YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2021-2022 trường THPT Lê Thánh Tông

Tải về
 
NONE

Mời các em cùng tham khảo tài liệu Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2021-2022 trường THPT Lê Thánh Tông do HOC247 biên soạn dưới đây. Tài liệu tổng hợp các đề thi khác nhau kèm đáp án để giúp các em ôn tập và rèn luyện kĩ năng giải đề, chuẩn bị thật tốt cho kì thi THPT QG sắp tới. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học tập. Chúc các em học tập tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT

LÊ THÁNH TÔNG

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN GDCD

Năm học: 2021 - 2022

Thời gian: 50 phút

1. Đề số 1

Câu 1. Pháp luật do tổ chức nào dưới đây ban hành?

A. Nhà nước.

B. Chính quyền.

C. Đoàn thanh niên.

D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Câu 2. Một trong các đặc trưng của pháp luật thể hiện ở

A. tính dân tộc.

B. tính hiện đại.

C. tính xã hội.

D. tính quyền lực, bắt buộc chung.

Câu 3. Pháp luật mang bản chất xã hội, vì pháp luật

A. đứng trên xã hội.

B. bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.

C. luôn tồn tại trong mọi xã hội.

D. phản ánh lợi ích của giai cấp cầm quyền.

Câu 4. Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quy tắc nào dưới đây?

A. An toàn lao động.

B. Kí kết hợp đồng.

C. Công vụ nhà nước

D. Quản lí nhà nước.

Câu 5. Người có hành vi vi phạm hình sự thì phải chịu trách nhiệm

A. hình sự.

B. hành chính.

C. kỉ luật.

D. dân sự.

Câu 6. Cá nhân, tổ chức nào dưới đây có quyền áp dụng pháp luật?

A. Mọi cán bộ, công chức nhà nước.

B. Các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền.

C. Mọi cơ quan, tổ chức.

D. Mọi công dân.

Câu 7. H không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện nên đã bị cảnh sát giao thông xử phạt. H đã có hành vi vi phạm nào dưới đây?

A. Vi phạm trật tự, an toàn xã hội.

B. Vi phạm nội quy trường học.

C. Vi phạm hành chính.

D. Vi phạm kỉ luật.

Câu 8. Khi thuê nhà của ông T, ông A đã tự sửa chữa, cải tạo mà không hỏi ý kiến của ông T. Ông A đã có hành vi

A. vi phạm hình sự.

B. vi phạm hành chính.

C. vi phạm dân sự.

D. vi phạm kỉ luật

Cân 9. X đến nhà Y, thấy Y không có ở nhà mà cửa thì không đóng, X đã vào nhà Y và lấy trộm chiếc xe đạp. X đã có hành vi

A. Vi phạm hành chính

B. Vi phạm dân sự

C. Vi phạm hình sự

D. Vi phạm kỷ luật

Câu 10. Cơ sở sản xuất kinh doanh M áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường là đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?

A. Sử dụng pháp luật.

B. Tuân thủ pháp luật.

C. Áp dụng pháp luật.

D. Thi hành pháp luật.

Câu 11. Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật là biểu hiện công dân bình đẳng về

A. quyền và nghĩa vụ.

B. quyền vá trách nhiệm.

C. nghĩa vụ và trách nhiệm.

D. trách nhiệm pháp lí.

Câu 12. Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải bị xử lí theo quy định của pháp luật là thể hiện bình đẳng về

A. quyền và nghĩa vụ.

B. trách nhiệm pháp lí.

C. thực hiện pháp luật.

D. trách nhiệm trước Tòa án.

Câu 13. Tuy N được tạm hoãn gọi nhập ngũ vì đang học đại học, còn M thì nhập ngũ phục vụ Quân đội, nhưng cả hai vẫn bình đẳng với nhau. Đó lá bình đẳng về

A. thực hiện trách nhiệm pháp lí.

B. trách nhiệm với Tổ quốc.

C. trách nhiệm với xã hội

D. quyền và nghĩa vụ.

Câu 14. Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh là thể hiện quyền bình đẳng

A. trong kinh doanh.

B. trong lao động.

C. trong tài chính.

D. trong tổ chức.

Câu 15. Một trong những nội dung của bình đẳng giữa cha mẹ và con là:

A. Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con.

B. Cha mẹ có quyền yêu thương con gái hơn con trai.

C. Cha mẹ cần tạo điều kiện học tập tốt hơn cho con trai.

D. Cha mẹ yêu thương, chăm sóc con đẻ hơn con nuôi.

Câu 16. Bình đẳng trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng được thể hiện ở nội dung nào dưới đây?

A. Vợ chồng có quyền cùng nhau quyết định về kinh tế trong gia đỉnh.

B. Vợ chồng tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau.

C. Người vợ có quyền quyết định về việc nuôi dạy con

D. Người vợ cần làm công việc gia đình nhiều hơn chồng để tạo điểu kiện cho chồng phát triển

Câu 17. Để được đề nghị sửa đổi nội dung của hợp đồng lao động, cần căn cứ vào nguyên tắc nào dưới đây trong giao kết hợp đồng lao động?

A. Tự do ngôn luận.

B. Tự do, công bằng, dân chủ.

C. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.

D. Tự do thực hiện hợp đồng.

Câu 18. Sau khi kết hôn, anh T là chồng đã quyết định không cho chị H là vợ đi học đại học tại chức. Anh T đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây trong quan hệ hôn nhân và gia đình?

A. Quyền bình đẳng giữa nam và nữ.

B. Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nhân thân.

C. Quyền bình đẳng về học tập của công dân.

D. Quyền tự do biểu đạt ý kiến.

Câu 19. Khi nộp hồ sơ đăng kí doanh nghiệp, ông Q được người cán bộ nhận hồ sơ nói rằng cá nhân không có quyền lựa chọn ngành nghề kinh doanh. Vậy ông Q có thể căn cứ vào nguyên tắc nào dưới đây để khẳng định mình có quyền này?

A. Mọi người có quyền tự do tuyệt đối về lựa chọn ngành nghề kinh doanh.

B. Mọi người có quyền kinh doanh bất cứ ngành nghề nào.

C. Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.

D. Mọi người được pháp luật cho phép kinh doanh bất cứ ngành nghề nào.

Câu 20. Các dân tộc đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, tạo điều kiện phát triển mà không bị phân biệt đối xử là thể hiện quyền bình đẳng

A. giữa các dân tộ.

B. giữa các địa phương.

C. giữa các thành phần dân cư.

D. giữa các tầng lớp xã hội.

Câu 21. Nội dung nào dưới đây nói về quyền bình đẳng giữa các dân tộc về văn hoá?

A. Các dân tộc có nghĩa vụ phải sử dụng tiếng nói, chữ viết của mình.

B. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình.

C. Các dân tộc có quyền duy trì mọi phong tục, tập quán của dân tộc mình.

D. Các dân tộc có nghĩa vụ phải cải biến những phong tục, tập quán của dân tộc mình cho phù hợp với dân tộc khác.

Câu 22. Pháp luật cho phép khám chỗ ở của công dân trong trường hợp nào dưới đây?

A. Cần bắt người đang bị truy nã hoặc người phạm tội đang lẩn tránh tại đó

B. Cần bắt người bị tình nghị thực hiện tội phạm

C. Cần bắt người đang có ý định thực hiện tội phạm

D. Cần khám để tìm hàng hóa buôn lậu

Câu 23. Người nào dưới đây mới có quyển tự do ngôn luận

A. Chỉ nhà báo

B. Chỉ cán bộ công chức nhà nước

C. Chỉ người 18 tuổi trở nên

D. Mọi công dân

Câu 24. Hành vi nào dưới đây xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng sức khỏe của công dân

A. Tự tiện bắt người

B. Đánh người gây thương tích

C. Tự tiện giam giữ người

D. Đe dọa đánh người

Câu 25. Công ty A chậm thanh toán cho ông K tiền thuê văn phòng, ông K đã khóa trái cửa văn phòng làm việc, nhốt 4 nhân viên công ty A trong suốt 3 giời. Ông K đã xâm phạm tới quyển nào dưới đây của công dân

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng

B. Quyền được đảm bảo an toàn về sức khỏe

C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể

D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

Câu 26. Vì có mâu thuẫn cá nhân với K, nên vào một buổi tối L đã xếp sẵn mấy viên gạch chặn đường đi trong thôn làm K ngã và bị chấn thương ở tay. L đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân

A. Quyền được đảm bảo về sức khỏe

B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể

C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và thân thể

D. Quyền được đảm bảo an toàn giao thông

Câu 27. Vì ghen gét H mà Y đã tung tin xấu, bịa đặt về H với các bạn trong lớp. Nếu là bạn của H, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?

A. Coi như không biết nên không nói gì.

B. Nêu vấn đề này ra trước lớp để các bạn phê bình Y.

C. Mắng Y một trận cho hả giận.

D. Nói truyện trực tiếp với Y và khuyên Y không nên làm như vậy.

Câu 28. Công dân từ đủ bao nhiêu tuổi trở nên có quyền bầu cử đại biểu quốc hội và hội đồng nhân dân

A. Từ đủ 21 tuổi

B. Từ đủ 19 tuổi

C. Từ đủ 20 tuổi

D. Từ đủ 18 tuổi

Câu 29. Quyền ứng cử của công dân được thực hiện bằng những cách nào dưới đây?

A. Tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử

B. Vận động người khác giới thiệu mình

C. Giới thiệu về mình với tổ bầu cử

D. Tự tuyên truyền về mình trên các phương tiện thông tin đại chúng

Câu 30. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền của ai dưới đây

A. Tất cả mọi người sinh sống ở Việt Nam

B. Mọi công dân

C. Riêng cho những người lớn

D. Riêng cho cán bộ công nhân viên chức

Câu 31. Phát hiện thấy một nhóm người đang cưa trộm gỗ trong vườn quốc gia, Huy đã báo ngay cho cơ quan kiểm lâm. Huy đã thực hiện quyền nào của công dân

A. Quyền tham gia quản lí nhà nước

B. Quyền tự do ngôn luận

C. Quyền tố cáo

D. Quyền khiếu nại

Câu 32. Chị V bị giám đốc công ty kỉ luật với hình thức chuyển công tác khác. Khi cho rằng quyết định của công ty là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình, chị V cần xử dụng quyền nào dưới đây của công dân theo quy định của pháp luật

A. Quyền tố cáo

B. Quyền tự do ngôn luận

C. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

D. Quyền khiếu nại

Câu 33. Quyền đưa ra phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật là thuộc quyền nào dưới đây của công dân

A. Quyền lao động

B. Quyền được phát triển

C. Quyền được học tập

D. Quyền sáng tạo

Câu 34. một trong những nội dung của quyền được phát triển của công dân là:

A. Công dân có quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng

B. Công dân được học ở các trường đại học

C. Công dân được học ở nơi nào mình thích

D. Công dân được học môn nào mình thích

Câu 35. quyền học tập của công dân không bao gồm nội dung nào dưới đây?

A. Quyền học không hạn chế

B. Quyền học ở bất cứ trường đại học nào theo sở thích

C. Quyền học thường xuyên, học suốt đời

D. Quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.

Câu 36. Vì gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên chị P không có điều kiện học tiếp ở đại học. Sau mấy năm, chị P vừa làm việc ở nhà máy vừa theo học đại học tại chức. Chị P đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền học thường xuyên

B. Quyền lao động thường xuyên

C. Quyền được phát triển

D. Quyền tự do học tập

Câu 37. Trên cơ sở quy định pháp luật về trật tự an toàn đô thị, các đội trật tự của các phường trong quận H đã yêu cầu mọi người không được bán hàng trên vỉa hè để đảm bảo văn minh đô thị. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây?

A. Là công cụ quản lí đô thị hữu hiệu

B. Là hình thức cưỡng chế người vi phạm

C. Là phương tiện để đảm bảo trật tự đường phố

D. Là phương tiện để nhà nước quản lí trật tự xã hội

Câu 38. Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng kí nghĩa vụ quân sự?

A. Đủ 17 tuổi

B. Đủ 18 tuổi

C. Đủ 19 tuổi

D. Đủ 20 tuổi

Câu 39. Nhà máy S sản xuất nước giải khát đã thải chất thải chưa xử lí xuống dòng sông bên cạnh nhà máy. Nhà máy S đã vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nào dưới đây?

A. Lao động

B. Dịch vụ

C. Sản xuất, kinh doanh

D. Công nghiệp

Câu 40. C bị công an bắt vì hành vi buôn bán, vận chuyển trái phép ma tuy. Hành vi này của C đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?

A. Phòng, chống tội phạm

B. Kinh doanh trái phép

C. Phòng, chống ma tuy

D. Tàng trữ ma túy

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

D

B

D

A

B

C

C

C

D

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

A

B

D

A

A

B

C

B

C

A

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

B

A

D

B

C

C

D

D

A

B

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

C

D

D

A

B

A

D

A

C

C

2. Đề số 2

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN GDCD- TRƯỜNG THPT LÊ THÁNH TÔNG- ĐỀ 02

Câu 1: Là học sinh THPT bạn M không nên làm gì khi thực hiện các quyền tự do cơ bản của mình?

A. Học tập, tìm hiểu để nắm được nội dung các quyền tự do cơ bản của mình.

B. Thực hiện quyền tự do của mình mà không quan tâm tới người khác.

C. Phê phán đấu tranh những việc làm, tư tưởng trái pháp luật.

D. Tự rèn luyện, nâng cao ý thức pháp luật, tự giác tuân thủ pháp luật.

Câu 2: Ở phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp được thực hiện theo cơ chế

A. dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.

B. trực tiếp, thẳng thắn, thực tế.

C. bình đẳng, công khai.

D. phổ thông, bình đẳng, trực tiếp.

Câu 3: Nghi ngờ ông A lấy trộm điện thoại của mình ông B cùng con trai tự ý vào nhà ông A khám xét, hành vi của bố con ông đã xâm phạm quyền nào sau đây?

A. Quyền sở hữu tài sản riêng.

B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

D. Quyền nhân thân của công dân.

Câu 4: Nhân dân được bàn bạc và quyết định trực tiếp những công việc gắn liền với quyền lợi và nghĩa vụ ở ngay nơi họ sinh sống là thể hiện quyền

A. tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

B. bầu cử, ứng cử.

C. tự do ngôn luận.

D. tham gia quản lí gia đình và xã hội.

Câu 5: Tài sản của vợ, chồng được thừa kế riêng, được tặng riêng trong thời kì hôn nhân được gọi là tài sản

A. bố mẹ cho con.

B. chung của vợ và chồng.

C. thừa kế của con.

D. riêng của vợ hoặc chồng.

Câu 6: Luật Giáo dục nước ta quy định học tập là

A. quyền và nghĩa vụ của công dân.

B. nghĩa vụ của mọi công dân.

C. quyền của công dân.

D. nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân.

Câu 7: Minh học xong Đại học Y, anh sẽ tiếp tục học lên cao học, điều này thể hiện

A. mọi công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào.

B. mọi công dân được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.

C. công dân có quyền học không hạn chế.

D. công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời.

Câu 8: Một học sinh lớp 11 (16 tuổi) tham gia giao thông bằng xe gắn máy trên 50cm3 (Có đội mũ bảo hiểm), hành vi này là

A. vi phạm pháp luật vì có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý.

B. không vi phạm vì có đội mũ bảo hiểm theo quy định.

C. vi phạm nội quy nhà trường.

D. không vi phạm pháp luật vì thực hiện quyền tự do đi lại.

Câu 9: Hành vi nào dưới đây không vi phạm pháp luật về quyền tố cáo?

A. Làm sai lệch hồ sơ vụ việc trong quá trình giải quyết tố cáo.

B. Từ chối giải quyết đơn tố cáo không ghi rõ họ, tên của người viết đơn.

C. Tiết lộ họ, tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo.

D. Thiếu trách nhiệm trong giải quyết tố cáo.

Câu 10: Công ty X do làm ăn thua lỗ đã nợ lương và bảo hiểm của người lao động nhiều tháng liền. Công ty X đã vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào sau đây?

A. Đóng thuế. B. Lao động.

C. Làm ăn D. Kinh doanh.

Câu 11: Em Nguyễn Văn C học lớp 8 đã đạt giải nhất trong cuộc thi bơi ở lứa tuổi học sinh. Em đã được trường thể dục, thể thao của tỉnh mời về đó học tập và rèn luyện. Điều này thể hiện quyền nào sau đây của công dân?

A. Học bất cứ ngành, nghề nào.

B. Học thường xuyên, học suốt đời.

C. Được quyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.

D. Được tự do lựa chọn trường học cho mình.

Câu 12: Việc khám xét chỗ ở của công dân phải tuân theo

A. trình tự thủ tục do xã hội quy định.

B. quy định của công an xã.

C. quy định của trưởng thôn.

D. trình tự thủ tục do luật định.

Câu 13: Sau khi kết hôn, chồng chị H yêu cầu chị bỏ đạo thiên chúa để theo đạo phật giống anh. Chồng chị H đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào sau đây?

A. Tài sản. B. Huyết thống.

C. Nhân thân. D. Gia đình.

Câu 14: Các cơ sở tôn giáo hợp pháp được

A. Mặt trận Tổ quốc giữ gìn.

B. Đảng quản lí.

C. pháp luật bảo hộ.

D. tổ chức tôn giáo bí mật.

Câu 15: Sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động được gọi là

A. bình đẳng trong lao động.

B. nghĩa vụ lao động.

C. hợp đồng lao động.

D. dân chủ trong lao động.

Câu 16: Nguyên tắc nào sau đây không phải là nguyên tắc bầu cử?

A. Biểu quyết. B. Bỏ phiếu kín.

C. Phổ thông. D. Bình đẳng.

Câu 17: Quan điểm nào sau đây không đúng khi nói về quyền học tập của công dân?

A. Quyền này không bị phân biệt bởi dân tộc.

B. Học sinh có điều kiện kinh tế tốt sẽ được nhà nước ưu tiên.

C. Công dân có quyền học tập tùy thuộc vào năng khiếu, khả năng.

D. Bình đẳng về cơ hội học tập nghĩa là không bị phân biệt đối xử.

Câu 18: Học tập là

A. quyền của công dân.

B. nghĩa vụ của công dân.

C. trách nhiệm của công dân.

D. quyền và nghĩa vụ của công dân.

Câu 19: Thảo luận và biểu quyết các vấn đề trọng đại khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân là việc thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước ở phạm vi

A. cơ sở. B. địa phương.

C. Trung ương. D. cả nước.

Câu 20: Việc làm nào sau đây không phải là quyền tự do ngôn luận?

A. Hỏi thăm bạn bè trong giờ học.

B. Bày tỏ quan điểm ở cuộc họp.

C. Viết bài đăng báo.

D. Phê phán lối sống "lai căng"

Câu 21: Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

A. Công an khám nhà của ông B vì phát hiện ông B cất giữ súng để gây án tại nhà.

B. Công an khám nhà dân vào ban đêm và không lập biên bản.

C. Công an khám nhà dân vì có căn cứ chỗ ở đó có chứa tang vật liên quan đến vụ án.

D. Công an khám nhà dân vì phát hiện có tội phạm đang bị truy nã lẩn trốn ở đó.

Câu 22: Trong lúc A đang bận việc riêng thì có tin nhắn, T đã tự ý mở điện thoại của A ra xem tin nhắn, hành vi này xâm phạm quyền nào sau đây của công dân?

A. Bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân.

B. Được đảm bảo an toàn bí mật thư tín, điện thoại.

C. Bất khả xâm phạm về thân thể.

D. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

Câu 23: Nội dung nào sau đây không thuộc quyền bình đẳng trong kinh doanh?

A. Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ trong đăng kí kinh doanh.

B. Mọi người có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm.

C. Mọi loại hình doanh nghiệp đều là bộ phận quan trọng của nền kinh tế.

D. Mọi công dân có quyền tự do lựa chọn loại hình doanh nghiệp.

Câu 24: Thực hiện pháp luật là hành vi của cá nhân, cơ quan, tổ chức lựa chọn cách xử sự phù hợp với

A. điều kiện, hoàn cảnh của mình.

B. đặc điểm kinh tế xã hội của địa phương mình.

C. quy định của pháp luật.

D. phong tục, tập quán của địa phương mình.

Câu 25: Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản

A. phối hợp. B. hướng dẫn thực hiện.

C. quy phạm pháp luật. D. liên quan.

Câu 26: Pháp luật là phương tiện để thực hiện đường lối chính trị của

A. giai cấp cách mạng. B. các giai cấp.

C. giai cấp bị thống trị. D. giai cấp cầm quyền.

Câu 27: Chị H bị Giám đốc Công ti kỉ luật với hình thức "chuyển công tác khác". Chị H cho rằng quyết định của Giám đốc là sai pháp luật. Theo em, chị H phải làm gì để thực hiện quyền công dân của mình?

A. Làm đơn tố cáo gửi đến Giám đốc công ti nơi chị làm việc.

B. Làm đơn tố cáo gửi đến Ủy ban nhân dân huyện.

C. Làm đơn khiếu nại gửi đến Ủy ban nhân dân tỉnh.

D. Làm đơn khiếu nại gửi đến Giám đốc công ti nơi chị làm việc.

Câu 28: Vi phạm hành chính là hành vi xâm phạm các quy tắc quản lý

A. nhà nước. B. đất nước.

C. địa phương. D. xã hội.

Câu 29: Mục đích của tố cáo là nhằm

A. phát hiện, ngăn chặn việc làm trái pháp luật.

B. phát hiện, ngăn chặn việc làm nghi ngờ trái pháp luật.

C. khôi phục lại lợi ích của Nhà nước và công dân.

D. phát hiện hành vi sai phạm.

Câu 30: Người nào dưới đây có quyền khiếu nại?

A. Mọi công dân, tổ chức.

B. Người có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.

C. Người chứng kiến hành vi vi phạm pháp luật.

D. Tổ chức bị ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

A

C

A

D

A

C

A

B

D

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

D

C

C

C

A

B

D

D

A

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

B

B

B

C

C

D

D

A

A

B

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

D

B

D

C

A

A

B

C

D

B

3. Đề số 3

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN GDCD- TRƯỜNG THPT LÊ THÁNH TÔNG- ĐỀ 03

Câu 81: Giám đốc công ty X đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn với chị A. Nhờ được tư vấn về pháp luật nên chị A đã làm đơn khiếu nại và được nhận trở lại công ty làm việc. Trong trường hợp này pháp luật đã

A. bảo vệ mọi lợi ích của phụ nữ.

B. bảo vệ đặc quyền của lao động nữ.

C. đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của chị A.

D. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chị A.

Câu 82: H cấm đoán vợ không được đi lễ chùa vào dịp đầu năm mới. Trong trường hợp này H vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ, chồng trong quan hệ nào dưới đây?

A. Quan hệ nhân thân.

B. Quan hệ việc làm.

C. Quan hệ xã hội.

D. Quan hệ tài sản.

Câu 83: Khi muốn đề nghị sửa đổi nội dung trong hợp đồng lao động cần căn cứ vào nguyên tắc nào dưới đây trong hợp đồng lao động?

A. Tự do ngôn luận.

B. Tự do thực hiện hợp đồng.

C. Tự do, công bằng, dân chủ.

D. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.

Câu 84: Ông X cùng con trai 12 tuổi, mắc nguồn điện 220V vào hàng rào dây thép gai để bảo vệ đàn gà khỏi bị mất trộm. Bà C là hàng xóm biết chuyện này nhưng không nói gì. Tối hôm đó, anh B ăn trộm gà nhà ông X đã bị điện giật chết. Những ai dưới đây sẽ bị truy cứu trách nhiệm pháp lý?

A. Ông X và con trai, anh B.

B. Ông X và con trai.

C. Ông X, bà C, anh B.

D. Ông X, bà C.

Câu 85: Trong các nguyên nhân sau đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa?

A. sự thay đổi cung - cầu.

B. sự tồn tại của nhiều chủ sở hữu.

C. có điều kiện sản xuất khác nhau.

D. có lợi ích khác nhau.

Câu 86: Sau khi phát hiện hộp sữa vừa mới mua ở siêu thị đã hết hạn sử dụng, anh X quay lại để trình bày. Lãnh đạo siêu thị đã tiếp nhận sự việc, xin lỗi và bồi thường sản phẩm. Việc làm này của siêu thị là thể hiện nghĩa vụ nào dưới đây của người sản xuất, kinh doanh?

A. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

B. Bảo vệ sản phẩm.

C. Thực hiện nghĩa vụ cộng đồng.

D. Nộp thuế đầy đủ.

Câu 87: Nguyên tắc của bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là

A. yêu thương, chung thủy, không phân biệt.

B. công bằng, yêu thương, tôn trọng.

C. công bằng, tự do, tôn trọng lẫn nhau.

D. dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau.

Câu 88: Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây mà chủ thể có quyền lựa chọn làm hoặc không làm?

A. Áp dụng pháp luật.

B. Sử dụng pháp luật.

C. Thi hành pháp luật.

D. Tuân thủ pháp luật.

Câu 89: Quyền nào sau đây không phải là quyền dân chủ của công dân?

A. Quyền khiếu nại, tố cáo.

B. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

C. Quyền bầu cử, ứng cử.

D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Câu 90: Cung nhỏ hơn cầu, giá cả thị trường cao hơn giá trị hàng hóa trong sản xuất là biểu hiện của nội dung quan hệ

A. cung - cầu ảnh hưởng đến giá cả.

B. cung - cầu tác động lẫn nhau.

C. giá cả ảnh hưởng đến thị hiếu.

D. giá cả ảnh hưởng đến cung - cầu.

Câu 91: Hoạt động có mục đích làm cho các quy định của pháp luật đi vào đời sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức là

A. áp dụng pháp luật.

B. thi hành pháp luật.

C. tuân thủ pháp luật.

D. thực hiện pháp luật.

Câu 92: Quy định mỗi cử tri có một phiếu bầu, mỗi lá phiếu có giá trị như nhau, thể hiện nguyên tắc

A. phổ thông.

B. bình đẳng.

C. trực tiếp.

D. bỏ phiếu kín.

Câu 93: Vào một ngày đẹp trời hạt trưởng hạt kiểm lâm huyện A là H đã đòi công ty Y phải chi 30 triệu đồng mới làm thủ tục vận chuyển 350m3 gỗ quí. Phía công ty đồng ý, hai bên hẹn gặp nhau tại quán cà phê R. Giám đốc công ty Y đưa cho H phong bì đựng 10 triệu và hẹn vài ngày sau sẽ đưa tiếp 20 triệu đồng, vô tình khi bê đồ uống ra anh K đã nghe thấy câu chuyện và kể lại cho chủ quán. Chủ quán nghe xong liền mắng anh K về tội tò mò. Hành vi của ai sẽ bị tố cáo?

A. K và chủ quán.

B. Anh H và K.

C. Giám đốc công ty và H.

D. Giám đốc công ty và K.

Câu 94: N lái xe máy đi vào đường ngược chiều, đâm vào xe của M đang đi đúng hướng làm xe của M bị hỏng nặng phải đi sửa chữa. N phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?

A. Hình sự và hành chính.

B. Kỷ luật và dân sự.

C. Dân sự và hình sự.

D. Hành chính và dân sự.

Câu 95: Tỉnh A vừa được đầu tư xây dựng dự án công viên vĩnh hằng với số vốn lên 1500 tỷ đồng. Đây là một dự án được đánh giá mang tầm khu vực. Dự án được đầu tư hệ thống lò đốt bằng công nghệ TurBo của Thủy Điển, sẽ giúp cho quá trình đốt không phát sinh khói bụi, mùi và thời gian được rút ngắn. Tỉnh A đã thực hiện đúng việc bảo vệ môi trường như thế nào?

A. Bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.

B. Bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh.

C. Quản lý tốt chất thải.

D. Phục hồi sự ô nhiễm môi trường.

Câu 96: Bà T dựng xe đạp ngoài cửa hàng để mua thức ăn nhưng quên không mang túi xách vào nên đã bị mất. Nghi ngờ em C đang chơi gần đó lấy trộm. Bà T đã chửi bới và rủ chị M xông vào nhà em C để lục soát nên bị chị G - mẹ em C túm tóc và bị bố em C là anh D lấy gậy đánh gãy xương đùi. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

A. Chị G, anh D, em C.

B. Bà T, chị M.

C. Bà T, chị G, anh D, chị M.

D. Anh D, chị M.

Câu 97: Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã A cùng giám đốc công ty X đã lợi dụng chức vụ để tham ô 14 tỷ đồng. Mặc dù cả hai đều giữ chức vụ cao nhưng vẫn bị xét xử nghiêm minh. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về.

A. trách nhiệm kinh doanh.

B. nghĩa vụ pháp lý.

C. trách nhiệm pháp lý.

D. nghĩa vụ kinh doanh.

Câu 98: Phân chia trách nhiệm pháp lý về hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường trên cơ sở

A. Điều kiện, hoàn cảnh vi phạm.

B. Mức độ, điều kiện vi phạm.

C. Tính chất, mức độ vi phạm.

D. Tính chất, hoàn cảnh vi phạm.

Câu 99: Trong kì xét tuyển đại học, cao đẳng, A đã lựa chọn đăng kí xét tuyển vào ngành kế toán của Học viện Ngân hàng theo mơ ước của mình. A đã thực hiện tốt nội dung nào sau đây của quyền học tập?

A. Học không hạn chế.

B. Học thường xuyên, học suốt đời.

C. Học bất cứ ngành nghề nào.

D. Bình đẳng về cơ hội học tập.

Câu 100: Chị A được giám đốc công ty khai thác than Z nhận vào làm nhân viên hành chính. Sau đó, giám đốc điều động chị vào làm trong hầm lò và kí thêm phụ lục hợp đồng thỏa thuận trả lương ở mức cao nên chị đã đồng ý. Nhưng sáu tháng sau chị không nhận được tiền lương tăng thêm. Giám đốc đã vi phạm nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong lao động?

A. Áp dụng chế độ ưu tiên.

B. Giao kết hợp đồng lao động.

C. Thay đổi cơ cấu tuyển dụng.

D. Tạo cơ hội tham gia quản lí.

Câu 101: Sự phân phối các yếu tố sản xuất và sức lao động giữa các ngành được gọi là

A. lưu thông hàng hóa.

B. lưu thông tiền tệ.

C. điều tiết tiêu dùng.

D. điều tiết sản xuất.

Câu 102: Sự tăng lên về số lượng, chất lượng sản phẩm và các yếu tố của quá trình sản xuất ra nó là

A. sản xuất của cải vật chất.

B. phát triển kinh tế.

C. tăng trưởng kinh tế.

D. cơ cấu kinh tế.

Câu 103: Tại điểm bầu cử X, vô tình thấy chị C lựa chọn ứng cử viên là người có mâu thuẫn với mình, chị B đã nhờ anh D người yêu của chị C thuyết phục chị gạch tên người đó. Phát hiện chị C đưa phiếu bầu của mình cho anh D sửa lại, chị N báo cáo với ông K tổ trưởng tổ bầu cử. Vì đang viết hộ phiếu bầu cho cụ P là người không biết chữ theo ý của cụ, lại muốn nhanh chóng kết thúc công tác bầu cử nên ông K đã bỏ qua chuyện này. Những ai dưới đây không vi phạm nguyên tắc bỏ phiếu kín trong bầu cử?

A. Chị N, ông K và cụ P.

B. Chị N, cụ P và chị C.

C. Chị N, ông K, cụ P và chị C.

D. Chị N và cụ P.

Câu 104: Tự ý bắt, giam, giữ người vì những lí do không chính đáng là hành vi vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Bất khả xâm phạm về thân thể.

B. Đảm bảo cuộc sống tự do.

C. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.

D. Bảo đảm an toàn sức khỏe.

Câu 105: Ông L mới học hết lớp 8 nhưng đã học hỏi chế tạo được chiếc máy nông nghiệp có 5 chức năng: tuốt lúa, tuốt lạc, tẽ ngô, bóc đỗ, thái sắn. Chiếc máy nông nghiệp của ông có thể thay thế cho 12 lao động thủ công. Trong trường hợp này ông L đã thực hiện quyền nào dưới đây?

A. Quyền kinh doanh.

B. Quyền sáng tạo.

C. Quyền học tập suốt đời.

D. Quyền được phát triển.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

81

D

82

A

83

D

84

D

85

A

86

A

87

D

88

B

89

D

90

A

91

D

92

B

93

C

94

D

95

B

96

B

97

C

98

C

99

C

100

B

101

D

102

C

103

D

104

A

105

B

106

A

107

C

108

B

109

A

110

C

111

C

112

A

113

B

114

B

115

C

116

D

117

A

118

C

119

B

120

A

4. Đề số 4

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN GDCD- TRƯỜNG THPT LÊ THÁNH TÔNG- ĐỀ 04

Câu 1: Ở phạm vi cả nước, nhân dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng cách nào?

A. Góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng.

B. Bàn bạc, quyết định những công việc cụ thể tại địa phương nơi cư trú.

C. Giám sát các hợt động của chính quyền địa phương.

D. Yêu cầu chính quyền địa phương thông báo chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Câu 2: Bà Hoa đề nghị cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét lại quyết định kỉ luật hạ bậc lương đối với bà là chưa đúng pháp luật. Việc bà Hoa đề nghị cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét đã thể hiện quyền nào của công dân?

A. Quyền tự do ngôn luận. B. Quyền tố cáo.

C. Quyền khiếu nại. D. Quyền tự do cơ bản của công dân.

Câu 3: Công dân thực hiện quyền bầu cử bằng cách nào dưới đây là đúng pháp luật?

A. Nhờ người khác viết phiếu hộ khi cử tri không thể tự viết,rồi tự mình bỏ phiếu.

B. Nhờ người khác viết phiếu bầu khi cử tri không thể viết phiếu và bỏ phiếu hộ.

C. Trực tiếp mình viết phiếu bầu và nhờ người khác bỏ phiếu hộ.

D. Cử tri tàn tật không thể đến phòng bỏ phiếu thì bầu bằng cách gửi thư.

Câu 4: Trong kì thi đại học vừa qua , B đã đỗ cả hai trường đại học Y Khoa và Kinh tế nên phải lựa chọn học một trong hai trường. Việc chọ lựa trường của B thể hiện nội dung nào của quyền học tập?

A. Học bằng nhiều hình thức. B. Học bất cứ ngành, nghề nào.

C. Học không hạn chế. D. Học thường xuyên, suốt đời.

Câu 5: Buộc các chủ thể vi phạm chấm dứt hành vi trái pháp là mục đích của việc áp dụng

A. trách nhiệm pháp lí. B. quy tắc xã hội.

C. bổn phận cá nhân. D. nghĩa vụ đạo đức.

Câu 6: Bình đẳng giữa các dân tộc thể hiện trong những lĩnh vực nào của đời sống xã hội dưới đây?

A. Chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục.

B. Khoa học, an ninh, giáo dục, văn hóa.

C. Chính trị, quốc phòng, văn hóa, giáo dục.

D. Kinh tế, văn hóa, quốc phòng.

Câu 7: Trong các quy tắc dưới đây, quy tắc nào là quy phạm pháp luật?

A. Giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà.

B. Gặp đèn đỏ khi qua đường phải dừng lại.

C. Giúp đỡ người già khi qua đường.

D. Anh chị em trong gia đình phải yêu thương lẫn nhau.

Câu 8: Ông Tuấn có hành vi buôn bán hàng nước ngọt giả,trong qúa trình vận chuyển đi tiêu thụ ông đã bị Công an bắt. Khi kiểm tra giá trị của số hàng giả nói trên, Công an đã giám định số lượng hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị 35 triệu đồng tiền Việt Nam. Vì vậy hành vi của ông Tuấn đã vi phạm

A. hành chính. B. hình sự. C. kỉ luật. D. dân sự.

Câu 9: Quy tắc nào dưới đây được ghi nhận thành Quy phạm pháp luật?

A. Lá lành đùm lá rách.

B. Chị ngã em nâng.

C. Con cái phải kính trọng, hiếu thảo với cha mẹ.

D. Kính trên nhường dưới.

Câu 10: Bình đẳng trong lao động không bao gồm nội dung nào sau đây?

A. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.

B. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.

C. Bình đẳng về thu nhập trong lao động.

D. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.

Câu 11: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định "Bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân" Khẳng định trên thể hiện

A. bản chất xã hội của pháp luật. B. bản chất nhân văn của pháp luật.

C. bản chất chính trị của pháp luật. D. bản chất giai cấp của pháp luật.

Câu 12: Quy định tại khoản 2 Điều 20 Hiến pháp 20 13 "không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang" là để bảo vệ

A. quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

B. quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe của công dân.

C. quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm của công dân.

D. quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng của công dân.

Câu 13: Nội dung nào dưới đây thuộc về quyền được phát triển của công dân.

A. học không hạn chế.

B. được bồi dưỡng để phát triển tài năng.

C. được tự do sáng tạo.

D. bình đẳng về cơ hội học tập.

Câu 14: Theo quy định của Bộ Luật lao động, người lao động ít nhất phải đủ

A. 16 tuổi. B. 18 tuổi. C. 14 tuổi. D. 15 tuổi.

Câu 15: Vì muốn chồng của mình trúng cử đại biểu Quốc hội, bà K đã vận động và can thiệp vào việc viết phiếu bầu của một số cử tri để bỏ phiếu cho chồng mình. Hành vi của bà K đã vi phạm nguyên tắc nào trong bầu cử?

A. Phổ thông. B. Trực tiếp. C. Bỏ phiếu kín. D. Bình đẳng.

Câu 16: Trường hợp nào dưới đây là biểu hiện của quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng?

A. Vợ, chồng cùng bàn bạc mua xe ô tô.

B. Vợ, chồng cùng đứng tên sở hữu ngôi nhà đang ở.

C. Vợ, chồng cùng đứng tên hợp đồng vay vốn ngân hàng.

D. Vợ, chồng tôn trọng quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo của nhau.

Câu 17: Anh H làm công nhân cho công ty X do ông M làm chủ. Ông M đã thường lăng mạ, xúc phạm, đánh đập anh H và các công nhân khác. Trong trường hợp này, anh H và các công nhân khác nên làm gì để bảo vệ mình?

A. Gửi đơn tố cáo lên cơ quan điều tra.

B. Gửi đơn khiếu nại lên cơ quan điều tra.

C. Gửi đơn khiếu nại lên Ủy ban nhân dân đang quản lí công ty X .

D. Nghỉ việc tại công ty X.

Câu 18: Người bao nhiêu tuổi thì bị xử phạt hành chính về hành vi vi phạm hành chính do cố ý gây ra?

A. Từ đủ 16 tuổi trở lên. B. Từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi.

C. Từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi. D. Từ đủ 18 tuổi trở lên.

Câu 19: Nhà nước tạo điều kiện để người tài làm việc và cống hiến tài năng cho đất nước là thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền học tập. B. Quyền dân chủ.

C. Quyền sáng tạo. D. Quyền được phát triển.

Câu 20: Công dân sử dụng quyền khiếu nại để

A. ngăn chặn các việc làm trái pháp luật.

B. giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước.

C. bảo vệ lợi ích khi bị xâm hại.

D. xây dựng nhà nước vững mạnh.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 4 vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

1, A

2, C

3, A

4, B

5, A

6, A

7, B

8, B

9, C

10, C

11, D

12, A

13, B

14, D

15, C

16, D

17, A

18, C

19, D

20, C

21, C

22, D

23, C

24, B

25, A

26, D

27, A

28, D

29, B

30, B

31, D

32, A

33, A

34, A

35, B

36, A

37, C

38, A

39, D

40, A

5. Đề số 5

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN GDCD- TRƯỜNG THPT LÊ THÁNH TÔNG- ĐỀ 05

Câu 1. Đặc trưng của pháp luật là:

a. Bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội

b. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến; mang tính quyền lực, bắt buộc chung; có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

c. Vì sự phát triển của xã hội.

d. Mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội.

