YOMEDIA

Giải bài tập chủ đề Phát Sinh Giao Tử Và Thụ Tinh môn Sinh học 9 năm 2021

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em học sinh lớp 9 có thêm tài liệu học tập, rèn luyện kĩ năng làm bài tập HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Cách giải bài tập chủ đề Phát Sinh Giao Tử Và Thụ Tinh môn Sinh học 9 năm 2021 có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

ADSENSE

CÁCH GIẢI BÀI TẬP CHỦ ĐỀ PHÁT SINH GIAO TỬ VÀ THỤ TINH MÔN SINH HỌC 9 NĂM 2021

 

I. PHÁT SINH GIAO TỬ VÀ THỤ TINH

1. Sự phát sinh giao tử

- Giao tử là tế bào sinh dục có chứa bộ NST đơn bội (n), được hình thành từ quá trình giảm phân của tế bào sinh giao tử (2n) có khả năng thụ tinh tạo ra hợp tử.

-Sự hình thành giao tử ở động vật và thực vật khác nhau.

-Quá trình phát sinh giao tử cái (trứng) và giao tử đực (tinh trùng) ở động vật

*Giống nhau:

+Các tế bào mầm đều thực hiện nguyên phân liên tiếp nhiều lần

+Noãn bào bậc 1 và tinh bào bậc 1 đều thực hiện giảm phân để tạo giao tử

*Khác nhau:

Phát sinh giao tử cái

Phát sinh giao tử đực

-Noãn bào bậc 1-> Giảm phân 1->thể cực thứ nhất (nhỏ) và noãn bào bậc 2 lớn

-Noãn bào bậc 2 -> Giảm phân 2->thể cực thứ 2 (nhỏ) và một tế bào trứng (lớn)

-Kết quả:Mỗi noãn bào bậc 1, qua giảm phân cho 3 thể cực (n) và 1 tb trứng(n)

-Tinh bào bậc 1->Giảm phân 1-> 2 tinh bào bậc 2

-Mỗi tinh bào bậc 2->Giảm phân 2-> 2 tinh tử->tinh trùng

-Kết quả:Mỗi tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho 4 tinh trùng

2. Thụ tinh

-Khái niệm :Là sự kết hợp ngẫu nhiên giữa 1 giao tử đực và 1 giao tử cái để tạo thành hợp tử.

- Bản chất là sự kết hợp của 2 bộ nhân đơn bội (n) trong giao tử tạo ra bộ nhân lưỡng bội (2n) có nguồn gốc từ bố mẹ ở hợp tử.

3. Ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh

-Giảm phân tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc và sự kết hợp trong thụ tinh đã tạo ra các hợp tử mang những tổ hợp khác nhau-> tạo nguồn biến dị cho chọn giống và tiến hóa.

- Thụ tinh khôi phục lại bộ NST lưỡng bội của loài-> duy trì ổn định bộ NST đặc trưng qua các thế hệ cơ thể.

-Do đó người ta thường dùng phương pháp lai hữu tính để tạo ra nhiều biến dị tổ hợp nhằm phục vụ cho công tác chọn giống.

Chú ý:

-Sự phát sinh giao tử trải qua 3 vùng là vùng sinh sản tế bào ( các tb nguyên phân), vùng sinh trưởng ( các tb lớn lên), vùng chín (các tb giảm phân)

4. Các công thức cơ bản:

Xét 1 tế bào sinh dục chín 2n giảm phân:

          1. Số tế bào con được tạo ra: 4

          2. Số giao tử (n) tạo ra là:

          - 1 TBSD đực (2n)  à 4 giao tư đực (n)

          - 1 TBSD cái (2n)  à 1 giao tư cái (n) + 3 thể định hướng (n).

          3. Số loại giao tử:

          - Không có trao đổi chéo: 2n

          - Có trao đổi chéo            : 2n+m  

          4. Số cách sắp xếp của NST ở kì giữa 1    :   2n-1

          5. Số cách phân li của NST kép ở kì sau 1:   2n-1

          6. Số kiểu tổ hợp NST kép ở kì cuối 1      :    2n

          7. Số NST đơn mới tương đương môi trường phải cung cấp : 2n

 

II. CƠ CHẾ XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH

1. NST giới tính

-Trong tế bào lưỡng bội của loài tồn tại 2 loại NST là: NST thường và NST giới tính.

-NST giới tính là loại NST có chứa gen quy định giới tính và các gen khác.

-NST thường và NST giới tính có sự khác nhau:

Đặc điểm so sánh

NST thường

NST giới tính

Số lượng

Số lượng nhiều hơn và giống nhau ở cá thể đực và cái

Chỉ có 1 cặp và khác nhau ở cá thể đực và cái.

Giới đực XY; giới cái XX(ở đa số các loài động vật)

Ở một số loài như châu chấu, bướm, chim, ếch nhái, bò sát, giới đực XX; giới cái XY.

Đặc điểm

Luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng

Tồn tại thành từng cặp tương đồng (XX)-giới đồng giao tử hoặc không tương đồng (XY)-giới dị giao tử

Chức năng

Mang gen quy định tính trạng thường của cơ thể

Mang gen quy định tính trạng giới tính và gen quy định tính trạng thường(nếu có)

 

2. Cơ chế xác định giới tính

- Là sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và được tổ hợp lại qua quá trình thụ tinh.

-Ở đa số loài giao phối, giới tính được xác định trong quá trình thụ tinh , VD: người.

-Cơ thể mẹ giảm phân cho ra 1 loại trứng mang NST 22A + X và 3 thể cực-> giới đồng giao tử.

-Cơ thể bố giảm phân cho ra 4 tinh trùng thuộc 2 loại là: NST 22A + X và NST 22A + Y-> giới dị giao tử.

-Giao tử X của mẹ kết hợp với giao tử (X và Y) của bố tạo ra hợp tử: XX (con gái) và XY (con trai) với tỉ lệ xấp xỉ 1:1-> giúp cân bằng giới tính trong tự nhiên.

-> tỉ lệ này nghiệm đúng khi số lượng cá thể đủ lớn và quá trình thụ tinh giữa các tinh trùng và trứng diễn ra hoàn toàn ngẫu nhiên.

- Nghiên cứu trên người cho thấy tỉ lệ trai/gái khác nhau ở các giai đoạn: Bào thai= 1,14; 10t=1,01; tuổi già=0,91

3. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phân hóa giới tính

-Nhân tố bên trong: Hoocmon sinh dục nếu tác động sớm có thể biến đổi giới tính…

-Nhân tố bên ngoài:Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng đều có thể làm thay đổi giới tính

-Người ta đã ứng dụng di truyền giới tính vào các lĩnh vực sản xuất , đặc biệt là việc điều khiển tỉ lệ đực / cái trong lĩnh vực chăn nuôi.

VD ở loài rùa trứng được ủ ở nhiệt độ >28 0C-> nở thành con đực; trên 320C-> nở thành con cái.

 

III. BÀI TẬP

  1. Tự Luận

Câu 1: So sánh Quá trình phát sinh giao tử ở động vật giữa giống đực và cái?

Trả lời

a. Giống nhau:

   - Các tế bào mầm (noãn nguyên bào, tinh nguyên bào) đều thực hiện nguyên phân liên tiếp nhiều lần.

   - Noãn bào bậc 1 và tinh bào bậc 1 đều thực hiện giảm phân để cho ra giao tử.

   b. Khác nhau

Phát sinh giao tử cái

Phát sinh giao tử đực

- Noãn bào bậc 1 qua giảm phân I cho thể cực thứ 1 (kích thước nhỏ) và noãn bào bậc 2 (kích thước lớn).

- Noãn bào bậc 2 qua giảm phân II cho 1 thể cực thứ 2 (kích thước nhỏ) và 1 tế bào trứng (kích thước lớn), chỉ có 1 tế bào trứng tham gia quá trình thụ tinh.

- Kết quả: Từ 1 noãn bậc 1 giảm phân cho 3 thể cực và 1 tế bào trứng (n NST).

- Tinh bào bậc 1 qua giảm phân I cho 2 tinh bào bậc 2.

- Mỗi tinh bào bậc 2 qua giảm phân cho 2 tinh tử, các tinh tử phát triển thành tinh trùng, đều tham gia quá trình thụ tinh.

- Kết quả: Từ 1 tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho 4 tinh trùng (n NST).

 

 

Câu 2: Quá trình thụ tinh là gì? Ý nghĩa của quá trình thụ tinh?

Trả lời

   - Thụ tinh là quá trình một giao tử đực và một giao tử cái kết hợp với nhau tạo thành hợp tử.

   - Thực chất của sự thụ tinh là sự kết hợp 2 bộ nhân đơn bội hay tổ hợp 2 bộ NST của 2 giao tử đực và cái, tạo thành bộ nhân lưỡng bội ở hợp tử có nguồn gốc từ bố và mẹ.

   Ý nghĩa:

   - Góp phần duy trì tính ổn định của bộ NST qua các thế hệ con.

   - Nhờ sự tổ hợp tự do của các giao tử trong thụ tinh mà tạo ra các biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá.

 

Câu 3: Một tế bào sinh dục sơ khai Ruồi giấm (2n = 8) nguyên phân 4 lần liên tiếp. Các tế bào con sinh ra đều tham gia giảm phân tạo tinh trùng.

a) Xác định số tinh trùng tạo ra?

b) Số nhiễm sắc thể có trong các tinh trùng là bao nhiêu?

Trả lời

a. Xác định số tinh trùng tạo ra

   Mỗi tế bào sinh tinh sau khi giảm phân đều cho 4 tinh trùng.

   Số tế bào sinh tinh là: 24 = 16 (tế bào)

   Số tinh trùng được tạo ra là: 16 x 4 = 64 (tinh trùng)

   b. Số NST có trong các tinh trùng

   Bộ NST lưỡng bội của loài 2n = 8, trong các giao tử bộ NST là bộ đơn bội n = 4.

   Số NST trong các tinh trùng là: 64 x 4 = 256 (NST)

 

2. Trắc Nghiệm

Câu 1: Giao tử là:

   A. Tế bào dinh dục đơn bội.

   B. Được tạo từ sự giảm phân của tế bào sinh dục thời kì chín.

   C. Có khả năng tạo thụ tinh tạo ra hợp tử.

   D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 2: Trong quá trình tạo giao tử ở động vật, hoạt động của các tế bào mầm là:

   A. Nguyên phân

   B. Giảm phân

   C. Thụ tinh

   D. Nguyên phân và giảm phân

Câu 3: Từ một noãn bào bậc I trải qua quá trình giảm phân sẽ tạo ra được:

   A. 1 trứng và 3 thể cực

   B. 4 trứng

   C. 3 trứng và 1 thể cực

   D. 4 thể cực

Câu 4: Nội dung nào sau đây sai?

   A. Mỗi tinh trùng kết hợp với một trứng tạo ra một hợp tử.

   B. Thụ tinh là quá trình kết hợp bộ NST đơn bội của giao tử đực với giao tử cái để phục hồi bộ NST lưỡng bội cho hợp tử.

  C. Thụ tinh là quá trình phối hợp yếu tố di truyền của bố và mẹ cho con.

   D. Các tinh trùng sinh ra qua giảm phân đều thụ với trứng tạo hợp tử.

Câu 5: Có một tế bào sinh dục sơ khai cái nguyên phân 6 lần. Tất cả tế bào con đều trở thành tế bào sinh trứng. Các trứng tạo ra đều tham gia thụ tinh. Biết hiệu suất thụ tinh của trứng bằng 18,75% và của tinh trùng là 6,25%. Số hợp tử được tạo thành và số tế bào giao tử đực tham gia thụ tinh là:

   A. 10 và 192.

   B. 8 và 128.

   C. 4 và 64.

   D. 12 và 192.

Câu 6: Một loài có bộ NST 2n=36. Một tế bào sinh dục chín của thể đột biến một nhiễm kép tiến hành giảm phân. Nếu các cặp NST đều phân li bình thường thì ở kì sau của giảm phân I, trong tế bào có bao nhiêu NST?

   A. 38.

   B. 34.

   C. 68.

   D. 36.

Câu 7: Ở một loài động vật (2n=40). Có 5 tế bào sinh dục chín thực hiện quá trình giảm phân. Số nhiễm sắc thể có trong tất cả các tế bào con sau giảm phân là:

   A. 300.

   B. 200.

   C. 100.

   D. 400.

Câu 8: Ở ruồi giấm(2n=8). Một tế bào sinh trứng thực hiện quá trình giảm phân tạo giao tử. Cho các nhận xét sau

(1). Ở kì giữa của quá trình giảm phân I có 8 nhiễm sắc thể kép.

(2). Ở kì sau của quá trình giảm phân I có 16 crômatit.

(3). Ở kì sau của quá trình giảm phân I có 16 tâm động.

(4). Ở kì cuối của quá trình giảm phân I, lúc tế bào đang phân chia có 16 nhiễm sắc thể đơn.

(5). Ở kì đầu của quá trình giảm phân II, mỗi tế bào con có chứa 8 nhiễm sắc thể kép.

(6). Ở kì giữa của quá trình giảm phân II, mỗi tế bào con có chứa 16 crômatit.

(7). Ở kì sau của quá trình giảm phân II, mỗi tế bào con có chứa 8 tâm động.

Số ý đúng là:

   A. 3.

   B. 4.

   C. 5.

   D. 6

Câu 9: Trong 1 tế bào sinh dục của1 loài đang ở kỳ giữa I , người ta đếm có tất cả 16 crômatit. tên của loài nói trên là :

   A. Đậu Hà Lan

   B. Ruồi giấm

   C. Bắp

   D. Củ cải

Câu 10: Số tinh trùng được tạo ra nếu so với số tế bào sinh tinh thì :

   A. Bằng nhau

   B. Bằng 2 lần

   C. Bằng 4 lần

   D. Giảm một nửa

Dùng thông tin sau để trả lời các câu hỏi từ 11, 12

Có 1 số trứng và một số tinh trùng tham gia thụ tinh, biết hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 6,25%. Hiệu suất thụ tinh của trứng là 50%. Có 20 hợp tử được tạo thành.

Câu 11: Số trứng và tinh trùng được thụ tinh là:

   A. 20.

   B. 50.

   C. 320.

   D. 40.

Câu 12: Số tế bào sinh tinh là

   A. 320

   B. 160.

   C. 80.

   D. 40.

Dùng thông tin sau để trả lời các câu hỏi từ 13 đến 15

Gọi a là số tế bào tham gia quá trình giảm phân và 2n là số NST trong bộ NST lưỡng bội của loài

Câu 13: Nếu số tế bào trên là các tinh bào bậc 1 thì số tinh trùng sinh ra và số NST đơn môi trường cần phải cung cấp lần lượt là:

   A. a và a.2n

   B. 4a và a.2n

   C. 3a và a.2n

   D. 4a và 4.an

Câu 14: Nếu là các noãn bào bậc 1 thì số trứng sinh ra và số NST môi trường cần cung cấp lần lượt là:

   A. a và 4.an

   B. a và a.2n

   C. 2a và 4.an

   D. 4a và a.2n

Câu 15: Số thoi phân bào xuất hiện và bị phá huỷ

   A. 0 và 3a

   B. 3a và 0

   C. 3a và 3a

   D. 3a và a

Câu 16: Có 3 tế bào sinh trứng tham gia giảm phân số thể định hướng đã tiêu biến là

   A. 12.

   B. 3.

   C. 9.

   D. 1.

Câu 17: Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 20. Khi 10 tế bào sinh trứng tham gia giảm phân, các trứng sinh ra đều thụ tinh và đã tạo ra 2 hợp tử. Số lượng nhiễm sắc thể bị tiêu biến trong quá trình tạo trứng và trong các trứng thụ tinh là bao nhiêu?

   A. 380.

   B. 760.

   C. 230.

   D. 460.

Câu 18: Quá trình hình thành giao tử từ 7 tế bào sinh tinh đã hình thành và phá huỷ bao nhiêu thoi phân bào?

   A. 7.

   B. 14.

   C. 21.

   D. 28.

Câu 19: Ở một loài, giả sử một lần thụ tinh có 100000 tinh trùng tham gia. Cá thể cái sau thụ tinh đẻ được 15 con với tỉ lệ sống của các hợp tử là 60%. Xác định số hợp tử được tạo thành.

   A. 100000.

   B. 25.

   C. 100002.

   D. 15.

Câu 20: Một thỏ cái đã sử dụng 12 tế bào sinh trứng phục vụ cho quá trình thụ tinh nhưng chỉ có 50% trứng được thụ tinh. Tham gia vào quá trình này còn có 48 tinh trùng. Tính số hợp tử tạo thành.

   A. 24.

   B. 48.

   C. 12.

   D. 6.

Đáp án

1. D

5. D

9. B

13. B

17. A

2. A

6. B

10. C

14. B

18. C

3. A

7. D

11. A

15. C

19. B

4. D

8. A

12. C

16. C

20. A

 

-----

 -(Để xem nội dung tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Giải bài tập chủ đề Phát Sinh Giao Tử Và Thụ Tinh môn Sinh học 9 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF