YOMEDIA

Kiến thức trọng tâm Giai đoạn Tân kiến tạo - hình thành lãnh thổ Địa lý 12

Tải về
 
NONE

Ban biên tập HOC247 xin giới thiệu đến các em nội dung tài liệu Kiến thức trọng tâm Giai đoạn Tân kiến tạo của quá trình hình thành lãnh thổ Địa lý 12 nhằm giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức về quá trình hình thành lãnh thổ ở nước ta. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

GIAI ĐOẠN TÂN KIẾN TẠO

I. Lý thuyết

  • Là giai đoạn cuối cùng trong lịch sử hình thành và phát triển của lãnh thổ Việt Nam, kéo dài cho đến ngày nay.

a.   Là giai đoạn ngắn nhất trong lịch sử hình thành và phát triển tự nhiên của nước ta

  • Cách đây 65 triệu năm và vẫn tiếp tục tiếp diễn cho đến ngày nay

b. Chịu tác động mạnh mẽ của chu kì vận động núi Anpơ – Hymalaya và những biến đổi khí hậu có qui mô toàn cầu

  • Vận động Anpơ – Hymalaya => uốn nếp, đứt gãy, phun trào magma, bồi lấp, hình thành các mỏ khoáng sản ngoại sinh… cách đây 23 triệu năm, cho đến ngày nay.

c. Là giai đoạn tiếp tục hoàn thiện các điều kiện tự nhiên làm cho đất nước ta có diện mạo và đặc điểm tự nhiên như ngày nay

  • Nâng cao địa hình => sông ngòi trẻ và hoạt động mạnh, đồi núi cổ được nâng cao mở rộng.

  • Hình thành cao nguyên + đồng bằng

  • Mở rộng biển Đông tạo các bể dầu khí.

  • Giới sinh vật tiến hóa – loài người xuất hiện.

  • Thiên nhiên nhiệt đới ẩm đã thể hiện rõ nét.

II. Bài tập minh họa

Câu 1:  Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long được hình thành trong giai đoạn:

A. Kỉ Đệ tứ của giai đoạn Tân kiến tạo.                 

B. Kỉ Nêôgen của giai đoạn Tân kiến tạo.

C. Đại Trung sinh của giai đoạn Cổ kiến tạo.         

D. Đại Cổ sinh của giai đoạn Cổ kiến tạo.

Câu 2:  Giai đoạn duy nhất còn kéo dài đến tận ngày nay và vẫn tiếp tục là

A. Đại trung sinh.           

B. Tân kiến tạo.              

C. Đại cổ sinh.                

D. Cổ kiến tạo.

Câu 3:  "Địa hình được nâng cao, sông ngòi trẻ lại", đó là đặc điểm của:

A. Giai đoạn Tiền Cambri.                                      

B. Thời kì đầu của giai đoạn Cổ kiến tạo.

C. Thời kì sau của giai đoạn Cổ kiến tạo.               

D. Giai đoạn Tân kiến tạo.

Câu 4:  Phần lớn lãnh thổ nước ta được hình thành trong

A. Giai đoạn Cổ kiến tạo.                                       

B. Đại Nguyên sinh và Cổ sinh.

C. Giai đoạn Tân kiến tạo.                                      

D. Giai đoạn Tiền Cambri.

Câu 5:  Vào thời kì Tân kiến tạo vùng núi nào ở nước ta được nâng lên mạnh mẽ nhất?

A. Tây Bắc.                    

B. Đông Bắc.                  

C. Trường Sơn Bắc.       

D. Trường Sơn Nam.

Câu 6:  Giai đoạn Tân kiến tạo chịu tác động mạnh mẽ nhất của cuộc vận động tạo núi nào dưới đây?

A. Inđôxini.                    

B. Calêđôni.                    

C. Kimêri.                       

D. Anpơ-Himalaya

Câu 7:  Biểu hiện cho thấy giai đoạn Tân kiến tạo vẫn còn đang tiếp diễn là

A. Các đá trầm tích biển được tìm thấy ở nhiều nơi.

B. Quá trình phong hoá vẫn tiếp tục, sinh vật và thổ nhưỡng ngày càng phong phú.

C. Khí hậu toàn cầu đang thay đổi theo hướng ngày càng nóng lên.

D. Ngày càng phát hiện nhiều mỏ khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh.

Câu 8:  Giai đoạn Tân kiến tạo mới bắt đầu cách đây khoảng

A. 55 triệu năm.              

B. 60 triệu năm.              

C. 65 triệu năm.              

D. 70 triệu năm.

Câu 9:  Vận động vào núi Anpơ-Himalaya tác động đến lãnh thổ nước ta bắt đầu từ kỉ Nêôgen, cách đây khoảng

A. 23 triệu năm.              

B. 24 triệu năm.              

C. 25 triệu năm.              

D. 26 triệu năm.

Câu 10:  Giải thích vì sao các ngấn nước trên các vách đá ven biển là dấu vết của kỉ Đệ tứ của giai đoạn Tân kiến tạo?

A. Giai đoạn này khí hậu toàn cầu có những thay đổi lớn với các lần biển tiến, biển lùi.

B. Giai đoạn này hoạt động xâm thực bồi tụ được đẩy mạnh.

C. Tác động của vận động tạo núi Anpi nên có các hoạt động uốn nếp, đứt gãy.

D. Tác động của vận động tạo núi Anpi làm các bồn trũng lục địa bị bồi lấp.

Câu 11: Đặc điểm của giai đoạn Tân kiến tạo là

A. Diễn ra trong khoảng 475 triệu năm.

B. Chịu tác động của vận động tạo núi Anpơ và biến đổi khí hậu toàn cầu.

C. Chỉ diễn ra trên một bộ phận nhỏ của lãnh thổ nước ta.

D. Chịu tác động của các kì vận động tạo núi Calêđôni và Hecxini.

Câu 12:  Các thềm biển, cồn cát, ngấn nước trên vách đá ven biển là dấu vết của:

A. Hoạt động uốn nếp, đứt gãy, phun trào macma diễn ra trong kỉ Đệ tứ của giai đoạn Tân kiến tạo.

B. Các lần biển tiến và biển lùi diễn ra trong kỉ Đệ tứ của giai đoạn Tân kiến tạo.

C. Hoạt động nâng cao và hạ thấp địa hình diễn ra trong kỉ Đệ tứ của giai đoạn Tân kiến tạo.

D. Các hoạt động bồi lấp các bồn trũng lục địa diễn ra trong kỉ Đệ tứ của giai đoạn Tân kiến tạo.

Câu 13:  Khí hậu Trái Đất có những biến đổi lớn với những thời kì băng hà gây nên tình trạng dao động lớn của mực nước biển là vào kỉ nào?

A. Kỉ đệ tam.                  

B. Kỉ đệ tứ.                     

C. Kỉ Jura.                      

D. Kỉ Triat.

Câu 14:  Khoáng sản nào dưới đây không được hình thành trong giai đoạn Tân kiến tạo?

A. Vàng.                         

B. Dầu mỏ.                     

C. Bôxit.                         

D. Than nâu.

ĐÁP ÁN

1

A

6

D

11

B

2

B

7

B

12

B

3

D

8

C

13

B

4

A

9

A

14

A

5

A

10

A

 

 

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Kiến thức trọng tâm Giai đoạn Tân kiến tạo - hình thành lãnh thổ Địa lý 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON