Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo Đề cương ôn tập thi giữa Học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2023-2024 đã được HỌC247 biên soạn. Thông qua tài liệu này sẽ giúp quý thầy, cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng. Đặc biệt giúp các em luyện tập củng cố và nâng cao kỹ năng giải bài tập để làm bài kiểm tra chương và bài thi HK1 thật tốt. Chúc các em học sinh đạt kết quả cao trong kì sắp tới!
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Điện trở – Tụ điện – Cuộn cảm
- Biết được cấu tạo, công dụng, phân loại của các linh kiện - Hiểu được ý nghĩa của các thông số kĩ thuật của linh kiện (giải thích được ý nghĩa của các thông số ghi trên vỏ linh kiện; điều chỉnh tần số dòng điện, trị số điện cảm, trị số điện dung thì cảm kháng và dung kháng thay đổi như thế nào?)
- So sánh được sự giống nhau về mặt ý nghĩa giữa các thông số kĩ thuật của các linh kiện (trị số điện trở, cảm kháng, dung kháng; trị số điện dung, trị số điện cảm).
1.2. Linh kiện bán dẫn và IC
- So sánh được sự giống và khác nhau giữa các linh kiện bán dẫn (So sánh giữa Đ và Ti, Đ và Đa, Đa và Ta, Ti và Ta về mặt cấu tạo, kí hiệu, điều kiện dẫn điện – nguyên lí làm việc).
1.3. Mạch khuếch đại – Mạch tạo xung
- Biết được chức năng, sơ đồ và nguyên lí làm việc của mạch khuếch đại thuật toán.
- Biết được chức năng, sơ đồ mạch tạo xung. - Biết điều chỉnh hệ số khuếch đại của mạch khuếch đại dùng IC OA. - Biết điều chỉnh các thông số của mạch để có xung đa hài đối xứng và không đối xứng.
1.4. Thực hành: Điều chỉnh các thông số của mạch tạo xung đa hài dùng Tranzito
- Hiểu được hiện tượng xảy ra khi lắp các đèn Led vào 2 đầu ra Ur1, Ur2 (khi chọn các linh kiện có trị số giống và khác nhau)
1.5. Khái niệm về mạch điện tử điều khiển
- Biết được khái niệm, công dụng, phân loại mạch điện tử điều khiển. - Phân biệt được ứng dụng (về công dụng, phân loại) của mạch điện tử điều khiển trong các thiết bị điện tử.
1.6. Mạch điều khiển tín hiệu
- Biết được khái niệm, công dụng, nguyên lí làm việc của mạch điều khiển tín hiệu.
- Phân biệt được ứng dụng (về công dụng) của mạch điều khiển tín hiệu trong các thiết bị điện tử.
2. Trắc nghiệm tự luyện
Câu 1: Một điện trở có các vòng màu theo thứ tự: nâu, xám, vàng, xanh lục. Trị số đúng của điện trở là.
A. 18 x104 Ω ±0,5%.
B. 18 x104 Ω ±1%.
C. 18 x103 Ω ±0,5%.
D. 18 x103 Ω ±1%.
Câu 2: Một điện trở có các vòng màu theo thứ tự: cam, đỏ, vàng, ngân nhũ. Trị số đúng của điện trở là.
A. 32 x104 Ω ±10%.
B. 32 x104 Ω ±1%.
C. 32 x104 Ω ±5%.
D. 32 x104 Ω ±2%.
Câu 3: Một điện trở có giá trị 72x108 Ω ±5%. Vạch màu tương ứng theo thứ tự là:
A. tím, đỏ, xám, kim nhũ
B. tím, đỏ, xám, ngân nhũ
C. xanh lục, đỏ, xám, kim nhũ
D. xanh lục, đỏ, ngân nhũ
Câu 4: Một điện trở có giá trị 56x109 Ω ±10%. Vạch màu tương ứng theo thứ tự là.
A. xanh lục, xanh lam, trắng, ngân nhũ
B. xanh lục, xanh lam, tím, kim nhũ
C. xanh lam, xanh lục, tím, ngân nhũ
D. xanh lam, xanh lục, trắng, kim nhũ
Câu 5: Vạch thứ tư trên điện trở có bốn vòng màu có ghi màu kim nhũ thì sai số của điện trở đó là:
A. 2% B. 5% C. 10% D. 20%
Câu 6: Điôt ổn áp (Điôt zene) khác Điôt chỉnh lưu ở chỗ:
A. Bị đánh thủng mà vẫn không hỏng
B. Chỉ cho dòng điện chạy qua theo một chiều từ anôt (A) sang catôt (K).
C. Không bị đánh thủng khi bị phân cực ngược.
D. Chịu được được áp ngược cao hơn mà không bị đánh thủng.
Câu 7: Kí hiệu như hình vẽ là của loại linh kiện điện tử nào?
A. Điôt ổn áp (Điôt zene).
B. Điôt chỉnh lưu.
C. Tranzito.
D. Tirixto.
Câu 8: Tranzito là linh kiện bán dẫn có…
A. Hai lớp tiếp giáp P – N, có ba cực là: bazơ (B), colectơ (C) và emitơ (E).
B. Ba lớp tiếp giáp P – N, có ba cực là: anôt (A), catôt (K) và điều khiển (G).
C. Một lớp tiếp giáp P – N, có hai cực là: anôt (A) và catôt (K).
D. Ba lớp tiếp giáp P – N, có ba cực là: bazơ (B), colectơ (C) và emitơ (E).
Câu 9: Tranzito (loại PNP) chỉ làm việc khi…
A. Các cực bazơ (B), emitơ (E) được phân cực thuận và điện áp UCE < 0 (với UCE là điện áp giữa hai cực colectơ (C), emitơ (E))
B. Các cực bazơ (B), emitơ (E) được phân cực thuận và điện áp UCE > 0 (với UCE là điện áp giữa hai cực colectơ (C), emitơ (E))
C. Các cực bazơ (B), emitơ (E) được phân cực ngược và điện áp UCE < 0 (với UCE là điện áp giữa hai cực colectơ (C), emitơ (E))
D. Các cực bazơ (B), emitơ (E) được phân cực ngược và điện áp UCE > 0 (với UCE là điện áp giữa hai cực colectơ (C), emitơ (E))
Câu 10: Người ta phân Tranzito làm hai loại là:
A. Tranzito PPN và Tranzito NPP.
B. Tranzito PNP và Tranzito NPN.
C. Tranzito PPN và Tranzito NNP.
D. Tranzito PNN và Tranzito NPP.
Câu 11: Tirixto chỉ dẫn điện khi…
A. UAK > 0 và UGK > 0.
B. UAK < 0 và UGK < 0.
C. UAK > 0 và UGK < 0.
D. UAK < 0 và UGK > 0.
Câu 12: Khi Tirixto đã thông thì nó làm việcnhư một Điôt tiếp mặt và sẽ ngưng dẫn khi…
A. UAK 0. B. UGK 0. C. UAK 0. D. UGK = 0.
Câu 13: Hãy chọn câu Đúng.
A. Triac có ba cực là: A1, A2 và G, còn Điac thì chỉ có hai cực là: A1 và A2.
B. Triac có ba cực là: A, K và G, còn Điac thì chỉ có hai cực là: A và K.
C. Triac và Điac đều có cấu tạo hoàn toàn giống nhau.
D. Triac có hai cực là: A1, A2, còn Điac thì có ba cực là: A1, A2 và G.
Câu 14: Nguyên lí làm việc của Triac khác với tirixto ở chỗ:
A. Có khả năng dẫn điện theo cả hai chiều và đều được cực G điều khiển lúc mở.
B. Khi đã làm việc thì cực G không còn tác dụng nữa.
C. Có khả năng dẫn điện theo cả hai chiều và không cần cực G điều khiển lúc mở.
D. Có khả năng làm việc với điện áp đặt vào các cực là tùy ý.
Câu 15: Thông thường IC được bố trí theo kiểu hình răng lược có…
A. Hai hàng chân hoặc một hàng chân.
B. Hai hàng chân hoặc ba hàng chân.
C. Ba hàng chân hoặc bốn hàng chân.
D. Bốn hàng chân hoặc năm hàng chân.
Câu 16: Hãy cho biết kí hiệu như hình vẽ bên là của loại linh kiện điện tử nào?
A. Tirixto. B. Tranzito. C. Triac. D. Điac
Câu 17: Tirixto thường được dùng…
A. Trong mạch chỉnh lưu có điều khiển.
B. Để khuếch đại tín hiệu, tạo sóng, tạo xung…
C. Để điều khiển các thiết bị điện trong các mạch điện xoay chiều.
D. Để ổn định điện áp một chiều.
Câu 18: Kí hiệu như hình vẽ bên là của loại linh kiện điện tử nào?
A. Tranzito loại NPN
B. Tranzito loại PNP
C. Tranzito loại NNP
D. Tranzito loại PPN
Câu 19: Kí hiệu như hình vẽ bên là của loại linh kiện điện tử nào?
A. Tranzito loại NPN
B. Tranzito loại PNP
C. Tranzito loại NNP
D. Tranzito loại PPN
Câu 20: Công dụng của Điôt bán dẫn:
A. Biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.
B. Khuếch đaị tín hiệu, tạo sóng, tạo xung.
C. Dùng trong mạch chỉnh lưu có điền khiển.
D. Dùng để điều khiển các thiết bị điện
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 Công nghệ 12 năm học 2023-2024. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:
- Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Tiếng Anh 12 năm 2023-2024
- Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Vật lí 12 năm 2023-2024
- Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ Văn 12 năm 2023-2024
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.