YOMEDIA

40 Bài tập trắc nghiệm ôn tập chủ đề đất nước nhiều đồi núi Địa lí 12 - Trường THPT Yên Lạc 2 có đáp án

Tải về
 
NONE

Tài liệu 40 Bài tập trắc nghiệm ôn tập chủ đề đất nước nhiều đồi núi Địa lí 12 - Trường THPT Yên Lạc 2 có đáp án do HOC247 tổng hợp bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chủ đề đặc điểm đồi núi ở Việt Nam nằm trong chương trình Địa lý 12 sẽ giúp các em rèn luyện kỹ năng làm bài đồng thời giúp các em kiểm tra kiến thức về Địa lý đã học. Mời các em tham khảo tại đây!

ADSENSE
YOMEDIA

ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI

Câu 1. Đặc điểm nào không đúng với địa hình Việt Nam

A. Đồi núi chiếm ¾ diện tích, phần lớn là núi cao trên 2000m

B. Đồi núi chiếm ¾  diện tích, có sự phân bậc rõ rệt

C. Cao ở Tây Bắc thấp dần về Đông Nam

D. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người

Câu 2. Tỉ lệ núi cao trên 2000m so với diện tích toàn bộ lãnh thổ ở nước ta là khoảng:

A. 1 %             B. 2%                          C. 85 %                       D. 60 %

Câu 3. Tỉ lệ địa hình thấp dưới 1000m so với diện tích toàn bộ lãnh thổ ở nước ta là khoảng

A. 85%                        B. 75%                        C. 60%                        D. 90%

Câu 4. Sự khác biệt rõ rệt giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là ở đặc điểm:

A. Độ cao và hướng núi                                  B. Hướng nghiêng

C. Giá trị về kinh tế                                        D. Sự tác động của con người

Câu 5. Địa hình với địa thế cao ở hai đầu, thấp ở giữa là đặc điểm của vùng núi:

A. Trường Sơn Bắc.                                        B. Tây Bắc.

C. Đông Bắc.                                                  D. Trường Sơn Nam.

Câu 6. Các cao nguyên ba dan ở Tây Nguyên có độ cao trung bình:

A. từ 600 - 900 m.                                           B. từ 500 - 1000 m.

C. từ 500 - 700 m.                                           D. từ 400 - 600 m.

Câu 7. Tính chất bất đối xứng giữa hai sườn Đông - Tây là đặc điểm nổi bật của vùng núi:

A. Trường Sơn Bắc.                                        B. Trường Sơn Nam.                                     

C. Tây Bắc.                                                     D. Đông Bắc

Câu 8. Đồng bằng châu thổ nào có diện tích lớn nhất nước ta?

A. Đồng bằng sông Hồng.                              B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Đồng bằng sông Mã.                                  D. Đồng bằng sông Cả.

Câu 9. Đặc điểm nào đúng với địa hình vùng núi Đông Bắc?

A. Cao nhất nước ta                                        B. Đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích      

C. Hướng Tây Bắc-Đông Nam                       D. Có nhiều cao nguyên xếp tầng

Câu 10. Đặc điểm nào đúng với vùng núi Trường Sơn Nam?

A. Cao nhất nước ta                                        B. Có nhiều cao nguyên xếp tầng

C. Đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích       B. Hướng Tây Bắc-Đông Nam

Câu 11. Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam và kiến thức đã học, đỉnh núi Ngọc Linh thuộc vùng núi nào?

A. Đông Bắc.              B. Tây Bắc                  C. Trường Sơn Nam.              D. Trường Sơn Bắc

Câu 12. Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam và kiến thức đã học, sắp xếp tên các đỉnh núi lần lượt tương ứng theo thứ tự của 4 vùng núi: Tây Bắc, Đông Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam là:

A. Phăng xi păng, Tây Côn Lĩnh, Chư Yang Sin, Pu xen lai leng

B. Chư Yang Sin, Phăng xi păng, Tây Côn Lĩnh, Pu xen lai leng

C. Phăng xi păng, Tây Côn Lĩnh, Pu xen lai leng, Chư Yang Sin

D. Phăng xi păng, Pu xen lai leng, Tây Côn Lĩnh, Chư Yang Sin

Câu 13. Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam, đi từ Tây sang Đông ở vùng núi Đông Bắc lần lượt là các cánh cung:

A. Đông Triều, Bắc Sơn, Ngân Sơn, Sông Gâm

B. Ngân Sơn, Sông Gâm,  Đông Triều, Bắc Sơn

C. Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều

D. Bắc Sơn, Đông Triều, Sông Gâm, Ngân Sơn

Câu 14. Địa hình của vùng núi Đông Bắc có ảnh hưởng lớn đến hình thành khí hậu của vùng. Mùa đông ở đây đến sớm và kết thúc muộn hơn những vùng khác chủ yếu là do:

A. Phần lớn diện tích là đồi núi thấp

B. Có nhiều đỉnh núi cao và sơn nguyên giáp biên giới Việt Trung

C. Các dãy núi có hướng vòng cung, đầu mở rộng về phía Bắc, quy tụ ở phía Nam

D. Có hướng nghiêng từ Tây bắc xuống Đông Nam

Câu 15: Nhận định nào sau đây không đúng về thế mạnh tự nhiên của khu vực đồng bằng đối với phát triển KT- XH?

A. Là cơ sở phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng nông sản

B. Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như: khoáng sản, thủy sản,..

C. Nguồn thủy năng dồi dào, khoáng sản phong phú, đa dạng

D. Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông

Câu 16: Vùng núi Tây Bắc nằm giữa hai hệ thống sông lớn là:

A. Sông Hồng và sông Mã                                          B. Sông Cả và sông Mã

C. Sông Đà và sông Lô                                               D. Sông Hồng và sông Cả

Câu 17: Vùng núi Trường Sơn Bắc được giới hạn từ:

A. Sông Mã tới dãy Hoành Sơn                                 B. Nam sông Cả tới dãy Hoành Sơn

C. Sông Hồng tới dãy Bạch Mã                                  D. Nam sông Cả tới dãy Bạch Mã

Câu 18: Trong các cao nguyên sau, cao nguyên nào không thuộc miền Bắc nước ta?

A. Đồng Văn                                                               B. Mộc Châu

C. Sơn La                                                                    D. Di Linh

Câu 19: Đặc điểm đồng bằng ven biển Miền Trung là:

A. Hẹp ngang và bị chia cắt, đất giàu dinh dưỡng

B. Diện tích khá lớn, biển đóng vai trò chính trong việc hình thành,

C. Hẹp ngang, kéo dài từ Bắc xuống Nam, đất nghèo dinh dưỡng

D. Hẹp ngang và bị chia cắt, biển đóng vai trò chính trong việc hình thành, đất nghèo dinh dưỡng

Câu 20: Địa hình bán bình nguyên ở nước ta thể hiện rõ nhất ở vùng:

A. Miền núi Bắc Bộ                                                    B. Cực Nam Trung Bộ

C. Tây Nguyên                                                           D. Đông Nam Bộ

Câu 21: Hướng núi Tây Bắc – Đông Nam là hướng chính của:

A.  Vùng núi Nam Trường Sơn.                                             B.  Vùng núi vùng Đông Bắc

C.  Vùng núi vùng Tây Bắc.                                       D.  Vùng núi Bắc Trường Sơn

Câu 22: Hướng vòng cung là hướng núi chính của:

A.  Dãy Hoàng Liên Sơn.                                                       B.  Vùng núi Đông Bắc

C.  Các hệ thống sông lớn.                                                      D.  Vùng núi Bắc Trường Sơn.

Câu 23: Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là:

A.  Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích.                    

B.  Có địa hình cao nhất nước ta.

C.  Có 3 mạch núi lớn hướng tây bắc – đông nam.

D.  Gồm các dãy núi song song và so le có hướng tây bắc – đông nam.

Câu 24: Nguồn lợi nào sau đây không có ở đồng bằng nước ta?

A.  Khoáng sản.                      B.  Thủy năng.            C.  Rừng.                    D. Du lịch.

Câu 25:  Điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng sông Cửu Long?

A.  Là đồng bằng châu thổ.                           

B.  Được bồi đắp phù sa hàng năm của sông Tiền và sông Hậu.

C.  Trên bề mặt có nhiều đê ven sông.                      

D.  Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt.

Câu 26: Do có nhiều bề mặt cao nguyên rộng, đất feralit là chủ yếu, nên miền núi thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh:

A.  Cây công nghiệp.  B.  Lương thực                       C.  Thực phẩm.           D.  Hoa màu.

Câu 27: Đồng bằng sông Cửu Long  khác với Đồng bằng sông Hồng ở:

A.  Diện tích nhỏ hơn.                                                B.  Phù sa không bồi đắp hàng năm

C.  Thấp và khá bằng phẳng                                       D.  Cao ở rìa đông, thấp ở giữa

Câu 28: Vùng đất ngoài đê ở đồng bằng sông Hồng là nơi:

A.  Không được bồi đắp phù sa hàng năm.                 B.  Có nhiều ô trũng ngập nước

C.  Được canh tác nhiều nhất.                                    D.  Thường xuyên được bồi đắp phù sa.

Câu 29: Quá trình làm biến đổi địa hình hiện tại của nước ta là:

A.  Xâm thực ở vùng đồi núi, bồi tụ ở đồng bằng.     B.  Đắp đê ở đồng bằng                     

C.  Bồi tụ ở đồng bằng.                                               D.  Xâm thực ở đồi núi.

Câu 30: Đặc điểm nào sau đây chứng tỏ Việt Nam là đất nước nhiều đồi núi?

A. Cấu trúc địa hình khá đa dạng      

B. Địa hình đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ

C. Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam     

D. Địa hình núi cao chiếm 1% diện tích lãnh thổ

{-- Nội dung và đáp án từ câu 31-40 của tài liệu Bài tập trắc nghiệm ôn tập Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Địa lí 12 năm 2020 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Bài tập trắc nghiệm ôn tập chủ đề đất nước nhiều đồi núi Địa lí 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:  

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF