YOMEDIA

Hệ thống kiến thức về (ADN-ARN-PRÔTÊIN) môn Sinh học 9

Tải về
 
NONE

Với mong muốn có thêm tài liệu ôn tập giúp các em học sinh lớp 9 ôn tập, củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi đội tuyển sắp tới. HOC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Hệ thống kiến thức về (ADN-ARN-PRÔTÊIN) môn Sinh học 9. Mời các em cùng tham khảo. Chúc các em đạt kết quả học tập tốt.

ADSENSE

HỆ THỐNG KIẾN THỨC VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ CƠ CHẾ DI TRUYỀN Ở CẤP ĐỘ PHÂN TỬ (ADN – ARN – PRÔTÊIN) MÔN SINH HỌC 9

 

A. PHẦN CẤU TRÚC ADN

I. Tính số nuclêôtit của ADN hoặc của gen

1. Đối với mỗi mạch của gen:

- Trong ADN, 2 mạch bổ sung nhau, nên số nu và chiều dài của 2 mạch bằng nhau.

A1 + T1 + G1 + X1 = T2 + A2 + X2 + G2\(\frac{N}{2}\)

- Trong cùng một mạch, A và T cũng như G và X, không liên kết bổ sung nên không nhất thiết phải bằng nhau. Sự bổ sung chỉ có giữa 2 mạch: A của mạch này bổ sung với T của mạch kia, G của mạch này bổ sung với X của mạch kia. Vì vậy, số nu mỗi loại ở mạch 1 bằng số nu loại bổ sung mạch 2.

A1  = T2  ; T1 = A2  ; G1 = X ;  X1 = G2

2. Đối với cả 2 mạch:

- Số nu mỗi loại của ADN là số nu loại đó ở cả 2 mạch:

A =T = A1 + A2  = T1 + T2  = A1 + T1  = A2 + T2

G =X = G1 + G2  = X1 + X2  = G1 + X1  = G2 + X2

Chú ý: Khi tính tỉ lệ % :  

%A = % T = \(\frac{{\% A1 + \% A2}}{2} = \)\(\frac{{\% T1 + \% T2}}{2}\) = . . . . . .

%G = % X = \(\frac{{\% G1 + \% G2}}{2} = \)\(\frac{{\% X1 + \% X2}}{2}\)= . . . . .

Ghi nhớ: Tổng 2 loại nu khác nhóm bổ sung luôn luôn bằng nửa số nu của ADN hoặc bằng 50% số nu của ADN: Ngược lại nếu biết:

+ Tổng 2 loại nu = \(\frac{N}{2}\)hoặc bằng 50% thì 2 loại nu đó phải khác nhóm bổ sung.

+ Tổng  2 loại nu \( \ne \frac{N}{2}\) hoặc khác 50% thì 2 loại nu đó phải cùng nhóm bổ sung.

3. Tổng số nu của ADN (N)

Tổng số nu của ADN là tổng số của 4 loại nu A + T + G + X . Nhưng theo nguyên tắc bổ sung (NTBS) A = T, G =X . Vì vậy, tổng số nu của ADN được tính là:

N = 2A + 2G  = 2T + 2X  hay   N = 2( A+ G)

Do đó A + G  =  \(\frac{N}{2}\)   hoặc  %A + %G = 50%

4. Tính số chu kì xoắn (C)

Một chu kì xoắn gồm 10 cặp nu  = 20 nu. Khi biết tổng số nu (N) của ADN:

N = C x 20       =>     C = \(\frac{N}{{20}}\)

5. Tính khối lượng phân tử ADN (M):

Một nu có khối lượng trung bình là 300 đvc. Khi biết tổng số nu suy ra:

M = N x 300 đvc

6. Tính chiều dài của phân tử ADN (L):

Phân tử ADN là 1 chuỗi gồm 2 mạch đơn chạy song song và xoắn đều đặn quanh 1 trục. Vì vậy, chiều dài của ADN là chiều dài của 1 mạch và bằng chiều dài trục của nó. Mỗi mạch có \(\frac{N}{{2}}\) nuclêôtit, độ dài của 1 nu là 3,4 A0

L = \(\frac{N}{{2}}\). 3,4A0

Đơn vị thường dùng :          1 micrômet  = 10 4  angstron ( A0 )

                                              1 micrômet = 10nanômet ( nm)

                                              1 mm = 103 micrômet  = 106 nm  = 107 A0

B. PHẦN CƠ CHẾ TỰ NHÂN ĐÔI CỦA ADN

I. Tính số nuclêôtit tự do cần dùng

1. Qua 1 lần tự nhân đôi (tự sao, tái sinh, tái bản)

Khi ADN tự nhân đôi hoàn toàn 2 mạch đều liên kết các nu tự do theo NTBS: AADN  nối với TTự do và ngược lại; GADN nối với XTự do và ngược lại. Vì vây số nu tự do mỗi loại cần dùng bằng số nu mà loại nó bổ sung.

Atd =Ttd = A = T;                  Gtd = Xtd = G = X

- Số nu tự do cần dùng bằng số nu của ADN

Ntd = N

2. Qua nhiều đợt tự nhân đôi (x đợt)

a. Tính số ADN con

- 1 ADN mẹ qua 1 đợt tự nhân đôi tạo 2 = 2ADN con

- 1 ADN mẹ qua 2 đợt tự nhân đôi tạo 4 = 2ADN con

- 1 ADN mẹ qua 3 đợt tự nhân đôi tạo 8 = 2ADN con

- 1 ADN mẹ qua x đợt tự nhân đôi tạo 2ADN con

Vậy:                          Tổng số ADN con = 2x

- Dù ở đợt tự nhân đôi nào, trong số ADN con tạo ra từ 1 ADN ban đầu, vẫn có 2 ADN con mà mỗi ADN con này có chứa 1 mạch cũ của ADN mẹ. Vì vậy số ADN con còn lại là có cả 2 mạch cấu thành hoàn toàn từ nu mới của môi trường nội bào.

Số ADN con có 2 mạch đều mới = 2– 2

b. Tính số nu tự do cần dùng

- Số nu tự do cần dùng thì ADN trải qua x đợt tự nhân đôi bằng tổng số nu sau cùng có trong các ADN con trừ số nu ban đầu của ADN mẹ.

+ Tổng số nu sau cùng trong trong các ADN con: N.2x

+ Số nu ban đầu của ADN mẹ: N

Vì vậy tổng số nu tự do cần dùng cho 1 ADN qua x đợt tự nhân đôi:

\(\sum N \)td = N.2– N = N(2X -1)

- Số nu tự do mỗi loại cần dùng là:

                                     \(\sum A \)td = \(\sum T\) td   =  A(2X -1)

                                     \(\sum G \)td =  \(\sum X \)td  = G( 2X -1)

+ Nếu tính số nu tự do của ADN con mà có 2 mạch hoàn toàn mới:

                                  \(\sum N \)td hoàn toàn mới  = N(2X - 2)

                                  \(\sum A \)td  hoàn toàn  mới =  \(\sum T \)td   =  A(2X -2)

                                   \(\sum G \)td hoàn toàn mới  =  \(\sum X \)td  = G(2X -2)

 

---- Còn tiếp ----

 

C. PHẦN CẤU TRÚC ARN

I. Tính số Rubônuclêôtit của ARN

- ARN thường gồm 4 loại ribônu: A, U, G, X và được tổng hợp từ 1 mạch gốc ADN theo NTBS. Vì vậy số ribônu của ARN bằng số nu 1 mạch của AND.

rN  = rA + rU  + rG + rX = \(\frac{N}{2}\)

- Trong ARN A và U cũng như G và X không liên kết bổ sung nên không nhất thiết phải bằng nhau. Sự bổ sung chỉ có giữa A, U, G, X của ARN lần lượt với T, A, X, G của mạch gốc ADN. Vì vậy số ribônu mỗi loại của ARN bằng số nu bổ sung ở mạch gốc AND.

rA = Tgốc          ; rU =  Agốc

rG  = Xgốc        ; rX  =  Ggốc

* Chú ý: Ngược lại, số lượng và tỉ lệ % từng loại nu của ADN được tính như sau:

+ Số lượng:                           A = T =  rA  + rU

                                              G = X = rG  + rX

+ Tỉ lệ %:                             % A  = %T = \(\frac{{\% rA + \% rU}}{2}\)

                                              %G = % X \(\frac{{\% rG + \% rX}}{2}\)

 

---- Còn tiếp ----

 

D. PHẦN CƠ CHẾ TỔNG HỢP ARN

I. TÍNH SỐ RIBÔNUCLÊOTIT TỰ DO CẦN DÙNG.

1. Qua 1 lần sao mã:

Khi tổng hợp ARN, chỉ mạch gốc của ADN làm khuôn mẫu liên các ribônu tự do theo NTBS:

                         AADN nối  UARN     ;             TADN nối  AARN  

                         GADN nối XARN      ;  XADN nối  GARN  

Vì vậy:

+ Số ribônu tự do mỗi loại cần dùng bằng số nu loại mà nó bổ sung trên mạch gốc của ADN

                         rAtd = Tgốc   ;           rUtd = Agốc

                         rGtd = Xgốc    ;                 rXtd = Ggốc

 + Số ribônu tự do các loại cần dùng bằng số nu của 1 mạch ADN

rNtd  = \(\frac{N}{2}\)

2. Qua nhiều lần sao mã (k lần)

Mỗi lần sao mã tạo nên 1 phân tử ARN nên số phân tử ARN sinh ra từ 1 gen bằng số lần sao mã của gen đó.

Số phân tử ARN = Số lần sao mã  = K

+ Số ribônu tự do cần dùng là số ribônu cấu thành các phân tử ARN. Vì vậy qua K lần sao mã tạo thành các phân tử ARN thì tổng số ribônu tự do cần dùng là:

\(\sum {} \)rNtd  = K.rN

+ Suy luận tương tự, số ribônu tự do mỗi loại cần dùng là:

\(\sum {} \)rAtd  = K. rA = K . Tgốc    \(\sum {} \)rUtd  = K. rU = K . Agốc

  \(\sum {} \)rGtd  = K. rG = K . Xgốc    \(\sum {} \)rXtd  = K. rX = K . Ggốc

* Chú ý: Khi biết số ribônu tự do cần dùng của 1 loại:

+ Muốn xác định mạch khuôn mẫu và số lần sao mã  thì chia số ribônu đó cho số nu loại bổ sung ở mạch 1 và mạch 2 của ADN => Số lần sao mã phải là ước số giữa số ribbônu đó và số nu loại bổ sung ở mạch khuôn mẫu.

+ Trong trường hợp căn cứ vào 1 loại ribônu tự do cần dùng mà chưa đủ xác định mạch gốc, cần có số ribônu tự do loại khác thì số lần sao mã phải là ước số chung giữa số ribônu tự do mỗi loại cần dùng với số nu loại bổ sung của mạch gốc. 

 

---- Còn tiếp ----

 

E. PHẦN CẤU TRÚC PRÔTÊIN

I. TÍNH SỐ BỘ BA MẬT MÃ - SỐ AXIT AMIN

- Cứ 3 nu kế tiếp nhau trên mạch gốc của gen hợp thành 1 bộ ba mã gốc, 3 ribônu kế tiếp của mạch ARN thông tin (mARN) hợp thành 1 bộ ba mã sao. Vì số ribônu của mARN bằng với số nu của mạch gốc, nên số bộ ba mã gốc trong gen bằng số bộ ba mã sao trong mARN.

Số bộ ba mật mã  = \(\frac{N}{{2.3}}\) = \(\frac{{rN}}{3}\)

- Trong mạch gốc của gen cũng như trong số mã sao của mARN thì có 1 bộ ba mã kết thúc không mã hoá a.amin. Các bộ ba còn lại có mã hoá a.amin

Số bộ ba có mã hoá a.amin (a.amin chuỗi  polipeptit) = \(\frac{N}{{2.3}}\) - 1  = \(\frac{{rN}}{3}\) - 1

- Ngoài mã kết thúc không mã hóa a.amin, mã mở đầu tuy có mã hóa a.amin, nhưng a. amin này bị cắt bỏ không tham gia vào cấu trúc prôtêin.   

Số a.amin của phân tử prôtêin (a.amin prô hoàn chỉnh) = \(\frac{N}{{2.3}}\) - 2  = \(\frac{{rN}}{3}\) - 2

II. TÍNH SỐ LIÊN KẾT PEPTIT

- Số liên kết peptit hình thành = số phân tử H2O tạo ra.

- Hai a.amin nối nhau bằng 1 liên kết péptit, 3 a.amin có 2 liên kết peptit...chuỗi polipeptit có m là a.amin thì số liên kết peptit là:

Số liên kết peptit = m -1

-----

 -(Để xem nội dung tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là trích đoạn 1 phần nội dung tài liệu Hệ thống kiến thức về (ADN-ARN-PRÔTÊIN) môn Sinh học 9. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF