YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2021-2022 trường THPT Nguyễn Thị Diệu

Tải về
 
NONE

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2021-2022 trường THPT Nguyễn Thị Diệu có đáp án kèm theo, được HOC247 sưu tầm và đăng tải sẽ giúp các em học sinh luyện tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị cho kì thi quan trọng - kì thi THPT QG. Hi vọng đây là tài liệu hữu ích cho các em trong quá trình học tập và ôn thi. Chúc các em thi tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT

NGUYỄN THỊ DIỆU

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN GDCD

Năm học: 2021 - 2022

Thời gian: 50 phút

1. Đề số 1

Câu 1: Các hình thức sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật, tuân thủ pháp luật do ai thực hiện?

A. Do mọi cá nhân thực hiện.

B. Do cá nhân đã đến một độ tuổi nhất định thực hiện theo quy định của pháp luật.

C. Chỉ do người thành niên thực hiện.

D. Do người có đủ năng lực hành vi dân sự thực hiện.

Câu 2: Điền vào chỗ trống: Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là mọi công dân thuộc các tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị.............trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.

A. Kì thị.                     B. Phân biệt đối xử.    C. Hạn chế quyền.      D. Nghiêm cấm.

Câu 3: Hợp đồng LĐ có những hình thức giao kết nào?

A. Văn bản.                             B. Lời nói (bằng miệng).

C. Văn bản và lời nói.             D. Tất cả các hình thức trên.

Câu 4: Điền vào chỗ trống: Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là mọi công dân thuộc các tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu ................. theo quy định của pháp luật.

A. Mọi việc.                            B. Trách nhiệm pháp lý.

C. Trách nhiệm.                      D. Bổn phận.

Câu 5: Để quản lí xã hội bằng pháp luật, Nhà nước:

A. Ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật trong phạm vi cả nước.

B. Trừng trị nghiêm khắc mọi hành vi vi phạm pháp luật.

C. Tổ chức thực hiện pháp luật.

D. Ban hành pháp luật.

Câu 6: Ý nào sau đây không đúng khi nói về tính quy phạm phổ biến của pháp luật?

A. Tính khuôn mẫu.

B. Quy tắc xử sự chung.

C. Áp dụng nhiều lần, nhiều nơi, mọi lĩnh vực, với mọi người.

D. Quy tắc riêng áp dụng trong 1 phạm vi nhất định.

Câu 7: Những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân sẽ bị nhà nước:

A. Xử lý thật nặng.                 B. Ngăn chặn xử lý.

. Xử lý nghiêm khắc.             D. Xử lý nghiêm minh.

Câu 8: Pháp luật không điều chỉnh quan hệ xã hội nào dưới đây?

A. Quan hệ hôn nhân - gia đình.                     B. Quan hệ kinh tế.

C. Quan hệ về tình yêu nam - nữ.                   D. Quan hệ lao động.

Câu 9: Luật giao thong đường bộ quy định: "Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông". Quy phạm pháp luật này thể hiện tính chất nào của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.                           B. Tính xác định chặt chẽ và một hình thức.

C. Tính thống nhất.                                         D. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

Câu 10: Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về:

A. Việc làm có trả công và các điều kiện kèm theo trong quá trình lao động.

B. Việc làm, mức lương, ngày nghỉ và một số quy định khác.

C. Tất cả các đáp án trên.

D. Việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Câu 11: Căn cứ vào mức độ nguy hiểm cho xã hội hành vi vi phạm hình sự về tội phạm nghiêm trọng bị phạt tù bao nhiêu năm:

A. 7 năm.                    B. Tối đa 15 năm.       C. Tối đa 18 năm.       D. Chung thân.

Câu 12: Công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của mình, có nghĩa là công dân đã?

A. Thi hành pháp luật.            B. Tuân thủ pháp luật.

C. Sử dụng pháp luật.             D. Áp dụng pháp luật.

Câu 13: Ông A là người có thu nhập cao. Hàng năm, ông chủ động đến cơ quan thuế để nộp thuế thu nhập cá nhân. Trong trường hợp này, ông A đã:

A. Tuân thủ pháp luật.            B. Sử dụng pháp luật.

C. Thi hành pháp luật.            D. Áp dụng pháp luật.

Câu 14: Cơ sở sản xuất kinh doanh áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường có nghĩa là:

A. Sử dụng pháp luật.             B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.            D. Áp dụng pháp luật.

Câu 15: Quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng chỉ phát sinh và được pháp luật bảo vệ sau khi họ:

A. Được toà án nhân dân ra quyết định.

B. Được UBND phường, xã, thị trấn cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.

C. Được gia đình hai bên và bạn bè thừa nhận.

D. Hai người chung sống với nhau.

Câu 16: Người đi xe đạp, xe máy không đi vào đường ngược chiều, có nghĩa là họ đã:

A. Sử dung pháp luật.             B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.            D. Áp dụng pháp luật.

Câu 17: Chọn đáp án đúng diền vào chỗ trống sau đây:

Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới ..............................

A. Các quy tắc quản lý nhà nước.

B. Các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

C. Các quan hệ lao động, công vụ nhà nước.

D. Quan hệ trong nội bộ cơ quan.

Câu 18: UBND xã phường, thị trấn cấp đăng kí kết hôn cho công dân, có nghĩa là UBND đã:

A. Sử dụng pháp luật.             B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.            D. Áp dụng pháp luật.

Câu 19: Tính quy phạm phổ biến của pháp luật thể hiện:

A. Tất cả đều đúng.

B. Quy tắc được áp dụng nhiều lần.

C. Khuôn mẫu của hành vi, được áp dụng nhiều lần ở nhiều nơi.

D. Chuẩn mực, khuôn mẫu của hành vi.

Câu 20: Hành vi nào sau đây không phải là hành vi vi phạm pháp luật:

A. H là HS lớp 11 cướp giật túi xách của chị A.

B. Em B 19 tuổi đã lấy cắp chiếc xe đạp trị giá 500.000 đồng.

C. Dũng, Minh đang là HS lớp 12, hai bạn chở nhau trên một chiếc xe máy, không đội nón bảo hiểm.

D. N 20 tuổi đang có ý định lấy trộm xe máy trong nhà trường.

Câu 21: Từ ngày 15-12-2007, theo nghị quyết 32/CP/2007 mọi người ngồi trên xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm, điều này thể hiện:

A. Đặc trưng của pháp luật.                B. Bản chất của pháp luật.

C. Nội dung của pháp luật.                 D. Vai trò của pháp luật.

Câu 22: Hiến pháp và các bộ luật do ai ban hành?

A. Tòa án nhân dân tối cao ban hành.

B. Các tổ chức chính trị - xã hội ban hành.

C. Quốc hội ban hành.

D. Chính phủ ban hành.

Câu 23: "Mọi nguời đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình". Điều này thể hiện:

A. Quyền bình đẳng trong lao động.

B. Quyền bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.

C. Quyền bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.

D. Quyền bình đăng trong lao động giũa lao động nam và lao động nữ.

Câu 24: Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật:

A. Xân phạm tài sản của nhà nước và công dân.

B. Xâm phạm tới quan hệ giữa nhà nước và công dân.

C. Xâm phạm các qui tắc quản lí của nhà nước.

D. Xâm phạm các qui định về trật tự an toàn xã hội.

Câu 25: Vì sao nhà nước phải quản lý xã hội bằng pháp luật?

A. Nhờ có pháp luật nhà nước phát huy được tính độc đoán, chuyên quyền, của mình.

B. Nhờ có pháp luật nhà nước mới chỉ đạo nhân dân phát triển kinh tế.

C. Nhờ có pháp luật nhà nước mới bảo vệ được mình.

D. Nhờ có pháp luật nhà nước phát huy được quyền lực của mình, kiểm tra kiểm soát mọi hoạt động của các cá nhân, tổ chức.

Câu 26: Vì sao nói pháp luật có tính quyền lực bắt buộc chung?

A. Bắt buộc đối với tất cả các cá nhân, tổ chức, ai cũng phải xử sự theo pháp luật.

B. Cá nhân phải xử sự theo pháp luật.

C. Tổ chức phải xử sự theo pháp luật.

D. Cả 3 phương án trên đều đúng.

Câu 27: Theo quy định: nội dung của mọi văn bản quy phạm pháp luật phải phù hợp và không được trái với Hiến pháp. Điều này thể hiện điều gì?

A. Tính thống nhất chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật.

B. Tính quy phạm phổ biến của hệ thống pháp luật.

C. Tính kế thừa có chọn lọc của pháp luật.

D. Tính quyền lực, bắt buộc chung của pháp luật.

Câu 28: Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ được hiểu là:

A. Mọi công dân đều được hưởng quyền như nhau theo quy định của pháp luật.

B. Mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau.

C. Mọi công dân đều phải có nghĩa vụ như nhau theo quy định của pháp luật.

D. Mọi công dân đều được bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật.

Câu 29: Tại sao phải giao kết hợp đồng lao động?

A. Để làm căn cứ giải quyết tranh chấp khi tranh chấp xảy ra.

B. Là cơ sở pháp lý để pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hai bên.

C. Vì pháp luật quy định phải giao kết hợp đồng.

D. Để bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Câu 30: Thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận ...... giữa tập thể người lao động với người sử dụng lao động về điều kiện lao động và sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động.

A. Bằng miệng.                       B. Bằng văn bản.

C. Cả a và b đều sai.               D. Cả a và b đều đúng.

Câu 31: Muốn quản lý xã hội một cách hữu hiệu nhất nhà nước cần quản lý bằng:

A. Pháp luật.                           B. Chính sách.

C. Các quy phạm đạo đức.      D. Vui chơi, giải trí.

Câu 32: Pháp luật và đạo đức có mối quan hệ với nhau vì:

A. Cả pháp luật và đạo đức đều bảo vệ cái thiện, chống lại cái ác.

B. Các quy tắc của pháp luật cũng là các quy tắc của đạo đức.

C. Pháp luật là phương tiện đặc thù thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức.

D. Cả pháp luật và đạo đức đều thể hiện sự công bằng, lẽ phải.

Câu 33: Khi công dân giao kết được một hợp đồng lao động, có nghĩa là:

A. Có việc làm ổn định.

B. Xác lập được một quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh.

C. Có vị trí đứng trong xã hội.

D. Bắt đầu có thu nhập.

Câu 34: Trong các hành vi sau đây, hành vi nào phải chịu trách nhiệm kỉ luật?

A. Vay tiền dây dưa không trả.

B. Xây nhà trái phép.

C. Chặt cành, tỉa cây mà không đặt biển báo.

D. Cướp giật dây chuyền, túi xách người đi đường.

Câu 35: Vi phạm kỉ luật là hành vi vi phạm pháp luật:

A. Xâm phạm các quan hệ hành chính.

B. Xâm phạm các quan hệ được qui định trong nội quy của từng trường học.

C. Xâm phạm các quan hệ trong nội bộ một cơ quan được qui định trong nội qui cơ quan.

D. Xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ của nhà nước do pháp luật lao động và pháp luật hành chính bảo vệ.

Câu 36: Chính sách quan trọng nhất của Nhà nước góp phần thúc đẩy việc kinh doanh phát triển:

A. Hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp.

B. Khuyến khích người dân tiêu dùng.

C. Tạo ra môi trường kinh doanh tự do, bình đẳng.

D. Xúc tiến các hoạt động thương mại.

Câu 37: Chọn câu đúng nhất khi nói về bản chất của pháp luật?

A. Pháp luật mang bản chất giai cấp sâu sắc, không bao hàm tính xã hội.

B. Pháp luật vừa mang bản chất giai cấp vừa mang bản chất xã hội.

C. Baản chất xã hội quyết định bản chất giai cấp của pháp luật.

D. Pháp luật mang bản chất giai cấp và xã hội.

Câu 38: Ranh giới để phân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác là:

A. Tính khoa học của pháp luật.

B. Tính quy phạm phổ biến của pháp luật.

C. Tính thống nhất của pháp luật.

D. Tính kế thừa của pháp luật.

Câu 39: Mục đích của Hôn nhân là:

A. Xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững.

B. Thực hiện chức năng sinh con, nuôi dạy con của gia đình.

C. Thực hiện chức năng tổ chức đời sống, vật chất, tinh thần của gia đình.

D. Cả a, b và c.

Câu 40: Muốn quản lý xã hội bằng pháp luật, Nhà nước cần:

A. Tổ chức tốt công tác tuyên truyền pháp luật cho người dân.

B. Xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm.

C. Có hệ thống pháp luật tốt: Mang tính toàn diện, đồng bộ, thống nhất, phù hợp.

D. Tổ chức tốt và có hiệu quả 3 khâu: Xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1

B

11

A

21

A

31

A

2

B

12

A

22

C

32

C

3

C

13

C

23

C

33

B

4

B

14

B

24

C

34

C

5

A

15

B

25

D

35

D

6

D

16

A

26

A

36

C

7

D

17

B

27

A

37

B

8

C

18

A

28

D

38

B

9

D

19

C

29

B

39

D

10

D

20

D

30

B

40

D

2. Đề số 2

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN GDCD- TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ DIỆU- ĐỀ 02

Câu 1: Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình và giữ gìn, khôi phục, phát huy những phong tục tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp. Điều này thể hiện các dân tộc đều bình đẳng về

A. kinh tế.                   B. văn hóa, giáo dục.             C. chính trị.                 D. tự do tín ngưỡng.

Câu 2: Thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam là hoạt động

A. tín ngưỡng.             B. mê tín.                    C. sùng bái.                 D. tôn giáo.

Câu 3: Việc bảo đảm tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước thể hiện

A. quyền bình đẳng giữa các công dân.

B. quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

C. quyền bình đẳng giữa các vùng, miền.

D. quyền bình đẳng trong công việc chung của nhà nước.

Câu 4: Trong trường hợp nào dưới đây thì bất kì ai cũng có quyền được bắt người?

A. Bị nghi ngờ phạm tội.

B. Đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.

C. Có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội.

D. Đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội.

Câu 5: Do có mâu thuẫn từ trước, nhân lúc anh Y không để ý, anh M đã dùng gậy đánh vào lưng anh Y (giám định thương tật 10%). Trong trường hợp này anh M bị xử phạt như thế nào?

A. Cảnh cáo và phạt tiền anh M.

B. Không xử phạt anh M vì tỉ lệ thương tật chưa đạt từ 11% trở lên.

C. Xử phạt hành chính anh M và yêu cầu bồi thường thiệt hại cho anh Y.

D. Bị cảnh cáo và yêu cầu bồi thường thiệt hại cho anh Y.

Câu 6: Chị M bị buộc thôi việc trong thời gian đang nuôi con 8 tháng tuổi. Chị M cần căn cứ vào quyền nào của công dân để bảo vệ mình?

A. Quyền bình đẳng.               B. Quyền dân chủ.      C. Quyền tố cáo.         D. Quyền khiếu nại.

Câu 7: Việc mở trường trung học phổ thông chuyên ở nước ta hiện nay nhằm

A. bảo đảm tính nhân văn trong giáo dục.

B. bảo đảm công bằng trong giáo dục.

C. đào tạo chuyên gia kỹ thuật cho đất nước.

D. bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

Câu 8: Có mấy hình thức thực hiện pháp luật?

A. Ba.                         B. Sáu.                        C. Năm.                       D. Bốn.

Câu 9: Gia đình ông A không đồng ý cho con gái mình là H kết hôn với M vì lí do hai người không cùng đạo. Gia đình ông A đã không thực hiện

A. quyền bình đẳng về tín ngưỡng.                B. quyền bình đẳng giữa các vùng miền.

C. quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.           D. quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

Câu 10: Tòa án xét xử các vụ án sản xuất hàng giả không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, giữ chức vụ gì. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào của công dân?

A. Bình đẳng về quyền tự chủ trong kinh doanh.

B. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh.

C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.

D. Bình đẳng về quyền lao động.

Câu 11: H năm nay 15 tuổi, làm thuê cho một cửa hang tại thị trấn X. Em phải làm việc 12 giờ mỗi ngày. H còn thường bị bà chủ chửi rủi đánh mắng. Nếu là H, em chọn cách nào sau đây để bảo vệ mình?

A. Gửi đơn khiếu nại đến Công an thị trấn X.

B. Bỏ việc ở cửa hàng này, xin vào làm ở cửa hàng khác.

C. Gửi đơn khiếu nại đến Uỷ ban nhân dân thị trấn X.

D. Gửi đơn tố cáo đến Công an nhân dân thị trấn X.

Câu 12: Khi yêu cầu vợ mình phải nghỉ việc để chăm sóc gia đình, anh A đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ

A. nhân thân.               B. tài sản chung.         C. tài sản riêng.           D. tình cảm.

Câu 13: Theo quy định của pháp luật, quyền và nghĩa vụ của công dân không

A. tách rời nhau.                     B. tác động nhau.

C. liên quan với nhau.             D. ảnh hưởng đến nhau.

Câu 14: Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là

A. mọi công dân đều có quyền lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với sở thích của mình.

B. những người có cùng mức thu nhập (trên 60 triệu đồng/năm) phải đóng thuế thu nhập như nhau.

C. công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử theo quy định của pháp luật.

D. mọi công dân đủ từ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào đại biểu Quốc hội.

Câu 15: Khi thuê nhà của ông T, ông A đã tự sửa chữa, cải tạo mà không hỏi ý kiến của ông T. Hành vi này của ông A là hành vi vi phạm

A. dân sự.                    B. hình sự.                   C. kỉ luật                     D. hành chính.

Câu 16: Nghi ngờ B lấy cắp điện thoại của mình, T tự ý vào phòng B khám xém. Hành vi này xâm phạm

A. quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm của công dân.

B. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.

C. quyền bí mật đời tư của công dân.

D. quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

Câu 17: Quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng của công dân thuộc nhóm quyền nào dưới đây?

A. Quyền tác giả.                    B. Quyền được tham gia.

C. Quyền được phát triển.      D. Quyền được sáng tạo.

Câu 18: Hành vi nào dưới đây là thực hiện pháp luật?

A. Đi xe hàng hai, hàng ba, cản trở các phương tiện khác.

B. Nhường đường cho các phương tiện được quyền ưu tiên.

C. Lạng lách, đánh võng, chở hàng cồng kềnh.

D. Vượt ngã ba, ngã tư khi có tín hiệu đèn đỏ.

Câu 19: Đánh người là hành vi xâm phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân.

B. Quyền được pháp luật bảo hộ về thân thể của công dân.

C. Quyền bất khả xâm phạm về tinh thần của công dân.

D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.

Câu 20: Tài sản riêng giữa vợ và chồng là tài sản được xác định là?

A. Tài sản đó do vợ hoặc chồng tự đi làm và có được khi hai người đã kết hôn.

B. Tài sản do vợ hoặc chồng làm thêm ngoài công việc chính trong thời kì hôn nhân.

C. Tài sản được cho riêng trong thời kỳ hôn nhân.

D. Tài sản được cho tặng trong thời kỳ hôn nhân.

Câu 21: Hiện nay một số doanh nghiệp ngại nhận lao động nữ vào làm việc. Theo em việc các doanh nghiệp không muốn nhận lao động nữ là đúng hay sai? Vì sao?

A. Đúng. Vì nữ sức khỏe yếu vì vậy sẽ ảnh hưởng đến năng suất lao động của doanh nghiệp.

B. Sai. Vì nếu như vậy thì sẽ mất cơ hội tìm việc làm của lao động nữ. Đồng thời pháp luật cũng có quy định mọi công dân đều bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động, bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.

C. Đúng. Vì tuyển lao động nữ thì không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa khi họ mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

D. Đúng. Vì nữ nếu họ sinh con thì họ sẽ được nghỉ 6 tháng và trong thời gian đó cũng sẽ ảnh hưởng đến nhân lực của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không thể cắt hợp đồng và cũng không thể tuyển người mới vì nếu tuyển có 6 tháng thì cũng khó tuyển được người.

Câu 22: Anh K theo đạo Cao đài, chị H theo đạo Thiên chúa. Sau khi kết hôn, vì biết chị H theo đạo Thiên chúa nên anh K đã nhiều lần xúc phạm đến vợ mình và yêu cầu chị K phải theo đạo Cao đài. Hành vi của anh K

A. xâm phạm quyền tự do của vợ.

B. xâm phạm quan hệ nhân thân.

C. phù hợp với quan hệ hôn nhân.

D. là chuyện bình thường trong mọi gia đình.

Câu 23: Người chưa thành niên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đặc biệt nghiêm trọng là những người

A. đủ 14 tuổi trở lên đến 16 tuổi.

B. đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 18 tuổi.

C. đủ 14 tuổi trở lên đến 18 tuổi.

D. đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi.

Câu 24: Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Nhà nước Việt Nam đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

B. Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì sự phát triển của xã hội.

C. Pháp luật có ba đặc trưng chính là tính quy phạm phổ biến, tính quyền lực, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

D. Các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của nhân dân, mà Nhà nước là đại diện.

Câu 25: Đâu là bản chất của pháp luật?

A. Tính quyền lực, tính ý chí, tính khách quan.

B. Tính giai cấp, tính xã hội.

C. Tính quy phạm phổ biến, tính quyền lực, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

D. Tính giai cấp, tính xã hội, tính quyền lực.

Câu 26: Pháp luật là gì?

A. Pháp luật là tập hợp các quy định của Nhà nước, hệ thống các quy tắc xử xự được Nhà nước công nhận nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội theo một trật tự nhất định.

B. Pháp luật là tập hợp các quy tắc xử xự riêng do Nhà nước ban hành hoặc công nhận nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội bằng quyền lực Nhà nước.

C. Pháp luật là tập hợp các quy tắc xử xự chung do Nhà nước ban hành hoặc công nhận nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội bằng quyền lực Nhà nước.

D. Pháp luật là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật có chứa các điều luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.

Câu 27: Người thuộc trường hợp nào dưới đây không được thực hiện quyền bầu cử?

A. Đang đi công tác ở biên giới, hải đảo.

B. Đang bị nghi ngờ vi phạm pháp luật.

C. Đang thi hành án phạt tù.

D. Đang điều trị ở bệnh viện.

Câu 28: Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật được hiểu là

A. từ ngữ phải được diễn đạt chính xác, một nghĩa.

B. các quy luật của xã hội được thể hiện bằng lăng kính của Nhà nước.

C. các điều luật, bộ luật, ngành luật phải được ban hành đúng theo quy định của pháp luật.

D. ý chí của Nhà nước được thể hiện rõ ràng.

Câu 29: Trường hợp bắt người khẩn cấp tiến hành khi có căn cứ cho rằng người đó đang chuẩn bị

A. thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng.

B. thực hiện tội phạm nghiêm trọng.

C. thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng.

D. thực hiện tội phạm.

Câu 30: Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

A. Cố ý đánh người gây thương tích.

B. Bịa đặt điều xấu về bạn bè.

C. Chiếm đoạt tài sản của người khác.

D. Tự ý bắt người khi nghi ngờ phạm tội.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1

B

2

A

3

B

4

B

5

C

6

D

7

D

8

D

9

C

10

C

11

D

12

A

13

A

14

C

15

A

16

D

17

C

18

B

19

A

20

C

21

B

22

B

23

D

24

D

25

B

26

C

27

C

28

A

29

A

30

D

31

B

32

D

33

B

34

A

35

A

36

C

37

A

38

B

39

C

40

D

3. Đề số 3

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN GDCD- TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ DIỆU- ĐỀ 03

Câu 1: Các quyền tự do cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và Luật, qui định mối quan hệ cơ bản giữa

A. Nhà nước với công dân.

B. Công dân với pháp luật.

C. Nhà nước với pháp luật.

D. Công dân với Nhà nước và pháp luật.

Câu 2: Đâu là bản chất của pháp luật?

A. Tính giai cấp và tính chính trị.

B. Tính xã hội và tính kinh tế.

C. Tính giai cấp và tính xã hội.

D. Tính kinh tế và tính xã hội.

Câu 3: Quyền nào dưới đây là quyền dân chủ của công dân?

A. Quyền tín ngưỡng, tôn giáo.

B. Quyền tự do ngôn luận.

C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

Câu 4: Vi phạm hành chính là hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí

A. giáo dục. B. chính trị. C. nhà nước. D. kinh tế.

Câu 5: Đánh người gây thương tích là hành vi xâm phạm tới quyền được pháp luật bảo hộ về

A. tính mạng và sức khỏe của công dân.

B. tinh thần và tài sản của công dân.

C. nhân phẩm của công dân.

D. danh dự của công dân.

Câu 6: Xóa đói giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân là một trong những nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực

A. văn hóa.      B. xã hội.         C. tư tưởng.     D. kinh tế.

Câu 7: Hành vi trái pháp luật có thể bằng hành động hoặc không hành động là hành vi vi phạm

A. truyền thống.          B. phong tục.   C. pháp luật.    D. đạo đức.

Câu 8: Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của

A. xã hội.        B. nhân dân.    C. nhà nước.    D. pháp luật.

Câu 9: Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp, căn cứ vào

A. thời gian kinh doanh của doanh nghiệp.

B. ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh.

C. tùy theo quy định của mỗi địa phương.

D. tiềm năng kinh doanh của doanh nghiệp.

Câu 10: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển .......của đất nước.

A. văn hóa - xã hội.                B. kinh tế - chính trị.

C. kinh tế - xã hội.                  D. văn hóa - tư tưởng.

Câu 11: Việc công dân có thể học chính qui hoặc giáo dục thường xuyên, học tập trung hoặc không tập trung, học ban ngày hoặc buổi tối..., là nội dung của quyền

A. học thường xuyên, học suốt đời.

B. học tập không hạn chế.

C. học bất cứ ngành nghề nào.

D. đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.

Câu 12: Các tôn giáo ở Việt Nam đều có quyền hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và đều bình đẳng trước pháp luật là thể hiện nội dung quyền bình đẳng giữa các

A. tầng lớp.     B. tôn giáo.     C. giai cấp.      D. dân tộc.

Câu 13: Bất kì ai cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất là những trường hợp thuộc đối tượng?

A. Sau khi mắc sai lầm.

B. Sau khi thực hiện hành vi phạm tội.

C. Đang bị truy nã.

D. Đang chuẩn bị phạm tội.

Câu 14: Khẳng định nào dưới đây không thể hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?

A. Các tôn giáo được hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.

B. Các tôn giáo lớn có nhiều quyền hơn các tôn giáo nhỏ.

C. Các tôn giáo được pháp luật bảo hộ nơi thờ tự.

D. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.

Câu 15: Việc làm nào dưới đây không phân biệt đối xử giữa các dân tộc?

A. Mỗi dân tộc đều có tiết mục biểu diễn trong ngày hội văn hóa của huyện.

B. Chê cười khi thấy người dân tộc mặc trang phục truyền thống.

C. Không bỏ phiếu bầu chỉ vì đó là người dân tộc thiểu số.

D. Ngăn cản dân tộc khác canh tác tại nơi sinh sống của dân tộc mình.

Câu 16: Trên đường phố, tất cả mọi người đều chấp hành luật giao thông đường bộ là thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?

A. Tính nhân văn.

B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

C. Tính bắt buộc chung.

D. Tính quy phạm phổ biến.

Câu 17: Sau một thời gian hoạt động hợp pháp, công ty Y thu được lãi cao và quyết định mở rộng quy mô ngành nghề của mình. Công ty Y đã thực hiện quyền

A. bình đẳng trong kinh doanh.

B. bình đẳng trong lao động.

C. bình đẳng trong sản xuất.

D. bình đẳng trong quan hệ kinh tế.

Câu 18: Việc thu hút các nhà khoa học, công nghệ giỏi ở nước ngoài về Việt Nam làm việc đã thể hiện quá trình thực hiện quyền gì của Nhà nước ta?

A. Quyền phát triển.               B. Quyền học tập.

C. Quyền sáng tạo.                  D. Quyền dân chủ.

Câu 19: Trong xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa hiện nay và để đảm bảo sự phát triển lâu dài, hiệu quả, mỗi một quốc gia nên chọn phát triển theo hướng

A. liên tục.      B. bền vững.    C. năng động. D. sáng tạo.

Câu 20: Do ghen ghét E, nên F tung tin nói xấu E trên Facebook. Hành vi của F đã vi phạm quyền

A. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân.

B. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.

D. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

Câu 21: Do mâu thuẫn với nhau nên A đã dùng ghế đánh vào đầu B gây thương tích. Hành vi này của A là biểu hiện lỗi

A. vô tâm.       B. vô tình.       C. vô ý.           D. cố ý.

Câu 22: Anh S đề nghị thủ trưởng cơ quan xem xét lại quyết định cho thôi việc của mình. Ta nói anh S đang thực hiện quyền gì?

A. Quyền tố cáo.         B. Quyền khiếu nại.

C. Quyền ứng cử.        D. Quyền bầu cử.

Câu 23: Anh M và chị N tổ chức lễ cưới nhưng không đăng kí kết hôn theo qui định của pháp luật. Việc làm của anh chị M, N là

A. không trái đạo đức.            B. trái pháp luật.

C. không trái pháp luật.          D. trái đạo đức.

Câu 24: Công dân Việt Nam thuộc các dân tộc khác nhau khi đủ điều kiện mà pháp luật qui định đều có quyền bầu cử và ứng cử, quyền này thể hiện các dân tộc bình đẳng về

A. tôn giáo.     B. xã hội.        C. kinh tế.       D. chính trị.

Câu 25: Việc làm nào sau đây góp phần bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia?

