Giải bài 8 tr 173 sách GK Lý lớp 10
Một nhiệt lượng kế bằng đồng thau khối lượng 128g chứa 210 g nước ở nhiệt độ 8,4oC. Người ta thả một miếng kim loại khối lượng 192 g đã nung nóng tới 100oC vào nhiệt lượng kế. Xác định nhiệt dung riêng của chất làm miếng kim loại biết rằng nhiệt độ khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt là 21,5oC. Bỏ qua sự truyền nhiệt ra môi trường bên ngoài. Nhiệt dung riêng của đồng thau là 0,128.103 J(kg.K).
Hướng dẫn giải chi tiết Bài tập 8
Nhận định và phương pháp:
Bài 8 là dạng bài yêu cầu xác định nhiệt dung riêng của chất làm kim loại.
-
Ta tiến hành giải như sau:
-
Bước 1: Xác định nhiệt lượng mà nước thu vào cho đến khi cân bằng nhiệt: \({Q_1} = {\rm{ }}{m_1}{c_1}\Delta {t_1}\)
-
Bước 2: Xác định nhiệt lượng bình nhôm thu vào cho đến khi cân bằng nhiệt: \({Q_2} = {\rm{ }}{m_2}{c_2}\Delta {t_2}\)
-
Bước 3: Xác định nhiệt lượng miếng sắt tỏa ra cho đến khi cân bằng nhiệt: \({Q_3} = {\rm{ }}{m_3}{c_3}\Delta {t_3}\)
-
Bước 4: Áp dụng phương trình trạng thái cân bằng nhiệt: \({Q_{1}} + {\rm{ }}{Q_{2}} = {\rm{ }}{Q_3}\)
-
Bước 5: Thay số tính toán để tìm \({c_3}\)
-
Lời giải:
-
Áp dụng phương pháp trên để giải bài 8 như sau:
-
Nhiệt lượng mà nước thu vào cho đến khi cân bằng nhiệt:
\({Q_1} = {\rm{ }}{m_1}{c_1}\Delta {t_1}\)
-
Nhiệt lượng mà bình nhôm thu vào cho đến khi cân bằng nhiệt:
\({Q_2} = {\rm{ }}{m_2}{c_2}\Delta {t_2}\)
-
Nhiệt lượng miếng sắt tỏa ra cho đến khi cân bằng nhiệt:
\({Q_3} = {\rm{ }}{m_3}{c_3}\Delta {t_3}\)
-
Từ trạng thái cân bằng nhiệt , ta có:
\({Q_{1}} + {\rm{ }}{Q_{2}} = {\rm{ }}{Q_3}\)
\(({m_1}{c_{1}} + {m_2}{c_2})\left( {t - 8,4} \right) = {m_3}{c_3}\left( {100 - {\rm{ }}t} \right)\)
\((0,210.4,{18.10^3} + 0,128.0,{128.10^3})\left( {21,5 - 8,4} \right) = 0,192.{c_3}\left( {100 - 21,5} \right)\)
\({c_3} = {\rm{ }}0,{78.10^3}J/kg.K\)
Vậy nhiệt dung riêng của chất làm miếng kim loại là \(0,{78.10^3}J/kg.K\)
-- Mod Vật Lý 10 HỌC247
Video hướng dẫn giải Bài tập 8 SGK
-
Năm 1654 , nhà phát minh bơm không khí Ốt-tô-vôn Ghê-rích (Đức ) đã hút chân không hai bán cầu bằng đồng thau úp sát nhau . Ông cho 8 con ngựa chia thành hai tốp kéo hai nửa bán cầu theo hai phía đối diện . Tám con ngựa khỏe đã không thể kéo tách được hai nửa bán cầu ra .Thí nghiệm được làm với chứng kiến của Hội đồng thành phố Mác-đơ-buốc. Do đó còn được gọi tên là bán cầu Mác-đơ-buốc. Người ta có thể tính được áp lực lên bán cầu bằng công thức \(\pi {r^2}({p_a} - p)\), trong đó r là bán kính quả cầu , pa là áp suất không khí bên trong quả cầu (vì không thể rút hết không khí để có áp suất bên trong quả cầu bằng không)\(,p \ll {p_a}.\) Giả sử p = 0,1pa; r = 0,3m. Hãy tính lực đủ để tách hai nửa bán cầu ra.
bởi Tay Thu 04/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Ống xi phông là một dụng cụ đơn giản dùng để đưa chất lỏng từ một nơi sang một nơi khác mà không tốn công . Hình 5.3 cho ta một ví dụ về ống xi phông . Nước trong bình được rút ra nhờ ống xiphông . Lúc đầu dòng chảy phải được mồi bằng cách hút chân không trong ống ( tương tự ống mút của các hộp đồ uống ).Sau đó nước tự động chảy qua ống . Hãy chứng minh rằng vận tốc dòng chảy ta khỏi ống có vận tốc \(v = \sqrt {2gh} ,\) trong đó h là độ chênh giữa mực nước trong bình và miệng ống .
bởi Chai Chai 04/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Ống pi-tô dùng để xác định vận tốc của dòng không khí bằng cách đo độ chênh giữa áp suất toàn phần và áp suất tĩnh của dòng không khí (Hình 5.2).Nếu ống chữ U chứa thủy ngân (khối lượng riêng \(13,{6.10^3}kg/{m^3}\)) có độ chênh giữa ai cột là \(\Delta h = 5cm,\) hãy tính vận tốc dòng không khí ( khối lượng riêng của không khí bằng 1,25kg/m3).
bởi Ha Ku 04/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một máy bay có khối lượng 16000kg và mỗi cánh có diện tích bằng 40m2. Khi máy bay bay theo phương nằm ngang , áp suất tác dụng lên phía trên cánh bằng \(7,0,{10^4}Pa\). Tính áp suất tác dụng lên phía dưới cánh .
bởi Anh Thu 04/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong một ống dẫn kín có một lưu lượng nước không đổi. Tại một điểm của ống có đường kính tiết diện ngang 8,0 cm, áp suất là \(2,{5.10^4}\) Pa. Tại một điểm khác cao hơn điểm này 0,5m có đường kính tiết diện ngang 4,0cm , áp suất là \(1,{5.10^4}\) Pa. Lấy \(g = 10m/{s^2}\).
bởi Nguyễn Lê Tín 04/01/2022
a) Xác định vận tốc dòng nước tại hai vị trí trên .
b) Tính lưu lượng của dòng nước trong ống .
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Áp suất khí quyển ở điều kiện tiêu chuẩn bằng \(1,{013.10^5}Pa\). Một cơn bão đến gần , chiều cao của cột thủy ngân trên phong vũ biểu (khí áp kế) giảm đi 20mm so với lúc bình thường . Áp suất khí quyển lúc đó bằng bao nhiêu ? Cho biết khối lượng riêng của thủy ngân là \(13,59g/c{m^3}\).
bởi Dang Thi 03/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời
Bài tập SGK khác
Bài tập 6 trang 173 SGK Vật lý 10
Bài tập 7 trang 173 SGK Vật lý 10
Bài tập 1 trang 307 SGK Vật lý 10 nâng cao
Bài tập 2 trang 307 SGK Vật lý 10 nâng cao
Bài tập 3 trang 307 SGK Vật lý 10 nâng cao
Bài tập 4 trang 307 SGK Vật lý 10 nâng cao
Bài tập 5 trang 307 SGK Vật lý 10 nâng cao
Bài tập 32.1 trang 77 SBT Vật lý 10
Bài tập 32.2 trang 77 SBT Vật lý 10
Bài tập 32.3 trang 77 SBT Vật lý 10
Bài tập 32.4 trang 77 SBT Vật lý 10
Bài tập 32.5 trang 78 SBT Vật lý 10
Bài tập 32.6 trang 78 SBT Vật lý 10
Bài tập 32.7 trang 78 SBT Vật lý 10
Bài tập 32.8 trang 78 SBT Vật lý 10
Bài tập 32.9 trang 78 SBT Vật lý 10