Câu 2. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến vì:

a. Là quy định với mọi người.

b. Là những quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu chung, được áp dụng nhiều lần ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

c. Là quy định đối với người đã thành niên.

d. Là khuôn mẫu cho công chức, viên chức Nhà nước .

Câu 3. Trong các loại văn bản pháp luật dưới đây văn bản nào có hiệu lực pháp lý cao nhất?

a. Hiến pháp. b. Quyết định, thông tư c. Nghị quyết, nghị định. d. Lệnh, chỉ thị.

Câu 4. Vì sao nhà nước phải quản lý xã hội bằng pháp luật?

a. Để bảo đảm các quyền tự do, dân chủ của công dân.

b. Để bảo đảm công bằng xã hội.

c. Đây là phương pháp quản lí dân chủ và hiệu quả.

d. Để phát triển nền kinh tế làm cho dân giàu nước mạnh.

Câu 5. Pháp luật và đạo đức có mối quan hệ với nhau vì:

a. Các qui tắc của pháp luật cũng là các qui tắc của đạo đức.

b. Cả pháp luật và đạo đức đều thể hiện sự công minh, công bằng, lẽ phải.

c. Cả pháp luật và đạo đức đều bảo vệ cái thiện, chống cái ác.

d. Pháp luật là phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức.

Câu 6. Người điều khiển xe mô tô vượt đèn đỏ thuộc loại vi phạm pháp luật nào?

a. Vi phạm kỉ luật. b. Vi phạm luật dân sự.

c. Vi phạm hành chính. d. Vi phạm luật hình sự.

Câu 7. Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện quyền (những việc được làm) là:

a. Thi hành pháp luật. b. Tuân thủ pháp luật.

c. Áp dụng pháp luật. d. Sử dụng pháp luật.

Câu 8. Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là:

a. Từ đủ 16 tuổi trở lên. b. Từ đủ 18 tuổi trở lên.

c. Từ 18 tuổi trở lên. d. Từ đủ 14 tuổi trở lên.

Câu 9. Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra có độ tuổi theo quy định của pháp luật là:

a. Từ đủ 18 tuổi trở lên. b. Từ đủ 16 tuổi trở lên.

c. Từ đủ 14 tuổi trở lên d. Từ 18 tuổi trở lên.

Câu 10. Vi phạm hành chính là hành vi:

a. Xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước.

b. Xâm phạm các nguyên tắc quản lí dân sự.

c. Xâm phạm các quy tắc quản lí môi trường.

d. Xâm phạm các nguyên tắc quản lí viên chức.

Câu 11. Ông A là người có thu nhập cao hàng năm ông A chủ động đến cơ quan thuế để nộp thuế thu nhập cá nhân. Trong trường hợp này ông A đã:

a. Áp dụng pháp luật. b. Thi hành pháp luật.

c. Tuân thủ pháp luật. d. Sử dụng pháp luật.

Câu 12. Công dân bình đẳng trước pháp luật là:

a. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của đơn vị, tổ chức, đoàn thể mà họ tham gia.

b. Công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tùy theo địa bàn sinh sống.

c. Công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo.

d. Công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.

Câu 13. Bình bẳng trong quan hệ vợ chồng được thể hiện qua quan hệ nào sau đây?

a. Quan hệ hôn nhân và quan hệ quyết thống.

b. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.

c. Quan hệ gia đình và quan hệ xã hội.

d. Quan hệ vợ chồng và quan hệ giữa vợ chồng với họ hàng nội, ngoại.

Câu 14. Đối với lao động nữ, người sử dụng lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động nữ:

a. Có thai. b. Kết hôn.

c. Nghỉ việc không lí do. d. Nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Câu 15. Việc cá nhân thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước được cụ thể hóa qua văn bản luật nào sau đây?

a. Luật thuế thu nhập cá nhân. b. Luật sở hữu trí tuệ.

c. Luật dân sự. d. Luật lao động.

Câu 16. Người có quyền tố cáo là:

a. Cá nhân, tổ chức.

b. Công dân, cán bộ, công chức, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân.

c. Chỉ có công dân.

d. Chỉ có những người cùng cơ quan, đơn vị.

Câu 17. Chủ thể của hợp đồng lao động là:

a. Người lao động và người sử dụng lao động.

b. Người lao động và đại diện người lao động.

c. Đại diện người lao động và người sử dụng lao động.

d. Tất cả các phương án trên.

Câu 18. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là:

a. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý.

b. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.

c. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.

d. Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.

Câu 19. Việc đưa ra những quy định riêng thể hiện sự quan tâm đối với lao động nữ góp phần thực hiện tốt chính sách gì của Đảng và Nhà nước ta?

a. Bình đẳng giới. b. An sinh xã hội. c. Đại đoàn kết dân tộc. d. Tiền lương.

Câu 20. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là:

a. Tất cả các dân tộc được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.

b. Tất cả các dân tộc được nhà nước và pháp luật tôn trọng

c. Tất cả các dân tộc được nhà nước và pháp luật bảo vệ

d. Tất cả các dân tộc được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 5 vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

b

b

a

c

d

c

d

a

b

a

b

d

b

c

a

c

a

c

a

a

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

d

b

d

d

a

d

a

d

c

c

a

c

a

b

b

b

c

d

a

b

---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2021-2022 trường THPT Lê Thánh Tông. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF