YOMEDIA

Phương pháp khai thác và sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang “Sinh vật“ (tr.12) Địa lí 12

Tải về
 
NONE

HOC247 xin gửi đến các em nội dung tài liệu Phương pháp khai thác và sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang “Sinh vật“ (tr.12) Địa lí 12 để giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức về các nhóm sinh vật ở nước ta đồng thời rèn luyện kỹ năng làm bài sử dụng Atlat. Nội dung chi tiết mời các em tham khảo tại đây!

ADSENSE

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM TRANG “ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT” (TR. 12)

A. Kiến thức trọng tâm

– Thể hiện các thảm thực vật: rừng kín thường xanh, rừng thưa, rừng tre nứa, rừng ngập mặn, rừng trên núi đá vôi, rừng ôn đới núi cao, rừng trồng, trảng cỏ, cây bụi, thảm thực vật nông nghiệp. Các loài động vật và sự phân bố của chúng. Ngoài ra trên bản đồ còn thể hiện các khu dự trữ sinh quyển và vườn quốc gia.Vì vây khi khai thác ngoài nắm được các điểm trên cần nắm thêm mức độ khai thác và các biện pháp bảo vệ.

– Ở bản đồ phụ thể hiện phân khu địa lí động vật gồm 6 khu:

+ Khu Đông Bắc.

+ Khu Tây Bắc.

+ Khu Bắc Trung Bộ.

+ Khu Trung Trung Bộ.

+ Khu Nam Trung Bộ.

+ Khu Nam Bộ.

Bản đồ sinh vật

* Thảm Thực vật:

+ Rừng kín thường xanh: là rừng tự nhiên phân bố chủ yếu ở vùng núi có địa hình hiểm trở khó khăn như ở các vùng Đông Bắc, khu vực thuộc dãy Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam, một số khu vực của Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

+ Rừng tre nứa: tập trung phổ biến ở vùng đồi núi Đông Bắc, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

+ Rừng trồng: phân bố rải rác ở các vùng đồi, trung du ở khu Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, rải rác ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

+ Thực thực vật nông nghiệp: với diện tích lớn phân bố tập trung ở các khu vực đồng bằng: Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng duyên hải miền Trung.

+ Một số thảm thực vật có diện tích nhỏ phân bố ở những nơi có địa hình đặc biệt khó khăn như: Rừng ôn đới núi cao (Hoàng Liên Sơn), rừng trên núi đá vôi (các khu vực đá vôi rải rác ở Bắc Giang, Lạng Sơn, Bắc Trung Bộ, Quảng Ninh…).

+ Rừng ngập mặn: tập trung ở một số khu vực ven biển như Quảng Ninh, vùng ven biển của Đồng bằng sông Cửu Long nhất là vùng bán đảo Cà Mau…

* Động Vật:

Khi xem xét sự phân bố của động vật thường đề cập đến những loài đặc trưng thường gặp và những loài đặc hữu. Đặc biệt tập trung vào lớp động vật có vú, sau đó đến chim, bò sát và cuối cùng là lương thê và cá.

+ Khỉ: phân bố rộng khắp ở các khu rừng già, rừng núi đá từ Bắc và Nam.

+ Vượn: có rất nhiều loài khác nhau, phân bố chủ yếu ở các khu vự Sơn La, Nghệ An…

+ Voi: chỉ còn một số đàn phân bố ở Yok Đôn, Ea Sup (Đăk Lăk), Vũ Quang (Hà Tĩnh), Pù Mát (Nghệ An).

+ Tê giác: phân bố tại Cát Lộc (Lâm Đồng).

+ Bò tót: hiện nay tập trung ở các tỉnh Tây Nguyên.

+ Sao la: phân bố ở một số khu vườn Quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.

+ Gấu: thường sống nơi có rừng nguyên sinh hay rừng thứ sinh khép tán, độ dốc lớn cao trên 1000 m.

+ Mang: phân bố ở độ cao dưới 1000 ma ở Pu Hoạt và loài mang Trường Sơn.

+ Sóc đen Côn Đảo: là loài đặc hữu phân bố ở VQG Côn Đảo.

+ Sếu đầu đỏ: là loài chim quí hiếm, di cư theo mùa, phân bố nhiều ở VQG Tràm Chim (Tam Nông – Đồng Tháp),…

– Thực vật có sự liên quan chặt chẽ với các loại đất nên được thể hiện kết hợp trên cùng một bản đồ. Các loại rừng trên bản đồ được thể hiện bằng các kí hiệu vùng phân bố khác nhau tương ứng với các loại đất, tương ứng với lãnh thổ mà các loại rừng phân bố. Ngoài ra trên bản đồ này còn thể hiện các vườn quốc gia bằng phương pháp kí hiệu. Theo một hệ thống phân hạng của Việt Nam thì vườn quốc gia là một khu vực trên đất liền hoặc trên biển được Nhà nước ra quyết định thành lập nhằm bảo vệ một hay nhiều hệ sinh thái đặc biệt chưa hoặc mới bị tác động nhẹ do hoạt động của con người, bảo vệ các loài động – thực vật đặc hữu có nguy cơ bị tiêu diệt và cảnh quan đẹp. Vườn quốc gia được phân thành ba phân khu: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, phân khu hành chính – dịch vụ.

– Ngoài bản đồ đất và thực vật, trang 12 còn trình bày bản đồ phân khu địa lí động vật với tỉ lệ 1:18.000.000. Các khu động vật (khu Đông Bắc, khu Tây Bắc, khu Bắc Trung Bộ, khu Trung Trung Bộ, khu Nam Trung Bộ, khu Nam Bộ) được thể hiện bằng phương pháp nền chất lượng. Trên mỗi khu biểu hiện các kí hiệu phân bố động vật đặc trưng.

B. Bài tập minh họa

Câu 1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, vườn quốc gia nào dưới đây không thuộc vùng đồng bằng sông Hồng?

A. Cát Bà.                     B. Xuân Thủy.                       C. Ba Vì.                      D. Ba Bể.

Câu 2. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, khu vực phân bố chủ yếu của loai bò tót thuộc phân khu địa lí động vật là

A. khu Đông Bắc.                                  B. khu Bắc Trung Bộ.

C. khu Trung Trung Bộ.                        D. khu Nam Trung Bộ.

Câu 3. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, xác định vườn quốc gia nào thuộc phân khu địa lí động vật khu Đông Bắc?

A. Hoàng Liên.                                     B. Xuân Sơn.

C. Pù Mát.                                             D. Bái Tử Long.

Câu 4. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, xác định khu dự trữ sinh quyển thế giới nằm trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có tên là gì?

A. Bù Gia Mập.                                     B. Yok Đôn.

C. Cù Lao Chàm.                                  D. Cát Tiên.

Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, hãy cho biết loài voi không phân bố ở phân khu điạ li động vật nào sau đây?

A. Khu Đông Bắc

B. Khu Trung Trung Bô ̣ 

C. Khu Bắc Trung Bô ̣

D. Khu Nam Trung Bô ̣

Câu 6:  Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, hãy cho biết khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm thuộc phân khu địa lí động vật nào sau đây?

A. Khu Nam Trung Bộ

B. Khu Trung Trung Bộ

C. Khu Bắc Trung Bộ

D. Khu Nam Bộ

Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, hãy cho biết vườn quốc gia Cát Bà thuộc phân khu địa lí động vật nào sau đây?

A. Khu Bắc Trung Bô ̣

B. Khu Đông Bắc

C. Khu Nam Trung Bô ̣

D. Khu Tây Bắc

Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, kiểu thảm thực vật chiếm diện tích lớn và phân bố rộng khắp nước ta là gì?

A. rừng ôn đới núi cao

B. rừng tre nứa

C. rừng thưa

D. rừng kín thường xanh

Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, hãy cho biết các loài thú như: voi, hổ, hươu, nai, cá sấu phân bố chủ yếu ở phân khu điạ lí động vật nào sau đây?

A. Khu Bắc Trung Bộ

B. Khu Trung Trung Bộ

C. Khu Nam Trung Bộ

D. Khu Nam Bộ

Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12 va trang 13, hãy cho biết vườn quốc gia Cát Tiên thuộc miền tự nhiên nào sau đây?

A. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

B. Miền Bắc và Đông bắc Bắc Bộ

C. Miền Nam Trung Bô ̣va Nam Bộ

D. Miền Đông Trường Sơn

Câu 11:  Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12 và trang 13, hãy cho biết vườn quốc gia Cúc Phương thuộc miền tự nhiên nào sau đây?

A. Miền Tây Bắc                                                               B. Miền Nam Trung Bô ̣và Nam Bộ

C. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bô ̣                                  D. Miền Bắc và Đông bắc Bắc Bộ

ĐÁP ÁN

1 D

2 D

3 D

4 C

 5A

6B

7B

8D

9C

10C

11D

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Phương pháp khai thác và sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang “Sinh vật“ (tr.12) Địa lí 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF