Mời các em cùng tham khảo
Nội dung tài liệu Phương pháp khai thác Atlat địa lí Việt Nam trang “Nông nghiệp chung“ (tr.18) Địa lí 12 do HOC247 tổng hợp để giúp các em rèn luyện các kĩ năng làm bài với Atlat và ôn tập các kiến thức về ngành nông nghiệp ở nước ta.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM TRANG “NÔNG NGHIỆP CHUNG” (TR. 18)
A. Kiến thức trọng tâm
1. Lý thuyết
Nội dung trên bản đồ thể hiện bao gồm các yếu tố hiện trạng sử dụng đất, các vùng nông nghiệp, các cây trồng và vật nuôi chính; cùng các biểu đồ phụ thể hiện giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.
– Hiện trạng sử dụng đất trên bản đồ nông nghiệp chung được thể một cách khá nổi bật thông qua phương pháp vùng phân bố với nền màu khác nhau. Mỗi nền màu thể hiện một loại đất khác nhau bao gồm đất trồng cây lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp hàng năm; đất trồng cây công nghiệp lâu năm; đất lâm nghiệp có rừng; mặt nước nuôi trồng thủy sản; đất nông lâm kết hợp.
– Cây trồng vật nuôi được thể hiện trực quan bằng phương pháp vùng phân bố với các kí hiệu cây con được khái quát hoá cao theo 7 vùng. Ví dụ cây chè và trâu là cây trồng vật nuôi chủ yếu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, lợn và lúa là thuộc vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long, cà phê và cao su là cây trồng chính của Tây Nguyên…
– Bảy vùng nông nghiệp có ranh giới xác định với kí hiệu chữ số La-mã lần lượt từ I đến VII bao gồm: I – Trung du và miền núi Bắc Bộ; II – Đồng bằng sông Hồng; III – Bắc Trung Bộ; IV – Duyên hải Nam Trung Bộ; V – Tây Nguyên; VI – Đông Nam Bộ; VII – Đồng bằng sông Cửu Long.
2. Một số câu hỏi thường gặp
Sử dụng bản đồ để nắm được các nội dung cơ bản sau : vị trí, phạm vi, ranh giới và các sản phẩm đặc trưng của 7 vùng NN. Tương ứng là 7 vùng sinh thái NN có các đặc điểm về địa hình, đất, khí hậu riêng.
– Nêu tên các vùng và các sản phẩm NN đặc trưng ?
– Phân tích những thuận lợi, khó khăn cho phát triển NN của từng vùng ?
– Phân tích những thuận lợi, khó khăn cho phát triển kinh tế – xã hội của từng vùng ?
– Đọc bản đồ NN chung rồi điền vào bảng :
Vùng |
Hiện trạng sử dụng đất |
Đặc điểm khí hậu |
Sản phẩm NN đặc trưng |
|
Trồng trọt |
Chăn nuôi |
|||
…….. |
………. |
……….. |
………… |
…………. |
Khai thác biểu đồ để thấy được cơ cấu NN, tốc độ tăng trưởng và tỉ trọng từng ngành nông – lâm – thủy sản từ năm 2000 đến năm 2007.
Khai thác ảnh để minh họa cho SX trồng trọt đặc trưng của 3 vùng địa hình đồng bằng, trung du và cao nguyên.
– Trình bày sự phát triển nông – lâm – thủy sản ?
– Nêu cơ cấu SX NN và xu hướng phát triển các ngành nông – lâm – thủy sản ? Giải thích ?
Từ biểu đồ để thấy rõ sự phát triển của ngành và tỉ trọng cũng như xu hướng tăng trưởng của nông – lâm – thủy sản.
B. Bài tập minh họa
Câu 1. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, vùng nào có diện tích đất mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất ở nước ta?
A. Đồng bằng sông Hồng. |
|
B. Bắc Trung Bộ. |
C. Duyên hải Nam Trung Bộ. |
|
D. Đồng bằng sông Cửu Long. |
Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hai vùng tập trung quy mô diện tích đất trồng cây lương thực, thực phẩm và cây hàng năm lớn nhất ở nước ta là:
A. Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ.
B. Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên.
C. Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long.
D. Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết Tây Nguyên tiếp giáp với các vùng nông nghiệp nào sau đây?
A. Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.
B. Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.
D. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 4. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết vùng nào sau đây có diện tích đất mặt nước nuôi trồng thủy sản nhiều nhất?
A. Bắc Trung Bộ.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 5. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết cây công nghiệp lâu năm phân bố chủ yếu ở Đông Nam Bộ?
A. Cao su, cà phê, điều, hồ tiêu.
B. Chè, cao su, điều, bông.
C. Đậu tương, mía, lạc, chè.
D. Cà phê, cao su, mía, bông.
Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết vùng nông nghiệp nào sau đây vừa tiếp giáp với Lào vừa tiếp giáp với Campuchia?
A. Bắc Trung Bộ. B. Đông Nam Bộ.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Tây Nguyên.
Câu 7. vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng với giá trị sản xuất nông nghiệp từ năm 2000 đến năm 2007?
A. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng gấp 2 lần.
B. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng gấp 3 lần.
C. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng gấp 4 lần.
D. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng gấp 5 lần.
Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết vùng có diện tích đất phi nông nghiệp nhiều nhất là vùng nào?
A. Đông Nam Bộ. B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Tây Nguyên.
Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết cây ăn quả không phải là cây chuyên môn hóa của vùng nào sau đây?
A. Đông Nam Bộ. B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Tây Nguyên.
Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết tỉnh nào ở Duyên hải Nam Trung Bộ có chuyên môn cây mía?
A. Bình Định. B. Phú Yên. C. Khánh Hòa. D. Ninh Thuận.
Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp năm 2007 đạt bao nhiêu tỉ đồng?
A. 236 987,1 tỉ đồng. B. 129 017,7 tỉ đồng.
C. 89 378 tỉ đồng. D. 267 456,8 tỉ đồng.
ĐÁP ÁN
1 D |
2 C |
3 A |
4 D |
5 A |
6 D |
7 A |
8 C |
9 D |
10 C |
11 A |
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !