YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2021-2022 trường THPT Chu Văn An

Tải về
 
NONE

Kì thi THPT QG là một kì thi quan trọng đối với các em học sinh lớp 12, vì vậy HOC247 đã biên soạn và gửi đến các em tài liệu Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2021-2022 trường THPT Chu Văn An dưới đây. Tài liệu bao gồm các đề thi khác nhau có đáp án, sẽ giúp các em ôn tập kiến thức hiệu quả. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp tới. Chúc các em học tập tốt!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT

CHU VĂN AN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN GDCD

Năm học: 2021 - 2022

Thời gian: 50 phút

1. Đề số 1

Câu 1. Để quản lí xã hội, Nhà nước cần sử dụng phương tiện quan trọng nhất nào dưới đây?

A. Pháp luật.

B. Giáo dục.

C. Thuyết phục.

D. Tuyên truyền.

Câu 2. Pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng

A. chủ trương của Nhà nước

B. chính sách của Nhà nước.

C. uy tín của Nhà nước.

D. quyền lực nhà nước.

Câu 3. Pháp luật bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức, ai cũng phải xử sự theo, là thể hiện một trong những đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Tính nhân dân.

D. Tính nghiêm túc.

Câu 4. Có mấy loại vi phạm pháp luật?

A. Bốn loại.

B. Năm loại.

C. Sáu loại.

D. Hai loại.

Câu 5. Cán bộ, công chức, viên chức vi phạm kỉ luật thì phải chịu trách nhiệm

A. Dân sự

B. Tinh thần

C. Hành chính

D. Kỉ luật

Câu 6. Người ở độ tuổi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng?

A. Từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi.

B. Từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.

C. Từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi.

D. Từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi.

Câu 7. Công ty sản xuất gạch men X không áp dụng biện pháp bảo vệ môi trường nên đã bị Cảnh sát môi trường lập biên bản xử lí vi phạm hành chính. Hành vi xử phạt của Cảnh sát môi trường là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

A. Thi hành pháp luật.

B. Cưỡng chế pháp luật.

C. Áp dụng pháp luật.

D. Bảo đảm pháp luật.

Câu 8. M đi xe vượt đèn đỏ, bị Cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt tiền. M phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?

A. Hình sự.

B. Dân sự.

C. Kỉ luật.

D. Hành chính.

Câu 9. Ông Đ đi xe máy ngược chiều trên đường, đâm vào một người đi đúng đường làm người này bị thương phải vào viện điều trị. Ông Đ bị xử phạt vi phạm hành chính và phải bồi thường cho người bị thương. Ông Đ phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?

A. Hình sự và hành chính.

B. Kỉ luật và dân sự.

C. Hành chính và dân sự.

D. Hành chính và kỉ luật.

Câu 10. Nội dung nào dưới đây không nói về công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ?

A. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

B. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ đóng góp vào quỹ từ thiện,

C. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ đóng thuế.

D. Công dân bình đẳng về quyền bầu cử.

Câu 11. Một hôm, trên đường đi ở Hà Nội, xe của Bác Hồ đang đi bỗng đèn đỏ ở một ngã tư bật lên. Xe của Bác như các xe khác đều dừng lại cả, đồng chí cảnh vệ chạy đến bục yêu cầu Công an giao thông bật đèn xanh để xe Bác đi. Nhưng Bác đã ngăn lại rồi bảo: "Các chú không được làm như thế... không nên bắt người khác nhường quyền ưu tiên cho mình". Lời nói của Bác Hồ thể hiện điều gì dưới đây?

A. Không ai được ưu tiên.

B. Không nên làm phiền người khác.

C. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

D. Công dân bình đẳng về trách nhiệm.

Câu 12. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình không bao gồm nội dung bình đẳng nào dưới đây?

A. Bình đẳng giữa những người trong dòng tộc.

B. Bình đẳng giữa vợ và chồng,

C. Bình đẳng giữa cha mẹ và con.

D. Bình đẳng giữa anh chị em

Câu 13. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động có nghĩa là

A. mọi người đều có quyền tự do lựa chọn việc làm phù hợp với khả năng của mình.

B. mọi người đều có quyền lựa chọn việc làm mà không cần đáp ứng yêu cầu nào.

C. mọi người đều có quyền làm việc hoặc nghỉ việc trong cơ quan theo sở thích của mình.

D. mọi người đều có quyền được nhận lương như nhau.

Câu 14. Ý kiến nào dưới đây là đúng về quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con?

A. Cha mẹ cần tạo điều kiện tốt hơn cho con trai học tập, phát triển.

B. Cha mẹ không được phân biệt, đối xử giữa các con.

C. Cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc con đẻ hơn con nuôi.

D. Cha mẹ được quyền quyết định việc chọn trường, chọn ngành học cho con.

Câu 15. Sau khi kết hôn với nhau, anh T đã quyết định chị H không được tiếp tục theo học cao học, vì cho rằng chị H phải dành thời gian nhiều hơn cho công việc gia đình. Quyết định này của anh T là xâm phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ

A. gia đình.

B. tinh thần.

C. nhân thân.

D. tình cảm.

Câu 16. Một công ty nhà nước và một công ty tư nhân đều được vay vốn của Ngân hàng AGRIBANK để mở rộng sản xuất kinh doanh. Trong trường hợp này, Ngân hàng AGRIBANK đã thực hiện quyền bình đẳng nào dưới đây giữa hai công ty trên?

A. Bình đẳng trong tài chính.

B. Bình đẳng trong hỗ trợ vay vốn.

C. Bình đẳng trong chính sách kinh tế.

D. Bình đẳng trong kinh doanh.

Câu 17. Khi đọc hợp đồng lao động, thấy không có điều khoản về tiền lương nên chị N đề nghị bổ sung rồi mới kí. Giám đốc cho rằng chị N không có quyền đề nghị như vậy. Chị N cần căn cứ vào quyền bình đẳng nào dưới đây để khẳng định mình có quyền đề nghị?

A. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.

B. Bình đẳng trong hưởng lương.

C. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.

D. Bình đẳng trong tuyển dụng.

Câu 18. Việc bảo đảm tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước thể hiện

A. quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

B. quyền bình đẳng giữa các công dân.

C. quyền bình đảng giữa các vùng, miền.

D. quyền bình đảng ương công việc chung của Nhà nước

Câu 19. Chị N và anh M thưa chuyện với hai gia đình để được kết hôn với nhau, nhưng bố chị N là ông K không đồng ý và cản trở hai người vì chị N theo đạo Thiên Chúa, còn anh M lại theo đạo Phật. Hành vi của ông K là biểu hiện

A. lạm dụng quyền hạn.

B. không thiện chí với tôn giáo khác.

C. phân biệt đổi xử vì lí do tôn giáo.

D. không xây dựng.

Câu 20. Tự tiện bắt và giam giữ người trái pháp luật là hành vi xâm phạm

A. quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

B. quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng của công dân.

C. quyền tự do cá nhân của công dân.

D. quyền tự do đi lại của công dân.

Câu 21. Công dân có thể sử dụng quyền tự do ngôn luận bằng cách

A. phát biểu xây dựng trong các cuộc họp ở cơ quan, trường học.

B. phát biểu ở bất cứ nơi nào.

C. phê phán cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước trên mạng Facebook.

D. gửi đơn tố cáo cán bộ, công chức đến các cơ quan có thẩm quyền.

Câu 22. Ai dưới đây có quyền ra lệnh bắt người khi có căn cứ cho rằng một người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng?

A. Cơ quan công an các cấp.

B. Những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

C. Cơ quan thanh tra các cấp.

D. Những người có thẩm quyền thuộc Uỷ ban nhân dân các cấp.

Câu 23. Nghi ngờ cháu B lấy trộm điện thoại di động của mình, ông C đã nhốt cháu trong nhà mình suốt 2 giờ để buộc cháu B phải khai nhận. Hành vi của ông C đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền được an toàn thân thể.

B. Quyền được bảo đảm an toàn sức khoẻ.

C. Quyền tự do cá nhân.

D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

Câu 24. Biết C và D yêu nhau, H đã tìm cách đọc trộm tin nhắn của D rồi kể cho một bạn trong lớp nghe làm D rất bực mình. H đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.

B. Quyền bí mật thông tin cá nhân.

C. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

D. Quyền tự do yêu đương

Câu 25. Nếu một người tung tin bịa đặt nói xấu mình, em sẽ lựa chọn cách xử sự nào dưới đây mà em cho là đúng pháp luật?

A. Coi như không biết gì.

B. Mắng cho một trận để hả giận,

C. Không chơi với người đó nữa.

D. Khuyên bảo để người đó không có hành vi như vậy nữa.

Câu 26. Công dân Việt Nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền bầu cử?

A. Đủ 18 tuổi trở lên.

B. Đủ 19 tuổi trở lên.

C. Đủ 20 tuổi trở lên.

D. Đủ 21 tuổi trở lên.

Câu 27. Nguyên tắc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân là

A. phổ biến, rộng rãi, chính xác.

B. dân chủ, công bằng, tiến bộ, văn minh,

C. khẩn trương, công khai, minh bạch.

D. phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

Câu 28. Một trong các nội dung quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền của công dân tham gia

A. thảo luận vào các công việc chung của đất nước.

B. xây dựng văn bản pháp luật về chính trị, kinh tế.

C. phê phán cơ quan nhà nước trên Facebook.

D. giữ gìn an ninh, trật tự xã hội.

Câu 29. Quyền tố cáo là quyền của

A. mọi công dân, tổ chức.

B. mọi công dân.

C. mọi cơ quan, tổ chức.

D. những người có thẩm quyển.

Câu 30. Cho rằng Quyết định của Giám đốc Công ty kỉ luật chị D với hình thức "Chuyển công tác khác" là sai, chị D làm đơn khiếu nại quyết định này. Chị D có thể gửi đơn khiếu nại đến ai dưới đây?

A. Cơ quan cấp trên của công ty.

B. Cơ quan công an.

C. Giám đốc công ty.

D. Tổ chức Đảng của Công ty.

Câu 31. Trước khi được ban hành, Hiến pháp năm 2013 đã được dưa ra thảo luận, lấy ý kiến trong nhân dân. Việc nhân dân tham gia góp ý kiến vào dự thảo Hiến pháp năm 2013 là thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền tự do ngôn luận.

B. Quyền tự do dân chủ.

C. Quyền tham gia xây dựng đất nước.

D. Quyền tham gia quản lí nhà nước vả xã hội

Câu 32. Thấy trong khu dân cư của mình có lò giết mổ gia cầm gây ô nhiễm nhân dân trong khu dân cư cần lựa chọn cách xử sự nào dưới đây để thực tham gia quản lí nhà nước và xã hội trên địa bàn dân cư mình?

A. Yêu cầu lò mổ gia cầm ngừng hoạt động.

B. Đòi lò giết mỏ gia cầm bồi thường vì để ô nhiễm.

C. Kiến nghị với Ủy ban nhân dân phường để ngừng hoạt động của cơ sở này.

D. Đe doạ những người làm việc trong lò giết mổ gia cầm.

Câu 33. Công dân có quyền học ở các cấp bậc học, từ Tiểu học đến Đại học và Sau Đại học theo quy định của pháp luật là thể hiện

A. quyền học tập không hạn chế.

B. quyền học tập thường xuyên.

C. quyền học tập ở nhiều bậc học.

D. quyền học tập theo sở thích.

Câu 34. Việc học tập của công dân không bị phân biệt đối xử về dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc gia đình là thể hiện quyền nào dưới đây của công dân?

A. Bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

B. Bình đẳng về cơ hội học tập.

C. Bình đẳng về thời gian học tập.

D. Bình đẳng về hoàn cảnh gia đình.

Câu 35. Là học sinh giỏi, H được vào học ở trường Chuyên của tỉnh. H đã được hưởng quyền gì dưới đây của công dân?

A. Quyền học không hạn chế.

B. Quyền ưu tiên trong tuyển sinh.

C. Quyền ưu tiên trong lựa chọn nơi học tập.

D. Quyền được phát triển của công dân.

Câu 36. L không đủ điểm xét tuyển nên không được vào học ở trường đại học Nhưng L vẫn có quyền học tập. Vậy L có thể tiếp tục thực hiện quyền học tập như thế nào dưới đây?

A. Có thể học bất cứ ngành nào.

B. Có thể học ở bất cứ cơ sở giáo dục nào mà mình muốn,

C. Có thể tiếp tục học theo các hình thức khác nhau.

D. Có thể học không hạn chế

Câu 39. Pháp luật quy định những mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp căn cứ vào

A. uy tín của người đứng đầu doanh nghiệp.

B. ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh.

C. khả năng kinh doanh của doanh nghiệp.

D. chủ trương kinh doanh của doanh nghiệp.

Câu 40. Nhà máy Y sản xuất nước giải khát đã thải chất thải chưa được xừ lí xuống dòng sông bên cạnh. Trong trường hợp này, nhà máy Y đã vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nào dưới đây?

A. Lao động.

B. Dịch vụ.

C. Sản xuất, kinh doanh.

D. Công nghiệp.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

D

B

A

D

B

C

D

C

B

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

A

A

B

C

D

C

A

C

A

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

A

B

D

C

D

A

D

A

B

C

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

D

C

A

B

D

C

A

A

B

C

2. Đề số 2

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN GDCD- TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN- ĐỀ 02

Câu 1. Pháp luật quy định về những việc được làm, việc phải làm và những việc

A. Sẽ làm

B. Không nên làm

C. Cần làm

D. Không được làm

Câu 2. Những quy phạm đạo đức phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội được nhà nước đưa vào trong các quy phạm pháp luật là thể hiện mối quan hệ giữa pháp luật với

A. Đạo đức

B. Chính trị

C. Xã hội

D. Kinh tế

Câu 3. Dấu hiệu nào dưới đây của pháp luật là một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với đạo đức?

A. Pháp luật bắt buộc đối với một số người

B. Pháp luật bắt buộc đối với mọi cá nhân tổ chức

C. Pháp luật bắt buộc đối với người phạm tội

D. Pháp luật không bắt buộc với trẻ em

Câu 4. Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới

A. các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân

B. các quan hệ kinh tế và quan hệ lao động,

C. Các quy tắc quản lý nhà nước

D. Trật tự an toàn xã hội

Câu 5. Vi phạm kỉ luật là hành vi xâm phạm tới

A. các quan hệ quản lí nhà nước.

B. các quan hệ hành chính.

C. các quan hệ xã hội.

D. các quan hệ lao động.

Câu 6. Người ở độ tuổi nào dưới đây bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý?

A. Từ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi.

B. Từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.

C. Từ đủ 15 tuổi đến dưới 16 tuổi.

D. Từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi

Câu 7. Phát hiện một cơ sở kinh doanh cung cấp thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh, T đã báo với cơ quan có chức năng để kiếm tra và kịp thời ngăn chặn. T đã thực hiện hình thức

A. áp dụng pháp luật.

B. tuân thủ pháp luật.

C. sử dụng pháp luật.

D. thỉ hành pháp luật.

Câu 8. Là công nhân nhà máy sản xuất hàng tiêu dùng, ông V thường xuyên đi làm muộn mà không có lí do chính đáng. Ông V đã có hành vi vi phạm nào dưới đây

A. Hình sự.

B. Hành chính.

C. Kỉ luật.

D. Dân sự

Câu 9. Bà M có cửa hàng ăn uống, thường xuyên kê bàn ghế lấn chiếm hè phố, chiếm mất lối đi dành cho người đi bộ. Công an phường đã lập biên bản xử phạt bà M. Vậy bà M đã phải chịu trách nhiệm nào dưới đây về hành vi vi phạm của mình

A. Trách nhiệm ki luật.

B. Trách nhiệm dân sự.

C. Trách nhiệm hành chính.

D. Trách nhiệm hình sự.

Câu 10. Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật cũng đều bị xử lí theo quy định của pháp luật là thể hiện công dân bình đẳng

A. về quyền và nghĩa vụ.

B. về trách nhiệm pháp lí.

C. trước tòa án

D. trước nhà nước và xã hội

Câu 11. P được tạm hoãn gọi nhập ngũ vì đang học đại học, còn Q thì nhập ngũ phục vụ Quân đội, nhưng cả hai vẫn bình đẳng với nhau. Vậy đó là bình đẳng nào dưới đây?

A. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

B. Bình đẳng về thực hiện trách nhiệm pháp lí.

C. Bình đẳng về trách nhiệm với Tổ quốc.

A. Bình đẳng về trách nhiệm với xã hội.

Câu 12. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình không bao gồm nội dung bình đẳng nào dưới đây?

A. Bình đẳng giữa vợ và chồng.

B. Bình đẳng giữa cha mẹ và con.

C. Bình đẳng giữa anh, chị, em.

D. Bình đẳng giữa những người trong họ hàng.

Câu 13. Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về chù động tìm kiểm thị trường, khách hàng và kí kết hợp đồng là biểu hiện của

A. bình đẳng trong kinh doanh.

B. bình đẳng trong quan hệ thị trường.

C. bình đẳng trong tìm kiếm khách hàng.

D. bình đăng trong quản lí kinh doanh.

Câu 14. Khoản 1 Điều 70 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ của con là "Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình". Quy định này-nói về bình đẳng trong quan hệ

A. giữa anh, chị, em, với nhau.

B. giữa cha mẹ và con.

C. giữa các thế hệ.

D. giữa các thành viên.

Câu 15. Vì điều kiện kinh doanh khó khăn, cả hai công ty A và B kinh doanh cùng một mặt hàng trên cùng một địa bàn và đều được miễn giảm thuế trong thời gian một năm. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây?

A. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh tế.

B. Bình đẳng về nghĩa vụ đói với xã hội.

C. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh.

D. Bình đẳng về nghĩa vụ trong sản xuất kinh doanh.

Câu 16. Để được đề nghị thay đổi nội dung của hợp đồng lao động, chị T đã căn cứ vào

A. Tự do ngôn luận.

B. Tự do, công bằng, dân chủ.

C. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.

D. Tự do thực hiện hợp đồng

Câu 17. Một trong các nội dung của quyền bình đẳng giữa các dân tộc là, các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam

A. đều có số đại biểu bằng nhau trong các cơ quan nhà nước.

B. đều có đại biểu trong tất cả các cơ quan nhà nước ở địa phương,

C. đều có người giữ vị trí lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước.

D. đều có đại biểu của mình trong hệ thống các cơ quan nhà nước.

Câu 18. Việc Nhà nước ưu tiên cộng điểm trong tuyển sinh đại học cho học sinh người dân tộc thiểu số là thể hiện

A. các dân tộc bình đẳng về điều kiện học tập.

B. học sinh người dân tộc thiểu số được ưu tiên hơn học sinh người dân tộc Kinh,

C. học sinh các dân tộc bình đẳng về cơ hội học tập.

D. học sinh dân tộc được quyền học tập ở mọi cấp.

Câu 19. Tự ý bắt và giam giữ người không có căn cứ là hành vi xâm phạm tới quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ.

B. Quyền tự do cá nhân,

C. Quyền tự do thân thể.

D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

Câu 20. Công dân có thể sử dụng quyền tự do ngôn luận bằng cách phát biểu ý kiến

A. trong các cuộc họp của cơ quan, trường học.

B. ở bất cứ nơi nào.

C. theo sở thích của mình.

D. ở nơi tụ tập đông người.

Câu 21. Pháp luật cho phép khám chỗ ở của công dân trong trường hợp nào dưới đây?

A. Cần bắt người đang bị truy nã hoặc người phạm tội đang lẩn tránh ở đó.

B. Cần bắt người bị tình nghi thực hiện tội phạm.

C. Cần bắt người đang có ý định thực hiện tội phạm.

D. cần khám để tìm hàng hoá buôn lậu.

Câu 22. Do mẫu thuẫn với nhau nên C đã bịa đặt tung tin xấu về D trên Facebook. Việc làm của C đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây của D?

A. Quyền bảo vệ bí mật đời tư của cá nhân.

B. Quyền tự do cá nhân.

C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

D. Quyền được bảo đảm bí mật thư tín điện tín.

Câu 23. Trong lúc chơi game, giữa H và K xảy ra mâu thuẫn dẫn đến chửi nhau trên mạng. Hai bên thách đố và tìm gặp nhau, đánh nhau. Kết quả là H đã đánh A gây thương tích. Hành vi của H đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

B. Quyền bất khả xâm phạm về sức khoẻ.

C. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ.

D. Quyền được bảo đảm an toàn về thân thể.

Câu 24. Giờ ra chơi H và P ở lại trong lớp, thấy điện thoại của V để trên bàn có tin nhắn, H nói P đọc và P đã nhanh chóng đọc tin nhắn trên điện thoại của V. Hành vi này của P đã xâm phạm đến

A. quyền bí mật đời tư của V.

B. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự.

C. quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại.

D. quyền bất khả xâm phạm thông tin cá nhân.

Câu 25. Hai anh công an đang đuổi bắt một tên trộm xe máy. Nghi ngờ tên trộm chạy vào một nhà dân, hai anh cần lựa chọn cách xử sự nào dưới đây để vừa có thể tìm bắt được kẻ trộm, vừa đảm bảo đúng pháp luật?

A. Chạy ngay vào nhà khám xét.

B. Yêu cầu chủ nhà cho khám xét, nếu không đồng ý thi cùng cứ khám,

C. Đề nghị chủ nhà cho khám, nếu không đồng ý thì bỏ đi.

D. Đề nghị chủ nhà cho khám xét, nếu đồng ý thì mới vào nhà khám.

Câu 26. Người nào dưới đây không được thực hiện quyền bầu cử?

A. Người đang phải chấp hành hình phạt tù.

B. Người đang bị tình nghi vi phạm pháp luật.

C. Người đang ốm nằm điều trị ở nhà.

D. Người đang đi công tác xa nhà.

Câu 27. Công dân tham gia góp ý kiến với Nhà nước về các vấn đề chính trị, kinh tế xã hội của đất nước là thực hiện

A. quyền tự do ngôn luận.

B. quyền tham gia ban hành chính sách kinh tế, xã hội.

C. quyền xây dựng bộ máy nhà nước.

D. quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Câu 28. Ai dưới đây có quyền khiếu nại?

A. Mọi cá nhân, tổ chức.

B. Chỉ có cá nhân.

C. Chỉ những người từ 20 tuổi trở lên.

D. Chỉ những người là nhân viên.

Câu 29. Người giải quyết khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân

A. bất kì.

B. có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

C. chuyên trách làm nhiệm vụ giải quyết khiếu nại.

D. thuộc ngành Thanh tra

Câu 30. Phát hiện thấy một nhóm người đang cưa trộm gỗ trong rừng quốc gia, D đã báo ngay cho cơ quan kiểm lâm. D đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

B. Quyền tự do ngôn luận,

C. Quyền tố cáo.

D. Quyền khiếu nại.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

A

B

A

D

B

C

C

C

B

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

A

D

A

B

C

C

D

C

D

A

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

A

C

C

C

D

A

D

A

B

C

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

C

C

A

D

B

C

D

C

B

C

3. Đề số 3

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN GDCD- TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN- ĐỀ 03

Câu 1. Tính quyền lực, bắt buộc chung là đặc điểm để phân biệt pháp luật với

A. đạo đức.

B. kinh tế.

C. chủ trương.

D. đường lối.

Câu 2. Pháp luật mang bản chất giai cấp và bản chất

A. xã hội.

B. chính trị.

C. kinh tế.

D. văn hoá.

Câu 3. Ở phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp được thực hiện tại các hội nghị toàn thể nhân dân hoặc chủ hộ gia đình về các chủ trương và mức đóng góp bằng cách

A. tự do phát biểu ý kiến.

B. không đồng tình với quyết định của chính quyền.

C. không có biểu hiện gì.

D. biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín.

Câu 4. Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật

A. đi vào cuộc sống.

B. gắn bó với thực tiễn.

C. quen thuộc trong cuộc sống.

D. có chỗ đứng trong thực tiễn.

Câu 5. Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người

A. không có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.

B. không có ý thức thực hiện.

C. có chủ mưu xúi giục.

D. có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.

Câu 6. Có mấy loại vi phạm pháp luật?

A. Bốn loại.

B. Hai loại.

C. Ba loại.

D. Bảy loại.

Câu 7. Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên dưới đây phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi hành vi vi phạm do mình gây ra?

A. Đủ 14 tuổi.

B. Đủ 16 tuổi.

C. Đủ 15 tuổi.

D. Đủ 18 tuổi.

Câu 8. Q đi xe máy không đội mũ bảo hiểm nên đã bị Cảnh sát giao thông phạt tiền. Q đã phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?

A. Trách nhiệm kỉ luật.

B. Trách nhiệm bồi thường.

C. Trách nhiệm hành chính.

D. Trách nhiệm hình sự.

Câu 9. Vì mâu thuẫn với nhau trên mạng Internet, N (18 tuổi) đã tìm M và đánh M bị thương nặng phải điều trị ở bệnh viện. N đà có hành vi vi phạm

A. hành chính.

B. trật tự công cộng.

C. hình sự.

D. kỉ luật

Câu 10. Đến thời hạn giao hàng nhưng bên B vẫn chưa giao hàng đầy đủ cho bên A theo thoả thuận trong hợp đồng. Trong trường hợp nảy, bên B đã có hành vi

A. thiếu thiện chí.

B. vi phạm hành chính.

C. vi phạm dân sự.

D. xâm phạm quy tắc hợp tác.

Câu 11. Trên cơ sở quyền tự do kinh doanh của công dân, ông M đã gửi hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề nghị được thành lập doanh nghiệp tư nhân. Ông M đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?

A. Tuân thủ pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Áp dụng pháp luật.

D. Sử dụng pháp luật.

Câu 12. Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải bị xử lí theo quy định của pháp luật là thể hiện bình đẳng

A. về quyền và nghĩa vụ.

B. về trách nhiệm pháp lí.

C. về thực hiện pháp luật.

D. về trách nhiệm trước toà án.

Câu 13. Cảnh sát giao thông xử phạt hai người vượt đèn đỏ, trong đó một người là cán bộ và một người là công nhân với mức phạt như nhau. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây?

A. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

B. Bình đẳng trước pháp luật.

C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

D. Bình đẳng khi tham gia giao thông.

Câu 14. Vợ, chồng tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt là biểu hiện của bình đẳng giữa vợ và chồng trong

A. quan hệ nhân thân.

B. quan hệ tinh thần.

C. quan hệ xã hội.

D. quan hệ hai bên.

Câu 15. Mọi doanh nghiệp đều được hợp tác và cạnh tranh lành mạnh là biểu hiện quyền bình đẳng

A. trong lao động.

B. trong đời sống xã hội.

C. trong hợp tác.

D. trong kinh doanh.

Câu 16. Việc giao kết hợp đồng lao động phải tuân theo nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng là biểu hiện bình đẳng

A. trong tìm kiếm việc làm.

B. trong việc tự do sử dụng sức lao động.

C. về quyền có việc làm.

D. trong giao kết hợp đồng lao động.

Câu 17. Bình đẳng trong lao động không bao gồm nội dung nào dưới đây?

A. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.

B. Bình đẳng trong việc tổ chức lao động.

C. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.

D. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.

Câu 18. Anh L là cán bộ có trình chuyên môn cao hơn anh M nên được sắp xếp vào làm công việc được nhận lương cao hơn anh M. Mặc dù vậy, giữa hai anh vẫn bình đẳng với nhau. Vậy đó là bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?

A. Trong lao động.

B. Trong tìm kiếm việc làm.

C. Trong thực hiện quyền lao động.

D. Trong nhận tiền lương.

Câu 19. Q muốn thi đại học vào ngành Sư phạm, nhưng bố mẹ Q lại muốn Q vào ngành Tài chính. Q phải dựa vào cơ sở nào dưới đây trong Luật Hôn nhân và gia đình đề thuyết phục cha mẹ đồng ý cho Q thực hiện nguyện vọng của mình?

A. Con có toàn quyền quyết định nghề nghiệp cho mình.

B. Cha mẹ không được can thiệp vào quyết định của con.

C. Cha mẹ tôn trọng quyền chọn nghề của con.

D. Chọn ngành học phải theo sở thích của con.

Câu 20. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc không bao gồm nội dung nào dưới đây?

A. Bình đẳng về chính trị.

B. Bình đẳng về xã hội

C. Bình đẳng về kinh tế.

D. Bình đẳng về văn hoá, giáo dục.

Câu 21. Chị N và anh M thưa chuyện với hai gia đình để được kết hôn với nhau, nhưng, ông K là bố chị N không đồng ý và đã cản trở hai người vì chị N theo đạo Thiên Chúa, còn anh M lại theo đạo Phật. Hành vi của ông K là biểu hiện

A. lạm dụng quyền hạn.

B. không thiện chí với tôn giáo khác.

C. phân biệt đối xử vì lí do tôn giáo.

D. không xây dựng.

Câu 22. Tự tiện bắt người, giam người trái pháp luật là hành vi xâm phạm đến

A. quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

B. quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ.

C. quyền tự do cá nhân.

D. quyền được bảo đảm an toàn của công dân.

Câu 23. Xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác là hành vi

A. bịa đặt điều xấu, tung tin xấu về người khác.

B. phê bình về việc làm sai trái của người khác trong cuộc họp.

C. góp ý trực tiếp với bạn bè.

D. không khen bạn khi bạn làm việc tốt.

Câu 24. Hành vi nào dưới đây là đúng pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

A. Cưỡng chế giải toả nhà xây dựng trái phép.

B. Công an vào khám nhà dân khi có lệnh của cơ quan có thẩm quyền,

C. Xây nhà lấn chiếm sang đất nhà hàng xóm.

D. Vào nhà hàng xóm để giúp chữa cháy

Câu 25. Vào ngày chủ nhật X đến nhà Y chơi, trong khi Y ra ngoài, X đã mở điện thoại của Y để xem Facebook. Hành vi này của X đã xâm phạm tới

A. Quyền đảm bảo bí mật cuộc sống.

B. Quyền tự do của công dân.

C. quyền được bảo đảm an toàn và bí mật điện thoại.

D. quyền được pháp luật bào hộ về danh dự của công dân.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

A

D

A

D

A

B

C

C

C

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

D

B

C

A

D

D

B

C

C

B

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

C

A

A

B

C

C

D

A

D

B

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

C

D

A

D

B

C

A

D

B

C

4. Đề số 4

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN GDCD- TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN- ĐỀ 04

Câu 1. Một trong các đặc trưng cơ bản của pháp luật thể hiện ở

A. Tính quy phạm phổ biến

B. Tính hiện đại

C. Tính cơ bản

D. Tính truyền thống

Câu 2. Pháp luật do chủ thể nào dưới đây ban hành

A. Nhà nước

B. Chính quyền

C. Đoàn thanh niên

D. Mặt trận tổ quốc Việt Nam

Câu 3. Nội dung của văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành không được trái với nội dung văn bản do cơ quan cấp trên ban hành là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật

A. Tính xác định cụ thể về mặt nôi dung

B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức

C. Tính trình tự kế hoạch của hệ thống pháp luật

D. Tính trình tự khoa học của pháp luật

Câu 4. Dấu hiệu nào dưới đây của pháp luật là một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với đạo đức

A. Pháp luật bắt buộc đối với cán bộ công chức

B. Pháp luật bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức

C. Pháp luật bắt buộc đối với người phạm tội

D. Pháp luật không bắt buộc đối với trẻ em

Câu 5. Công ty A sản xuất thức ăn gia súc bị Công ty B làm giả hàng của công ty A nên gây thiệt hại lớn về doanh thu của Công ty A. Trên cơ sở pháp luật, Công ty A đã khởi kiện Công ty B về hành vi này. Trường hợp này cho thấy pháp luật có vai trò nào dưới đây đối với công dân

A. Bảo vệ mọi quyền lợi của công dân

B. Bảo vệ uy tín công dân

C. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

D. Bảo vệ danh dự cho công dân

Câu 6. Vi phạm pháp luật là hành vi không có dấu hiệu nào dưới đây

A. Trái pháp luật

B. Trái chính sách

C. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện

D. Lỗi của chủ thể

Câu 7. Có mấy loại vi phạm pháp luật

A. Bốn

B. Năm

C. Sáu

D. Hai

Câu 8. Cán bộ, công chức, viên chức vi phạm kỉ luật thì phải chịu trách nhiệm

A. Kỉ luật

B. Dân sự

C. Tinh thần

D. Hành chính

Câu 9. Cá nhân, tổ chức làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là nội dung của hình thức

A. Tuyên truyền pháp luật

B. Giải thích pháp luật

C. Thi hành pháp luật

D. Áp dụng pháp luật

Câu 10. Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới

A. Các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân

B. Các quan hệ kinh tế và quan hệ lao động

C. Các quy tắc quản li nhà nước

D. Trật tự, an toàn xã hội

Câu 11. A cố y không vận chuyển hàng đến cho B đúng hạn theo hợp đồng nên đã gây thiệt hại cho anh B. Hành vi của anh A là hành vi vi phạm nào dưới đây

A. Hành chính

B. Kỉ luật

C. Dân sự

D. Thỏa thuận

Câu 12. Công ty sản xuất gạch men X không áp dụng biện pháp bảo vệ môi trường nên đã bị Cảnh sát môi trường lập biên bản xử lí vi phạm hành chính. Hành vi xử phạt của Cảnh sát môi trường là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây

A. Thi hành pháp luật

B. Cưỡng chế pháp luật

C. Áp dụng pháp luật

D. Bảo đảm pháp luật

Câu 13. N đi xe máy vào đường ngược chiều đâm vào xe của M đang di chuyển đúng hướng làm xe của M bị hỏng phải đi sửa chữa. N đã bị cảnh sát giao thông xử phạt và còn phải bồi thường cho xe của M. Vậy N đã phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây

A. Hành chính

B. Hình sự và dân sự

C. Hành chính và kỉ luật

D. Hành chính và dân sự

Câu 14. Công dân bình đằng về quyền và nghĩa vụ là mọi công dân

A. Đều có quyền như nhau

B. Đều có nghĩa vụ như nhau

C. Đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau

D. Đều bình đẳng về quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật

Câu 15. Cơ quan thuế xử phạt hành chính hai doanh nghiệp nộp thuế, trong đó có một doanh nghiệp nhà nước và một doanh nghiệp tư nhân. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây

A. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ

B. Bình đẳng trước pháp luật

C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí

D. Bình đẳng trong kinh doanh

Câu 16. Mọi công dân nếu có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có thể thành lập doanh nghiệp, là nội dung quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây của công dân?

A. Trong tìm kiếm thị trường

B. Trong kinh doanh

C. Trong lao động

D. Trong tìm kiếm cơ hội kinh doanh

Câu 17. Vợ chồng tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt là biểu hiện trong quan hệ nào dưới đây giữa vợ và chồng

A. Quan hệ gia đình

B. Quan hệ nhân thân

C. Quan hệ hôn nhân

D. Quan hệ tình cảm

Câu 18. Vợ chồng tôn trọng và giữ gìn danh dự nhân phẩm uy tín của nhau là biểu hiện của bình đẳng giữa vợ và chồng trong

A. quan hệ tài sản

B. quan hệ nhân thân

C. quan hệ tình cảm

D. quan hệ hợp tác

Câu 19. Để giao kết hợp đồng lao động cần căn cứ vào nguyên tắc nào dưới đây

A. Tự do, tự nguyện bình đăng

B. Dân chủ công bằng tiến bộ

C. Tích cực chủ động tự quyết

D. Tự giác trách nhiệm tận tâm

Câu 20. Vì điều kiện kinh doanh khó khăn, cả hai công ty A và B kinh doanh cùng một mặt hàng trên cùng một địa bàn và đều được miễn giảm thuế trong thời gian 1 năm. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây

A. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh tế

B. Bình đẳng về nghĩa vụ đối với xã hội

C. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh

D. Bình đẳng về nghĩa vụ trong sản xuất kinh doanh

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 4 vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

C

D

B

A

B

D

D

A

A

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

D

A

C

D

B

C

B

B

B

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

B

D

B

C

D

B

B

A

D

A

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

C

A

A

C

C

B

C

B

C

B

5. Đề số 5

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN GDCD- TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN- ĐỀ 05

Câu 1. Pháp luật bắt buộc đối với mọi cá nhân và tổ chức là đặc điểm phân biệt sự khác nhau

A. Giữa pháp luật với xã hội

B. Giữa pháp luật với đạo đức

C. Giữa pháp luật với chính trị

D. Giữa pháp luật với kinh tế

Câu 2. Pháp luật là phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ

A. Các giá trị kinh tế

B. Các giá trị đạo đức

C. Niềm tin của con người

D. Giá trị cuộc sống

Câu 3. Luật Giao thông đường bộ quy định mọi người tham gia giao thông không phải dừng lại khi đèn đỏ là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật

A. Tính nghiêm minh của pháp luật

B. Tính quy phạm phổ biến

C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức

D. Tính thống nhất

Câu 4. Căn cứ vào quy định của pháp luật liên quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã xử phạt hành chính đối với công ty B về hành vi làm hàng giả. Trường hợp này cho thấy, pháp luật có vai trò nào dưới đây đối với Nhà nước

A. Là phương tiện để Nhà nước trừng trị kẻ phạm tội

B. Là phương tiện để Nhà nước quản lí xã hội

C. Là công cụ thực hiện chính sách

D. Là công cụ bảo vệ vị trí của Nhà nước

Câu 5. Công ty sản xuất nước mắm Y đang kinh doanh có hiệu quả thì bị báo X đăng tin nước mắm của công ty có chứa chất gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Trên cơ sở pháp luật, Công ty Y đã đề nghị báo X cải chính thông tin sai lệch đã đăng. Trường hợp này cho thấy, pháp luật có vai trò nào dưới đây đối với công dân

A. Bảo vệ mọi quyền lợi của công dân

B. Luôn đứng về phía người sản xuất kinh doanh

C. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

D. Bảo vệ mọi nhu cầu của công dân

Câu 6. Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống trở thành hành vi

A. Hợp pháp của các cá nhân, tổ chức

B. Đúng của tất cả mọi người

C. Chính thức của cá nhân, tổ chức

D. Cần thiết của mọi công dân

Câu 7. Vi phạm pháp luật là hành vi không có dấu hiệu nào dưới đây

A. Trái pháp luật

B. Tự tiện

C. Có lỗi

D. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện

Câu 8. Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi

A. Vi phạm pháp luật của mình

B. Coi thường pháp luật

C. Thiếu hiểu biết pháp luật

D. Thiếu suy nghĩ

Câu 9. Ở hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây, thì chủ thể có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền của mình theo quy định của pháp luật

A. Thi hành pháp luật

B. Tuân thủ pháp luật

C. Sử dụng pháp luật

D. Áp dụng pháp luật

Câu 10. Cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là biểu hiện của hình thức

A. Sử dụng pháp luật

B. Thi hành pháp luật

C. Áp dụng pháp luật

D. Tuân thủ pháp luật

Câu 11. Người kinh doanh không kinh doanh những mặt hàng, ngành nghề bị cấm kinh doanh là biểu hiện của hình thức nào dưới đây

A. Sử dụng pháp luật

B. Tuân thủ pháp luật

C. Vận dụng pháp luật

D. Thi hành pháp luật

Câu 12. Ông K xây nhà, để vật liệu trên hè phố nên đã bị Thanh tra giao thông xử phạt hành chính. Hành vi của ông K đã vi phạm

A. Dân sự

B. Kỉ luật

C. Hành chính

D. Trật tự

Câu 13. H mới 17 tuổi, chưa đủ tuổi kết hôn, nhưng do có mối quan hệ họ hàng nên đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã kí quyết định vào Giấy chứng nhận đăng kí kết hôn. Trong trường hợp này, ai trong số những người dưới đây vi phạm pháp luật

A. Gia đình H

B. Cán bộ phụ trách tự pháp xã

C. H và Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã

D. Bố mẹ H và Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã

Câu 14. Hai ông N và M là cán bộ được giao quản lí tài sản nhà nước nhưng đã vô trách nhiệm để thất thoát một số tài sản có giá trị lớn. Hai ông N và M đều bị Tòa án xử phạt. Quyết định xử phạt của Tòa án là biểu hiện công dân bình đẳng về lĩnh vực nào dưới đây

A. Về nghĩa vụ cá nhân

B. Về trách nhiệm công vụ

C. Về trách nhiệm pháp lí

D. Về nghĩa vụ quản lí

Câu 15. Tòa án nhân dân tỉnh D xét xử vụ án tham nhũng đã quyết định áp dụng hình phạt tù đối với 3 cán bộ về tội"Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Hình phạt mà Tòa án áp dụng là biểu hiện công dân bình đẳng về lĩnh vực nào dưới đây

A. Về nghĩa vụ trước pháp luật

B. Trước Tòa án

C. Về trách nhiệm pháp lí

D. Về chấp hành hình phạt

Câu 16. Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ kinh doanh để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh là nội dung quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây của công dân

A. Trong kinh tế thị trường

B. Trong kinh doanh

C. Trong tìm kiếm cơ hội kinh doanh

D. Trong lao động

Câu 17. Biểu hiện nào dưới đây là nội dung của bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nhân thân

A. Vợ chồng yêu thương, chung thủy với nhau

B. Vợ chồng tôn trọng và giữ gìn danh dự nhân phẩm uy tín của nhau

C. Vợ chồng quan tâm lẫn nhau cả về vật chất và tinh thần

D. Vợ chồng yêu thương chăm sóc lẫn nhau

Câu 18. Hợp đồng lao động được kí kết trực tiếp giữa người lao động với người sử dụng lao động là biểu hiện bình đẳng

A. Về thực hiện quyền lao động

B. Trong giao kết hợp đồng lao động

C. Trong sản xuất kinh doanh

D. Trong lao động

Câu 19. Nội dung nào sau đây không thể hiện quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con

A. Con có bổn phận vâng lời, phụng dưỡng cha mẹ

B. Con có bổn phận nghe theo mọi ý kiến của cha mẹ

C. Con có bổn phận chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ

D. Con có bổn phận yêu quý, hiếu thảo với cha mẹ

Câu 20. Ông K dùng tiền từ tài sản chung của vợ chồng để kinh doanh mà không bàn bạc với vợ mình. Việc làm của ông K là không thể hiện bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ dưới đây

A. Quan hệ chi tiêu trong gia đình

B. Quan hệ nhân thân

C. Quan hệ kinh tế trong gia đình

D. Quan hệ tài sản

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 5 vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

B

B

B

C

A

B

A

C

B

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

B

C

C

C

C

B

B

B

B

D

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

C

C

B

A

B

C

D

B

A

B

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

A

C

C

D

A

B

A

A

B

C

---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2021-2022 trường THPT Chu Văn An. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON