Kì thi HKII là một kì thi quan trọng có vai trò kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học sinh trong cả một học kì, vì vậy để giúp các em học sinh có thêm tài liệu học tập, rèn luyện chuẩn bị cho kì thi sắp tới, HOC247 đã biên soạn, tổng hợp nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK2 môn Sinh Học 9 năm 2021-2022 giúp các em học tập rèn luyện tốt hơn. Mời các em cùng quý thầy cô tham khảo học tập.
A. Lý Thuyết
I. MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA SINH VẬT
- Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật.
- Có 4 loại môi trường sống của sinh vật:
+ Môi trường nước: nước mặn, nước ngọt, nước lợ …
+ Môi trường trong đất: đất cát, đất sét, đất đá, sỏi … trong đó có sinh vật sống.
+ Môi trường đất – không khí (môi trường trên cạn): đất đồi núi, đất đồng bằng … bầu khí quyển bao quanh trái đất
+ Môi trường sinh vật: động vật, thực vật, con người … là nơi sống cho các sinh vật khác
II. CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI CỦA MÔI TRƯỜNG
- Nhân tố sinh thái là các yếu tố của môi trường tác động đến sinh vật
- Nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm:
Nhân tố sinh thái vô sinh (không sống): không khí, độ ẩm, ánh sáng …
Nhân tố sinh thái hữu sinh (sống) được chia thành 2 nhóm: các sinh vật: cây xanh, sinh vật kí sinh, cộng sinh…; nhân tố con người có các tác động tiêu cực (săn bắn, đốt phá rừng) và tác động tích cực (cải tạo, nuôi dưỡng, lai ghép).
- Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái tới sinh vật tùy thuộc vào mức độ tác động của chúng, từng môi trường và thời gian tác động.
III. GIỚI HẠN SINH THÁI
- Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.
IV. ẢNH HưỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT
1. Ánh sáng
- Ánh sáng có ảnh hưởng tới đời sống thực vật, làm thay đổi đặc điểm hình thái, sinh lí của thực vật.
- Thực vật được chia thành 2 nhóm khác nhau tùy thuộc vào khả năng thích nghi với điều kiện chiếu sáng: ưa sáng và ưa bóng.
- Giúp động vật định hướng được trong không gian: chim di cư có thể bay xa hàng nghìn kilomet
- Ảnh hưởng đến hoạt động, sinh trưởng, sinh sản: nhiều loài thú hoạt động ban ngày: bò, trâu, dê, cừu … nhiều loài hoạt động ban đêm: chồn, cáo, sóc… Mùa xuân và mùa hè có ngày dài là thời gian sinh sản của nhiều loài chim, mùa xuân những ngày thiếu sáng cá chép vẫn có thể đẻ trứng vào thời gian sớm hơn trong mùa nếu cường độ chiếu sáng mạnh
- Người ta chia động vật thành 2 nhóm:
+ Động vật ưa sáng: những động vật hoạt động ban ngày. Ví dụ: 1 số loài thú như trâu, bò, cừu, dê, … 1 số loài chim như: khướu, chào mào, chích chòe …
+ Động vật ưa tối: gồm những động vật hoạt động vào ban đêm, sống trong hang, trong đất hay ở vùng nước sâu như đáy biển. Ví dụ: 1 số loài động vật như: chồn, sóc, cáo … 1 số loài chim như: vạc, sếu, cú mèo …
2. Nhiệt độ
- Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lý, tập tính của sinh vật.
- Đa số các sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ từ 0 – 50 độ C. Ở thực vật, cây chỉ quang hợp và hô hấp ở nhiệt độ từ 2 – 30 độ C. Nhiệt độ trên 40 độ C và dưới 0 độ C cây ngừng quang hợp và hô hấp.
3. Độ ẩm
- Độ ẩm không khí và độ ẩm của đất ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
V. QUAN HỆ CÙNG LOÀI
- Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau, hình thành nên nhóm cá thể.
- Trong một nhóm cá thể, chúng có mối quan hệ hỗ trợ hoặc cạnh tranh nhau.
+ Chúng hỗ trợ nhau trong việc trống lại kẻ thù, di cư, tìm kiếm thức ăn, chống chọi với môi trường…
+ Tuy nhiên, khi gặp điều kiện bất lợi (thiếu thức ăn, nơi ở, số lượng cá thể tăng quá cao…) các cá thể trong nhóm sẽ cạnh tranh lẫn nhau
VI. QUAN HỆ KHÁC LOÀI
- Các sinh vật khác loài có mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối địch nhau
QUẦN THỂ SINH VẬT
+ Quần thể sinh vật là: tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong 1 khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định, những cá thể trong loài có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
+ Ví dụ:Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam.
NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ
1. Tỉ lệ giới tính
- Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực/cá thể cái. Tỉ lệ này có quan hệ mật thiết đến sức sinh sản của quần thể.
- Đa số động vật, tỉ lệ đực/cái ở giai đoạn trứng hoặc con non là 1 : 1
- Tỷ lệ giới tính thay đổi phụ thuộc vào: đặc điểm di truyền, điều kiện môi trường…
+ Vào mùa sinh sản, thằn lằn và rắn có số lượng cá thể cái cao hơn số lượng cá thể đực, sau mùa sinh sản số lượng lại bằng nhau.
+ Ở một số loài rùa trứng được ủ ở nhiệt độ < 280C sẽ nở thành con đực, nếu ủ ở nhiệt độ > 320C sẽ nở thành con cái..
2. Thành phần nhóm tuổi
- Quần thể có 3 nhóm tuổi chính: nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản. Mỗi nhóm tuổi có ý nghĩa sinh thái khác nhau.
- Thành phần các nhóm tuổi của các cá thể trong quần thể được thể hiện bằng các tháp tuổi.
+ Tháp tuổi bao gồm nhiều hình thang (hình chữ nhật) xếp chồng lên nhau.
+ Có 3 dạng tháp tuổi:
Tháp phát triển: Nhóm tuổi trước sinh sản > nhóm tuổi sau sinh sản → chủ yếu làm tăng nhanh khối lượng và kích thước của quần thể.
Tháp ổn định: Nhóm tuổi trước sinh sản = nhóm tuổi sinh sản → quần thể ở mức cân bằng ổn định.
Tháp giảm sút: nhóm tuổi trước sinh sản < nhóm tuổi sau sinh sản → quần thể có thể đi tới suy giảm hoặc diệt vong.
- Mục đích: có kế hoạch phát triển quần thể hợp lí và các biện pháp bảo tồn.
3. Mật độ cá thể của quần thể
- Mật độ của quần thể là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích.
- Ví dụ:
- Mật độ cá thể của quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào: chu kì sống của sinh vật, nguồn thức ăn của quần thể, biến động bất thường của điều kiện sống: lụt lội, cháy rừng, dịch bệnh, hạn hán…
- Trong nông nghiệp cần có biện pháp kĩ thuật giữ mật độ quần thể thích hợp là: trồng số lượng hợp lí, loại bỏ cá thể yếu trong đàn, cung cấp đầy đủ thức ăn…
- Mật độ là đặc trưng quan trọng nhất vì: mật độ quyết định các đặc trưng khác và ảnh hưởng tới mức sử dụng nguồn sống, tần số gặp nhau giữa con đực và con cái, sức sinh sản và tử vong, trạng thái cân bằng của quần thể, các mối quan hệ sinh thái khác để quần thể tồn tại và phát triển.
ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG TỚI QUẦN THỂ SINH VẬT
- Các điều kiện sống của môi trường như khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn thức ăn, nơi ở … thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi số lượng cá thể của quần thể.
- Số lượng cá thể tăng khi môi trường sống có khí hậu phù hợp, nguồn thức ăn dồi dào và nơi ở rộng rãi… khi số lượng cá thể tăng lên quá cao, nguồn thức ăn trở nên han khiếm, thiếu nơi ở và nơi sinh sản nhiều cá thể bị chết → mật độ cá thể giảm xuống → mật độ cá thể được điều chỉnh trở về mức cân bằng
VII. QUẦN THỂ NGƯỜI
SỰ KHÁC NHAU GIỮA QUẦN THỂ NGƯỜI VỚI CÁC QUẦN THỂ SINH VẬT KHÁC
+ Quần thể người và quần thể sinh vật có những đặc điểm giống nhau: giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh sản và tử vong.
+ Tuy nhiên, quần thể người còn có những đặc điểm khác mà quần thể sinh vật không có: pháp luật, kinh tế, hôn nhân, giáo dục, văn hóa, xã hội.
- Con người có những đặc điểm khác với quần thể sinh vật khác vì: con người có lao động và tư duy, có khả năng điều chỉnh đặc điểm sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên.
ĐẶC TRƯNG VỀ THÀNH PHẦN NHÓM TUỔI CỦA MỖI QUẦN THỂ NGƯỜI
- Người ta chia dân số thành nhiều nhóm tuổi khác nhau:
+ Nhóm tuổi trước sinh sản: từ sơ sinh đến dưới 15 tuổi.
+ Nhóm tuổi sinh sản và lao động: 15 – 64 tuổi.
+ Nhóm tuổi hết khả năng lao động nặng: từ 65 tuổi trở lên.
- Có 3 dạng tháp tuổi:
Nếu nước có đông trẻ em dưới 15 tuổi (chiếm 30% dân số), số lượng người già không nhiều (<10% dân số), tuổi thọ trung bình thấp được xếp vào nước có dân số trẻ.
Nếu nước có ít trẻ em dưới 15 tuổi (<30% dân số), số lượng người già tương đối nhiều (>10% dân số), tuổi thọ trung bình cao được xếp vào nước có dân số già.
- Ý nghĩa: khi nghiên cứu tháp tuổi để có kế hoạch điều chỉnh mức tăng giảm dân số.
---- Còn tiếp -----
B. Bài Tập
Câu 1: Môi trường là gì? Có mấy loại môi trường?
Môi trường là nơi sống của sinh vật bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng
Có 4 loại môi trường phổ biến: môi trường trong đất, môi trường nước, môi trường trên mặt đất – không khí và môi trường sinh vật.
Câu 2: Nhân tố sinh thái là gì? Có những nhóm nhân tố sinh thái nào? Vai trò của các nhóm nhân tố sinh thái?
- Nhân tố sinh thái là các yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật.
- Có 2 nhóm sinh thái chủ yếu:
Nhân tố vô sinh: bao gồm tất cả những yếu tố không sống của thiên nhiên có ảnh hưởng đến cơ thể sinh vật như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,...
Nhân tố hữu sinh: bao gồm nhân tố sinh thái con người và nhân tố sinh thái các sinh vật khác, có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến cơ thể sinh vật.
Vai trò: Mỗi nhân tố sinh thái tác động lên cơ thể sinh vật đều theo giới hạn chịu đựng cho từng cơ thể (bao gồm giới hạn dưới, giới hạn trên và điểm cực thuận). Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái tới sinh vật phụ thuộc vào mức độ tác động của chúng.
Câu 3: Thế nào là giới hạn sinh thái? Vì sao ở nước ta, cá chép lại sống được nhiều vùng khác nhau hơn cá rô phi?
- Giới hạn sinh thái: giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định gọi là giới hạn sinh thái.
- Cá chép sống được nhiều vùng khác nhau hơn cá rô phi vì cá chép có giới hạn sinh thái rộng hơn cá rô phi (giới hạn chịu nhiệt của cá chép là 2oC đến 44oC, của cá rô phi là 5oC đến 42oC)
Câu 4: Hãy giải thích vì sao các cành phía dưới của cây sống trong rừng lại sớm bị rụng.
Sở dĩ các cành phía dưới của cây sống trong rừng lại sớm bị rụng là vì: Cây mọc trong rừng có ánh sáng mặt trời chiếu vào các cành phía trên nhiều hơn các cành phía dưới. Khi lá cây bị thiếu ánh sáng thì khả năng quang hợp của lá cây yếu, tạo được ít chất hữu cơ, lượng chất hữu cơ tích lũy không đủ bù lượng tiêu hao do hô hấp và kèm theo khả năng lấy nước cũng kém, nên cành phía dưới bị khô dần và sớm rụng.
Câu 5: Các cá thể khác loài sống trong cùng một khu vực có những mối quan hệ nào? Ý nghĩa của các mối quan hệ đó?
Quan hệ |
Đặc điểm |
|
Hỗ trợ |
Cộng sinh |
Sự hợp tác cùng có lợi của các loài sinh vật |
Hội sinh |
Sự hợp tác giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi cũng không có hại. |
|
Đối địch |
Cạnh tranh |
Các sinh vật khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống khác của môi trường. Các loài kìm hãm sự phát triển của nhau |
Kí sinh, nửa kí sinh |
Sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy các chất dinh dưỡng, máu,...từ sinh vật đó. |
|
Sinh vật ăn sinh vật khác |
Gồm các trường hợp: động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật, thực vật ăn sâu bọ,... |
Câu 6: Các sinh vật cùng loài hỗ trợ và cạnh tranh nhau trong những điều kiện nào?
Hỗ trợ: Khi sinh vật sống với nhau thành nhóm trong môi trường hợp lí, có đủ diện tích (hay thể tích) và có đủ nguồn sống thì chúng hỗ trợ nhau để cùng tồn tại và phát triển. Khi có nguồn thức ăn dồi dào, điều kiện sống thích hợp, chúng sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, sức sinh sản cao làm tăng nhanh số lượng cá thể trong quần thể.
Cạnh tranh: Khi gặp điều kiện bất lợi, không đủ nguồn sống thì các cá thể cùng loài cạnh tranh nhau về thức ăn, nơi ở. Ngoài ra trong cuộc sống bầy đàn, các cá thể động vật còn cạnh tranh nhau trong quan hệ đực, cái.
Câu 7: Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ gì? Trong điều kiện nào hiện tượng tự tỉa diễn ra mạng mẽ?
Hiện tượng tự tỉa của các cành cây phía dưới là do chúng nhận được ít ánh sáng nên quang hợp kém, tổng hợp được ít chất hữu cơ, lượng chất hữu cơ tích lũy không đủ bù lại lượng tiêu hao do hô hấp. Thêm vào đó, khi cây quang hợp kém thì khả năng lấy nước của cây cũng kém nên những cành ở phía dưới sẽ khô héo và rụng.
Khi trồng cây quá dày, thiếu ánh sáng thì hiện tượng tự tỉa sẽ diễn ra mạnh mẽ.
Câu 8: Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh giữa các cá thể sinh vật để không làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng?
Trong trồng trọt: trồng cây với mật độ thích hợp, kết hợp tỉa thưa cây, chăm sóc đầy đủ, tạo điều kiện cho cây trồng phát triển tốt.
Trong chăn nuôi: Khi đàn quá đông và nhu cầu về nơi ăn, chỗ ở tở nên thiếu thốn, môi trường bị ô nhiễm ta cần tách đàn, cung cấp đầy đủ thức ăn cho chúng cùng với kết hợp vệ sinh môi trường sạch sẽ, tạo điều kiện cho vật nuôi phát triển tốt.
Câu 9: Quần thể là gì? Nêu những đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật.
Quần thể sinh vật là tập hơp những cá thể cùng loài sinh sống trong một không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
Những đặc trưng cơ bản của quần thể: tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, mật độ quần thể.
Câu 10: Hãy nêu thành phần các nhóm tuổi trong quần thể. Ý nghĩa của mỗi nhóm tuổi.
Các nhóm tuổi |
Ý nghĩa sinh thái |
Nhóm tuổi trước sinh sản |
Các cá thể lớn nhanh, do vậy nhóm này có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể |
Nhóm tuổi sinh sản |
Khả năng sinh sản của các cá thể quyết định mức sinh sản của quần thể |
Nhóm tuổi sau sinh sản |
Các cá thể không còn khả năng sinh sản nên không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể |
Câu 11: Điểm giống nhau và khác nhau giữa quần thể người và quần thể các sinh vật khác là gì? Tại sao?
- Giống nhau: đều có các đặc điểm: giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh sản và tử vong.
- Khác nhau: chỉ ở quần thể người mới có các đặc điểm: pháp luật, kinh tế, xã hội, hôn nhân, giáo dục và văn hóa.
- Sở dĩ có sự khác nhau đó là do con người có lao động ,tư duy, có trí thông minh, nên có khả năng tự điều chỉnh các đặc trưng sinh thái trong quần thể của mình, đồng thời có khả năng cải tạo thiên nhiên.
-(Để xem nội dung của tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-
Trên đây là trích đoạn một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK2 môn Sinh Học 9 năm 2021-2022. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.