A. Bảo vệ di sản văn hóa.

B. Bảo vệ môi trường sống.

C. Bảo vệ vững chắc tổ quốc.

D. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1

A

11

A

21

D

31

D

2

C

12

B

22

B

32

B

3

C

13

C

23

B

33

A

4

C

14

B

24

D

34

A

5

A

15

A

25

C

35

D

6

B

16

D

26

D

36

C

7

C

17

A

27

B

37

A

8

D

18

A

28

A

38

D

9

B

19

B

29

D

39

C

10

C

20

C

30

B

40

D

4. Đề số 4

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN GDCD- TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ DIỆU- ĐỀ 04

Câu 81. Bất kỳ công dân nào, nếu đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền học tập, lao động, kinh doanh. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về

A. mặt xã hội.

B. nghĩa vụ.

C. trách nhiệm.

D. quyền.

Câu 82. Mọi công dân đều có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh tùy theo khả năng và sở thích của mình là thực hiện pháp luật theo hình thức nào?

A. Tuân thủ pháp luật.

B. Phổ biến pháp luật.

C. Áp dụng pháp luật

D. Sử dụng pháp luật.

Câu 83. Giám đốc T chấm H làm con dâu của mình và ưu tiên cất nhắc H vào vị trí trưởng phòng trẻ. Khi biết H có bạn trai khác là K cùng cơ quan, ông rất tức giận và đã điều chuyển H và K sang làm bộ phận khác không phù hợp với chuyên môn. Không chấp nhận quyết định của giám đốc, H bỏ việc một tháng để đi du lịch. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng trong lao động?

A. Giám đốc T.

B. H và K.

C. Giám đốc T và H.

D. H.

Câu 84. Cá nhân, tổ chức nào dưới đây có quyền áp dụng pháp luật?

A. Các cơ quan, tổ chức của nhà nước.

B. Mọi công dân trên lãnh thổ Việt Nam.

C. Các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền.

D. Mọi cán bộ, công chức nhà nước.

Câu 85. Hoạt động tưởng niệm người có công với đất nước là hoạt động nào dưới đây?

A. Tín ngưỡng.

B. Tôn giáo.

C. Mê tín dị đoan.

D. Vi phạm pháp luật.

Câu 86. Vợ, chồng tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt là thể hiện sự bình đẳng trong quan hệ

A. nhân thân

B. tài sản.

C. xã hội.

D. chính trị.

Câu 87. Ông G đã có nhiều bài viết đăng tải trên mạng internet với nội dung chưa có căn cứ rõ ràng về các chính sách của Nhà nước ta. Hành vi của ông G đã thực hiện không đúng quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền khiếu nại và tố cáo.

B. Quyền tham gia quản lí Nhà nước.

C. Quyền tự do thông tin.

D. Quyền tự do ngôn luận.

Câu 88. Giám đốc công ty X đã quyết định chuyển chị S sang làm công việc nặng nhọc, thuộc danh mục công việc mà pháp luật quy định “không được sử dụng lao động nữ”, trong khi công ty vẫn có lao động nam để làm công việc này. Quyết định này của giám đốc đã xâm phạm tới quyền

A. được hưởng chế độ ưu tiên lao động nữ.

B. được lựa chọn việc làm của lao động nữ.

C. bình đẳng trong tự do tiếp cận việc làm.

D. bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.

Câu 89. Anh N có một xe ô tô 24 chỗ, chuyên chở khách du lịch cho công ty, xe có đầy đủ các loại giấy tờ. Anh N đã thuê anh M lái xe, có hợp đồng lao động rõ ràng. Một buổi sáng sương mù dày, tầm nhìn bị hạn chế cộng buồn ngủ, M đã va vào chị T đang đi thể dục cùng chiều. Giật mình N mất lái lao sang bên kia đường gây tai nạn chết người. Theo quy định của pháp luật, ai là người phải bồi thường thiệt hại cho người bị hại?

A. Anh M.

B. Anh N.

C. Chị T.

D. Anh N và chị T.

Câu 90. Bà H sinh được 4 người con: anh T (con trai trưởng), anh P (con trai thứ), chị G (con nuôi), chị N (con gái út). Thời gian gần đây, bà thường xuyên ốm đau bệnh tật nên các con bà H phải họp bàn về phương án chăm sóc bà. Theo 2 người con gái, các anh trai phải nuôi mẹ vì họ là con gái đã đi lấy chồng thì phải an phận nhà chồng. Theo quy định của pháp luật, ai có trách nhiệm phải chăm sóc bà H?

A. Bốn người con T, P, G, H.

B. Hai người con trai T và P.

C. Con trai trưởng T.

D. Ai ở nhà của bà H thì phải chăm sóc bà.

Câu 91. Mẹ của L bị ốm không thể đi làm được. Để có tiền trang trải trong gia đình, bố của L bắt L (lớp 9) nghỉ học để vào làm việc tại quán Karaoke X. Vì cao ráo, xinh đẹp nên L thường xuyên được ông chủ cho đi tiếp khách và được trả rất nhiều tiền. Một lần L bị anh H, khách của quán, ép sử dụng ma túy. Biết được điều này, bố L đã thuê D đến đập phá nhà H và tung tin quán Karaoke X chứa gái mại dâm. Bố L đã vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?

A. Quản lí nhà nước.

B. Sản xuất và kinh doanh.

C. Hôn nhân và gia đình.

D. Lao động, công vụ.

Câu 92. Sau khi lên xe buýt đi được một đoạn đường anh M phát hiện mình bị mất điện thoại, anh M cho rằng chỉ có em N đứng ở phía sau là thủ phạm nên đã mượn điện thoại gọi cho anh H và D thông báo tình hình. Khi N xuống xe, anh H và anh D đã giữ N lại. Sau hai giờ lục soát, tra khảo, uy hiếp em N nhưng vẫn không tìm thấy điện thoại của anh M, nên em N được cho về. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

A. Anh M, H và N.

B. Anh H và anh M.

C. Anh D, M và H.

D. Anh D và anh H.

Câu 93. L biết hành vi của một người trộm cắp xe máy, nhưng L không tố giác với cơ quan công an. Hành vi không tố giác tội phạm của L là thuộc loại hành vi

A. hợp pháp.

B. không hành động.

C. im lặng.

D. tuân thủ pháp luật.

Câu 94. Đang trên đường đi học về, phát hiện anh B đang lấy ví của nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông, học sinh T lấy điện thoại ra quay video. Sau đó T dùng video đó để tống tiền anh B. Biết chuyện, vợ anh B đã gặp và đe dọa T. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lý?

A. Vợ chồng anh B.

B. Vợ chồng anh B và T.

C. Anh B.

D. Vợ anh B.

Câu 95. Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý?

A. 14.

C. 16.

D. 18.

Câu 96. Anh T là cán bộ sở Tài nguyên và môi trường. Anh thường đến cơ quan rất đúng giờ và để cặp ở đó để điểm danh, sau đó mới đi ra ngoài ăn sáng. Hành vi của anh T là hành vi vi phạm

A. hình sự.

B. hành chính.

C. dân sự.

D. kỉ luật.

Câu 97. Năng lực trách nhiệm pháp lí là khả năng của một người đã đạt tới một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có thể

A. nhận thức và đồng ý với hành vi của mình.

B. nhận thức và điều khiển hành vi.

C. hiểu được hành vi của mình.

D. có kiến thức về lĩnh vực mình làm.

Câu 98. Những người xử sự không đúng quy định của pháp luật sẽ bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để buộc họ phải tuân theo. Điều này thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

B. Hiệu lực tuyệt đối.

C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

D. Khả năng bảo đảm thi hành cao.

Câu 99. Mọi doanh nghiệp đều được hợp tác và cạnh tranh lành mạnh là biểu hiện của quyền bình đẳng

A. trong đời sống xã hội.

B. trong lao động.

C. trong hợp tác.

D. trong kinh doanh.

Câu 100. Bố K lái xe con chở cả nhà đi chơi. Bố bảo mẹ K thắt dây an toàn nhưng mẹ K không chịu thắt và cho rằng chỉ những người ngồi ghế đầu và ghế lái mới phải thắt dây an toàn, bà ngồi ghế sau nên không cần thiết. Hành vi của mẹ K đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?

A. Kỷ luật.

B. Hành chính.

C. Dân sự.

D. Hình sự.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 4 vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---

 

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

81

D

82

D

83

C

84

C

85

A

86

A

87

D

88

D

89

B

90

A

91

C

92

D

93

B

94

B

95

A

96

D

97

B

98

C

99

D

100

B

101

D

102

D

103

C

104

C

105

D

106

C

107

A

108

D

109

B

110

C

111

B

112

A

113

A

114

C

115

D

116

D

117

A

118

D

119

C

120

C

5. Đề số 5

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN GDCD- TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ DIỆU- ĐỀ 05

Câu 1: Nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm quyền tự do tôn giáo, lợi dụng các vấn đề dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo để

A. tuyên truyền văn hoá đồi truỵ        B. kinh doanh trục lợi.

C. hoạt động trái pháp luật.                D. lợi dụng niềm tin của nhân dân

Câu 2: Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú; tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhau; giúp đỡ và tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt là

A. bình đẳng giữa vợ và chồng về quyền và nghĩa vụ.

B. bình đẳng giữa vợ và chồng về quyền và lợi ích.

C. bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ tài sản.

D. bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nhân thân.

Câu 3: Quy định nào sau đây thể hiện Nhà nước tạo điều kiện vật chất và tinh thần để đảm bảo cho công dân thực hiện bình đẳng về quyền và nghĩa vụ pháp lí?

A. Nhà nước quy định về mức thưởng và học bổng cho những thí sinh đạt điểm cao trong kì thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hàng năm.

B. Nhà nước quy định mọi công dân đều có quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại diện của Nhà nước.

C. Nhà nước quy định điểm ưu tiên cho các thí sinh người dân tộc thiểu số, con thương binh, liệt sĩ trong thi tuyển Đại học, Cao đẳng.

D. Nhà nước quy định mọi công dân đều có quyền được học tập, sáng tạo và nghiên cứu khoa học.

Câu 4: Tuấn nghiện game, thiếu nợ quán game 2 triệu không có tiền trả, sau nhiều lần đòi Tuấn không được, chủ quán đã bắt và nhốt Tuấn vào phòng trống và đánh đập. Hành vi của chủ quán Game vi phạm quyền nào của công dân?

A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, quyền tự do ngôn luận

B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của công dân.

C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân.

D. Quyền bình đẳng của công dân và quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

Câu 5: Tôn giáo nào sau đây do người Việt Nam sáng lập ra?

A. Cao đài và hoà hảo.                        B. Phật giáo và cao đài.

C. Phật giáo và hoà hảo.                     D. Phật giáo và thờ cúng tổ tiên.

Câu 6: Trường hợp nào dưới đây bất kì ai cũng có quyền được bắt?

A. Đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội.

B. Phạm tội quả tang hoặc có lệnh truy nã.

C. Có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội.

D. Bị nghi ngờ phạm tội.

Câu 7: Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và có nhiệm vụ như nhau, nhưng mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ đó đến đâu phụ thuộc vào

A. Tình hình thực tế của mỗi người.

B. Quy định của Nhà nước.

C. Những người xung quanh.

D. Khả năng, hoàn cảnh của mỗi người.

Câu 8: Thực hiện pháp luật là quá trình có mục đích, làm cho những qui định của pháp luật đi vào

A. thực tiễn, trở thành những hành vi không hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.

B. thực tiễn, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.

C. cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.

D. cuộc sống, trở thành những hành vi không hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.

Câu 9: Vụ án Trương Năm Cam có nhiều cán bộ trong cơ quan bảo vệ pháp luật, cán bộ cao cấp trong cơ quan Đảng, Nhà nước Việt Nam có hành vi bảo kê, tiếp tay cho Năm Cam và đồng bọn như: Bùi Quốc Huy, Phạm Sỹ Chiến, Trần Mai Hạnh....là các cán bộ cấp cao của bộ công an. Bộ chính trị, ban bí thư đã chỉ đạo, Đảng uỷ công an, ban cán sự các cấp, các ngành nhanh chóng xử lí nghiêm túc, triệt để những cán bộ, đảng viên sai phạm. Điều này đúng với nội dung nào sau đây?

A. Mọi người dân lao động, không phân biệt ngành nghề khi vi phạm pháp luật thì bị xử lí theo quy định của pháp luật.

B. Mọi công dân không phân biệt địa vị, tôn giáo, thành phần kinh tế, độ tuổi khi vi phạm pháp luật đều bị xử lí theo quy định của pháp luật.

C. Công dân dù ở địa vị nào, làm bất cứ ngành nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.

D. Công dân dù ở địa vị nào, độ tuổi nào, làm bất cứ ngành nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.

Câu 10: Ý kiến nào sau đây là đúng trong bình đẳng về trách nhiệm pháp lí của công dân?

A. Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí theo quy định của pháp luật.

B. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm thì phải chịu trách nhiệm pháp lí.

C. Công dân nào vi phạm qui định của các cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỉ luật

D. Công dân ở bất kì độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí như nhau.

Câu 11: Pháp luật nước ta quy định quyền bình đẳng trong hôn nhân tạo cơ sở để vợ chồng

A. củng cố tình yêu, đảm bảo bình đẳng về nghĩa vụ giữa vợ và chồng.

B. đảm bảo sự bình đẳng giữa nam và nữ.

C. củng cố tình yêu, đảm bảo bình đẳng về quyền lợi gữa vợ và chồng.

D. củng cố tình yêu, đảm bảo sự bền vững của hạnh phúc gia đình.

Câu 12: Những trường hợp sau, trường hợp nào được ra lệnh bắt khẩn cấp?

A. Bắt người đang có lệnh truy nã.

B. Ông A tham nhũng của Nhà nước số tiền hơn 9.000.000 tỉ đồng, các cơ quan điều tra có đủ căn cứ để bắt tạm giam, tiếp tục điều tra.

C. Người vừa phạm tội có người chính mắt trông thấy.

D. Người phạm tội quả tang.

Câu 13: Là một hình thức tín ngưỡng có tổ chức, với những quan niệm giáo lí thể hiện sự tín ngưỡng và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái tín ngưỡng ấy, là nội dung của khái niệm nào?

A. Khái niệm tín ngưỡng        B. Khái niệm mê tín.

C. Khái niệm tôn giáo             D. Khái niệm lễ nghi tôn giáo.

Câu 14: Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng (điểm o khoản 3 điều 6- nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016). Quy định trên thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?

A. Tính thống nhất của pháp luật.

B. Tính quyền lực và bắt buộc chung của pháp luật.

C. Tính chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật.

D. Tính xã hội của pháp luật.

Câu 15: "Mọi công dân bình đẳng trước pháp luật" là một trong những quyền cơ bản của công dân được quy định tại chương và điều nào sau đây hiến pháp 2013?

A. Điều 20, chương 2.            B. Điều 16, chương 2.

C. Điều 53, chương 2.             D. Điều 6, chương 2.

Câu 16: Bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là mọi cá nhân tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế, từ việc lựa chọn ngành nghề, địa điểm kinh doanh

A. hình thức tổ chức kinh doanh, đến thực hiện các nghĩa vụ trong kinh doanh đều bình đẳng theo quy định của pháp luật.

B. lựa chọn các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, đến thực hiện các nghĩa vụ trong kinh doanh đều bình đẳng theo quy định của pháp luật.

C. lựa chọn nơi đăng kí kinh doanh, đến thực hiện các nghĩa vụ trong kinh doanh đều bình đẳng theo quy định của pháp luật.

D. lựa chọn mặt hàng kinh doanh, đến thực hiện các nghĩa vụ trong kinh doanh đều bình đẳng theo quy định của pháp luật.

Câu 17: Bình đẳng về cơ hội tiếp cận việc làm: bình đẳng về tiêu chuẩn độ tuổi khi tuyển dụng; được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện khác. Nội dung trên thể hiện công dân

A. bình đẳng về dân tộc.                     B. bình đẳng về tôn giáo.

C. bình đẳng trong lao động.             D. bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.

Câu 18: Bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt

A. đa số hay thiểu số, trình độ văn hoá, trình độ phát triển kinh tế.

B. đa số hay thiểu số, trình độ văn hoá, vùng miền.

C. đa số hay thiểu số, trình độ văn hoá, tiếng nói, chữ viết.

D. đa số hay thiểu số, trình độ văn hoá, không phân biệt chủng tộc màu da.

Câu 19: Việc mua bán, đổi, cho vay, mượn và những giao dịch dân sự khác liên quan đến tài sản chung, có gía trị lớn hoặc nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản đầu tư cho kinh doanh phải bàn bạc, thoả thuận giữa vợ và chồng. Nội dung này thể hiện:

A. Bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ tài sản.

B. Bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nhân thân.

C. Bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ hôn nhân.

D. Bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh tế.

Câu 20: Chị Minh muốn đi học thạc sĩ để nâng cao trình độ chuyên môn nhưng chồng chị không đồng ý, anh cho rằng phụ nữ không cần phải học cao chỉ cần chăm chút cho gia đình tốt là được. Suy nghĩ của chồng chị Minh vi phạm quyền nào sau đây?

A. Bình đẳng nam nữ

B. Bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nhân thân.

C. Bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ tài sản.

D. Bình đẳng lao động nam và nữ.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 5 vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

1

C

11

D

21

B

31

A

2

D

12

C

22

D

32

B

3

C

13

C

23

D

33

D

4

B

14

B

24

C

34

A

5

A

15

B

25

B

35

D

6

B

16

A

26

A

36

A

7

D

17

D

27

C

37

B

8

C

18

D

28

C

38

C

9

C

19

A

29

D

39

D

10

A

20

B

30

C

40

A

---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2021-2022 trường THPT Nguyễn Thị Diệu. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF