YOMEDIA

Lý thuyết ôn tập Các đặc điểm vùng núi Trường Sơn Bắc nước ta Địa lý 12

Tải về
 
NONE

Cùng HOC247 ôn tập và củng cố các kiến thức về địa hình khu vực đồi núi thông qua nội dung tài liệu Lý thuyết ôn tập Các đặc điểm vùng núi Trường Sơn Bắc nước ta Địa lý 12. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

VÙNG NÚI TRƯỜNG SƠN BẮC

I. Lý thuyết
– Từ nam sông Cả tới dãy Bạch Mã, gồm các dãy núi song song và và so le theo hướng Tây Bắc – Đông Nam với địa thế thấp, hẹp và được nâng cao ở hai đầu.
– Phía Bắc là vùng núi thượng du Nghệ An. Giữa là vùng núi đá vôi Quảng Bình (Kẻ Bàng). Phía Nam là vùng núi Tây Thừa Thiên – Huế.
– Mạch núi cuối cùng là dãy Bạch Mã đâm ngang ra biển ở vĩ tuyến 160B làm ranh giới với vùng Trường Sơn Nam và cũng là bức chắn ngăn cản khối không khí lạnh từ phương Bắc xuống phương Nam.
– Vùng núi này có nhiều đèo thấp như đèo Mụ Giạ, đèo Lao Bảo…

II. Bài tập minh họa

Câu 1. Địa hình nào sau đây ứng với tên của vùng núi có các bộ phận: phía đông là dãy núi cao, đồ sộ; phía tây là địa hình núi trung bình; ở giữa thấp hơn là các dãy núi xen các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi?

A. Tây Bắc.

B. Đông Bắc.

C. Trường Sơn Bắc.

D. Trường Sơn Nam.

Đáp án: C

Câu 2. Đỉnh núi cao nhất Việt Nam là:

A. Tây Côn Lĩnh.

B. Phanxipăng.

C. Ngọc Linh.

D. Bạch Mã.

Đáp án: C

Câu 3. Địa hình thấp và hẹp ngang, nâng cao ở hai đầu là đặc điểm của vùng núi:

A. Tây Bắc.

B. Đông Bắc.

C. Trường Sơn Bắc.

D. Trường Sơn Nam.

Đáp án: C

Câu 4. Đỉnh phanxipăng cao bao nhiêu (m)?

A. 3 143.

B. 3 134.

C. 3 144.

D. 3 343.

Đáp án: A

Câu 5. Đặc điểm chung của vùng đồi núi Trường Sơn Bắc là:

A. Có các cánh cung lớn mở ra về phía Bắc và Đông.

B. Địa hình cao nhất nước ta với các dãy núi lớn , hướng Tây bắc – Đông Nam.

C. Gồm các dãy núi song song và so le theo hướng Tây bắc – Đông nam.

D. Gồm các khối núi và các cao nguyên xếp tầng đất đỏ badan.

Đáp án: C
Câu 6: Độ cao núi của Trường Sơn Bắc so với Trường Sơn Nam:

A. Trường Sơn Bắc có địa hình núi cao hơn Trường Sơn Nam

B. Trường sơn Bắc chủ yếu là núi thấp, trung bình; Trường Sơn Nam gồm khối núi cao đồ sộ.

C. Trường Sơn Bắc địa hình núi dưới 2000m, Trường Sơn Nam có đỉnh núi cao nhất trên 3000m

D. Trường Sơn Nam có núi cao hơn Trường Sơn Bắc và cao nhất cả nước

Đáp án: Trường Sơn Bắc chủ yếu là địa hình đồi núi thấp và trung bình, độ cao lớn nhất không quá 2000m, đồng bằng nhỏ hẹp ở ven biển. Trường Sơn Nam có đia hình núi cao, một số dãy núi cao trên 2000m nhưng không đến 3000m như núi Ngọc Linh (2598m – đỉnh núi cao nhất ở Trường Sơn Nam), Lang Biang (2187m),… và chủ yếu là các cao nguyên badan xếp tầng 500 – 800 – 1000m như cao nguyên Lâm Viên, Kon Tum, Mơ Nông, Pleiku,…

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7. Địa hình với địa thế cao ở hai đầu, thấp ở giữa là đặc điểm của vùng núi:

A. Trường Sơn Bắc.                                       

B. Tây Bắc.

C. Đông Bắc.                                                 

D. Trường Sơn Nam.

Đáp án: A

Câu 8: Vùng núi Trường Sơn Bắc được giới hạn từ:

A. Sông Mã tới dãy Hoành Sơn                                

B. Nam sông Cả tới dãy Hoành Sơn

C. Sông Hồng tới dãy Bạch Mã                                  

D. Nam sông Cả tới dãy Bạch Mã

Đáp án: D

Câu 9: Đặc điểm chung của vùng đồi núi Trường Sơn Bắc là:

A. Có các cánh cung lớn mở ra về phía Bắc và Đông

B. Địa hình cao nhất nước ta với các dãy núi lớn, hướng Tây bắc – Đông Nam

C. Gồm các dãy núi song song và so le theo hướng Tây bắc – Đông nam

D. Gồm các khối núi và các cao nguyên xếp tầng đất đỏ badan.

Đáp án: Sử dụng phương pháp loại trừ:

- A: các cánh cung lớn ⇒ đặc điểm vùng núi Đông Bắc → Sai

- B: địa hình cao nhất, hướng Tây Bắc – Đông Nam → đặc điểm vùng Tây Bắc → Sai

- C: các dãy núi song song, so le nhau…→ đặc điểm Trường Sơn Bắc → Đúng

- D: khối núi và cao nguyên xếp tầng →  đặc điểm vùng núi Trường Sơn Nam → Sai

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: vùng núi Trường Sơn Bắc có vị trí

A. nằm ở phía đông của thung lũng sông Hồng

B. nằm giữa sông Hồng và sông Cả

C. nằm từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã

D. nằm ở phía nam dãy Bạch Mã

Đáp án: C

Câu 11: Hang Sơn Đoòng thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng (Quảng Bình) nằm trong vùng núi

A. Trường Sơn Bắc       

B. Trường Sơn Nam

C. Đông Bắc      

D. Tây Bắc

Đáp án: A

Giải thích : Vùng núi Trường Sơn Bắc có vị trí nằm từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã nên hang Sơn Đoòng thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng (Quảng Bình) nằm trong vùng núi Trường Sơn Bắc.

Câu 12: Đặc điểm địa hình “thấp và hẹp ngang, được nâng cao ở hai đầu, ở giữa thấp trũng” là của vùng núi

A. Đông Bắc      

B. Tây Bắc

C. Trường Sơn Bắc      

D. Trường Sơn Nam

Đáp án: C

Câu 13: Ranh giới giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam là:

A. dãy Hoàng Liên Sơn      

B. dãy Pu Sam Sao

C. dãy Hoành Sơn     

D. dãy Bạch Mã

Đáp án: D

Câu 14: Cấu trúc địa hình “ gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc – đông nam” là của vùng núi

A. Đông Bắc      

B.Tây Bắc

C. Trường Sơn Bắc      

D. Trường Sơn Nam

Đáp án: C

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Lý thuyết ôn tập Các đặc điểm vùng núi Trường Sơn Bắc nước ta Địa lý 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON