YOMEDIA

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Sinh học 12 năm 2023-2024

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em học sinh lớp 12 nội dung Đề cương ôn tập giữa Học kì 1 môn Sinh học 12 năm 2023-2024 bao gồm các kiến thức cơ bản về cơ chế di truyền biến dị, tính quy luật của hiện tượng di truyền, .... Bên cạnh đó, tài liệu còn có các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến kiến thức sẽ giúp các em có thể rèn luyện kỹ năng làm bài của mình. Chúc các em đạt được kết quả cao trong kỳ thi giữa học kì 1 sắp tới. 

ATNETWORK

1. Kiến thức cần nhớ

1.1.1. Gen, mã di truyền

- Nêu được các loại đơn phân và các liên kết có trong ADN.

- Nêu được khái niệm gen và mã di truyền.

- Liệt kê được các đặc điểm của mã di truyền.

- Nhận ra được trình tự các nuclêôtit trong bộ ba mở đầu và bộ ba kết thúc trên mARN (côđon) vật trên mạch khuôn của gen (triplet).

- Nhận ra được chức năng của côđon mở đầu, côđon kết thúc trong quá trình dịch mã.

- Phân biệt được khái niệm “gen” và “vùng”.

- Phân biệt được mã di truyền trên gen (triplet) và mã di truyền trên mARN (côđon).

- Giải thích được các đặc điểm của mã di truyền.

- Áp dụng nguyên tắc bổ sung xác định được mã di truyền trên gen (triplet) khi biết mã di truyền trên mARN (côđon) và ngược lại.

1.1.2. Nhân đôi ADN, phiên mã, dịch mã

- Nêu được vị trí, thời điểm diễn ra quá trình nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã.

- Nhận ra được các đơn phân và các liên kết có trong ARN, prôtêin.

- Kể tên và nhận ra được chức năng của các loại ARN.

- Nhận ra được các yếu tố tham gia vào quá trình nhân đôi ADN, phiên mã, dịch mã (enzim, nguyên liệu, bào quan,...) và nhận ra được vai trò của từng yếu tố. 

- Nêu được những diễn biến chính của cơ chế nhân đôi  ADN (ở tế bào nhân sơ), phiên mã và dịch mã.

- Sắp xếp được các sự kiện diễn ra trong cơ chế nhân đôi ADN (ở tế bào nhân sơ), phiên mã và dịch mã theo trình tự đúng.

- Giải thích được nguyên tắc bán bảo tồn và nửa gián đoạn của quá trình nhân đôi ADN.

- Giải thích được vì sao 2 phân tử ADN được tạo ra có trình tự nuclêôtit giống nhau và giống phân tử ADN mẹ.

- Phát hiện được mối liên quan giữa các cơ chế: nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã.

- Phát hiện được sự giống và khác nhau giữa các cơ chế: nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã.

- Áp dụng nguyên tắc bổ sung xác định được trình tự axit amin khi biết trình tự côđon trên mARN hoặc trình tự triplet trên gen.

- Giải được một số bài tập đơn giản về ADN, ARN, Protein( Tính số nucleotit từng loại, tính nucleotit tính số liên kết hidro, tính khối lượng của gen).

- Giải thích được vì sao con cái cùng chung bố mẹ thường có nhiều điểm giống nhau

- Giải được các bài tập về mối liên quan giữa ADN, ARN và Protein.

- Giải thích được một số hiện tượng di truyền trong tự nhiên

1.1.3. Điều hòa hoạt động gen

- Nêu được khái niệm và nhận ra được ý nghĩa của điều hòa hoạt động gen.

- Liệt kê được các cấp độ của quá trình điều hoà hoạt động gen ở tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ.

- Nêu được các thành phần cấu tạo của opêron Lac và chức năng của từng thành phần.

- Nêu được vai trò của gen điều hòa trong điều hòa hoạt động gen.

- Nêu được các sự kiện chính trong cơ chế điều hoà hoạt động của opêron Lac theo mô hình Mônô và Jacôp.

- Xác định được cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac để phân biệt được hoạt động của các thành phần cấu trúc opêron Lac khi môi trường có hoặc không có lactôzơ.

- Sắp xếp được các sự kiện diễn ra trong cơ chế điều hoà hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E. Coli theo đúng thứ tự.

- Phân biệt được các sự kiện diễn ra trong cơ chế điều hoà hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E. Coli trong điều kiện môi trường có lactôzơ và trong điều kiện môi trường không có lactôzơ.

1.1.4. Đột biến gen

---(Để xem tiếp nội dung về Đột biến gen của tài liệu các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

1.1.5. NST, đột biến NST

- Nêu được cấu trúc hiển vi và cấu trúc siêu hiển vi của NST.

- Nêu được các khái niệm: Bộ NST, bộ NST lưỡng bội, bộ NST đơn bội, cặp NST tương đồng, đột biến cấu trúc và đột biến số lượng NST.

- Liệt kê được tên và nhận ra được các dạng trong đột biến cấu trúc, đột biến số lượng NST.

- Nhận ra được nguyên nhân, cơ chế chung của đột biến NST.

- Nhận ra được các ví dụ về các bệnh do đột biến NST gây ra

- Nhận ra được hậu quả và ý nghĩa của các dạng đột biến NST.

- Giải thích được ý nghĩa của sự thay đổi hình thái NST trong quá trình phân bào.

- Xác định được các dạng đột biến cấu trúc NST dựa vào hậu quả của chúng.

- Xác định được ảnh hưởng của các dạng đột biến cấu trúc NST đến số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các gen trong NST.

- Phân biệt được: đột biến lệch bội với đột biến tự đa bội; đột biến tự đa bội và đột biến dị đa bội.

- Xác định được số lượng NST có trong tế bào của: thể lệch bội, thể một, thể ba, thể đa bội lẻ, thể đa bội chẵn, thể dị đa bội và phân biệt được các dạng thể đột biến số lượng NST dựa vào số lượng NST trong tế bào của chúng.

- Giải thích được cơ chế phát sinh: thể lệch bội (thể một, thể ba), thể đa bội lẻ, thể đa bội chẵn, thể dị đa bội.

- Giải thích được hậu quả và vai trò của các dạng đột biến NST.

- Giải được bài tập đơn giản về đột biến số lượng nhiễm sắc thể: Xác định tỉ lệ KG và KH của phép lai, viết sơ đồ lai.

- Ứng dụng đột biến số lượng trong sản xuất giống cây trồng

- Tìm được số NST, số thể đột biến về số lượng và cấu trúc NST.

- Giải được các bài tập liên quan đến đột biến NST.  

1.2.1. Quy luật phân li và phân li độc lập

- Nêu được phương pháp nghiên cứu di truyền độc đáo của Menđen (Bao gồm: đối tượng nghiên cứu, các bước trong trong quy trình nghiên cứu, ...).

- Nêu được nội dung, ý nghĩa, điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li và quy luật phân li độc lập.

- Nêu được khái niệm: dòng thuần, kiểu gen đồng hợp, kiểu gen dị hợp, phép lai khác dòng, tự thụ phấn, lai phân tích, lai thuận nghịch và nhận ra được vai trò của dòng thuần, phép lai khác dòng, phép lai phân tích, phép lai phân tích trong nghiên cứu di truyền và trong chọn giống.

- Nêu được công thức tổng quát của phép lai nhiều tính trạng theo quy luật phân li và phân li độc lập.

- Giải thích được cơ sở tế bào học của quy luật phân li và quy luật phân li độc lập.

- Phân biệt được: kiểu gen đồng hợp với kiểu gen dị hợp; cơ thể thuần chủng với cơ thể không thuẩn chủng.

- Xác định được kiểu gen của cơ thể dựa vào kiểu hình và trạng thái trội lặn của gen.

- Tìm được các loại giao tử khi biết kiểu gen của cơ thể.

- Phân biệt được phép lai phân tích với phép lai khác dòng.

- Xác định được bản chất của quy luật phân li và phân li độc lập.

- Xác định được các điều kiện cần có để phép lai giữa 2 cơ thể khác nhau về 1 tính trạng cho đời con có tỉ lệ kiểu hình 3 : 1; 1 : 1 hoặc phép lai giữa 2 cơ thể khác nhau về 2 tính trạng cho đời con có tỉ lệ kiểu hình  là 9 : 3 : 3 : 1; 3 : 1; 3: 3 : 1 : 1 và 1 : 1 : 1 : 1.

- Giải được bài tập về xác định số lượng và tỉ lệ KG và KH ở đời con  khi biết KG của bố mẹ trong phép lai

1.2.2. Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen

- Nêu được các khái niệm: gen đa hiệu, tương tác gen, tương tác bổ sung, tương tác cộng gộp.

- Nêu được các thí nghiệm phát hiện tượng tương tác bổ sung và tác động cộng gộp.

- Nhận ra các dạng tương tác thông qua các ví dụ điển hình.

- Xác định cơ sở sinh hoá của tương tác gen bổ sung.

- Dựa vào tỉ lệ điển hình ở đời con của các phép lai, phát hiện được các tính trạng do các gen tương tác bổ sung hoặc tương tác cộng gộp cùng quy định.

- Dựa vào kiểu tương tác xác định được các kiểu gen tương ứng với các kiểu hình.

- Xác định được tỉ lệ kiểu gen và tỉ lệ kiểu hình của đời con trong phép lai đơn giản.

- Phát hiện được những điểm giống và khác nhau giữa trường hợp các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ với trường hợp các gen phân li độc lập tương tác bổ sung hoặc tác động cộng gộp.

1.2.3. Liên kết gen và hoán vị gen

- Nêu được thí nghiệm phát hiện ra hiện tượng liên kết gen và hoán vị gen của Moocgan.

- Nêu được thế nào là phép lai thuận - nghịch.

- Nêu được điều kiện để các gen di truyền liên kết hoặc hoán vị và biết cách tìm số nhóm gen liên kết của một loài.

- Nêu được thế nào là tần số hoán vị gen, thế nào là bản đồ di truyền và biết cách tìm tần số hoán vị gen, tìm giao tử trong trường hợp liên kết gen và hoán vị gen; biết cách tìm tần số hoán vị dựa vào bản đồ di truyền và ngược lại.

- Nhận ra được ý nghĩa của di truyền liên kết gen và hoán vị gen, bản đồ di truyền trong công tác chọn giống cũng như trong nghiên cứu khoa học.

- Trình bày được thí nghiệm của Moocgan về di truyền liên kết gen và hoán vị gen.

- Xác định được:

 + Số nhóm gen liên kết của một loài.

 + Giao tử của một cơ thể trong trường hợp liên kết gen và hoán vị gen.

 + Tần số hoán vị gen từ phép lai phân tích hoặc từ bản đồ di truyền.

- Phát hiện được những điểm giống và khác nhau giữa quy luật phân li độc lập, tương tác gen, liên kết gen và hoán vị gen.

-  Phát hiện được vị trí, giai đoạn trong giảm phân xảy ra hoán vị gen và giải thích được cơ sở tế bào học của hiện tượng liên kết và hoán vị gen.

- Phát hiện được những điểm giống và khác nhau giữa quy luật phân li độc lập, tương tác gen, liên kết gen và hoán vị gen.

- Từ kết quả phép lai, xác định được quy luật di truyền chi phối tính trạng

- Từ KG, KH ở đời con xác định KG của bố mẹ

1.2.4. Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân

- Nêu được thí nghiệm phát hiện ra sự di truyền liên kết với giới tính ở ruồi giấm của Moocgan.

-  Nêu được khái niệm NST giới tính và nhận ra được một số cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST giới tính.

- Nêu được vị trí của gen ngoài nhân và nhận ra các đặc điểm di truyền của chúng.

- Nhận ra đặc điểm di truyền của các gen trên NST giới tính và ý nghĩa của di truyền liên kết với giới tính.

- Giải thích được kết quả thí nghiệm của Moocgan về di truyền liên kết với giới tính.

- Xác định được tính trạng do gen nằm trên NST giới tính quy định thông qua tỉ lệ kiểu hình ở đời con của các phép lai.

- Xác định kiểu gen của cơ thể dựa vào kiểu hình và trạng thái trội lặn của gen; xác định được giao tử dựa vào kiểu gen của cơ thể.

- Phân biệt được:  NST giới tính với NST thường; NST giới tính ở giới đực với giới cái ở một loài cụ thể; đặc điểm di truyền của gen trên X với đặc điểm di truyền của gen trên Y.

- Xác định được tính trạng do gen ở tế bào chất quy định thông qua tỉ lệ kiểu hình ở đời con của các phép lai; giải thích được các đặc điểm của di truyền của các gen ở tế bào chất.

- Giải được các bài tập liên quan đến di truyền liên kết với giới tính và di truyền gen ở tế bào chất.

- Giải thích được một số hiện tượng thực tiễn (Tỉ lệ nam giới bị mù màu hoặc máu khó đông cao hơn nữ giới,…).

1.2.5. Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen

---(Để xem tiếp nội dung Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen của tài liệu các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

1.2.6. Tổng hợp các quy luật di truyền

- Xác định được quy luật di truyền của các gen thông qua tỉ lệ kiểu hình của các phép lai.

- Xác định được kiểu gen và kiểu hình của thế hệ P từ tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình của  F1, F2,….

- Xác định tỉ lệ giao tử, tỉ lệ kiểu hình, tỉ lệ kiểu gen của các phép lai, viết được các sơ đồ lai từ P --> F1 --> F2 trong trường hợp các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ, phân li độc lập tương tác bổ sung hoặc cộng gộp, liên kết gen, hoán vị gen, di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân.

- Giải được các bài tập tổng hợp liên quan đến các quy luật di truyền đã học.

2. Trắc nghiệm ôn tập

Câu 1. Ở một loài thực vật, khi lai cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng thuần chủng (P), thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 56,25% cây hoa đỏ và 43,75% cây hoa trắng. Nếu cho cây F1 lai với một trong các cây hoa trắng có kiểu gen dị hợp thì thu được tỷ lệ kiểu hình ở đời con là:

A. 25% số cây hoa đỏ và 75% số cây hoa trắng

B. 37,5% số cây hoa đỏ: 62,5% số cây hoa trắng

C. 37,5% số cây hoa trắng: 62,5% số cây hoa đỏ

D. 75% số cây hoa đỏ và 25% số cây hoa trắng

Câu 2. Có 4000 tế bào giảm phân hình thành giao tử, trong đó có 400 tế bào có xảy ra hoán vị gen. Tần số HVG là?

A. 40%            B. 5%              C. 10%                        D. 20%

Câu 3. Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây có thể làm cho 2 alen của một gen nằm trên 1 NST đơn ?

A. Chuyển đoạn trên 1 NST                                       C. Lặp đoạn

B. Mất đoạn                                                                D. Đảo đoạn

Câu 4. Khi lai 2 cây đậu thơm lưỡng bội thuần chủng có kiểu gen khác nhau (P), thu được F1 gồm toàn cây hoa đỏ. Cho các cây F1 giao phấn với nhau, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 cây hoa đỏ : 7 câu hoa trắng. Có thể kết luận tính trạng màu sắc hoa được quy định bởi?

A. Một gen có 2 alen, trong đó alen quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen quy định hoa trắng.

B. Hai cặp gen phân li độc lập, tương tác với nhau theo kiểu tương tác bổ sung.

C. Hai cặp gen liên kết, tương tác với nhau theo kiểu tương tác bổ sung.

D. Hai cặp gen phân li độc lập, tương tác với nhau theo kiểu tương tác cộng gộp.

Câu 5. Ở một loài thực vật tự thụ phấn bắt buộc, alen A quy định hạt vàng; a quy định hạt xanh. Cho cây mọc từ hạt vàng thuần chủng thụ phấn với cây mọc từ hạt xanh để được F1, tiếp tục lấy hạt của cây F1 đem gieo để được cây F2. Biết không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết, nhận xét nào sau đây đúng ?

A. F1 gồm 100 % hạt vàng.

B. Ở F2 thu được tỉ lệ kiểu hình 3 hạt vàng :1 hạt xanh

C. Tỉ lệ kiểu gen hạt vàng dị hợp ở F2 là 50 %

D. Có 3 kiểu gen quy định màu sắc hạt ở F2

Câu 6. Ở một cơ thể động vật có bộ lưỡng bội NST lưỡng bội 2n = 14. Trên mỗi cặp NST chỉ xét 2 cặp gen dị hợp. Biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến và mỗi tế bào chỉ có hoán vị gen ở 1 cặp NST. Theo lý thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về các loại giao tử được tạo ra?

I. Số loại giao tử tối đa là 256.

II. Số loại giao tử liên kết là 64.

III. Số loại giao tử hoán vị là 896.

IV. Mỗi tế bào của cơ thể này có thể tạo ra tối đa 4 loại giao tử.

A. 1                                         B. 2

C. 3                                         D. 4

Câu 7. Một đoạn polipeptit ở sinh vật nhân sơ có trình tự các axit amin như sau:

… Gly – Arg – Lys – Ser …

Cho biết bảng dưới đây mô tả các anticodon của tARN vận chuyển axit amin:

Đoạn mạch gốc của gen mã hóa đoạn polipeptit có trình tự:

A. 5’TXXXXATAAAAG3'

B. 5’XTTTTATGGGGA3’.

C. 5’AGGGGTATTTTX3’

D. 5’GAAAATAXXXXT3’

Câu 8. Khi nghiên cứu nhiễm sắc thể ở người, ta thấy những người có nhiễm sắc thể giới tính là XY, XXY hoặc XXXY đều là nam, còn những người có nhiễm sắc thể giới tính là XX, XO hoặc XXX đều là nữ. Có thể rút ra kết luận gì?

A. Sự biểu hiện giới tính chỉ phụ thuộc vào số lượng nhiễm sắc thể giới tính X.

B. Sự có mặt của nhiễm sắc thể giới tính X quyết định giới tính nữ.

C. Gen quy định giới tính nam nằm trên nhiễm sắc thể Y.

D. Nhiễm sắc thể Y không mang gen quy định tính trạng giới tính.

Câu 9. Với 3 cặp gen trội lặn hoàn toàn. Phép lai giữa 2 cá thể có kiểu gen AaBbDd × aaBBDd sẽ cho ở thế hệ sau kết quả như thế nào?

A. 4 kiểu hình: 12 kiểu gen                C. 8 kiểu hình: 8 kiểu gen

B. 4 kiểu hình: 8 kiểu gen                   D. 8 kiểu hình: 12 kiểu gen

Câu 10. Một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, 2 cặp gen này phân li độc lập. Phép lai P: Cây thân cao, hoa đỏ × Cây thân cao, hoa đỏ, thu được F1 gồm 75% cây thân cao, hoa đỏ và 25% cây thân cao, hoa trắng. Cho các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F2 có 4 loại kiểu hình. Theo lí thuyết, số cây có 1 alen trội ở F2 chiếm tỉ lệ

A. 9/16                        B. 3/8                          C. 3/32                        D. 1/8

Câu 11. Ba loài thực vật có quan hệ họ hàng gần gũi kí hiệu là loài A, loài B và loài C. Bộ NST của loài A là 2n = 16, của loài B là 2n = 14 và của loài C là 2n = 16. Các cây lai giữa loài A và loài B được đa bội hóa tạo ra loài D. Các cây lai giữa loài C và loài D được đa bội hóa tạo ra loài E. Theo lí thuyết, bộ NST của loài E có bao nhiêu NST

A. 54                           B. 30                           C. 38                           D. 46.

Câu 12. Một loài thực vật có bộ NST 2n, hợp tử mang bộ NST 3n có thể phát triển thành thể đột biến.

A. Thể ba                    B. Thể tam bội            C. Thể một                  D. Thể tứ bội

Câu 13. Phân tích vật chất di truyền của 4 chủng vi sinh vật gây bệnh thì thu được kết quả như sau:

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Vật chất di truyền của chủng số 1 là ADN mạch kép

II. Vật chất di truyền của chủng số 2 là ADN mạch đơn

III. Vật chất di truyền của chủng số 3 là ARN mạch kép

IV. Vật chất di truyền của chủng số 4 là ADN mạch đơn

A. 3                             B. 4                             C. 2                             D. 1

Câu 14. Một quần thể sinh vật có gen A bị đột biến thành gen a, gen B bị đột biến thành gen b. Biết các cặp gen tác động riêng rẽ và gen trội là trội hoàn toàn. Có bao nhiêu kiểu gen không phải là thể đột biến?

A. 3                             B. 4                             C. 5                             D. 6

Câu 15. Trong cơ chế điều hoà hoạt động của operon Lac ở vi khuẩn E. coli, chất cảm ứng lactôzơ làm bất hoạt prôtêin nào sau đây?

A. Prôtêin Lac A         C. Prôtêin Lac Y

B. Prôtêin ức chế        D. Prôtêin Lac Z

Câu 16. Ở hoa anh thảo (Primula sinensis) có kiểu gen AA quy định hoa đỏ, kiểu gen aa quy định hoa trắng. Đem cây hoa anh thảo màu đỏ có kiểu gen AA trồng ở 35°C thì cho hoa màu trắng, thế hệ sau của cây hoa trắng này trồng ở 20ºc cho hoa màu đỏ. Trong khi đó giống hoa trắng trồng ở 35°C hay 20°C đều cho hoa màu trắng. Nhận xét nào sau đây đúng:

A. Khi trồng ở 35°C thì cho hoa màu trắng do đột biến gen A thành a.

B. Màu sắc hoa do nhiệt độ quy định.

C. Điều kiện gieo trồng không phù hợp làm cho hoa có màu sắc khác nhau

D. Màu sắc hoa là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.

Câu 17. Một loài thực vật, alen A quy định lá nguyên trội hoàn toàn so với alen a quy định lá xẻ; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho cây lá nguyên, hoa đỏ giao phấn với cây lá nguyên, hoa trắng (P), thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó cây lá nguyên, hoa đỏ chiếm tỉ lệ 40%. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng về phép lai trên?

I. F1 có cây lá nguyên, hoa trắng thuần chủng chiếm tỉ lệ 10%.

II. F1 có 3 kiểu gen quy định kiểu hình lá nguyên, hoa trắng.

III. F1 có cây lá xẻ, hoa đỏ chiếm tỉ lệ 20%.

IV. Khoảng cách giữa 2 gen A và B là 40cM.

A. 3                             B. 1                             C. 4                             D. 2

Câu 18. Một gen của vi khuẩn có chiều dài 5440Å và có 3900 liên kết hiđrô. Trên mạch thứ nhất của gen có 500 nucleotit loại A và 300 nucleotit loại G. Số nucleotit loại A và số nucleotit loại G trên mạch thứ hai của gen là

A. A = 400, G = 400                                       C. A = 400, G = 300

B. A = 500, G = 200                                       D. A = 900, G = 700

Câu 19. Trong ruột già của tất cả mọi người đều chứa vi khuẩn Escherichia coli . Một số người mắc chứng không dung nạp lactose, họ rất cẩn thận - không ăn thức ăn chứa lactose (đường sữa). Ở những người này, operon Lac của Escherichia coli có hoạt động hay không và có ảnh hưởng gì đến sự tồn tại của vi khuẩn không?

A. Trong ruột già của những người này không có lactose, do đó operon Lac không cần thiết phải hoạt động. Ở vi khuẩn Escherichia coli bình thường chỉ sử dụng lactose để thay thế protein khi môi trường thiếu. Nếu ở ruột không có lactose nhưng vẫn có protein thì chúng vẫn tồn tại bình thường.

B. Trong ruột già của những người này không có lactose, do đó operon Lac không cần thiết phải hoạt động. Ở vi khuẩn Escherichia coli bình thường chỉ sử dụng lactose để thay thế glucose khi môi trường thiếu. Nếu ở ruột không có lactose nhưng vẫn có glucose thì chúng vẫn tồn tại bình thường.

C. Trong ruột già của những người này không có lactose, do đó operon Lac không cần thiết phải hoạt động. Ở vi khuẩn Escherichia coli bình thường chỉ sử dụng lactose để thay thế lipit khi môi trường thiếu. Nếu ở ruột không có lactose nhưng vẫn có lipit thì chúng vẫn tồn tại bình thường.

D. Trong ruột già của những người này không có lactose, do đó operon Lac không cần thiết phải hoạt động. Ở vi khuẩn Escherichia coli bình thường chỉ sử dụng lactose. Nếu ở ruột không có lactose thì chúng không tồn tại.

Câu 20. Hai tế bào dưới đây là của cùng một cơ thể lưỡng bội có kiểu gen AaBb, nhận xét nào dưới đây đúng khi quan sát hai tế bào này?

A. Tế bào 1 đang ở kì giữa của giảm phân II.

B. Tế bào 2 đang ở kì giữa của nguyên phân.

C. Ở tế bào 1, nếu hai nhiễm sắc thể kép chứa alen A và a của tế bào cùng di chuyển về một cực của tế bào thì sẽ tạo ra các tế bào có kiểu gen là AaB và Aab hoặc Aab và aaB.

D. Nếu 2 cromatit chứa alen a của tế bào 2 phân li không bình thường, các nhiễm sắc thể kép khác phân li bình thường thì sẽ tạo ra 2 tể bảo con aaB và B.

Câu 21. Tác nhân đột biến 5- brôm uraxin (5BU) gây ra dạng đột biến nào?

A. Đảo đoạn nhiễm sắc thể                 C. Thay thế cặp nuclêôtit

B. Thêm cặp nuclêôtit                         D. Mất cặp nuclêôtit

Câu 22. Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, phép lai cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng là

A. Aa × Aa                  B. Aa × aa                   C. AA × Aa                 D. AA × aa

Câu 23. Ở ruồi giấm, cho biết mỗi gen qui định một tính trạng, tính trội là trội hoàn toàn, hoán vị gen xảy với tần số 40%. Theo lý thuyết, phép lai ♀ABabXDXdABabXDXd × ♂ABabXDYABabXDY cho đời con có con đực mang kiểu hình đồng hợp lặn là bao nhiêu %?

A. 12,5%                     B. 3,75%                     C. 18,75%                   D. 25%

Câu 24. Một loài thực vật, xét 2 cặp gen: A, a; B, b quy định 2 tính trạng; các alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: 2 cây thuần chủng có kiểu hình khác nhau về 2 tính trạng giao phấn với nhau, thu được F1. Cho F1 giao phấn với cây M trong loài, thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình là 3 :3 :1:1. Theo lí thuyết, số loại kiểu gen ở đời con có thể là trường hợp nào sau đây?

A. 5                             B. 7                             C. 9                             D. 8

Câu 25. Xét phép lai P: AaBbDd × AaBbDd. Thế hệ F1 thu được kiểu gen aaBbdd với tỉ lệ:

A. 1/32                        B. 1/4                          C. 1/64                        D. 1/2

Câu 26. Đặc điểm nào sau đây không có ở mã di truyền?

A. Có tính phổ biến    C. Có tính bổ sung

B. Có tính thoái hóa    D. Có tính đặc hiệu

Câu 27. Ở ruồi giấm, alen A (nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen trên Y) quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Kiểu hình nào sau đây có nhiều loại kiểu gen nhất?

A. Ruồi đực mắt đỏ                                        C. Ruồi cái mắt đỏ

B. Ruồi đực mắt trắng                                    D. Ruồi cái mắt trắng

Câu 28. Sự trao đổi chéo không cần giữa hai crômatit khác nguồn trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng xảy ra ở kì đầu của giảm phân I có thể làm phát sinh các loại đột biến nào sau đây?

A. Mất đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể

B. Mất đoạn và lặp đoạn nhiễm sắc thể

C. Lặp đoạn và chuyển đoạn nhiễm sắc thể

D. Lặp đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể

Câu 29. Loại axit nuclêic nào sau đây mang bộ ba đối mã (anticôđon)?

A. tARN                     B. rARN                      C. ADN                      D. mARN.

Câu 30. Giả sử một phân tử ADN hai mạch dài bằng nhau: mạch thứ nhất có tỉ lệ A: T: G: X lần lượt là 1: 2: 3: 4. Mạch thứ hai của phân tử ADN này có tỉ lệ A: T: G: X lần lượt sẽ là

A. 2: 1: 3: 4                 B. 2: 1: 4: 3 

C. 1: 2: 3:4                  D. 4: 3: 2: 1

ĐÁP ÁN

1.B

2.B

3.C

4.D

5.D

6.B

7.C

8.C

9.A

10.D

11.D

12.B

13.A

14.B

15.B

16.D

17.D

18.A

19.B

20.D

21.C

22.B

23.B

24.B

25.A

26.C

27.C

28.B

29.A

30.B

Trên đây là một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Sinh học 12 năm 2023-2024. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:

Ngoài ra, các em có thể thực hiện làm đề thi trắc nghiệm online tại đây:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON