YOMEDIA

Bài tập chuyên đề Con Người và Môi Trường môn Sinh học 9

Tải về
 
NONE

Tài liệu Bài tập chuyên đề Con Người và Môi Trường môn Sinh học 9 được HOC247 biên soạn và tổng hợp giúp các em học sinh lớp 9 ôn tập kiến thức, rèn luyện chuẩn bị cho kì thi đội tuyển sắp tới HOC247 giới thiệu đến quý thầy cô và các em học sinh tài liệu kĩ năng làm bài tập. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em học sinh. Mời các em học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo!

ATNETWORK

BÀI TẬP CHUYÊN ĐỀ CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG

MÔN SINH HỌC 9 NĂM 2021-2022

 

A. Phương pháp giải

   I. Tác động của con người với môi trường.

   - Con người trải qua các thời kì lịch sử khác nhau đã tác động đến môi trường sống.

   - Nhiều hoạt động của con người gây hậu quả xấu đến môi trường. Tác động lớn nhất là các hoạt động: đốt rừng để săn bắn, canh tác đất nông nghiệp, khai thác khoáng sản, …

   - Các hoạt động của con người gây phá huỷ thảm thực vật, từ đó gây xói mòn và thoái hoá đất, ô nhiễm môi trường, hạn hán, lũ lụt, …

   II. Ô nhiễm môi trường

   1. Định nghĩa

   - Ô nhiễm môi trườn là hiện tượng môi trường bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác.

   - Ô nhiễm chủ yếu do con người gây ra. Ngoài ra, ô nhiễm còn do một số hoạt động của tự nhiên: núi lửa phun trào, lũ lụt, thiên tai, …

   2. Các tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu

   - Ô nhiễm do các chất khí CO, SO2, CO2, NO2, … và bụi thải ra từ các hoạt động đốt cháy nhiên liệu dùng trong công nghiệp và sinh hoạt.

   - Ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc háo học

   - Ô nhiễm chất phóng xạ từ chất thải từ các công trường khái thác chất phóng xạ, các nhà máy điện nguyên tử và các vụ thử vũ khí hạt nhân.

   - Ô nhiễm các chất thải rắn được thải ra từ quá trình sản xuất và sinh hoạt.

   - Ô nhiễm do các sinh vật gây bệnh.

   3. Hạn chế ô nhiễm môi trường

   - Có nhiều biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường khác nhau.

   - Mỗi người cần có ý thức trách nhiệm trong vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan sinh thái.

   III. Sử dụng hợp lí tài nguyên

   1. Các dạng tài nguyên

   - Có 3 dạng tài nguyên chủ yếu là: tài nguyên tái sinh, tài nguyên không tái sinh và tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.

   - Tài nguyên tái sinh: dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lí thì sẽ có điều kiện để phát triển phục hồi lại.

   - Tài nguyên không tái sinh: dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt.

   - Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu: năng lương mặt trời, gió, sóng, …

   2. Sử dụng hợp lí tài nguyên

   - Tài nguyên thiên nhiên không phải vô tận, con người cần phải sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lí.

   - Bảo vệ rừng và cây xanh trên mặt đất sẽ có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đất, nước và các tài nguyên sinh vật khác.

   3. Bảo vệ các hệ sinh thái

   - Trên Trái đất có nhiều hệ sinh thái đa dạng, trong đó quan trọng nhất, cần phải bảo vệ là hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển, hệ sinh thái nông nghiệp.

   - Mỗi quốc gia cần có kế hoạch khai thác và bảo vệ các hệ sinh thái đã có, góp phân bảo vệ môi trường Trấi đất.

4. Luật Bảo vệ môi trường

- Luật bảo vệ môi trường được ban hành nhằm ngăn chăn, khắc phục các hậu quả xấu do hoạt động của con người và thiên nhiên gây ra.

- Theo Luật Bảo vệ môi trường, tất cả mọi tổ chức, cá nhân đều có trách nhiệm giữ môi trường trong lành, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn và khắc phục hậu quả xấu xảy ra, khai thác hợp lí tài nguyên; …

B. Bài tập trắc nghiệm rèn luyện kĩ năng

Câu 1: Xã hội loài người đã trải qua các giai đoạn phát triển, lần lượt theo thứ tự là:

A. Thời kì nguyên thuỷ, xã hội nông nghiệp, xã hội công nghiệp.

B. Xã hội nông nghiệp, thời kì nguyên thuỷ, xã hội công nghiệp.

C. Thời kì nguyên thuỷ, xã hội công nghiệp, xã hội nông nghiệp.

D. Xã hội công nghiệp, xã hội nông nghiệp, thời kì nguyên thuỷ

Câu 2: Cách sống của con người trong thời kì nguyên thuỷ là:

A. Săn bắt động vật hoang dã           B. Săn bắt động vật và hái lượm

C. Đốt rừng và chăn thả gia súc        D. Khai thác khoáng sản và đốt rừng

Câu 3: Con người bắt đầu chăn thả gia súc và trồng trọt ở giai đoạn nào dưới đây?

A. Thời kì nguyên thuỷ                        B. Xã hội công nghiệp

C. Xã hội nông nghiệp                     D. Khai thác khoáng sản và đốt rừng

Câu 4: Tác động đáng kể nhất của con người đối với môi trường trong thời kì nguyên thuỷ là:

A. Hái lượm cây rừng và săn bắt động vật hoang dã

B. Biết dùng lửa nấu chín thức ăn và sưởi ấm cơ thể, xua thú dữ

C. Trồng cây lương thực

D. Chăn nuôi gia súc

Câu 5: Thành quả kĩ thuật được xem là quan trọng tạo tạo điều kiện để con người chuyển từ sản xuất thủ công sang sản xuất bằng máy móc là:

A. Chế tạo ra máy hơi nước                B. Chế tạo ra các động cơ điện

C. Sản xuất ra máy bay và tàu thuỷ     D. Chế tạo ra xe ô tô

Câu 6: Nền sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn xã hội công nghiệp được tiến hành chủ yếu bằng các phương tiện:

A. Thủ công                      B. Bán thủ công

C. Sức kéo động vật          D. Cơ giới hoá

Câu 7: Nguồn tài nguyên khoáng sản được con người tận dụng khai thác nhiều nhất ở giai đoạn là:

A. Thời kì nguyên thuỷ     B. Xã hội nông nghiệp

C. Xã hội công nghiệp      D. Cả A và B đều đúng

Câu 8: Hậu quả dẫn đến từ việc con người chặt phá rừng bừa bãi và gây cháy rừng là:

A. Đất bị xói mòn và thoái hoá do thiếu rễ cây giữ đất.

B. Thiếu rễ cây giữ nước, nước ngầm bị tụt sâu hơn và đất bị khô cằn

C. Thú rừng giảm do thiếu môi trường sống và nơi sinh sản.

D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 9: Rừng có ý nghĩa gì đối với tự nhiên và con người?

A. Cung cấp gỗ, củi đốt, nguồn thực phẩm thú rừng cho người.

B. Điều hoà khí hậu và góp phần cân bằng sinh thái 

C. Giữ nước ngầm do thiếu môi trường sống và nơi sinh sản

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 10: Chọn câu có nội dung đúng trong các câu sau đây:

A. Trong xã hội công nghiệp, cách sống cơ bản của con người là săn bắt và hái lượm cây rừng.

B. Con người bắt đầu biết dùng lửa ở xã hội nông nghiệp.

C. Việc đốt phá rừng bừa bãi của con người gây nhiều hậu quả xấu.

D. Con người chế tạo được máy hơi nước ở giai đoạn xã hội nông nghiệp

Câu 11: Hãy chọn câu có nội dung sai trong các câu sau đây:

A. Thời đại văn minh công nghiệp được mở đầu ở thế kỉ XVIII.

B. Việc tận dụng khai thác khoáng sản được con người thực hiện vào thời kì nguyên thủy

C. Máy hơi nước được con người chế tạo ở gai đoạn xã hội công nghiệp.

D. Một phần đất trồng trọt và đất rừng tự nhiên bị giảm là do đô thị hoá

Câu 12: Yếu tố nào sau đây tác động làm suy giảm nguồn tài nguyên động vật và thực vật?

A. Sự sinh sản của cây rừng và thú rừng.

B. Sự gia tăng sinh sản ở con người.

C. Sự tăng nhanh tốc độ sinh sản của các sinh vật biển.

D. Sự sinh sản của các nguồn thuỷ sản nước ngọt

Câu 13: Để góp phần vào việc bảo vệ tốt môi trường, một trong những điều cần thiết phảI làm là:

A. Tăng cường chặt, đốn cây rừng và săn bắt thú rừng.

B. Tận dụng khai thác tối đa tài nguyên khoáng sản

C. Hạn chế sự gia tăng dân số quá nhanh.

D. Sử dụng càng nhiều thuốc trừ sâu trên đồng ruộng

Câu 14: Sự thay đổi các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường, gây tác hại đời sống của con người và các sinh vật khác được gọi là:

A. Biến đổi môi trường     B. Ô nhiếm môi trường

C. Diến thế sinh thái     D. Biến động môi trường

Câu 15: Tác nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm môi trường là:

A. Do các loài sinh vật trong quần xã sinh vật tạo ra 

B. Các điều kiện bất thường của ngoại cảnh, lũ lụt, thiên tai

C. Tác động của con người

D. Sự thay đổi của khí hậu

Câu 16: Yếu tố gây ô nhiễm môi trường nào dưới đây là do các hoạt động công nghiệp và sinh hoạt của con người tạo ra?

A. Các khí độc hại như NO2, SO2, CO2.... 

B. Các chất hoá học trên đồng ruộng

C. Chất thải hữu cơ như thực phẩm hư hỏng, phân động vật.

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 17: Các khí thải trong không khí chủ yếu có nguồn gốc từ:

A. Hoạt động hô hấp của động vật và con người

B. Quá trình đốt cháy các nhiên liệu

C. Hoạt động quang hợp của cây xanh

D. Quá trình phân giải xác hữu cơ của vi khuẩn

Câu 18: Ô nhiễm môi trường dẫn đến hậu quả nào sau đây:

A. Ảnh hưởng xấu đến quá trình sản xuất

B. Sự suy giảm sức khoẻ và mức sống của con người

C. Sự tổn thất nguồn tài nguyên dữ trữ

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 19: Yếu tố nào sau đây không phải là các tác nhân hoá học gây ô nhiễm môi trường?

A. Lạm dụng thuốc diệt cỏ trong bảo vệ cây trồng

B. Dùng quá nhiều thuốc trừ sâu so với nhu cầu cần thiét trên đồng ruộng

C. Các khí thải từ các nhà máy công nghiệp

D. Các tiếng ồn quá mức do xe cộ và các phương tiện giao thông khác

Câu 20: Nguồn năng lượng nào sau đây nếu được sử dụng sẽ tạo ra khả năng gây ô nhiễm môi trường ở mức quá thấp nhất?

A. Than đá         B. Dầu mỏ         C. Mặt trời          D. Khí đốt

Câu 21: Yếu tố hoặc hoạt động nào sau đây là tác nhân làm môi trường ô nhiễm các chất phóng xạ?

A. Chất thải từ công trường khai thác chất phóng xạ  B. Những vụ thử vũ khí hạt nhân

C. Chất thảI của nhà máy điện nguyên tử                   D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 22: Nguồn gốc gây ra sự ô nhiễm sinh học môi trường sống là do:

A. Các khí thải do quá trình đốt cháy nhiên liệu

B. Các chất thải từ sinh vật như phân, xác chết, rác bệnh viện

C. Các vụ thử vũ khí hạt nhân

D. Các bao bì bằng nhựa, cao su thải ra môi trường

Câu 23: Trong thời kì nguyên thuỷ, con người đã tác động đáng kể đến môi trường bằng các hoạt động nào sau đây?

A. Dùng lửa để nấu nướng, xua đuổi và săn bắt thú rừng đã làm nhiều cánh rừng rộng lớn bị cháy

B. Hoạt động trồng trọt và chăn nuôi đã dẫn đến việc chặt phá rừng để lấy đất canh tác và chăn nuôi gia súc

C. Máy móc công nghiệp ra đời đã tác động mạnh đến môi trường công nghiệp khai khoáng đã làm mất đi nhiều cánh rừng, đô thị hoá đẫ lấy đi nhiều vùng đất tự nhiên và đất trồng trọt

D. Cả B và C

Câu 24: Trong thời kì xã hội nông nghiệp, con người đã tác động mạnh đến môi trường bằng các hoạt động nào sau đây?

A. Dùng lửa để nấu nướng, xua đuổi và săn bắt thú rừng đã làm nhiều cánh rừng rộng lớn bị cháy

B. Hoạt động trồng trọt và chăn nuôi đã dẫn đến việc chặt phá rừng để lấy đất canh tác và chăn nuôi gia súc

C. Máy móc công nghiệp ra đời đã tác động mạnh đến môi trường công nghiệp khai khoáng đã làm mất đi nhiều cánh rừng, đô thị hoá đẫ lấy đi nhiều vùng đất tự nhiên và đất trồng trọt.

D. Cả B và C

Câu 25: Trong thời kì xã hội công nghiệp, con người đã tác động mạnh đến môi trường bằng hoạt động nào sau đây?

A. Dùng lửa để nấu nướng, xua đuổi và săn bắt thú rừng đã làm nhiều cánh rừng rộng lớn bị cháy

B. Hoạt động trồng trọt và chăn nuôi đã dẫn đến việc chặt phá rừng để lấy đất canh tác và chăn nuôi gia súc

C. Máy móc công nghiệp ra đời đã tác động mạnh đến môi trường công nghiệp khai khoáng đã làm mất đi nhiều cánh rừng, đô thị hoá đẫ lấy đi nhiều vùng đất tự nhiên và đất trồng trọt.

D. Cả B và C

Câu 26: Nguyên nhân chủ yếu làm mất cân bằng sinh thái là do:

A. Hoạt động của con người                          B. Hoạt động của sinh vật.

C. Hoạt động của núi lửa                                D. Cả A và B

Câu 27: Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. Nhiều hoạt động của con người đã tác động đến môi trường tự nhiên, gây ô nhiễm và làm suy thoái môi trường.

B. Thảm thực vật bị phá huỷ cũng không ảnh hưởng gì đến khí hậu.

C. Nhiều hoạt động của động vật có hại đối với môi trường tự nhiên.

D. Việc săn bắt động vật hoang dã hiện nay không ảnh hưởng đến số lượng loài sinh vật trong tự nhiên và không làm mất cân bằng sinh thái

Câu 28: Chọn câu sai trong các câu sau:

A. Con người đã và đang nỗ lực bảo vệ, cải tạo môi trường tự nhiên để phát triển bền vững.

B. Trồng cây gây rừng là một trong những biện pháp phục hồi cân bằng sinh thái.

C. Mọi người đều có trách nhiện bảo vệ môi trường tự nhiên.

D. Phá rừng để lấy đất trồng trọt cần phải được khuyến khích

Câu 29: Ô nhiễm môi trường là gì?

A. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị làm bẩn.

B. Là hiện tượng thay đổi tính chất vật lí, hoá học và sinh học của môi trường.

C. Là hiện tượng gây tác động xấu đến môi trường, do đó gây tác hại tới đời sống của sinh vật và con người.

D. Cả A, Bvà C

Câu 30: Các chất bảo vệ thực vật và các chất độc hoá học thường được tích tụ ở đâu?

A. Đất, nước                               B. Nước, không khí

C. Không khí, đất                        D. Đất, nước, không khí, và trong cỏ thể sinh vật

Câu 31: Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm sinh học do vi sinh vật gây bệnh là gì?

A. Các chất thải không được thu gom.

B. Các chát thải không được xử lí.

C. Vi sinh vật gây bệnh phát triển trên những chất thải không được thu gom và không được xử lí đúng cách

D. Các chất thải đựoc được thu gom nhưng lại không được xử lí

Câu 32: Biện pháp nào sau đây được coi là hiệu quả nhất trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường?

A. Trồng nhiều cây xanh.

B. Xây dựng các nhà máy xử lí rác thải.

C. Bảo quản và sử dụng hợp lí hoá chất bảo vệ thực vật.

D. Giáo dục nâng cao ý thức cho mội người về bảo vệ môi trường

Câu 33: Chọn câu sai trong các câu sau:

A. Con người hoàn toàn có khả năng hạn chế ô nhiễm môi trường.

B. Trách nhiệm của chúng ta là phải góp phần bảo vệ môI trường sống cho chính mình và cho các thế hệ mai sau.

C. Con người không có khả năng hạn chế ô nhiễm môi trường.

D. Nâng cao ý thức của con người trong việc phòng chống ô nhiễm môi trường là biện pháp quan trọng nhất để hạn chế ô nhiễm môi trường

Câu 34: Những biện pháp bảo vệ và cải tạo môi trường là gì?

1. Hạn chế sự tăng nhanh dân số

2. Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên

3. Tăng cường trông rừng ở khắp mọi nơi

4. Bảo vệ các loài sinh vật

5. Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm

6. Tạo ra các loài vật nuôi, cây trồng có năng suất cao

7. Tăng cường xây dựng các công trình thuỷ điện

Phương án đúng là:

A. 1, 2, 3, 4, 7                    B. 1, 2, 4, 5, 6

C. 2, 3, 4, 5, 6                    D. 1, 3, 4, 5, 7

Câu 35: Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường là gì?

1.Các khí thải từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt

2. Hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học

3. Các chất phóng xạ

4. Các chất thải rắn

5. Các chất thải do hoạt động xây dựng (vôi, cát, đất, đá…)

6. Ô nhiễm do sinh vật gây ra

7. Các chất độc hại sinh ra trong chiến tranh

Phương án đúng là:

A. 1, 2, 3, 4, 6                    B. 1, 2, 3, 5, 6

C. 2, 3, 4, 5, 7                   D. 1,3, 4, 6, 7

Đáp án

1. A

8. D

15. C

22. B

29. D

2. B

9. D

16. A

23. A

30. D

3. A

10. C

17. B

24. B

31. C

4. B

11. B

18. D

25. C

32. D

5. A

12. B

19. D

26. A

33. C

6. D

13. C

20. C

27. A

34. B

7. C

14. B

21. D

28. D

35. A

-----

 -(Để xem nội dung tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bài tập chuyên đề Con Người và Môi Trường môn Sinh học 9. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON