YOMEDIA

Những điều cần lưu ý khi sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang “dân tộc“ (tr.16) Địa lí 12

Tải về
 
NONE

Để giúp các em rèn luyện các kĩ năng làm bài với Atlat đồng thời củng cố các kiến thức về các dân tộc trên đất nước ta HOC247 xin giới thiệu nội dung tài liệu Những điều cần lưu ý khi sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang “dân tộc“ (tr.16) Địa lí 12. Nội dung chi tiết mời các em tham khảo tại đây!

ATNETWORK
YOMEDIA

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM TRANG “DÂN TỘC” (TR. 16)

- Nội dung thể hiện chính trên bản đồ là cộng đồng các dân tộc Việt Nam thông qua sự phân bố của các dân tộc theo ngữ hệ và nhóm ngôn ngữ. Ngoài ra trên bản đồ còn thể hiện cơ cấu các nhóm dân tộc Việt Nam.

- Nội dung các ngữ hệ trên bản đồ được thể hiện bằng phương pháp nền chất lượng. Mỗi ngữ hệ được biểu hiện bằng một màu khác nhau. Ví dụ, ngữ hệ Hmông – Dao được thể hiện bằng màu cam, ngữ hệ Nam Đảo là màu đỏ đậm…Các nhóm ngôn ngữ trên bản đồ thể hiện bằng phương pháp vùng phân bố trên các phạm vi lãnh thổ nhất định.

Trong 54 dân tộc của nước ta hiện nay có 04 dân tộc (Kinh, Chăm, Hoa, Khơme) phân bố chủ yếu ở đồng bằng, ven biển và trung du. Các dân tộc còn lại chủ yếu phân bố ở miền núi.

– Người Việt (Kinh) có mặt hầu hết ở khắp tỉnh thành trong cả nước, chỉ  có 11 tỉnh có tỉ lệ người Việt dưới 50% dân số (Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hoà Bình, Lào Cai và Kon Tum). Người Việt có kinh nghiệm thâm canh lúa nước, làm các nghề thủ công tinh xảo, có truyền thống làm nghề sông, biển và có khả năng tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật.

– Các dân tộc ít người chiếm 13,8% dân số, phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du. Đây là vùng thượng nguồn của các con sông, có tiềm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên và có vị trí quan trọng về ANQP.

– Trung du Miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú đan xen của trên 30 dân tộc. Ở vùng thấp người Tày, Nùng sống tập trung đông ở tả ngạn Sông Hồng; Người Thái, Mường phân bố từ tả ngạn Sông Hồng đến Sông Cả. Người Dao sinh sống chủ yếu ở các sườn núi từ 700 -1000m. Trên các vùng núi cao là địa bàn cô trú của người Mòng.

– Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên có trên 20 dân tộc ít người. Các dân tộc ở đây cư trú thành vùng khá rõ rệt, người Ê-đê ở Đắk Lắk, người Gia –rai ở Kon Tum và Gia Lai, người Cơ-ho chủ yếu Lâm Đồng…

 Các tỉnh cực nam Trung Bộ và Nam Bộ có các dân tộc Chăm, Khô-me cư trú thành từng dải hoặc xen kẽ với người Việt. Người Hoa tập trung chủ yếu ở các đô thị, nhất là ở TP. Hồ Chí Minh.

– Hiện nay phân bố các dân tộc đã có nhiều thay đổi. Một số dân tộc ít người từ miền núi phía  Bắc đến cư trú ở Tây Nguyên. Nhờ cuộc vận động định canh, định cư gắn với xoá đói giảm nghèo mà tình trạng du canh, du cư của một  số dân tộc vùng cao đã được hạn chế, đời sống các dân tộc được nâng lên, môi trường được cải thiện.

– Bảng số liệu Các dân tộc Việt Nam (1.4.2009) cho biết cụ thể hơn số lượng người của từng dân tộc VN thành một khối không thể chia cắt được.

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Những điều cần lưu ý khi sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang “dân tộc“ (tr.16) Địa lí 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON