của quả bóng, mặt sân và không khí.
bởi hà trang 04/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Người ta bỏ một miếng hợp kim chì và kẽm có khối lượng 50 g ở nhiệt độ 136°C vào một nhiệt lượng kế có nhiệt dung (nhiệt lượng cần để làm cho vật nóng thêm lên 1°C) là 50 J/K chứa 100 g nước ở 14°C. Xác định khối lượng của kẽm và chì trong hợp kim trên, biết nhiệt độ khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt trong nhiệt lượng kế là 18°C. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài. Nhiệt dung riêng của kẽm là 337 J/(kg.K), của chì là 126 J/(kg.K), của nước là 4 180 J/(kg.K).
bởi Lê Viết Khánh 03/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tại sao nội năng của vật ở trạng thái rắn thì phụ thuộc vào thể tích và nhiệt độ của vật, còn ở trạng thái khí lí tưởng thì chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ, không phụ thuộc vào thể tích ?
bởi Nguyen Ngoc 03/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Người ta thực hiện một công 60 kJ để nén đẳng nhiệt một lượng khí. Độ biến thiên nội năng và nhiệt lượng do khí tỏa ra là gì?
bởi Hữu Trí 04/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Theo dõi (0) 1 Trả lời
-
Trong chuyển động tròn đều tâm O, bán kính R, tốc độ dài của vật là v, tốc độ góc là ω , gia tốc cuả vật là α, chu kì của vật là T. Biểu thức nào dưới đây không đúng
bởi Thanh Truc 20/12/2021
A. \(T = \frac{{2\pi }}{\omega }\)
B. v = ωR
C . v = 2πƒ
D. \(\alpha = {\left( {\frac{{2\pi }}{T}} \right)^2}R\)
Theo dõi (0) 1 Trả lời
Bài tập SGK khác
Bài tập 8 trang 173 SGK Vật lý 10
Bài tập 1 trang 307 SGK Vật lý 10 nâng cao
Bài tập 3 trang 307 SGK Vật lý 10 nâng cao
Bài tập 4 trang 307 SGK Vật lý 10 nâng cao
Bài tập 5 trang 307 SGK Vật lý 10 nâng cao
Bài tập 32.1 trang 77 SBT Vật lý 10
Bài tập 32.2 trang 77 SBT Vật lý 10
Bài tập 32.3 trang 77 SBT Vật lý 10
Bài tập 32.4 trang 77 SBT Vật lý 10
Bài tập 32.5 trang 78 SBT Vật lý 10
Bài tập 32.6 trang 78 SBT Vật lý 10
Bài tập 32.7 trang 78 SBT Vật lý 10
Bài tập 32.8 trang 78 SBT Vật lý 10
Bài tập 32.9 trang 78 SBT Vật lý 10