Tài liệu Chuyên đề Môi Trường Sinh Vật môn Sinh Học 9, được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần phương pháp giải và bài tập chi tiết giúp các em học sinh lớp 9 có thêm tài liệu ôn tập rèn luyện kĩ năng bài tập. Hi vọng tài liệu sẽ có ích với các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt!
CHUYÊN ĐỀ MÔI TRƯỜNG SINH - VẬT MÔN SINH HỌC 9 NĂM 2021-2022
A. Phương pháp giải
I. Môi trường và các nhân tố sinh thái
1. Định nghĩa
- Môi trường sống của sinh vật bao gồm tất cả các yếu tố bao quanh sinh vật.
- Có 4 loại môi trường: môi trường nước; môi trường đất – không khí; môi trường trong đất; môi trường sinh vật.
- Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động đến sinh vật.
- Các nhân tố sinh thái có thể xếp thành 2 loại chính là các nhân tố vô sinh và các nhân tố hữu sinh; trong đó nhóm nhân tố hữu sinh lại chia thành nhân tố con người và nhân tố các sinh vật khác.
2. Giới hạn sinh thái
- Giới hạn sinh thái của sinh vật với một nhân tố sinh thái là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhân tố sinh thái đó.
- Ví dụ: giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam.
II. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên sinh vật
1. Ảnh hưởng của ánh sáng
a. Ảnh hưởng của ánh sáng đên thực vật
- Ánh sáng có ảnh hưởng lớn tới hình thái và hoạt động sinh lí của cây.
- Do cây có tính hướng sáng nên các cây mọc trong rừng thường có thân cao, thẳng, cành lá chỉ tập trung ở phần ngọn (hiện tượng tỉa cành tự nhiên) còn các cây mọc đơn ngoài sáng thường thấp, tán rộng.
- Tuỳ theo khả năng thích nghi với điều kiện chiếu sáng, thực vật chia thành 2 nhóm là nhóm cây ưa sáng và cây ưa bóng.
b. Ảnh hưởng của ánh sáng đến động vật.
- Ánh sáng ảnh hưởng đến đời sống động vật, tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển cho sinh vật trong không gian.
- Ánh sáng ảnh hưởng đến hoạt động, khả năng sinh trưởng và sinh sản của động vật.
- Có 2 nhóm động vật cơ bản: động vật ưa sáng và động vật ưa tối.
2 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến đời sống sinh vật
- Nhiệt độ của môi trường ảnh hưởng đến hình thái, hoạt động sinh lí của sinh vật.
- Sinh vật được chia thành sinh vật hằng nhiệt và sinh vật biến nhiệt.
- Đa số sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ từ 0 – 50oC. Tuy nhiên, cũng có một số sinh vật nhờ khả năng thích nghi mà có thể sống ở những nhiệt độ rất thấp hoặc rất cao.
3. Ảnh hưởng của độ ẩm đến đời sống sinh vật
- Thực vật và động vật đều có những đặc điểm khác nhau để thích nghi với các điều kiện môi trường có độ ẩm khác nhau.
- Dựa vào mức độ thích nghi của sinh vật với độ ẩm, thực vật được chia thành 2 nhóm là thựa vật ưa ẩm và thực vật chịu hạn còn động vật thì chia thành 2 nhóm là động vật ưa ẩm và động vật ưa khô.
4. Ảnh hưởng giữa các sinh vật với nhau
a. Trong cùng 1 loài
- Các cá thể sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau hình thành lên nhóm cá thể.
- Trong điều kiện môi trường thuận lợi, các cá thể cùng loài sống tụ tập với nhau tạo ra các quần tụ cá thể, hỗ trợ nhau khai thác các điều kiện môi trường.
- Trong điều kiện môi trường bất lợi, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt dẫn đến một số hiện tượng như tự tỉa cành, ăn lẫn nhau, …
b. Các loài khác nhau.
Giữa các loài khác nhau có 2 dạng quan hệ là hỗ trợ và đối địch.
B. Bài tập tự luận
Câu 1: Môi trường là gì? Có những loại môi trường sống nào?
Trả lời
- Môi trường sống của sinh vật bao gồm tất cả các yếu tố bao quanh sinh vật.
- Có 4 loại môi trường: môi trường nước; môi trường đất – không khí; môi trường trong đất; môi trường sinh vật.
Câu 2: Nhân tố sinh thái là gì? Có những loại nhân tố sinh thái nào? Ví dụ
Trả lời
- Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động đến sinh vật.
- Các nhân tố sinh thái có thể xếp thành 2 loại chính là các nhân tố vô sinh và các nhân tố hữu sinh; trong đó nhóm nhân tố hữu sinh lại chia thành nhân tố con người và nhân tố các sinh vật khác.
Ví dụ:
- Nhân tố vô sinh: ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ, …
- Nhân tố con người: kĩ thuật chăm sóc, khói bụi, rác thải, …
- Nhân tố các sinh vật khác: quan hệ giữa các sinh vật với nhau.
Câu 3: Vẽ sơ đồ giới hạn sinh thái của cá rô phi ở Việt Nam biết rằng, loài cá này có giới hạn chịu nhiệt từ 5oC đến 42oC, trong đó điểm cực thuận là 30oC.
Trả lời
Câu 4: Hãy nêu sự khác nhau giữa cây ưa sáng và cây ưa bóng
Trả lời
Cây ưa sáng |
Cây ưa bóng |
- Phiến lá nhỏ, hẹp, màu xanh nhạt. - Lá có tầng cu-tin dày, mô giậu phát triển. - Thân cây thấp, số cành nhiều (khi mọc riêng rẽ) hoặc thân cao,thẳng, cành tập trung ở ngọn (khi mọc trong rừng). - Cường độ quang hợp cao khi ánh sáng mạnh. - Điều tiết thoát hơi nước linh hoạt. |
- Phiến lá lớn, màu xanh thẫm. - Lá có mô giậu kém phát triển. - Chiều cao thân bị hạn chế. - Cường độ quang hợp yếu khi ánh sáng mạnh, cây có khả năng quang hợp khi ánh sáng yếu. - Điều tiết thoát hơi nước kém. |
C. Bài tập trắc nghiệm rèn luyện kĩ năng
Sử dụng đoạn câu sau đây để trả lời câu hỏi 1, 2 và 3
Tập hợp tất cả những gì bao quanh sinh vật được gọi là….(I)…..Các yếu tố của môI trường đều trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến….(II)….của sinh vật. Có 4 loại môi trường là môi trường đất, môi trường…(III)…, môi trường không khí và môi trường…(IV)…..
Câu 1: Số (I) là:
A. môi trường B. nhân tố sinh thái C. nhân tố vô cơ D. nhân tố hữu sinh
Câu 2: Số (II) là:
A. hoạt động và sinh sản B. trao đổi chất và phát triển
C. sự sống, sự phát triển và sự sinh sản D. sự lớn lên và hoạt động
Câu 3: Số (III) và (IV) là:
A. (III): nước ; (IV): vô cơ B. (III): hữu cơ ; (IV): vô cơ
C. (III): hữu cơ ; (IV): sinh vật D. (III): sinh vật ; (IV): nước
Câu 4: Môi trường là:
A. Nguồn thức ăn cung cấp cho sinh vật B. Các yếu tố của khí hậu tác động lên sinh vật
C. Tập hợp tất cả các yếu tố bao quanh sinh vật D. Các yếu tố về nhiệt độ, độ ẩm
Câu 5: Các loại môi trường chủ yếu của sinh vật là:
A. Đất, nước, trên mặt đất- không khí B. Đất, trên mặt đất- không khí
C. Đất, nướcvà sinh vật D. Đất, nước, trên mặt đất- không khí và sinh vật
Câu 6: Môi trường sống của cây xanh là:
A. Đất và không khí B. Đất và nước C. Không khí và nước \ D. Đất
Câu 7: Môi trường sống của vi sinh vật là:
A. Đất, nước và không khí B. Đất, nước, không khí và cơ thể sinh vật
C. Đất, không khí và cơ thể động vật D. Không khí, nước và cơ thể thực vật
Câu 8: Môi trường sống của giun đũa là:
A. Đất, nước và không khí B. Ruột của động vật và người
C. Da của động vật và người; trong nước D. Tất cả các loại môi trường
Câu 9: Da người có thể là môi trường sống của:
A. Giun đũa kí sinh B. chấy, rận, nấm C. Sâu D. Thực vật bậc thấp
Câu 10: Nhân tố sinh thái là.... tác động đến sinh vật:
A. nhiệt độ B. các nhân tố của môi trường
C. nước D. ánh sáng
Câu 11: Yếu tố nào dưới đây là nhân tố hữu sinh:
A. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm B. Chế độ khí hậu, nước, ánh sáng
C. Con người và các sinh vật khác D. Các sinh vật khác và ánh sáng
Câu 12: Yếu tố ánh sáng thuộc nhóm nhân tố sinh thái:
A. Vô sinh B. Hữu sinh C. Vô cơ D. Chất hữu cơ
Câu 13: Có thể xếp con người vào nhóm nhân tố sinh thái:
A. Vô sinh B. Hữu sinh C. Hữu sinh và vô sinh D. Hữu cơ
Câu 14: Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định được gọi:
A. Giới hạn sinh thái B. Tác động sinh thái C. Khả năng cơ thể D. Sức bền của cơ thể
Câu 15: Tuỳ theo khả năng thích nghi của thực vật với nhân tố ánh sáng, người ta chia thực vật làm 2 nhóm là:
A. Nhóm kị sáng và nhóm kị bóng B. Nhóm ưa sáng và nhóm kị bóng
C. Nhóm kị sáng và nhóm ưa bóng D. Nhóm ưa sáng và nhóm ưa bóng
Câu 16: Loài thực vật dưới đây thuộc nhóm ưa sáng là:
A. Cây lúa B. Cây ngô C. Cây thầu dầu D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 17: Loại cây nào sau đây là cây ưa bóng?
A. cây xương rồng B. cây phượng vĩ C. Cây me đất D. Cây dưa chuột
Câu 18: Hoạt động dưới đây của cây xanh chịu ảnh hưởng nhiều bởi ánh sáng là:
A. Hô hấp B. Quang hợp C. Hút nước D. Cả 3 hoạt động trên
Câu 19: Cây phù hợp với môi trường râm mát là:
A. Cây vạn niên thanh B. cây xà cừ C. Cây phi lao D. Cây bach đàn
Câu 20: Cây thích nghi với nơi quang đãng là:
A. Cây ráy B. Cây thông C. Cây vạn niên thanh D. Cây me đất
Câu 21: Tuỳ theo khả năng thích nghi của động vật với ánh sáng, người ta phân chia chúng thành 2 nhóm động vật là:
A. Nhóm động vật ưa bóng và nhóm ưa tối B. Nhóm động vật ưa sáng và nhóm kị tối
C. Nhóm động vật ưa sáng và nhóm ưa tối D. Nhóm động vật kị sáng và nhóm kị tối
Câu 22: Động vật nào sau đây là động vật ưa sáng?
A. Thằn lằn B. Muỗi C. dơi D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 23: Động vật nào sau đây là động vật ưa tối?
A. Sơn dương B. Đà điểu C. Gián D. Chim sâu
Câu 24: Điều nào sau đây đúng khi nói về chim cú mèo?
A. Là loài động vật biến nhiệt B. Tìm mồi vào buổi sáng sớm
C. Chỉ ăn thức ăn thực vật và côn trùng D. Tìm mồi vào ban đêm
Câu 25: Các loài thú sau đây hoạt động vào ban đêm là:
A. Chồn, dê, cừu B. Trâu, bò, dơi C. Cáo, sóc, dê D. Dơi, chồn, sóc
Đáp án
1. A |
6. B |
11. C |
16. D |
21. C |
2. D |
7. B |
12. A |
17. C |
22. A |
3. D |
8. D |
13. B |
18. D |
23. B |
4. C |
9. B |
14. A |
19. A |
24. D |
5. D |
10. B |
15. D |
20. B |
25. D |
-----
-(Để xem nội dung tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Chuyên đề Môi Trường Sinh Vật môn Sinh Học 9. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !