YOMEDIA

Bài tập Giao Tử Và Thụ Tinh, Xác Định Giới Tính môn Sinh học 9

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến các em học sinh lớp 12 tài liệu Bài tập Giao Tử Và Thụ Tinh, Xác Định Giới Tính môn Sinh học 9 được HOC247 biên tập và tổng hợp giúp các em tự luyện tập làm bài tập. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

ATNETWORK

BÀI TẬP GIAO TỬ VÀ THỤ TINH, XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH MÔN SINH HỌC 9 NĂM 2021 - 2022

Chủ đề 1. Giao tử và thụ tinh

A. Phương pháp giải

1. Phát sinh giao tử

a. Phát sinh giao tử ở động vật

b. Phát sinh giao tử ở thực vật có hoa

   Quá trình phát sinh giao tử ở thực vật hết sức phức tạp:

   - Sau khi tế bào mẹ tiểu bào tử (2n) giảm phân cho 4 tiểu bào tử (n) thì các tiểu bào tử này còn nguyên phân thêm 1 lần nữa cho 2 nhân đơn bội rồi mới phát triển thành hạt phấn hoàn chỉnh.

   - Sau khi tế bào mẹ đại bào tử (2n) giảm phân cho 4 đại bào tử (n); 3 trong số 4 đại bào tử này sẽ bị thoái hoá; đại bào tử còn lại sẽ trải qua 3 lần nguyên phân nữa tạo ra túi phôi gồm 1 trứng (giao tử cái), 2 trợ bào; 2 nhân cực và 3 tế bào đối cực.

   2. Thụ tinh

   - Thụ tinh là sự kết hợp giữa một giao tử đực vào một giao tử cái (hay giữa một tinh trùng với một tế bào trứng) tạo thành hợp tử.

   - Thực chất của sự thụ tinh là sự kết hợp 2 bộ nhân đơn bội hay tổ hợp 2 bộ NST của 2 giao tử đực và cái, tạo thành bộ nhân lưỡng bội ở hợp tử có nguồn gốc từ bố và mẹ.

   3. Ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh.

   - Sự kết hợp giữa giảm phân và thụ tinh giúp duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của các loài sinh sản hữu tính; đồng thời tạo ra nguồn biến dị tổ hợp phong phú cho chọn giống và tiến hoá.

Công thức thường gặp

   Các bài toán liên quan đến quá trình giảm phân và thụ tinh.

1. Số giao tử được hình thành

   - Đối với các tế bào sinh tinh, mỗi tế bào sinh tinh sau khi giảm phân cho 4 tinh trùng nên a tế bào giảm phân cho 4a tinh trùng.

   - Đối với tế bào sinh trứng, mỗi tế bào sinh trứng sau khi giảm phân cho 1 trứng nên a tế nào giảm phân cho a trứng.

2. Số hợp tử được tạo ra

   - Số hợp tử được tạo ra = Số trứng được thụ tinh = Số tinh trùng thụ tinh.

   - Số hợp tử XX = Số tinh trùng X thụ tinh.

   - Số hợp tử XY = Số tinh trùng Y thụ tinh.

   - Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng = Số tinh trùng đã thụ tinh: Tổng số tinh trùng được tạo ra.

   - Hiệu thụ tinh của trứng = Số trứng đã thụ tinh: Tổng số trứng được tạo ra.

B. Bài tập tự luận

Câu 1: So sánh Quá trình phát sinh giao tử ở động vật giữa giống đực và cái?

Trả lời

a. Giống nhau:

   - Các tế bào mầm (noãn nguyên bào, tinh nguyên bào) đều thực hiện nguyên phân liên tiếp nhiều lần.

   - Noãn bào bậc 1 và tinh bào bậc 1 đều thực hiện giảm phân để cho ra giao tử.

b. Khác nhau

Phát sinh giao tử cái

Phát sinh giao tử đực

- Noãn bào bậc 1 qua giảm phân I cho thể cực thứ 1 (kích thước nhỏ) và noãn bào bậc 2 (kích thước lớn).

- Noãn bào bậc 2 qua giảm phân II cho 1 thể cực thứ 2 (kích thước nhỏ) và 1 tế bào trứng (kích thước lớn), chỉ có 1 tế bào trứng tham gia quá trình thụ tinh.

- Kết quả: Từ 1 noãn bậc 1 giảm phân cho 3 thể cực và 1 tế bào trứng (n NST).

- Tinh bào bậc 1 qua giảm phân I cho 2 tinh bào bậc 2.

- Mỗi tinh bào bậc 2 qua giảm phân cho 2 tinh tử, các tinh tử phát triển thành tinh trùng, đều tham gia quá trình thụ tinh.

- Kết quả: Từ 1 tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho 4 tinh trùng (n NST).

Câu 2: Quá trình thụ tinh là gì? Ý nghĩa của quá trình thụ tinh?

Trả lời

   - Thụ tinh là quá trình một giao tử đực và một giao tử cái kết hợp với nhau tạo thành hợp tử.

   - Thực chất của sự thụ tinh là sự kết hợp 2 bộ nhân đơn bội hay tổ hợp 2 bộ NST của 2 giao tử đực và cái, tạo thành bộ nhân lưỡng bội ở hợp tử có nguồn gốc từ bố và mẹ.

   Ý nghĩa:

   - Góp phần duy trì tính ổn định của bộ NST qua các thế hệ con.

   - Nhờ sự tổ hợp tự do của các giao tử trong thụ tinh mà tạo ra các biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá.

Câu 3: Hai tế bào sinh dục của gà (2n =78) nguyên phân liên tiếp một số đợt tạo ra các tế bào có 39624 NST hoàn toàn mới. Các tế bào con sinh ra trong thế hệ cuối cùng đều giảm phân tạo giao tử. Biết hiệu suất thụ tinh của giao tử là 1,5625% và tạo được 32 hợp tử.

a. Xác định số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục nói trên.

b. Xác đinh giới tính của cá thể nói trên.

Trả lời

a. Xác định số đợt nguyên phân của nhóm tế bào trên

   Gọi k là số lần nguyên phân của 2 tế bào.

   Theo đề bài, ta có:

   2. 2n x (2k – 2) = 39624

   2. 78 x (2k – 2) = 39624

→k = 8

   Vậy 2 tế bào ban đầu đã nguyên phân 8 lần.

b. Xác định giới tính của cá thể

   Số tế bào sinh giao tử = 2 x 28 = 2 x 256 = 512 (tế bào)

   Hiệu suất thụ tinh của giao tử là 1,5625% với số hợp tử được tạo thành là 32, nên số giao tử được tạo thành là:

   Vì 512 tế bào sinh giao tử x 4 giao tử = 2048 giao tử.

   Do đó, cá thể trên là 1 cá thế đực.

Câu 4: Một tế bào sinh dục sơ khai Ruồi giấm (2n = 8) nguyên phân 4 lần liên tiếp. Các tế bào con sinh ra đều tham gia giảm phân tạo tinh trùng.

a) Xác định số tinh trùng tạo ra?

b) Số nhiễm sắc thể có trong các tinh trùng là bao nhiêu?

Trả lời

a. Xác định số tinh trùng tạo ra

   Mỗi tế bào sinh tinh sau khi giảm phân đều cho 4 tinh trùng.

   Số tế bào sinh tinh là: 24 = 16 (tế bào)

   Số tinh trùng được tạo ra là: 16 x 4 = 64 (tinh trùng).

b. Số NST có trong các tinh trùng

   Bộ NST lưỡng bội của loài 2n = 8, trong các giao tử bộ NST là bộ đơn bội n = 4.

   Số NST trong các tinh trùng là: 64 x 4 = 256 (NST).

C. Bài tập trắc nghiệm rèn luyện kĩ năng

Câu 1: Giao tử là:

A. Tế bào dinh dục đơn bội.

B. Được tạo từ sự giảm phân của tế bào sinh dục thời kì chín.

C. Có khả năng tạo thụ tinh tạo ra hợp tử.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 2: Trong quá trình tạo giao tử ở động vật, hoạt động của các tế bào mầm là:

A. Nguyên phân                                                           B. Giảm phân.

C. Thụ tinh                                                                  D. Nguyên phân và giảm phân

Câu 3: Từ một noãn bào bậc I trải qua quá trình giảm phân sẽ tạo ra được:

A. 1 trứng và 3 thể cực                                                B. 4 trứng.

C. 3 trứng và 1 thể cực                                                D. 4 thể cực

Câu 4: Nội dung nào sau đây sai?

A. Mỗi tinh trùng kết hợp với một trứng tạo ra một hợp tử.

B. Thụ tinh là quá trình kết hợp bộ NST đơn bội của giao tử đực với giao tử cái để phục hồi bộ NST lưỡng bội cho hợp tử.

C. Thụ tinh là quá trình phối hợp yếu tố di truyền của bố và mẹ cho con.

D. Các tinh trùng sinh ra qua giảm phân đều thụ với trứng tạo hợp tử.

Câu 5: Có một tế bào sinh dục sơ khai cái nguyên phân 6 lần. Tất cả tế bào con đều trở thành tế bào sinh trứng. Các trứng tạo ra đều tham gia thụ tinh. Biết hiệu suất thụ tinh của trứng bằng 18,75% và của tinh trùng là 6,25%. Số hợp tử được tạo thành và số tế bào giao tử đực tham gia thụ tinh là:

A. 10 và 192.    B. 8 và 128.       C. 4 và 64.     D. 12 và 192.

----- Còn Tiếp ------

Chủ đề 2: Xác định giới tính

A. Phương pháp giải

1. NST giới tính

   - NST giới tính là cặp NST mang các gen quy định các tính trạng liên quan đến giới tính và một số tính trạng khác. NST giới tính tồn tại trong tế bào có thể ở trạng thái cặp tương đồng (XX) hoặc cặp ko tương đồng (XY hoặc XO).

   Ví dụ: tính trạng giới tính: Ở người, NST Y mang gen SR Y còn gọi là nhân tố xác định tinh hoàn, NST X lại mang gen xác định bệnh máu khó đông.

   - Giới tính ở nhiều loài được xác định nhờ sự có mặt của cặp XX hay XY trong tế bào

   Ví dụ: Ở người, động vật có vú, ruồi giấm, cây gai, cây chua me, … NST giới tính ở giống đực là XY, giống cái là XX. Ở chim, ếch nhái, bò sát, bướm, dâu tây, … NST giới tính của giống cái là XY, giống đực là XX.

2. Cơ chế xác định giới tính

a. Cơ chế xác đinh

   - Ở đa số các loài giao phối, giới tính được xác định trong quá trình thụ tinh.

   Nhờ sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình hình thành giao tử, cơ thể chỉ cho một loại giao tử thuộc giới đồng giao tử (ví dụ ở người, nữ giới chỉ cho một loại trứng mang NST X), cơ thể cho 2 loại giao tử thuộc giới dị giao tử (ví dụ ở người, nam giới cho hai loại tinh trùng, một loại mang NST X còn một loại mang NST Y).

   - Tỉ lệ đực: cái xấp xỉ 1: 1 nghiệm đúng trên số lượng cá thể đủ lớn và quá trình thụ tinh diễn ra một cách ngẫu nhiên.

   - Tuy nhiên, trong các nghiên cứu ở người, tỉ lệ 1: 1 này không hoàn toàn chính xác mà thay đổi theo các độ tuổi khác nhau.

b. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính

   - Thuyết NST xác định giới tính không loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố môi trường trong và ngoài lên sự phân hoá giới tính.

   - Nắm được cơ chế xác định giới tính và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính, người ta có thể chủ động điều chỉnh tỉ lệ đực: cái cho phù hợp mục đích sản xuất.

B. Bài tập tự luận

Câu 1: So sánh NST giới tính và NST thường

Trả lời

a. Giống nhau

   - Cấu tạo hoá học từ ADN và prôtêin.

   - Chứa các gen quy định các tính trạng đặc trưng. 

b. Khác nhau

NST giới tính

NST thường

- Thường tồn tại 1 cặp trong tế bào lưỡng bội.

- Có thể tồn tại thành cặp tương đồng (XX) hoặc không tương đồng (XY).

- Có sự khác nhau giữa đực và cái.

- Chủ yếu mang gen quy định đặc điểm giới tính của cơ thể và các tính trạng thường có liên quan, liên kết với giới tính.

- Thường tồn tại với một số cặp lớn hơn 1 trong tế bào lưỡng bội (n – 1 cặp).

- Luôn tồn tại thành cặp tương đồng.

- Giống nhau ở cả giới đực và cái.

- Chỉ mang gen quy định tính trạng thường.

Câu 2: Trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người. Quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái đúng hay sai?

Trả lời

   - Cơ chế sinh con trai, con gái ở người: do sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và được tổ hợp lại qua quá trình thụ tinh.

   - Quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái sai vì việc sinh nam hay nữ là do việc kết hợp giữa tinh trùng mang NST giới tính X hoặc Y của bố với trứng của mẹ chỉ mang NST X dẫn đến tỉ lệ sinh con trai, con gái xấp xỉ 1 nam: 1 nữ.

Câu 3: Nêu đặc điểm và vai trò của nhiễm sắc thể giới tính.

Trả lời

   - Đặc điểm của NST giới tính:

   + Chỉ có 1 cặp

   + Có thể tồn tại thành cặp tương đồng (XX) hoặc không tương đồng (XY).

   - Vai trò của NST giới tính: Mang gen quy định tính trạng liên quan hoặc không liên quan đến giới tính.

Câu 4: Tại sao người ta có thể điều chỉnh được tỉ lệ đực: cái ở vật nuôi? Điều này có ý nghĩa như thế nào với chăn nuôi?

Trả lời

   - Sự phân hoá giới tính ngoài chịu ảnh hưởng bởi NST giới tính còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường bên ngoài như hoocmôn, nhiệt độ, ánh sáng, …

   - Nắm được cơ chế xác định giới tính có thể điều chỉnh tỉ lệ đực: cái ở vật nuôi để phù hợp với mục đích sản xuất nhằm đưa đến hiệu quả kinh tế cao.

C. Bài tập trắc nghiệm rèn luyện kĩ năng

Câu 1: Đặc điểm của NST giới tính là:

A. Có nhiều cặp trong tế bào sinh dưỡng                    B. Có 1 đến 2 cặp trong tế bào.

C. Số cặp trong tế bào thay đổi tuỳ loài                      D. Luôn chỉ có một cặp trong tế bào sinh dưỡng

Câu 2: Trong tế bào sinh dưỡng của mỗi loài sinh vật thì NST giới tính:

A. Luôn luôn là một cặp tương đồng.

B. Luôn luôn là một cặp không tương đồng.

C. Là một cặp tương đồng hay không tương đồng tuỳ thuộc vào giới tính.

D. Có nhiều cặp, đều không tương đồng.

Câu 3: Trong tế bào 2n ở người, kí hiệu của cặp NST giới tính là:

A. XX ở nữ và XY ở nam.                                           B. XX ở nam và XY ở nữ.

C. ở nữ và nam đều có cặp tương đồng XX.               D. ở nữ và nam đều có cặp không tương đồng XY.

Câu 4: Điểm giống nhau về NST giới tính ở tất cả các loài sinh vật phân tính là:

A. Luôn giống nhau giữa cá thể đực và cá thể cái.     B. Đều chỉ có một cặp trong tế bào 2n.

C. Đều là cặp XX ở giới cái.                                       D. Đều là cặp XY ở giới đực.

Câu 5: Ở người gen quy định bệnh máu khó đông nằm trên:

A. NST thường và NST giới tính X.                           B. NST giới tínhY và NST thường.

C. NST thường                                                            D. NST giới tính X

Câu 6: Loài dưới đây có cặp NST giới tính XX ở giới đực và XY ở giới cái là:

A. Ruồi giấm                              B. Các động vật thuộc lớp Chim.

C. Người                                   D. Động vật có vú

Câu 7: Chức năng của NST giới tính là:

A. Điều khiển tổng hợp Prôtêin cho tế bào   B. Nuôi dưỡng cơ thể.

C. Xác định giới tính                                 D. Tất cả các chức năng nêu trên

Câu 8: Loài dưới đây có cặp NST XX ở giới cái và cặp NST XY ở giới đực là:

A. Bò sát       B. Ếch nhái       C. Tinh tinh   D. Bướm tằm

Câu 9: Ở người, "giới đồng giao tử" dùng để chỉ:

A. Người nữ                                                                 B. Người nam.

C. Cả nam lẫn nữ                                                         D. Nam vào giai đoạn dậy thì

Câu 10: Câu có nội dung đúng dưới đây khi nói về người là:

A. Người nữ tạo ra 2 loại trứng là X và Y.                  B. Người nam chỉ tạo ra 1 loại tinh trùng X.

C. Người nữ chỉ tạo ra 1 loại trứng Y.                        D. Người nam tạo 2 loại tinh trùng là X và Y.

----- Còn Tiếp -----

-----

 -(Để xem nội dung tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-

Trên đây là 1 phần trích đoạn tài liệu Bài tập Giao Tử Và Thụ Tinh, Xác Định Giới Tính môn Sinh học 9. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON