YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2021-2022 trường THPT Ngô Quyền

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em học sinh có tài liệu ôn tập và chuẩn bị cho kì thi THPT QG sắp tới, HOC247 xin gửi đến các em tài liệu Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2021-2022 trường THPT Ngô Quyền với phần đề bài và đáp án cụ thể. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích các em học tập và thi tốt. Chúc các em đạt điểm số thật cao!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT

NGÔ QUYỀN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN GDCD

Năm học: 2021 - 2022

Thời gian: 50 phút

1. Đề số 1

Câu 1: Nội dung nào sau đây thể hiện bình đẳng giữa ông bà và cháu?

A. Việc chăm sóc ông bà là nghĩa vụ của cha mẹ nên cháu không có bổn phận.

B. Khi cháu được thừa hưởng tài sản của ông bà thì sẽ có nghĩa vụ chăm sóc ông bà.

C. Chỉ có cháu trai sống cùng ông bà mới có nghĩa vụ phụng dưỡng ông bà.

D. Cháu có bổn phận kính trọng chăm sóc, phụng dưỡng ông bà.

Câu 2: Một trong các biểu hiện của bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động là có sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về

A. quyền tự do sử dụng sức lao động theo khả năng của mình.

B. quyền lựa chọn việc làm.

C. đặc quyền của người sử dụng lao động.

D. quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Câu 3: Quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ được hiểu là

A. nam nữ bình đẳng về tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương, trả công lao động.

B. mọi công dân không phân biệt độ tuổi , giới tính đều được nhà nước bố trí việc làm.

C. lao động nữ trong thời gian nghỉ thai sản thì không được hưởng lương.

D. ưu tiên nhận lao động nam vào làm việc khi công việc đó phù hợp với cả nam và nữ.

Câu 4: Nội dung nào dưới đây thể hiện bình đẳng giữa anh chị em?

A. Anh trai phải chịu trách nhiệm chính trong gia đình.

B. Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn và hiếu thảo với cha mẹ.

C. Đùm bọc, nuôi dưỡng nhau khi không còn cha mẹ.

D. Phân biệt đối xử giữa các anh chị em trong gia đình.

Câu 5: Tự nguyện đóng thuế nhà đất hàng năm, nghĩa là công dân đã thực hiện hình thức pháp luật nào dưới đây?

A. Tuân thủ pháp luật.            B. Sử dụng pháp luật.

C. Thi hành pháp luật.            D. Áp dụng pháp luật.

Câu 6: Việc làm nào dưới đây thể hiện không phân biệt đối xử giữa các dân tộc?

A. Chê cười khi thấy người dân tộc mặc trang phục truyền thống.

B. Không bỏ phiếu bầu chỉ vì đó là người dân tộc thiểu số.

C. Mỗi dân tộc đều có tiết mục biểu diễn trong ngày hội văn hóa các dân tộc của huyện.

D. Ngăn cản dân tộc khác canh tác tại nơi sinh sống của dân tộc mình.

Câu 7: Do mâu thuẫn, cãi vã to tiếng rồi chửi nhau, học sinh X nóng giận mất bình tĩnh nên đã ném bình hoa ở lớp vào mặt học sinh Y. Hành vi của học sinh X đã vi phạm quyền gì đối với học sinh Y?

A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.

C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.

D. Tự do ngôn luận của công dân.

Câu 8: Vi phạm hình sự là hành vi

A. nguy hiểm cho xã hội.                    B. trái chuẩn mực đạo đức.

C. trái phong tục tập quán.                  D. xâm phạm các quan hệ lao động.

Câu 9: Nhà nước quy định nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành sản xuất. Đây là một trong những nội dung thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây của công dân?

A. Quyền bình đẳng trong kinh doanh.          B. Quyền bình đẳng trong gia đình.

C. Quyền bình đẳng trong lao động.               D. Quyền bình đẳng trong hôn nhân.

Câu 10: H (22 tuổi) bị tâm thần từ nhỏ. Trong một lần phát bệnh, H đã đánh gãy tay Q ở gần nhà gây tổn hại sức khỏe 20%. Đánh giá về hành vi của H, em chọn phương án nào dưới đây?

A. Hình sự.                              B. Dân sự.

C. Hành chính.                        D. Không vi phạm pháp luật.

Câu 11: Anh H và chị T yêu nhau. Hai người quyết định kết hôn nhưng bố anh H không đồng ý vì anh H và chị T không cùng đạo. Bố anh H đã vi phạm vào quyền nào?

A. Bình đẳng giữa các dân tộc.           B. Bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

C. Bình đẳng giữa các tôn giáo.         D. Bình đẳng giữa nam và nữ.

Câu 12: Khẳng định nào dưới đây là đúng?

A. Công dân đều bình đẳng về hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ.

B. Công dân bình đẳng về quyền nhưng không bình đẳng về nghĩa vụ.

C. Công dân được hưởng quyền tùy thuộc vào địa vị xã hội.

D. Công dân nam được hưởng nhiều quyền hơn so với công dân nữ.

Câu 13: Trên đường vận chuyển trái phép hai bánh heroin, X đã bị bắt. X phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?

A. Dân sự                    B. Hình sự.                  C. Kỷ luật.                   D. Hành chính

Câu 14: Anh H và anh T lợi dụng đêm tối và sự mất cảnh giác của bảo vệ đã đột nhập vào kho đựng cổ vật của bảo tàng để lấy cắp 20 loại cổ vật có giá trị. Hành vi của anh H và anh T vi phạm hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

A. Áp dụng pháp luật.             B. Sử dụng pháp luật.

C. Thi hành pháp luật.            D. Tuân thủ pháp luật.

Câu 15: Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có chủ thể thực hiện khác với các hình thức còn lại?

A. Áp dụng pháp luật.             B. Thi hành pháp luật.

C. Sử dụng pháp luật.             D. Tuân thủ pháp luật.

Câu 16: Một công ty nhà nước và một công ty tư nhân đều được vay vốn của ngân hàng Agribank để mở rộng sản xuất kinh doanh. Trong trường hợp này, Ngân hàng Agribank đã thực hiện quyền bình đẳng nào dưới đây đối với hai công ty?

A. Bình đẳng trong kinh doanh.                     B. Bình đẳng trong tài chính.

C. Bình đẳng trong hỗ trợ vay vốn.                D. Bình đẳng trong chính sách kinh tế.

Câu 17: Không ai bị bắt nếu không có quyết định của tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp

A. đang đi công tác ở tỉnh Y.                         B. đang đi lao động ở tỉnh X.

C. đang trong trại an dưỡng của mình.           D. phạm tội quả tang.

Câu 18: Thực hiện pháp luật là những hành vi hợp pháp của chủ thể nào dưới đây?

A. Nhân dân lao động.            B. Tri thức.

C. Cá nhân, tổ chức.               D. Công nhân.

Câu 19: Mục đích quan trọng nhất của hoạt động kinh doanh là?

A. Tạo ra lợi nhuận.                            B. Tiêu thụ sản phẩm.

C. Nâng cao chất lượng sản phẩm.     D. Giảm giá thành sản phẩm

Câu 20: Chủ thể nào dưới đây có trách nhiệm tạo ra các điều kiện vật chất, tinh thần để đảm bảo cho công dân có khả năng thực hiện được quyền và nghĩa vụ?

A. Mọi công dân và các tổ chức.        B. Các cơ quan và tổ chức đoàn thể.

C. Nhà nước và toàn bộ xã hội.          D. Nhà nước và công dân.

Câu 21: Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ

A. giữa vợ và chồng trong quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

B. giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình.

C. giữa cha mẹ và con trên nguyên tắc không phân biệt đối xử.

D. giữa anh chị em dựa trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau.

Câu 22: Anh K và anh X làm việc cùng một cơ quan, có cùng mức thu nhập như nhau. Anh K sống độc thân, anh X có mẹ già và con nhỏ. Anh K phải đóng thuế thu nhập cá nhân gấp đôi anh X. Điều này cho thấy việc thực hiện nghĩa vụ pháp lí còn phụ thuộc vào

A. điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của anh K và anh X.

B. độ tuổi của anh K và anh X.

C. điều kiện làm việc cụ thể của anh K và anh X.

D. địa vị của anh K và anh X.

Câu 23: Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện thi hành pháp luật?

A. Thanh niên tham gia nghĩa vụ quân sự.     B. Công dân không làm hàng giả

C. Con cái phụng dưỡng cha mẹ.                   D. Công dân bảo vệ Tổ quốc.

Câu 24: Pháp luật mang tính quyền lực vì

A. bắt nguồn từ thực tiễn xã hội.                    B. quy định những việc phải làm.

C. áp dụng cho mọi cá nhân, tổ chức.            D. do Nhà nước ban hành.

Câu 25: Pháp luật khác với đạo đức ở điểm nào sau đây?

A. Có nguồn gốc từ các quan hệ xã hội.         B. Điều chỉnh hành vi của con người.

C. Hướng tới bảo vệ công bằng và lẽ phải.    D. Bắt buộc đối với tất cả mọi người.

Câu 26: Bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là trách nhiệm của

A. Nhà nước và công dân.                              B. Nhà nước và xã hội.

C. tất cả các cơ quan nhà nước.                      D. tất cả mọi người trong xã hội.

Câu 27: Giám đốc công ty S đã quyết định chuyển chị H sang làm công việc nặng nhọc thuộc danh mục công việc mà pháp luật quy định "không được sử dụng lao động nữ" trong khi công ty vẫn có lao động nam để làm công việc này. Quyết định của giám đốc Công ty đã xâm phạm tới

A. quyền lựa chọn việc làm của lao động nữ.

B. quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.

C. quyền lựa chọn việc làm của lao động nữ.

D. quyền ưu tiên lao động nữ.

Câu 28: Ranh giới để phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác là ở tính

A. xác định chặt chẽ về mặt hình thức. B. quyền lực, bắt buộc chung.

C. ứng dụng trong đời sống xã hội. D. quy phạm, phổ biến.

Câu 29: Sau khi kết hôn với nhau, anh T đã quyết định chị H không được tiếp tục theo học cao học, vì cho rằng chị H phải dành thời gian nhiều hơn cho công việc gia đình. Quyết định này của anh T là xâm phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ

A. gia đình.     B. tài sản.        C. nhân thân.   D. tình cảm.

Câu 30: Chị Hà đang công tác tại công ty G, chị đang chuẩn bị sinh em bé đầu lòng, theo Luật lao động hiện hành chị sẽ được nghỉ chế độ thai sản trong

A. 4 tháng.      B. 6 tháng.       C. 8 tháng.       D. 1 năm

Câu 31: Pháp luật đã thể hiện đặc trưng nào dưới đây trong trường hợp cảnh sát giao thông xử phạt đúng quy định hành vi đi xe máy ngược chiều, gây tai nạn của Chủ tịch UBND phường X.

A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.         B. Tính quy phạm phổ biến.

C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.                D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.

Câu 32: Một công ty cần tuyển dụng một thư kí. Kết quả thi viết và phỏng vấn cho thấy, có một nam và một nữ cùng có số điểm như nhau. Theo em, công ty phải làm gì cho phù hợp với quy định về quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ?

A. Không tuyển dụng cả người nam và người nữ.

B. Tổ chức lại thi tuyển.

C. Tuyển dụng người nữ vào làm việc.

D. Tuyển dụng người nam vào làm việc.

Câu 33: Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm pháp lý?

A. 16 tuổi.       B. 14 tuổi.       C. 18 tuổi.       D. 12 tuổi.

Câu 34: Dân tộc trong khái niệm quyền bình đẳng giữa các dân tộc là

A. các dân tộc ở các quốc gia khác nhau.       B. một bộ phận dân cư của một quốc gia.

C. các dân tộc trong cùng một khu vực.         D. các dân tộc trong cùng một nền văn hóa.

Câu 35: Vi phạm dân sự là những hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới quan hệ nào dưới đây?

A. Quan hệ sở hữu và quan hệ tình cảm.        B. Quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân.

C. Quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.       D. Quan hệ tài sản và quan hệ tình cảm.

Câu 36: Anh K đã sử dụng các quy định của luật hôn nhân và gia đình để thuyết phục bố mẹ đồng ý cho mình được kết hôn. Trường hợp này pháp luật thể hiện vai trò nào dưới đây?

A. Phát huy quyền tự chủ của công dân.

B. Bảo vệ lợi ích hợp pháp của công dân.

C. Phát huy quyền làm chủ của công dân.

D. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Câu 37: Trường hợp tự tiện bắt và giam, giữ người xâm phạm quyền nào dưới đây?

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.

B. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm của công dân.

C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

D. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân.

Câu 38: Công ty TNHH X đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với chị Y sau khi chị sinh con. Chị Y đã gửi đơn khiếu nại và giám đốc đã tiếp nhận đơn và giải quyết theo luật định. Chị X và giám đốc đã thực hiện hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

A. Sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật.

B. Tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật.

C. Thi hành pháp luật và áp dụng pháp luật.

D. Sử dụng pháp luật và thi hành pháp luật.

Câu 39: Công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để đưa ra các quyết định làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

A. Sử dụng pháp luật.             B. Tuân thủ pháp luật.

C. Thi hành pháp luật.            D. Áp dụng pháp luật.

Câu 40: Chị M điều khiển xe máy vượt quá tốc độ 5km/h đã bị cảnh sát giao thông X lập biên bản và hạt hành chính. Hành vi của cảnh sát giao thông X là biểu hiện cho hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

A. Áp dụng pháp luật.             B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.            D. Sử dụng pháp luật.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1

D

11

C

21

B

31

B

2

D

12

A

22

A

32

C

3

A

13

B

23

B

33

B

4

C

14

D

24

D

34

B

5

C

15

A

25

D

35

C

6

C

16

A

26

B

36

D

7

B

17

D

27

B

37

C

8

A

18

C

28

D

38

A

9

A

19

A

29

C

39

D

10

D

20

C

30

B

40

A

2. Đề số 2

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN GDCD- TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN- ĐỀ 02

Câu 81: Bố mẹ mất sớm không để lại di chúc. Anh D cậy mình là con trưởng đã tự ý gọi người bán ngôi nhà của bố mẹ để lấy tiền mở công ty tư nhân. Anh B là em không đồng ý bán nhà. Hai anh em tranh chấp dẫn đến xô xát. Anh D dùng gậy đánh anh B gây thương tích. Trong tình huống trên, hành vi của anh D đã vi phạm nội dung nào dưới đây?

A. Bình đẳng giữa anh, chị, em và chịu trách nhiệm hình sự.

B. Quan hệ thân nhân và chịu trách nhiệm hình sự.

C. Bình đẳng giữa anh em và chịu trách nhiệm hành chính.

D. Quan hệ tài sản và chịu trách nhiệm hành chính.

Câu 82: Trong quá trình bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp tại điểm bầu cử A, sau khi có lời nhờ anh H là người hàng xóm bỏ phiếu thay cho chị gái V của mình đang bận việc gia đình, anh T luôn đứng cạnh anh H theo dõi, giám sát. Nể anh T, anh H buộc phải đồng ý. Ông Đ tổ trưởng tổ bầu cử biết chuyện nhưng đang viết hộ và bỏ phiếu giúp bà P là người không biết chữ, lại muốn nhanh chóng kết thúc công tác bầu cử nên ông D bỏ qua chuyện này. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bầu cử?

A. Anh H, anh T, chị V, ông D, bà P.

B. Anh H, chị V, ông D.

C. Anh H, anh T, chị V.

D. Anh H, ông D, bà P.

Câu 83: Nghi ngờ chị M ngoại tình với chồng mình, chị H thuê K chặn đường bắt chị M nhốt lại tại nhà kho của mình để xét hỏi. Tình cờ trở về nhà tại thời điểm đó, chồng chị H khuyên can vợ dừng lại và đưa bằng chứng chứng minh sự trong sạch của mình nhưng chị H vẫn tiếp tục xét hỏi. Những ai trong trường hợp trên vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

A. K, chị H và chồng.

B. Chị M, H và K.

C. Chị H và chồng.

D. Chị H và K.

Câu 84: Anh L được chị Q cho xem bài luận văn thạc sỹ mà cô N sửa cho hoàn chỉnh để chuẩn bị bảo vệ. Thấy nội dung bài luận hay và đặc sắc, anh L đã sao chép toàn bộ nội dung bài luận văn của cô N mà không ghi rõ nguồn gốc và tên tác giả chính thức rồi mang bán cho học viên Đ. Sau đó học viên Đ tự thay đổi tên đề tài và ghi tên mình rồi đưa lên mạng. Những ai dưới đây vi phạm quyền sáng tạo của công dân.

A. Anh L và học viên Đ.

B. Anh L, chị Q và cô N.

C. Chị Q và cô N.

D. Chị Q và học viên Đ.

Câu 85: Qua kiểm tra việc buôn bán của các hộ gia đình trong dịp tết nguyên đán, đội quản lý thị trường N đã lập biên bản xử phạt một số hộ kinh doanh kinh doanh nhiều mặt hàng không có trong giấy phép. Bà M đã đưa phong bì cho đội trưởng K để không phải lập biên bản bị phạt. Anh C trong đội nhìn thấy nhưng cũng lờ đi. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật?

A. Đội trưởng K, bà M, anh C.

B. Bà M, anh C.

C. Đội trưởng K, anh C.

D. Bà M, đội trưởng K.

Câu 86: Trong ngày đi bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Bố mẹ N bận nên cho N, đang là học sinh lớp 11 đi bỏ phiếu hộ. Đến nơi em còn được ông tổ trưởng bầu cử phố K hướng dẫn bỏ cho ai và gạch tên ai. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bầu cử?

A. Ông X, N.

B. Bố mẹ N, N và ông X.

C. Ông X, bố mẹ N.

D. Bố mẹ N, N.

Câu 87: Là người kinh doanh, ông A luôn áp dụng đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường. Vậy, ông A đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?

A. Tuân thủ pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Áp dụng pháp luật.

D. Sử dụng pháp luật.

Câu 88: Do giá nguyên liệu tăng, ông T giám đốc và ông K trưởng phòng đã ra lệnh cho tổ sản xuất phải tiết kiệm điện bằng cách ngừng máy xử lý khí thải, thải thẳng ra môi trường. Anh B điều hành máy không đồng ý nên ông T đã cho nghỉ việc. Nhũng ai dưới đây đang bị lên án?

A. Ông T, anh B.

B. Anh B, ông K.

C. Ông T, ông K.

D. Ông T, anh B.

Câu 89: Khẳng định “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật” được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật nào dưới đây?

A. Hiến pháp.

B. Luật tố tụng dân sự.

C. Bộ luật dân sự.

D. Luật xử phạt vi phạm hành chính.

Câu 90: Anh K đi xe máy phóng nhanh vượt ẩu nên đâm vào người đi đường làm họ bị chấn thương, tổn hại sức khỏe là 31% và xe máy bị hỏng nặng. Trong trường hợp này, anh K phải chịu những loại trách nhiệm pháp lý nào?

A. Hình sự và hành chính

B. Kỉ luật và dân sự

C. Dân sự và hành chính

D. Hình sự và dân sự

Câu 91: Để sản xuất ra một cái áo, thời gian lao động của anh A là 1 giờ, anh B là 2 giờ, anh C là 3 giờ. Trên thị trường xã hội thừa nhận mua bán với thời gian là 2 giờ. Những ai dưới đây thực hiện tốt quy luật giá trị?

A. Anh A, anh B, anh C.

B. Anh B, anh C.

C. Anh A, anh C.

D. Anh A, anh B.

Câu 92: Biểu hiện nào dưới đây vi phạm quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con?

A. Nuôi dưỡng bảo vệ quyền của các con.

B. Thương yêu con ruột hơn con nuôi.

C. Tôn trọng ý kiến của con.

D. Chăm lo giáo dục và tạo điều kiện cho con phát triển.

Câu 93: Pháp luật do ai ban hành?

A. Do các tổ chức chính trị ban hành.

B. Do nhân dân ban hành.

C. Do nhà nước ban hành.

D. Do cơ quan quyền lực ban hành.

Câu 94: Trong hợp đồng lao động giữa công ty A và công nhân có một điều khoản quy định lao động nữ phải cam kết sau 2 năm làm việc cho công ty mới được lập gia đình và sinh con. Quy định này không phù hợp với

A. bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động.

B. bình đẳng trong việc sử dụng lao động.

C. bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.

D. bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.

Câu 95: Đội tuyển U23 Việt Nam lọt vào vòng chung kết, nhu cầu mua áo của đội tuyển và cờ đỏ sao vàng tăng cao nên gia đình anh B đã nhanh chóng chuyển sang phục vụ mặt hàng này cho thị trường, thu được nhiều lợi nhuận. Gia đình anh B đã vận dụng tác động nào dưới đây của quy luật giá trị?

A. Điều tiết sản xuất và lưu thông.

B. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển.

C. Phân hóa giữa những người sản xuất hàng hóa.

D. Tạo năng suất lao động cao hơn.

Câu 96: Hai cơ sở chế biến thực phẩm của ông T và ông Q cùng xả chất thải chưa qua xử lý gây ô nhiễm môi trường. Vì đã nhận tiền của ông T từ trước nên khi đoàn cán bộ chức năng đến kiểm tra, ông P trưởng đoàn chỉ lập biên bản xử phạt và đình chỉ hoạt động cơ sở chế biến của ông Q. Bức xúc ông Q thuê anh G là lao động tự do tung tin bịa đặt cơ sở của ông T thường xuyên sử dụng hóa chất độc hại khiến lượng khách hàng của ông T giảm sút. Những ai dưới đây vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh?

A. Ông Q.

B. Ông P và anh G.

C. Ông T, ông Q và anh G.

D. Ông T, ông Q và ông P.

Câu 97: Quyền bầu cử và ứng cử là

A. quyền nhân thân của công dân trong lĩnh vực chính trị

B. quyền tự do cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị

C. quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị.

D. quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân.

Câu 98: Thấy chị M thường xuyên đi làm muộn nhưng cuối năm vẫn nhận chế độ khen thưởng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Chị B nghi ngờ chị M có quan hệ tình cảm với giám đốc K nên đã báo cho vợ giám đốc biết. Do ghen tuông, vợ giám đốc yêu cầu trưởng phòng P theo dõi chị M và bắt chồng đuổi việc chị. Nể vợ, giám đốc K ngay lập tức sa thải chị M. Những ai dưới đây đã vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong lao động?

A. Giám đốc K, chị M.

B. Giám đốc K, trưởng phòng P và chị M.

C. Vợ chồng giám đốc K và chị M.

D. Vợ chồng giám đốc K, trưởng phòng P.

Câu 99: Yếu tố nào dưới đây giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất trong quá trình sản xuất
A. máy móc hiện đại.

B. sức lao động.

C. tư liệu lao động.

D. đối tượng lao động.

Câu 100: Anh A sống độc thân, anh B có mẹ già và con nhỏ. Cả 2 anh làm việc cùng một cơ quan và có cùng một mức thu nhập. Cuối năm anh A phải đóng thuế thu nhập cao hơn anh B. Điều này thể hiện:

A. Sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

B. Sự bình đẳng trong lao động

C. Sự bất bình đẳng trong lao động

D. Sự mất cân đối.

Câu 101: Mọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên đều tham gia bầu cử trừ các trường hợp đặc biệt bị pháp luật cẩm, thể hiện nguyên tắc bầu cử

A. phổ thông.

B. bỏ phiếu kín.

C. bình đẳng.

D. trực tiếp.

Câu 102: Việc xét xử các vụ án kinh tế trọng điểm trong năm qua của nước ta hiện nay không phụ thuộc vào người đó là ai, giữ chức vụ gì, là thể hiện công dân bình đẳng về?

A. Nghĩa vụ pháp lý.

B. Quyền tự do tôn giáo.

C. Quyền dân tộc.

D. Trách nhiệm pháp lý.

Câu 103: Do không hài lòng với mức bồi thường đất đai sau giải tỏa, ông B nhiều lần yêu cầu được gặp lãnh đạo xã Y. Cho rằng ông B cố tình gây rối, bảo vệ ủy ban nhân dân xã đã mắng chửi và đuổi ông B về nên giữa hai bên xảy ra mâu thuẫn. Bảo vệ đã đánh ông B gãy tay, đẩy xe máy của ông xuống hồ. Bảo vệ ủy ban nhân dân xã Y không vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Được pháp luật bảo hộ về danh dự.

B. Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe.

C. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng

D. Bất khả xâm phạm về thân thể.

Câu 104: Để đáp ứng yêu cầu của thị trường, công ty Y phải nhập ngoại dây chuyền công nghệ mới hàng tỷ đồng. Việc làm của công ty Y thể hiện mặt nào dưới đây của cạnh tranh?
A. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hội nhập kinh tế thế giới.

B. Khai thác tối đa mọi nguồn lực của công ty.

C. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển.

D. Góp phần ổn định sản xuất.

Câu 105: C và D cùng nộp hồ sơ vào công ty, nhưng vì C sợ không được nhận vào nên đã đến nhà ông trưởng phòng A tổ chức biếu quà, cô N làm thư ký cũng biết chuyện này. Cả C và D đều được nhận vào công ty sau đó. Những ai dưới đây đã vi phạm bình đẳng trong tuyển dụng lao động.

A. Anh C và anh D.

B. Trưởng phòng A, cô N.

C. Anh C, trưởng phòng A, cô N.

D. Anh C, trưởng phòng A.

Câu 106: Chị M bị sa thải việc vì trong cuộc họp cơ quan chị đã thẳng thắn phê bình giám đốc làm sai nguyên tắc. Chị M phải làm gì để bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của mình?

A. Khiếu nại đến UBND thành phố H.P.

B. Làm đơn tố cáo đến tổng giám đốc công ty.

C. Làm đơn tố cáo đến Tòa án nhân dân.

D. Khiếu nại đến giám đốc đã sa thải việc chị.

Câu 107: Cá nhân, tổ chức sử dụng pháp luật tức là làm những gì mà pháp luật

A. quy định phải làm.

B. quy định cho làm.

C. cho phép làm.

D. không cho phép làm.

Câu 108: Nhà báo X đã viết bài đăng báo sai lệch về công ty. Biết tin, anh K giám đốc công ty đã chỉ đạo nhân viên đột nhập vào nhà riêng và hành hung nhà báo X. Anh K đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Bất khả xâm phạm về thân thể và bảo hộ về danh dự.

B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

C. Bất khả xâm phạm về chỗ ở và bảo hộ về tính mạng.

D. Bất khả xâm phạm về thân thể và chỗ ở của công dân

Câu 109: Sau khi cùng vợ nộp đơn thuận tình ly hôn ra Tòa án, anh B bàn với chị K kế hoạch tổ chức tiệc cưới. Được tin này, vốn đã nghi ngờ chị K có ý đồ chiếm đoạt tài sản của gia đình, lại được bà nội tên S đã nhiều lần xúi giục nên con trai anh B đã đón đường lăng mạ, sỉ nhục bố và chị K. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Anh B và chị K.

B. Bà S và bố con anh B.

C. Chị K và bố con anh B.

D. Bà S và con trai anh B.

Câu 110: Hành vi trái pháp luật nào dưới đây do người có năng lực pháp lý thực hiện?

A. Chị C bị trầm cảm nên đã sát hại con đẻ của mình.

B. Anh C trong lúc lên cơn động kinh đã đập vỡ cửa kính nhà hàng.

C. Anh A trong lúc say rượu đã đánh bạn mình bị thương nặng

D. Em H bị tâm thần nên đã lấy đồ của cửa hàng mà không trả tiền.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1

A

2

A

3

D

4

A

5

A

6

B

7

B

8

C

9

A

10

D

11

D

12

B

13

C

14

D

15

A

16

D

17

C

18

A

19

B

20

A

21

C

22

D

23

D

24

C

25

C

26

D

27

C

28

C

29

D

30

C

31

A

32

C

33

D

34

C

35

A

36

B

37

B

38

D

39

C

40

B

3. Đề số 3

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN GDCD- TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN- ĐỀ 03

Câu 1: Dân tộc trong khái niệm "Quyền bình đẳng giữa các dân tộc" được hiểu là

A. các dân tộc trong cùng một khu vực.

B. một bộ phận dân cư của quốc gia.

C. các dân tộc thiểu số.

D. các dân tộc thuộc các quốc gia khác nhau trên thế giới.

Câu 2: Được tham gia ứng cử, bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp là của công dân dân tộc nào trong cộng động các dân tộc Việt Nam?

A. Của công dân tất cả các dân tộc.

B. Của công dân dân tộc kinh.

C. Của công dân các dân tộc sống ở vùng đồng bằng.

D. Của tất cả công dân các dân tộc ít người.

Câu 3: Bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là

A. các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, được tự do hoạt động tôn giáo.

B. người đã theo tôn giáo này thì không được theo tôn giáo khác.

C. tôn giáo nào lớn, nhiều tín đồ theo được ưu tiên phát triển.

D. các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật.

Câu 4: Anh A và chị B dự định kết hôn nhưng còn do dự vì chị B không theo đạo Thiên chúa như anh A. Bố mẹ anh A nhận được nhiều ý kiến góp ý và chưa biết chọn cách nào cho đúng pháp luật, nhờ em chọn giúp?

A. Sau khi kết hôn chị B phải theo đạo cùng chồng.

B. Đồng ý cho đôi trẻ cưới nhau dù không cùng đạo.

C. Trước khi kết hôn chị B phải xin theo đạo.

D. Chị B phải học giáo lí cho hiểu biết, có thể không theo đạo.

Câu 5: Người vi phạm pháp luật có nghĩa là đã xâm hại đến các quan hệ xã hội

A. được Nhà nước công nhận.            B. được Quốc hội công nhận.

C. được pháp luật bảo vệ.                   D. được mọi người công nhận.

Câu 6: Anh M khiếu nại quyết định hành chính của thủ trưởng cơ quan, trong thời gian chờ giải quyết, anh M phải xử sự như thế nào cho đúng pháp luật?

A. Không chấp hành quyết định hành chính của thủ trưởng.

B. Được hoãn chấp hành quyết định hành chính của thủ trưởng.

C. Phải chấp hành quyết định hành chính của thủ trưởng.

D. Được nghỉ ngơi để chờ quyết định giải quyết của thủ trưởng.

Câu 7: Văn bản nào sau đây không phải là văn bản pháp luật?

A. Luật dân sự.           B. Hiến pháp.             C. Luật hành chính.    D. Hương ước.

Câu 8: Pháp luật chỉ thực sự đi vào cuộc sống nếu mỗi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ xã hội đều lựa chọn cách xử sự phù hợp với

A. lợi ích của cá nhân.                        B. lợi ích chung của xã hội.

C. quyền hợp pháp của cá nhân.         D. quy định của pháp luật.

Câu 9: Câu nói nào sau đây phản ánh không đúng trách nhiệm của công dân có tín ngưỡng, tôn giáo đối với đạo pháp và đất nước?

A. Kính chúa yêu nước.                      B. Mái chùa che chở hồn dân tộc.

C. Buôn thần bán thánh.                     D. Tốt đời đẹp đạo.

Câu 10: Bà Xơn xông vào nhà K để lấy lại số tiền mà nó đã trộm của bà. Thấy vậy bố K ngăn bà Xơn lại và đuổi ra. Trong tình huống này người vi phạm pháp luật là

A. thanh niên K.                                  B. thanh niên K và bà Xơn.

C. thanh niên K và bố anh ấy.            D. thanh niên K, bố anh ấy và bà Xơn.

Câu 11: Cho một số quan điểm về vấn đề công dân bình đẳng trước pháp luật:

1. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.

2. Công dân ở bất kì độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí như nhau.

3. Người nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, cũng bị xử lí kỉ luật.

4. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lí theo quy định của pháp luật.

5. Công dân thuộc dân tộc thiểu số được tạo nhiều cơ hội hơn trong giáo dục.

Số quan điểm sai là

A. 2.                B. 3.                C. 4.                D. 5.

Câu 12: Anh H mua nhà ở không hỏi ý kiến của vợ. Việc làm của anh H là vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ

A. tình cảm gia đình.             B. văn hóa gia đình.

C. nhân thân và tài sản.           D. tài sản gia đình.

Câu 13: Hai nhà liền vách nhưng khi phá nhà cũ, xây nhà mới anh Đại không nói với chị Hoa, hậu quả tường vách nhà chị Hoa nứt toác. Chị Hoa gặp anh Đại trao đổi về việc xử lí hậu quả. Anh Đại từ chối vì anh chỉ xây trên đất nhà mình và cho rằng chị Hoa lấy cớ để ăn vạ. Theo em, trường hợp trên

A. anh Đại không vi phạm pháp luật vì không xây lấn sang nhà chị Hoa.

B. anh Đại vi phạm pháp luật dân sự về tài sản.

C. anh Đại vi phạm pháp luật dân sự về quyền nhân thân.

D. anh Đại vi phạm pháp luật dân sự.

Câu 14: Trong số người vượt đèn đỏ có cả anh H - con trai chủ tịch tỉnh. Cảnh sát giao thông D vẫn xử phạt H như những người vi phạm khác. Hành vi của cảnh sát D là phù hợp với nội dung công dân bình đẳng

A. về nghĩa vụ pháp lí.            B. về trách nhiệm pháp lí.

C. trước pháp luật.                  D. về quyền, lợi ích.

Câu 15: Không thi đại học như các bạn, Hùng đăng ký xét tuyển vào trường cao đẳng nghề. Việc làm của Hùng thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây?

A. Sử dụng pháp luật.             B. Áp dụng pháp luật.

C. Thi hành pháp luật.            D. Tuân thủ pháp luật.

Câu 16: Tự tiện khám chổ ở của công dân là vi phạm quyền

A. bất khả xâm phạm về chổ ở của công dân.

B. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

C. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.

D. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.

Câu 17: Một trong những biểu hiện của quyền tự do ngôn luận là

A. lên mạng xã hội viết bất cứ điều gì mình muốn.

B. đăng kí quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp.

C. quyền bảo hộ tác giả đối với tác phẩm.

D. viết bài gửi đăng báo góp ý cho cơ quan nhà nước.

Câu 18: Nộp phiếu khám từ lúc 8h 30' sáng, ngồi trong phòng chờ của Bệnh viện hút hết điếu thuốc thứ ba anh D vẫn chưa thấy gọi tên mình. Nhìn qua kẽ hở phòng khám thấy bác sĩ N và y tá C đang mãi nói chuyện riêng. Bực mình, anh D lấy điện thoại quay clíp. Bác sĩ N phát hiện, nhanh chóng dật máy điện thoại và xóa đoạn clíp anh D vừa quay. Theo em, trong trường hợp này người vi phạm pháp luật là

A. bác sĩ N và anh D.             B. bác sĩ N, y tá C và anh D.

C. anh D.                                 D. bác sĩ N.

Câu 19: Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, điều này muốn nói đến quyền

A. tự do ngôn luận.                 B. sáng tạo.

C. dân chủ của nhân dân.        D. phát triển.

Câu 20: Nơi cư trú của vợ chồng là do

A. cha mẹ của hai bên vợ chồng thỏa thuận quyết định.

B. vợ quyết định vì vợ là chủ gia đình.

C. vợ chồng bàn bạc quyết định.

D. chồng quyết định vì thuyền theo lái, gái theo chồng.

Câu 21: Nguyên tắc nào dưới đây các bên phải tuân thủ trong giao kết hợp đồng lao động?

A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.                     B. Tự giác, trách nhiệm và tận tụy.

C. Chủ động, quyết đoán và tích cực.             D. Công bằng, dân chủ, uy tín.

Câu 22: Biểu hiện nào sau đây không phải là nội dung cơ bản của bình đẳng trong lao động?

A. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.

B. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.

C. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.

D. Bình đẳng giữa ông chủ và người làm thuê.

Câu 23: Giáo dục, răn đe những người khác để họ tránh, hoặc kiềm chế những việc làm trái pháp luật là một trong những mục đích của

A. hành vi trái pháp luật.                    B. trách nhiệm pháp lí.

C. nghĩa vu pháp lí.                             D. thực hiện pháp luật.

Câu 24: Biểu hiện chung của bất kì kiểu pháp luật nào là

A. sự phát triển của xã hội.                 B. phong tục tập quán.

C. bản chất giai cấp.                           D. tính thống nhất cao.

Câu 25: Để bảo vệ các giá trị đạo đức, pháp luật đã trở thành

A. điều kiện phổ biến.                         B. phương tiện duy nhất.

C. phương tiện phổ biến.                    D. phương tiện đặc thù.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1, B

2, A

3, D

4, B

5, C

6, C

7, D

8, D

9, C

10, B

11, B

12, C

13, D

14, B

15, A

16, A

17, D

18, B

19, A

20, C

21, A

22, D

23, B

24, C

25, D

26, B

27, A

28, A

29, D

30, B

31, A

32, B

33, C

34, D

35, C

36, C

37, C

38, B

39, A

40, B

4. Đề số 4

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN GDCD- TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN- ĐỀ 04

Câu 1: Trong tư liệu lao động, bộ phận quyết định đến năng suất lao động là yếu tố nào dưới đây?

A. Công cụ lao động.

B. Kết cấu hạ tầng sản xuất.

C. Nguyên vật liệu cho sản xuất.

D. Các vật thể chứa đựng, bảo quản.

Câu 2: Doanh nghiệp H đóng trên địa bàn huyện Y, mở rộng qui mô sản xuất góp phần giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động, giảm tỉ lệ người thất nghiệp. Việc làm của doanh nghiệp H thể hiện vai trò của phát triển kinh tế đối với.

A. gia đình.

B. xã hội.

C. tập thể.

D. cộng đồng.

Câu 3: Mặc dù học tập ở tận nước Mĩ xa xôi, nhưng anh N thường xuyên quan tâm đến tình hình đất nước và tích cực tham gia các hoạt động vì quê hương đất nước của lưu học sinh Việt Nam: quyên góp ủng hộ đồng bào gặp khó khăn ở trong nước, dạy ngoại ngữ cho các em nhỏ mỗi dịp về nước nghỉ hè.... Những việc làm của anh N nói lên truyền thống nào dưới đây của người Việt Nam?

A. Yêu nước.

B. Vì cộng đồng.

C. Tự tôn dân tộc.

D. “Uống nước nhớ nguồn”.

Câu 4: Anh A là công chức nhà nước nhưng vì đam mê và muốn có thêm thu nhập nên đã mở một xưởng cơ khí cho gia đình. Do không có thời gian nên anh đã thuê các anh B, C, D, G. Vì B là anh em họ với A nên chỉ giám sát và quản lí công việc. Còn các anh C, D, G trực tiếp thực hiện công việc. Những ai dưới đây đã tiêu hao sức lao động trong hiện thực?

A. Anh B, C, D và G.

B. Anh A, C, D và G.

C. Anh C, D và G.

D. Anh A, B, C, D và G.

Câu 5: Công dân vi phạm pháp luật dân sự khi thực hiện hành vi nào dưới đây?

A. Từ chối di sản thừa kế.

B. Giao hàng không đúng hợp đồng.

C. Chủ động thay đổi giới tính.

D. Cải chính thông tin cá nhân.

Câu 6: Được đồng nghiệp là anh N cảnh giới, anh T đột nhập vào nhà bà M lấy trộm chiếc bình cổ rồi bán với giá năm trăm triệu đồng. Ba tháng sau, anh T mời anh K và anh H làm cùng cơ quan đi ăn nhậu. Trong lúc phấn khích, anh K cho anh H xem đoạn phim mà anh đã quay toàn cảnh vụ trộm trên. Sau đó, anh H tố cáo vụ việc với cơ quan công an. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật hình sự?

A. Anh N, anh T và anh H.

B. Anh T và anh H.

C. Anh N, anh T và anh K.

D. Anh H và anh K.

Câu 7: Vì thường xuyên bị anh P đánh đập, chị M là vợ anh P đã bỏ đi khỏi nhà. Tình cờ gặp chị M trong chuyến công tác, anh H là em rể anh P đã ép chị M theo mình về hạt kiểm lâm gần đó, kể lại toàn bộ sự việc với anh T là Hạt trưởng và được anh T đồng ý giữ chị M tại trụ sở cơ quan chờ anh H quay lại đón. Tuy nhiên, chị M đã được anh Q là một người dân trong vùng giải thoát sau hai ngày bị giam giữ. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật hình sự?

A. Anh H và anh T.

B. Anh H, anh P và anh T.

C. Anh H, anh T và anh Q.

D. Anh H, anh T và chị M.

Câu 8: Trên đường đến cơ quan bằng xe mô tô, do sử dụng điện thoại khi đang lái xe nên anh H đã va chạm với xe đạp điện do chị C là sinh viên điều khiển đi ngược đường một chiều khiến chị C bị thương nhẹ. Thấy anh H định bỏ đi, anh T là người chứng kiến sự việc đã đánh anh H chấn thương sọ não phải nhập viện điều trị dài ngày. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật hành chính?

A. Anh T và anh H.

B. Anh H, chị C và anh T.

C. Anh H và chị C.

D. Anh T và chị C.

Câu 9: Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua yếu tố nào dưới đây?

A. Lao động xã hội của người sản xuất.

B. Giá trị sử dụng của hàng hóa.

C. Giá trị số lượng, chất lượng.

D. Giá trị trao đổi.

Câu 10: Vấn đề cơ bản của Triết học hiện đại là giải quyết mối quan hệ nào sau đây?

A. Duy tâm và vật chất.

B. Tư duy và tồn tại.

C. Duy vật và duy tâm.

D. Sự vật và hiện tượng.

Câu 11: Trên đường chở vợ và con gái mười tuổi về quê, xe mô tô do anh K điều khiển đi với tốc độ vượt quá quy đinh đã va quệt và làm rách phông rạp đám cưới do ông M dựng lấn xuống lòng đường. Anh P là em rể ông M đã đập nát xe mô tô và đánh anh K gãy tay. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật hành chính?

A. Vợ chồng anh K, ông M và anh P.

B. Anh K, ông M và anh P.

C. Anh K và anh P.

D. Anh K và ông M.

Câu 12: Bạn A đi học về, thấy mẹ ốm nằm trên giường chưa kịp nấu cơm. Bạn đã nhanh tay vào bếp nấu cơm giúp mẹ. Hành động của bạn A thuộc phạm trù đạo đức nào dưới đây?

A. Nhân phẩm, danh dự.

B. Hạnh phúc.

C. Lương tâm.

D. Nghĩa vụ.

Câu 13: Quan niệm cho rằng ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên, sản sinh ra vạn vật, muôn loài thuộc thế giới quan của trường phái triết học nào?

A. Duy vật.

B. Duy tâm.

C. Nhị nguyên luận.

D. Duy tân.

Câu 14: Nhằm trục lợi, nhiều kẻ xấu đã thực hiện hành vi “rải đinh” trên đường giao thông. Theo quan điểm mâu thuẫn Triết học, cách nào dưới đây sẽ giải quyết triệt để tình trạng này?

A. Tham gia dọn sạch đinh trên đường.

B. Đặt biển cảnh báo tại những đoạn đường có tình trạng “đinh tặc”.

C. Đấu tranh ngăn chặn, xử lí những kẻ rải đinh.

D. Chú ý điều khiển phương tiện tránh những vật sắc nhọn trên đường.

Câu 15: Vi phạm kỉ luật là hành vi xâm phạm các quan hệ

A. lao động, công vụ nhà nước.

B. kinh tế tài chính.

C. công dân và xã hội.

D. tài sản và hợp đồng.

Câu 16: Những giá trị nào của pháp luật cũng là giá trị đạo đức cao cả mà con người hướng tới?

A. Hạnh phúc cá nhân.

B. Công bằng, bình đẳng.

C. Nhân phẩm, danh dự.

D. Nghĩa vụ, lương tâm.

Câu 17: Đến hạn trả khoản nợ năm trăm triệu đồng theo nội dung hợp đồng ông K vay tiền của bà N, mặc dù đủ khả năng thanh toán nhưng do muốn chiếm đoạt số tiền đó nên ông K đã bỏ trốn. Trong lúc vội vã, xe mô tô do ông K điều khiển đã va chạm với chị V khiến chị bị ngã gãy chân. Biết chuyện, ông M chồng bà N đã phóng hỏa đốt cháy cửa hàng điện tử của gia đình ông K và bị anh S con trai ông K đe dọa trả thù. Những ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm hình sự vừa phải chịu trách nhiệm dân sự?

A. Ông K, bà N và anh S.

B. Ông K và ông M.

C. Ông K, ông M và anh S.

D. Ông M và anh S.

Câu 18: Ông A nhận một trăm triệu đồng tiền đặt cọc để chuyển nhượng quầy hàng kinh doanh của mình cho bà B. Vì được trả giá cao hơn nên ông A đã chuyển nhượng quầy hàng trên cho anh H và trả lại toàn bộ tiền đặt cọc cho bà B. Bức xúc, bà B cùng chồng là ông P đón đường đập nát xe mô tô của ông A và đánh trọng thương ông A khiến ông phải nhập viện điều trị một tháng. Những ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm hình sự vừa phải chịu trách nhiệm dân sự?

A. Bà B và ông P.

B. Ông A, bà B và ông P

C. Ông A và anh H.

D. Ông A, anh H, bà B và ông P.

Câu 19: Nền dân chủ XHCN mang bản chất giai cấp công nhân thể hiện ở sự lãnh đạo của

A. những người có quyền.

B. Đảng cộng sản.

C. giai cấp nông dân.

D. những người nghèo trong xã hội.

Câu 20: Tình yêu chân chính làm cho con người

A. sớm đạt được mục đích của mình.

B. trưởng thành và hoàn thiện hơn.

C. có địa vị và thu nhập cao.

D. có được những gì mình mong muốn.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 4 vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

1-A

2-B

3-A

4-C

5-B

6-C

7-B

8-C

9-D

10-B

11-D

12-D

13-B

14-C

15-A

16-B

17-B

18-A

19-B

20-B

21-B

22-D

23-B

24-B

25-B

26-C

27-D

28-D

29-A

30-A

31-B

32-D

33-D

34-C

35-B

36-C

37-C

38-A

39-C

40-D

5. Đề số 5

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN GDCD- TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN- ĐỀ 05

Câu 81: Tuyên bố nào sau đây của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về vấn đề tôn giáo ngay sau ngày độc lập?

A. Tự do tín ngưỡng

B. Bình đẳng tôn giáo

C. Tín ngưỡng tự do, lương giáo đoàn kết

D. Đoàn kết lương giáo

Câu 82: Để phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, năm 1998, Chính phủ đã thông qua chương trình nào?

A. Chương trình 134

B. Chương trình 135

C. Chương trình 136

D. Chương trình 30A

Câu 83: Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa tôn giáo và tín ngưỡng:

A. Thể hiện niềm tin tuyệt đối vào thần thánh, chúa trời

B. Tôn giáo có tổ chức, giáo lý, giáo luật

C. Có hệ thống chức sắc tôn giáo đông đảo

D. Có hệ thống cơ sở tôn giáo khang trang

Câu 84: Mọi công dân có quyền học từ Tiểu học đến Trung học, Đại học và sau Đại học là thể hiện

A. quyền bình đẳng về cơ hội học tập của công dân

B. quyền học bất cứ ngành nghề nào.

C. quyền học thường xuyên, học suốt đời.

D. quyền học tập không hạn chế.

Câu 85: Cậu bé Hoàng Thân quê ở Tuyên Quang, khi mới 5 tuổi đã đoạt giải trong cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh – thiếu niên, nhi đồng toàn quốc nên đã được đặt cách vào lớp 1, rồi đặc cách vào lớp 2. Điều này thể hiện:

A. quyền học tập và quyền được phát triển của công dân.

B. quyền học tập tự do của công dân.

C. quyền học tập và sáng tạo của công dân.

D. quyền học tập không hạn chế của công dân.

Câu 86: Chị A sáng tác nhiều bài thơ và đưa lên facebook. Hành vi của chị A thể hiện quyền:

A. học tập của công dân.

B. sáng tạo của công dân.

C. phát triển của công dân.

D. tự do của công dân.

Câu 87: Loại văn bản nào sau đây không phải là văn bản quy phạm pháp luật:

A. Hiến pháp.

B. Pháp lệnh xử phạt hành chính.

C. Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

D. Luật Hôn nhân và gia đình.

Câu 88: Tình trạng bạo lực trong gia đình mà nạn nhân thường là phụ nữ và trẻ em là vấn đề đang được quan tâm ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Đây là biểu hiện của bất bình đẳng trong

A. quan hệ giữa vợ và chồng.

B. quan hệ nhân thân

C. quan hệ tình cảm giữa vợ và chồng

D. quan hệ tài sản.

Câu 89: Điều 65 Hiến pháp 1992 nước ta quy định: "Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục.". Điều 12 Luật Bảo vệ, chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004 quy định: "Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức.". Em hãy chỉ ra điểm giống nhau giữa Điều 65 Hiến pháp 1992 và Điều 12 Luật Bảo vệ, chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004?

A. Quy định cụ thể chi tiết về quyền trẻ em.

B. Nêu khái quát chung về quyền trẻ em.

C. Đều là những điều các em cần có.

D. Đều là những quy định về quyền trẻ em.

Câu 90: Điều 115 Bộ Luật Lao động 2006 quy đinh: "Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ có thai từ tháng thứ 7 hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm thêm giờ, làm việc ban đêm và đi công tác xa". Qua thông tin trên đặc trưng của pháp luật được thể hiện là:

A. tính quy phạm phổ biến.

B. tính quyền lực bắt buộc chung

C. tính thống nhất của pháp luật.

D. tính chặt chẽ về mặt hình thức.

Câu 91: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỉ lệ thương tật là bao nhiêu thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

A. Từ 11% trở lên.

B. Từ 10% trở lên.

C. Từ 20% trở lên.

D. Từ 21% trở lên

Câu 92: Chị T có thu nhập cao hơn chồng về kinh tế nên trong cuộc sống hằng ngày chị thường có những lời lẽ thiếu tôn trọng, xúc phạm chồng. Hành động của chị T đã vi phạm:

A. Bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình

B. Bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ tài sản

C. Bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nhân thân

D. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.

Câu 93: Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 khẳng định:"Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự truyền thống tốt đẹp của gia đình". Điều này phù hợp với

A. nguyện vọng của mọi người trong xã hội.

B. quy tắc xử sự trong đời sống.

C. chuẩn mực đời sống tình cảm, tinh thần của con người.

D. Hiến pháp và luật.

Câu 94: Không áp dụng hình phạt tử hình, tù chung thân đối với

A. người chưa thành niên

B. người từ đủ 12 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi

C. người dưới 16 tuổi

D. người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi

Câu 95: ngày môi trường thế giới là ngày

A. Ngày 6 tháng 5

B. Ngày 8 tháng 6

C. Ngày 9 tháng 11

D. Ngày 5 tháng 6

Câu 96: Vấn đề nào sau đây được Đảng và Nhà nước ta quan tâm nhất?

A. Kiềm chế sự gia tăng dân số

B. Xóa đói, giảm nghèo.

C. Giải quyết việc làm.

D. Phòng, chống tệ nạn xã hội.

Câu 97: Luật chống "bạo lực gia đình" của nước ta có hiệu lực thi hành từ thời gian nào?

A. 02/08/2008. B. 02/07/2008.

C. 01/08/2008. D. 01/07/2008.

Câu 98: Tính đến thời điểm này, pháp luật Việt Nam đã công nhận hôn nhân đồng giới hay chưa?

A. Những người đồng giới có thể chung sống với nhau nhưng Pháp luật sẽ không xử lý khi có tranh chấp xảy ra giữa họ.

B. Nghiêm cấm kết hôn đồng giới và kỳ thị những người đồng giới.

C. Nghiêm cấm kết hôn đồng giới.

D. Nhà nước đã thừa nhận hôn nhân giữa những người đồng giới và bảo vệ họ trước pháp luật khi có tranh chấp xảy ra.

Câu 99: Công dân có quyền học bằng nhiều hình thức khác nhau và ở các loại hình trường lớp khác nhau là thể hiện:

A. quyền học bất cứ ngành nghề nào của công dân.

B. quyền học không hạn chế của công dân.

C. quyền học thường xuyên, học suốt đời.

D. quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.

Câu 100: Trong quá trình tổ chức kinh doanh, ông H đã cùng với bạn bè của mình góp vốn để mở công ty cổ phần. Việc làm của ông H thể hiện nội dung nào trong bình đẳng về kinh doanh?

A. Tự do mở rộng quy mô và ngành nghề kinh doanh

B. Tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh

C. Tự chủ đăng ký kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.

D. Tự chủ kinh doanh để nâng cao hiệu quả cạnh tranh.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 5 vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

81. C

82. B

83. B

84. D

85. A

86. B

87. C

88. B

89. D

90. B

91. A

92. C

93. C

94. A

95. D

96. A

97. D

98. A

99. C

100. B

101. D

102. D

103. A

104. A

105. A

106. C

107. D

108. C

109. A

110. B

111. B

112. C

113. D

114. C

115. D

116. D

117. C

118. A

119. B

120. B

---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2021-2022 trường THPT Ngô Quyền. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF