YOMEDIA

Những điều cần lưu ý khi sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang “hình thể“ (tr.6, 7) Địa lí 12

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu tài liệu Những điều cần lưu ý khi sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang “hình thể“ (tr.6, 7) Địa lí 12 để giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức về hình thể của Việt Nam. Mời các em tham khảo tại đây!

ATNETWORK

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM TRANG “HÌNH THỂ” (TR.6, 7)

A. Kiến thức cần nhớ

1. Lý thuyết

Trên bản đồ hình thể, các nội dung được tập trung thể hiện là những nét khái quát về hình thể lãnh thổ Việt Nam:

Với phần lãnh thổ, đất liền nằm trong hệ tọa độ địa lí: điểm cực Bắc ở vĩ độ 23023’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang; điểm cực Nam ở vĩ độ 8034’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau; điểm cực Tây ở kinh độ 102009’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên và điểm cực Đông nằm ở kinh độ 109024’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Trên vùng biển, hệ tọa độ địa lí của nước ta còn kéo dài tới khoảng vĩ độ 6050’B và từ khoảng kinh độ 1010Đ đến trên 117020’Đ tại Biển Đông.

Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.

– Vùng đất: Vùng đất là toàn bộ phần đất liền và các hải đảo ở nước ta với tổng diện tích là 331. 212 km2 . Nước ta có hơn 4600 km đường biên giới trên đất liền, trong đó đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc dài hơn 1300km, đường biên giới Việt Nam – Lào dài gần 2100 km và đương biên giới Việt Nam – Campuchia dài hơn 1100 km. Đường bờ biển nước ta cong như hình chữ S, dài 3260 km, chạy từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang). Đường bờ biển chạy dài theo đất nước đã tạo điều kiện cho 28 trong số 63 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương ở nước ta có điều kiện trực tiếp khai thác những tiềm năng to lớn của Biển Đông. Nước ta có hơn 3000 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là các đảo ven bờ và có 2 quần đảo ở ngoài khơi xa trên Biển Đông là quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa).

– Vùng biển: Vùng biển của nước ta bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa. Việt Nam có chủ quyền trên một vùng biển khá rộng, khoảng trên 1 triệu km2 tại Biển Đông.

– Vùng trời: Vùng trời Việt Nam là khoảng không gian không giới hạn độ cao, bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta; trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo.

Ngoài các nội dung trên, bản đồ hình thể còn thể hiện đặc điểm chung của địa hình Việt Nam là:

– Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp: địa hình đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích đất đai, làm cho thiên nhiên Việt Nam có đặc điểm chung là thiên nhiên của đất nước nhiều đồi núi. Đồi núi thấp chiếm ưu thế với hơn 60% diện tích của cả nước, núi cao trên 2000m chỉ chiếm khoảng 1%. Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích đất đai, tạo thành một dải hẹp ở Trung Bộ và mở rộng ở Bắc Bộ và Nam Bộ.

– Hướng Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung là hướng chung của địa hình. Hướng Tây Bắc – Đông Nam là hướng chính của các dãy núi vùng Tây Bắc, Bắc Trường Sơn và các hệ thống sông lớn. Hướng vòng cung là hướng của các dãy núi, các sông của vùng núi Đông Bắc và là hướng chung của địa hình Nam Trường Sơn.

– Địa hình Việt Nam rất đa dạng và phân chia thành các khu vực: Khu vực núi cao, khu vực núi trung bình, các sơn nguyên đá vôi, các cao nguyên, đồng bằng thấp…

Atlat Địa lí Việt Nam trang "hình thể" (tr.6, 7)

2. Các dạng câu hỏi thường gặp

– Xác định phạm vi chiếm giữ của các dãy núi lớn, các đặc điểm : tên dãy núi, vị trí, độ dài, hướng, độ cao trung bình, đỉnh núi cao nhất.

– Xác định vị trí, tên, độ cao trung bình của các cao nguyên, sơn nguyên, đồng bằng.

– Xác định các hệ thống sông về hình dạng, hướng chảy, các phụ lưu chính cũng như các chi lưu và cửa sông.

– Trình bày hình dạng bờ biển, độ nông sâu, rộng hẹp của thềm lục địa VN.

– Đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng, kích thước, lãnh thổ, phần đất liền và đặc điểm vùng biển nước ta.

Lưu ý: Cần phải nhận xét và giải thích được:

– Ý nghĩa của chúng trong việc hình thành đặc điểm tự nhiên Việt Nam.

– Nhận xét đặc điểm chung của địa hình lãnh thổ phần đất liền nước ta.

– Địa hình có ảnh hưởng gì đến sự phân hóa khí hậu và sông ngòi, đến các hiện tượng thời tiết, khí hậu bất thường nước ta?

– Đặc điểm địa hình có ảnh hưởng gì đến sự phân bố dân cư và các hoạt động kinh tế?

B. Bài tập minh họa

Câu 1. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 6-7, cho biết đỉnh núi nào sau đây cao nhất nước ta?

A. Phan Xi Păng.                                  B. Ngọc Linh.

C. Tây Côn Lĩnh.                                   D. Chư Yang Sin.

Câu 2. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 6-7, cao nguyên Đăk Lăk có độ cao trung bình so với mực nước biển là

A. 500m-1000m.                                    B. 1000m-1500m

C. trên 1500m.                                      C. 200m-500m.

Câu 3. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 6-7, cho biết núi Pu Xai Lai Leng có độ cao bao nhiêu?

A. 2235m.                     B. 2405m.                                C. 2452m.                             D. 2711m.

 
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Những điều cần lưu ý khi sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang “hình thể“ (tr.6, 7) Địa lí 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON