YOMEDIA

Phương pháp khai thác và sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang “dân số“ (tr.15) Địa lí 12

Tải về
 
NONE

Phương pháp khai thác và sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang “dân số“ (tr.15) Địa lí 12 do HOC247 tổng hợp để giúp các em rèn luyện các kĩ năng làm bài với Atlat đồng thời củng cố các kiến thức về dân số ở nước ta. Nội dung chi tiết mời các em tham khảo tại đây!

ATNETWORK

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM TRANG “DÂN SỐ” (TR. 15)

A. Kiến thức trọng tâm

Bản đồ dân số

Nội dung chủ yếu của bản đồ này là thể hiện mật độ dân số, các điểm dân cư và các biểu đồ thể hiện tình hình dân số Việt Nam qua các năm, kết cấu dân số theo giới tính và theo độ tuổi, cơ cấu sử dụng lao động theo ngành.

– Mật độ dân số được biểu hiện bằng phương pháp nền số lượng. Các thang mật độ dân số được lựa chọn (mật độ càng thấp thì màu càng nhạt, mật độ càng cao thì màu càng đậm) phản ánh đặc điểm phân bố của dân cư của Việt Nam. Dân cư tập trung chủ yếu ở đồng bằng, thưa thớt ở trung du, miền núi. Ở đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao. Ở vùng trung du, miền núi mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng, trong khi vùng này tập trung nhiều tài nguyên thiên nhiên quan trọng của đất nước.

– Trên nền mật độ dân số, các điểm dân cư đô thị được thể hiện theo quy mô dân số và cấp đô thị. Phương pháp thể hiện các điểm dân cư đô thị là phương pháp kí hiệu với dạng kí hiệu hình học. Quy mô dân số của các điểm dân cư được thể hiện thông qua kích thước và hình dạng kí hiệu với bậc thang số lượng cấp bậc quy ước. Cấp đô thị được thể hiện theo kiểu chữ, từ đô thị cấp đặc biệt đến các đô thị loại 1, 2, 3, 4 và 5. Chẳng hạn, thông qua kiểu chữ chúng ta nhận dạng được Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt ; Đà Nẵng là đô thị loại 1 ; Cần Thơ, Biên Hòa, Quy Nhơn…là đô thị loại 2.

  – Phân tích bản đồ để thấy được đặc điểm phân bố dân cư nước ta giữa khu vực đồng bằng và miền núi, giữa thành thị và nông thôn, giữa miền Bắc và miền Nam không đều. Nguyên nhân là do điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội và lịch sử khai thác lãnh thổ.

– Các điểm dân cư đô thị bao gồm : quy mô dân số và phân cấp đô thị.

- Biểu đồ dân số Việt Nam qua các năm, từ biểu đồ này có thể thấy được tốc độ tăng dân số qua từng thời kì, tương ứng với các giai đoạn phát triển dân số (1960-1989; 1989-2007), mỗi giai đoạn có đặc điểm kinh tế – xã hội nhất định.

– Biểu đồ tháp dân số cho thấy được đặc điểm về giới tính, độ tuổi, tuổi thọ và xu hướng phát triển dân số của nước ta.

– Biểu đồ cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 1995-2007 cho thấy đặc điểm cơ cấu dân số hoạt động chủ yếu trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp, điều đó phản ánh trình độ phát triển kinh tế nước ta.

B. Bài tập minh họa

Câu 1. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, đô thị có quy mô dân số trên một triệu người là

A. Hà Nội.                   B. Thanh Hóa.             C. Hải Dương.                         D. Biên Hòa.

Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, phần lớn diện tích vùng Tây Nguyên có mật độ dân số (năm 2007) ở mức

A. dưới 100 người/km2.                                                  B. từ 101 - 200 người/km2.

C. từ 201 - 500 người/km2                                                       D. trên 500 người/km2 

Câu 3. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, đô thị nào sau đây thuộc phân cấp đô thị loại I?

A. Hạ Long.                  B. Nha Trang.             C. Đà Nẵng.                D. Quy Nhơn.

Câu 4. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, xác định Biên Hòa thuộc phân cấp đô thị loại mấy?

A. Loại đặc biệt.           B. Loại 1.                    C. Loại 2.                     D. Loại 3.

Câu 5. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, xác định đô thị nào sau đây có quy mô dân số từ 500 001 - 1000 000 người?

A.  Hải Phòng.            B. Đà Nẵng.    C. Nha Trang. D. Tp. Hồ Chí Minh.

Câu 6. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, nhận định nào dưới đây là đúng?

A. Tỉ lệ dân thành thị nhiều hơn tỉ lệ dân nông thôn.           

B.  Tỉ lệ dân thành thị hiện nay đang có xu hướng giảm nhẹ.                         

C.  Dân số nông thôn cao hơn dân số thành thị.         

D.  Quy mô dân số nước ta ngày càng giảm.

Câu 7. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thị có quy  mô dân số từ 200 001 - 500 000 người ở vùng Tây  Nguyên là đô thị nào??

A. Đà Lạt.                      B. Buôn Ma Thuột.                           

C. Pleiku.                      D. Kon Tum.              

Câu 8. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thị có quy  mô dân số từ 200 001 - 500 000 người ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là đô thị nào??

A. Đà Nẵng, Quy Nhơn.                                     B. Quy Nhơn, Nha Trang.                            

C. Nha Trang, Phan Thiết.                                  D. Phan Thiết, Đà Nẵng.

Câu 9. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thị có quy  mô dân số từ 500 001 - 1000 000 người ở vùng đồng bằng sông Cửu Long là đô thị nào??

A. Long Xuyên.                                                 B. Cà Mau.   

C. Cần Thơ.                                                       D. Mỹ Tho.

Câu 10. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thị có quy  mô dân số dưới 100 000 người ở vùng Đông Nam Bộ là đô thị nào?

A. Bà Rịa.                                 B. Thủ Dầu Một.                   

C. Tây Ninh.                             D. Biên Hòa.

Câu 11. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết cơ cấu dân số thành thị và nông thôn năm 2007 lần lượt là bao nhiêu?

A. 27,4% và 72,6%.                               B. 72,6% và 27,4%.                          

C. 28,1% và 71,9%.                               D. 71,9% và 28,1%.

ĐÁP ÁN

1 A

2 A

3 C

4 B

5 B

6 C

7 B

8 B

9 C

10 A

11B

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Phương pháp khai thác và sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang “dân số“ (tr.15) Địa lí 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON