YOMEDIA

Những điều cần lưu ý khi sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang “Lúa-Chăn nuôi“ (tr.19) Địa lí 12

Tải về
 
NONE

Tài liệu Những điều cần lưu ý khi sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang “Lúa-Chăn nuôi“ (tr.19) Địa lí 12 do HOC247 tổng hợp để giúp các em rèn luyện các kĩ năng làm bài với Atlat đồng thời củng cố các kiến thức về các kiến thức về khu vực trồng lúa và chăn nuôi ở nước ta. Nội dung chi tiết mời các em tham khảo tại đây!

ATNETWORK

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM TRANG “LÚA – CHĂN NUÔI” (TR. 19)

A. Kiến thức trọng tâm

1. Bản đồ Lúa

- Bản đồ Lúa thể hiện các nội dung về diện tích và sản lượng lúa của các tỉnh, diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực. Diện tích và sản lượng lúa của các tỉnh được thể hiện bằng phương pháp bản đồ – biểu đồ (Cartodiagram) với biểu đồ cột.

- Trong đó, biểu đồ cột màu xanh thể hiện diện tích, mỗi milimét tương ứng với 50.000 ha; cột màu cam thể hiện sản lượng lúa, mỗi milimét tương ứng với 100.000 tấn. Thông qua đó có thể tích được diện tích và sản lượng lúa của từng tỉnh. Diện tích trồng lúa so với diện tích cây lương thực được thể hiện bằng phương pháp đồ giải (Cartogram).

- Từ bản đồ này có thể nhận định được các vùng trọng điểm lúa (Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long), các tỉnh có sản lượng lúa lớn nhất (Kiên Giang, An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Long An)…

2. Bản đồ Chăn nuôi

- Bản đồ chăn nuôi đề cập đến hai nội dung chính là số lượng gia súc, gia cầm của các tỉnh và số lượng gia súc bình quân.

- Số lượng gia súc, gia cầm được thể hiện bằng phương pháp bản đồ – biểu đồ (Cartodiagram), với các biểu đồ cột và biểu đồ nửa tròn. Độ cao của các cột biểu hiện số lượng trâu và số lượng bò; độ lớn của biểu đồ nửa tròn biểu hiện số lượng trên theo đơn vị tỉnh.

- Thông qua các đơn vị quy ước (1mm ứng với 50.000 con trâu bò, 1mm ứng với 200.000 con lợn và các quy ước kích thước lớn nhỏ khác nhau của biểu đồ nửa tròn) có thể tính được số lượng gia súc và gia cầm cửa từng tỉnh.

- Nội dung thứ hai là số lượng gia súc tính bình quân được thể hiện bằng phương pháp đồ giải (Cartogram). Nền màu càng đậm thì sản lượng thịt hơi xuất chuồng của các tỉnh theo đầu người (kg/người) càng cao.

B. Một số lưu ý khi khai thác bản đồ

– Khai thác bản đồ để thấy tổng quan về sự phân bố cây lúa qua nền màu. Kết hợp với bản đồ đất, khí hậu, dân số để có thể giải thích vì sao một số tỉnh ở ĐBSH và ĐBSCL lúa lại chiếm hơn 90% so với tổng diện tích cây lương thực (do đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu thuận lợi, đông dân cư).

– Đồng thời biểu đồ hình cột biểu hiện diện tích và sản lượng lúa các tỉnh, qua đó biết được diện tích, năng suất và sản lượng lúa của từng tỉnh.

– Các vùng tập trung lúa nhiều nhất là Đồng bằng sông Cửu Long (An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp…), Đồng bằng sông Hồng (Thái Bình, Nam Định, Hà Tây cũ…) và Đồng bằng Duyên hải miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định…).

– Khai thác biểu đồ biết được sự tăng trưởng diện tích, sản lượng va năng suất lúa trung bình từ năm 2000, 2005 và 2007. Kết hợp với vốn kiến thức để giải thích hiện tượng đó.

- Biểu đồ chăn nuôi tương tự

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Những điều cần lưu ý khi sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang “Lúa-Chăn nuôi“ (tr.19) Địa lí 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON