YOMEDIA

Lý thuyết Quá trình hình thành lãnh thổ Giai đoạn Cổ kiến tạo Địa lý 12

Tải về
 
NONE

Mời các em cùng tham khảo:

Nội dung tài liệu Lý thuyết Quá trình hình thành lãnh thổ Giai đoạn Cổ kiến tạo Địa lý 12 do ban biên tập HOC247 tổng hợp nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức về quá trình hình thành lãnh thổ ở nước ta.

ATNETWORK

GIAI ĐOẠN CỔ KIẾN TẠO

I. Lý thuyết

  • Là giai đoạn tạo địa hình cơ bản, có tình chất quyết định đến lịch sử phát triển của tự nhiên nước ta, với các đặc điểm:

a. Diễn ra trong thời gian khá dài tới 477 triệu năm

  • Trải qua 2 đại cổ sinh và trung sinh, từ kỉ Cambri – 542 triệu năm đến kỉ Kreta – 65 triệu năm.

b. Là giai đoạn có nhiều biến động mạnh mẽ nhất trong lịch sử tự nhiên nước ta

  • Các khu vực hoạt động uốn nếp mạnh mẽ: Địa khối vòm sông Chảy, khối nâng Việt Bắc, địa khối Kon Tum, Tây Bắc…

  • Các khu vực đứt gãy, động đất, phun trào mạnh, tạo thành các loại đá: Granite, andezit, các loại khoáng sản…

c. Là giai đoạn lớp vỏ cảnh quan địa lý nhiệt đới ở nước ta đã rất phát triển

Dấu vết để lại là các hóa đá san hô tuổi cổ sinh, các hóa đá than tuổi Trung Sinh cùng nhiều hóa đá cổ khác.

II. Bài tập minh họa

Câu 1:  Dấu tích nào chứng tỏ vào giai đoạn Cổ kiến tạo các điều kiện có địa lí của vùng nhiệt đới ẩm ở nước ta vào giai đoạn này đã được hình thành và phát triển thuận lợi?

A. Các hóa thạch cổ.                                              

B. Tuổi các loại khoáng sản.

C. Các hóa đá san hô tuổi Cổ sinh.                        

D. Dấu vết đá trầm tích cổ.

Câu 2:  Giai đoạn Cổ kiến tạo không có đặc điểm nào dưới đây?

A. Chấm dứt cách đây 65 triệu năm.                      

B. Bắt đầu từ kỉ Jura.

C. Bắt đầu từ kỉ Cambri.                                        

D. Chấm dứt vào kỉ Krêta.

Câu 3:  Các mỏ than ở Quảng Ninh, Quảng Nam được hình thành trong:

A. Kỉ Đệ tứ của giai đoạn Tân kiến tạo.                 

B. Đại Cổ sinh của giai đoạn Cổ kiến tạo.

C. Đại Trung sinh của giai đoạn Cổ kiến tạo.         

D. Đại Nguyên sinh của giai đoạn Tiền Cambri.

Câu 4:  Các hoạt động uốn nếp tạo núi và sụt võng là các đứt gãy, động đất với các loại đá macma xâm nhập và macma phun trào không tạo ra loại khoáng sản nào dưới đây?

A. Apatit.                       

B. Đồng.                         

C. Đá quý.                      

D. Vàng.

Câu 5:  Phần lớn lãnh thổ nước ta được hình thành trong

A. Giai đoạn Cổ kiến tạo.                                       

B. Đại Nguyên sinh và Cổ sinh.

C. Giai đoạn Tân kiến tạo.                                      

D. Giai đoạn Tiền Cambri.

Câu 6:  Các kì tạo núi thuộc đại Cổ sinh là

A. Calêđôni và Kimêri.                                           

B. Inđôxini và Kimêri.

C. Inđôxini và Calêđôni.                                        

D. Calêđôni và Hecxini.

Câu 7:  Giai đoạn Cổ kiến tạo bắt đầu từ kỉ nào dưới đây?

A. Jura.                           

B. Triat.                          

C. Cacbon.                     

D. Cambri.

Câu 8:  Các khối núi được hình thành trong đại Cổ sinh của giai đoạn Cổ kiến tạo là

A. Các khối núi cao ở Nam Trung Bộ.                   

B. Các dãy núi ở Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

C. Các khối núi cao ở Cao Bằng, Lạng Sơn.         

D. Khối nâng Việt Bắc, địa khối Kon Tum.

Câu 9: Vào giai đoạn Cổ kiến tạo đá vôi tuổi Đêvôn và Cacbon-Pecmi có nhiều ở miền nào của nước ta hiện nay?

A. Miền Nam.                 

B. Miền Trung.               

C. Miền Bắc.                  

D. Cả nước.

Câu 10:  Được hình thành từ các hoạt động uốn nếp và nâng lên trong đại Trung sinh của giai đoạn Cổ kiến tạo là

A. Tất cả các khối núi trên.                                     

B. Khối nâng Việt Bắc.

C. Khu vực núi cao ở Nam Trung Bộ.                   

D. Khối thượng nguồn sông Chảy.

Câu 11: Giai đoạn có tính chất quyết định đến lịch sử phát triển của tự nhiên nước ta là

A. Đại cổ sinh.                

B. Cổ kiến tạo.               

C. Tiền Cambri.              

D. Tân kiến tạo.

Câu 12:  Giai đoạn có tính chất quyết định đến lịch sử phát triển của tự nhiên nước ta là

A. Cổ kiến tạo.           

B. Đại trung sinh.       

C. Tiền Cambri.         

D. Tân kiến tạo

Câu 13:  Các dãy núi có hướng vòng cung ở Đông Bắc và khu vực núi cao ở Nam Trung Bộ được thành tạo từ thời kì nào?

A. Tân kiến tạo.              

B. Đại cổ sinh.                

C. Tiền Cambri.              

D. Đại trung sinh.

Câu 14:  Đá vôi tuổi Đêvon và Cacbon - Pecmi có nhiều ở miền Bắc nước ta là loại đá:

A. Biến chất.                  

B. Trầm tích lục địa.       

C. Macma.                      

D. Trầm tích biển.

Câu 15:  Giải thích vì sao trên lãnh thổ nước ta đã xảy ra các hoạt động như: uốn nếp, đứt gãy, phun trào macma, nâng cao và hạ thấp địa hình, bồi lấp các bồn trũng lục địa?

A. Do chịu tác động của vận động tạo núi Anpơ-himalaya.

B. Do chịu tác động của vận động tạo núi Inđôxini.

C. Do chịu tác động của vận động tạo núi Calêđôni.

D. Do chịu tác động của vận động tạo núi Kimêri.

Câu 16:  Đây là điểm giống nhau về lịch sử hình thành của khối thượng nguồn sông Chảy và khối núi cao Nam Trung Bộ.

A. Cùng được hình thành trong đại Trung sinh của giai đoạn Cổ kiến tạo.

B. Cùng được hình thành trong giai đoạn Tân kiến tạo.

C. Cùng được hình thành trong giai đoạn Cổ kiến tạo.

D. Cùng được hình thành trong đại Cổ sinh của giai đoạn Cổ kiến tạo.

Câu 17:  Trong giai đoạn Cổ kiến tạo có các kì vận động tạo núi Calêđôni và Hecxini thuộc đại nào dưới đây?

A. Tân Kiến tạo.             

B. Tiền Cambri.              

C. Đại Cổ Sinh.              

D. Đại Trung Sinh.

ĐÁP ÁN

1

C

6

D

11

B

16

C

2

B

7

D

12

A

17

C

3

C

8

D

13

D

 

 

4

A

9

C

14

D

 

 

5

A

10

C

15

A

 

 

 
 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Lý thuyết Quá trình hình thành lãnh thổ Giai đoạn Cổ kiến tạo Địa lý 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON