YOMEDIA

Bộ 5 Đề thi thử THPT QG môn Địa Lí năm 2021 Trường THPT Võ Thị Sáu lần 2

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến các em học sinh lớp 12 tài liệu Bộ 5 Đề thi thử THPT QG môn Địa Lí năm 2021 Trường THPT Võ Thị Sáu lần 2 có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập làm đề, chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc Gia sắp tới. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

 

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT

VÕ THỊ SÁU

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2

NĂM 2021

MÔN ĐỊA LÍ

Thời gian: 50 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Vùng kinh tế duy nhất không giáp biển ở nước ta là

A. Trung du miền núi phía bắc.

B. Tây Nguyên.

C. Đông Nam Bộ.

D. Đồng bằng sông Hồng.

Câu 2: Cho bảng số liệu sau?

SẢN LƯỢNG MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP NĂM 1995 - 2015

Tên sản phẩm

1995

2000

2005

2010

2015

Than sạch (Nghìn tấn)

8.350,0

11.609,0

34.093,0

44.835,0

41.484,0

Dầu thô khai thác (Nghìn tấn)

7.620,0

16,291,00

18.519,01

15.014,0

18.746,0

Khí tự nhiên ở dạng khí (Nhà

1. 596,0

6.440,0

9.402,0

10.660,0

 (Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam)

Qua bảng số liệu trên, nhận xét nào dưới đây là đúng?

A. Sản lượng dầu thô khai thác từ năm 1995 đến năm 2015 tăng 2,3 lần.

B. Sản lượng than sạch tăng nhanh hơn sản lượng dầu thô.

C. Sản lượng khí tự nhiên tăng không đều theo các năm.

D. Sản lượng than sạch tăng liên tục từ năm 1995 – 2015.

Câu 3: Cho biểu đồ sau:

CẤU GIÁ TRỊ CUẬT KHẨU HÀNG HÓA PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ (%)

Qua biểu đồ trên nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Cơ cấu giá trị sản xuất của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực kinh tế trong nước có tỉ trọng ngày càng tăng.

B. Từ năm 2010 đến năm 2015, cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hoá có xu hướng chuyển dịch tăng tỉ trọng khu vực kinh tế trong nước, giảm tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

C. Từ năm 2010 đến năm 2015, cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hoá có xu hướng chuyển dịch giảm tỉ trọng khu vực kinh tế trong nước, tăng tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

D. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có tỉ trọng giá trị xuất khẩu giảm từ năm 2010 đến năm 2015. Câu 4: Ngành công nghiệp nào được coi là ngành mũi nhọn của nền công nghiệp Nhật Bản?

A. Công nghiệp chế tạo máy.

B. Công nghiệp sản xuất điện tử.

C. Công nghiệp xây dựng và công trình công cộng.

D. Công nghiệp dệt, sợi vải các loại.

Câu 5: Cho biểu đồ sau:

GIÁ TRỊ CUẤT KHẨU MỘT SỐ SẢN PHẨM

Biểu đồ trên thể hiện đúng nhất đặc tính nào của đối tượng?

A. Thể hiện sự phát triển của các sản phẩm xuất khẩu.

B. Thể hiện cơ cấu giá trị sản phẩm xuất khẩu.

C. Thể hiện tốc độ tăng trưởng của giá trị sản phẩm xuất khẩu, D. Thể hiện cán cân của giá trị sản phẩm xuất khẩu.

Câu 6: Cho bảng số liệu:

CƠ CẤU LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM PHÂN THEO TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN KĨ THUẬT, NĂM 1996, 2005 (%)

Trình độ

1996

2005

Đã qua đào tạo

12,3

25

Chưa qua đào tạo

87,7

75,5

 

(Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam)

Để thể hiện cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kĩ thuật năm 1996 và năm 2005, biểu đồ nào thích hợp trong những biểu đồ sau?

A. Biểu đồ miền                    B. Biểu đồ cột                   C. Biểu đồ tròn               D. Biểu đồ đường

Câu 7: Nơi có diện tích chè lớn nhất nước ta là:

A. Bắc Trung Bộ                                                             B. Trung du miền núi phía bắc.

C. Duyên hải miền Trung                                               D. Tây Nguyên

Câu 8: Dạng địa hình ven biển có giá trị về mặt kinh tế và du lịch là

A. địa hình tam giác châu.                                              B. vũng, vịnh nước sâu.

C. cửa sông.                                                                     D. thung lũng sông.

Câu 9: Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập úng mạnh vì

A. có đế bao bọc.                                                             B. bề mặt địa hình có nhiều ổ trũng.

C. mưa vào mùa hạ.                                                        D. mực nước thuỷ triều cao.

Câu 10: Vùng tập trung nhiều nhất đất phù sa ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long là

A. vùng hạ châu thổ và rìa châu thổ.

B. dọc hai bên sông Tiền và sông Hậu.

C. dọc theo vùng Duyên hải ven Biển Đông và vịnh Thái Lan.

D. vùng Đồng Tháp Mười và bán đảo Cà Mau.

ĐÁP ÁN

1-B

2-B

3-C

4-B

5-B

6-C

7-B

8-B

9-D

10-B

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Nhận xét nào sau đây không đúng với đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta?
A. Dân số thành thị nhiều hơn dân số nông thôn.

B. Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ.
C. Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc.

D. Phân bố dân cư chưa hợp lý.
Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết điểm cực Bắc của nước ta thuộc tỉnh nào?
A. Điện Biên. B. Hà Giang. C. Cao Bằng. D. Lào Cai.
Câu 3: Đặc trưng nào sau đây không đúng với nền nông nghiệp hàng hóa?
A. Người sản xuất quan tâm nhiều đến sản lượng.
B. Năng xuất lao động cao.
C. Sản xuất quy mô lớn, sử dụng nhiều máy móc.
D. Sản xuất hàng hóa, chuyên môn hóa.
Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết vùng nào sau đây có diện tích đất mặt
nước nuôi trồng thủy sản nhiều nhất?
A. Bắc Trung Bộ.

B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đông Nam Bộ.

D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 5: Đông Nam Bộ trở thành vùng có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất nước ta là do
A. dân số và nguồn lao động lớn nhất cả nước.

B. khai thác hiệu quả các thế mạnh vốn có.
C. giàu tài nguyên khoáng sản nhất cả nước.

D. tiềm năng thủy điện lớn nhất cả nước.
Câu 6: Nhận xét nào sau đây không đúng với độ thị hóa ở nước ta?
A. Trình độ đô thị hóa thấp.

B. Tỉ lệ dân thành thị tăng.
C. Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm chạp.

D. Các đô thị phân bố đều giữa các vùng.
Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết đỉnh Phanxipăng thuộc dãy núi nào sau đây?
A. Con Voi.              B. Hoàng Liên Sơn.                C. Trường Sơn Bắc.                      D. Tam Điệp.
Câu 8: Ở Bắc Trung Bộ hiện nay, để tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian,
cần phải
A. hình thành các trung tâm công nghiệp gắn với các đô thị.
B. chú trọng phát triển kinh tế - xã hội ở vùng miền núi.
C. gắn các vùng sản xuất nông nghiệp với lâm và ngư nghiệp.
D. đầu tư mạnh cho xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật.
Câu 9: Nhận xét nào sau đây không đúng với điều kiện phát triển công nghiệp ở Bắc Trung Bộ?
A. Nguồn lao động dồi dào, tương đối rẻ.
B. Một số tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn.
C. Hạn chế về nguồn nguyên liệu nông, lâm, thủy sản.
D. Hạn chế về điều kiện kĩ thuật, vốn.
Câu 10: Nguyên nhân nào sau đây làm tăng độ chua và độ mặn trong đất ở Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Mùa khô sâu sắc, kéo dài.

B. Địa hình cao dần ra biển.
C. Diện tích rừng ngập mặn tăng.

 D. Đồng bằng mở rộng về phía Tây nam.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

B

A

B

B

D

B

C

C

A

 

----

 -(Để xem tiếp nội dung của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Tỉ trọng các ngành công nghiệp nào sau đây của Hoa Kì có xu hướng tăng?

A. Gia công đồ nhựa, điện tử.                                      B. Hàng không- vũ trụ, luyện kim.

C. Luyện kim, gia công đồ nhựa                                  D. Hàng không - vũ trụ, điện tử.

Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không đúng với quá trình đô thị hoá ở nước ta?

  1. Diễn ra chậm chạp, còn ở mức rất thấp so với các nước trên thế giới.
  2. Diễn ra phức tạp và lâu dài.
  3. Tỉ lệ dân thành thị thấp.
  4. Lối sống thành thị phát triển chậm hơn tốc độ đô thị hoá.

Câu 3: Vùng Viễn Đông của Liên Bang Nga có đặc điểm nổi bật là

  1. phát triển đóng tàu, cơ khí, đánh bắt và chế biến hải sản.
  2. có dải đất đen phì nhiêu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
  3. các ngành luyện kim, cơ khí, khai thác và chế biến dầu khí phát triển.
  4. một vùng kinh tế có sản lượng lương thực, thực phẩm lớn.

Câu 4: Cho bảng số liệu:

DIỆN TÍCH VÀ ĐỘ CHE PHỦ RỪNG CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1943 – 2014

Năm

Tổng diện tích có rừng

(triệu ha)

Diện tích rừng tự nhiên (triệu ha)

Diện       tích     rừng trồng

(triệu ha)

Độ che phủ (%)

1943

14,3

14,3

0

43,0

1983

7,2

6,8

0,4

22,0

2005

12,7

10,2

2,5

38,0

2014

13,8

10,1

3,7

41,6

 

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)

Để thể hiện diện tích rừng của nước ta trong thời gian trên, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Biểu đồ đường.             B. Biểu đồ miền.

C. Biểu đồ cột.                   D. Biểu đồ kết hợp.

Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông Hồng có diện tích lưu vực nằm chủ yếu ở những vùng nào của nước ta?

  1. Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ
  2. Trung du miền núi bắc bộ, đồng bằng sông Hồng.
  3. Trung du miền núi bắc bộ, Bắc Trung Bộ.
  4. Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 6: Nguyên nhân chủ yếu nào dưới đây giúp Đông Nam Á phát triển mạnh cây lúa nước?

  1. Khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo.
  2. Có nhiều cao nguyên đất đỏ badan màu mỡ.
  3. Có dân số đông, nhu cầu tiêu thụ lớn.
  4. Mạng lưới sông ngòi dày đặc với lượng nước dồi dào.

Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, quy mô dân số đô thị ở Đông Nam Bộ năm 2007 sắp xếp theo thứ tự giảm dần là

  1. TP. HCM, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu.
  2. TP. HCM, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Vũng Tàu.
  3. TP. HCM, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.
  4. TP. HCM, , Vũng Tàu, Biên Hòa, Thủ Dầu Một.

Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết gió tháng 7 của trạm Đà Lạt có hướng chủ yếu là hướng nào?

A. Tây nam.                             B. Tây.                       C. Đông Nam                                         D. Đông bắc

Câu 9: Khó khăn của EU khi sử dụng đồng tiền chung là

  1. Gây nên tình trạng giá hàng tiêu dùng tăng cao và dẫn tới lạm phát.
  2. Gây trở ngại cho việc chuyển giao vốn trong EU.
  3. Tăng tính rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ.
  4. Làm phức tạp hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia

Câu 10: Cho bảng số liệu:

Giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm

(Đơn vị; tỉ USD)

Năm

1990

1995

2000

2004

2010

2014

Xuất khẩu

287,6

443,1

479,2

565,7

833,7

815,5

Nhập khẩu

235,4

335,9

379,5

454,5

768,0

958,4

 

Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây đúng về ngoại thương của Nhật Bản?

  1. Giá trị xuất khẩu tăng 2,83 lần, giá trị nhập khẩu giảm 4,1 lần.
  2. Tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng liên tục và tăng 2,39 lần.
  3. Từ 1990 đến 2010, cán cân xuất nhập khẩu có sự biến động,
  4. Giá trị xuất khẩu luôn lớn hơn giá trị nhập khẩu.

ĐÁP ÁN

1-D

2-D

3-A

4-C

5-B

6-A

7-C

8-B

9-A

10-C

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết mỏ vàng Bồng Miêu thuộc tỉnh (thành phố) nào dưới đây?

A. Bình Định.                          B. Quảng Ngãi.                  C. Quảng Nam.                                       D. Đà Nẵng.

Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, cho biết phần lớn dân cư thuộc nhóm ngữ hệ Nam Đảo tập trung ở vùng nào sau đây?

A. Đông Nam Bộ.                                                             B. Tây Nguyên

C. Duyên hải Nam Trung Bộ.                                           D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 3: Rừng tự nhiên của nước ta được chia làm 3 loại là

  1. rừng phòng hộ, rừng sản xuất, rừng tái sinh.
  2. rừng khoanh nuối, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.
  3. rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.
  4. rừng phòng hộ, rừng ngập mặn, rừng khoanh nuôi.

Câu 4: Đặc điểm địa hình nhiều đồi núi thấp của nước ta đã làm cho

  1. tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của tự nhiên được bảo toàn.
  2. địa hình có sự phân bậc rõ ràng.
  3. địa hình ít hiểm trở.
  4. thiên nhiên có sự phân hóa sâu sắc

Câu 5: Chế độ nước chảy sông ngòi của nước ta phụ thuộc chủ yếu vào

A. hướng địa hình.                  B. độ dốc của địa hình.             C. lớp phủ thực vật.                           D. chế độ mưa

Câu 6: Đề phòng chống khô hạn ở nước ta, biện pháp quan trọng nhất là

A. xây dựng các công trình thủy lợi.                                        B. thực hiện tốt công tác dự báo.

C. tạo ra các giống cây chịu hạn.                                             D. chuyển đổi cơ cấu mùa vụ.

Câu 7: Cho bảng số liệu:

TỔNG SỐ DÂN VÀ TỐC ĐỘ TĂNG DÂN SỐ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005 - 2014

Năm

2005

2009

2012

2014

Tổng số dân (triệu người)

83,4

84,6

88,8

90,7

- Dân thành thị

23,3

23,9

27,3

29,0

- Dân nông thôn

60,1

60,7

61,5

61,7

Tốc độ tăng dân số (%)

1,17

1,09

1,11

1,06

 

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2015, NXB Thống kê, 2016) Để thể hiện số dân và tốc độ tăng dân số của nước ta trong giai đoạn 2005 - 2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Biểu đồ cột.                 B. Biểu đồ miền.

C. Biểu đồ đường.           D. Biểu đồ kết hợp.

Câu 8: Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đồi núi thấp là kiểu cảnh quan chiếm ưu thế của nước ta vì

  1. nước ta nằm trong khu vực châu Á gió mùa
  2. nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyển.
  3. nước ta nằm tiếp giáp với biển Đông.
  4. đồi núi thấp chiếm 85% diện tích lãnh thổ.

Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết khu vực chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng rõ nét nhất nước ta là khu vực nào sau đây?

A. Tây Bắc.                                                                       B. Bắc Trung Bộ.

C. Đồng bằng sông Hồng.                                                 D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 10: Lãnh thổ nước ta nhận được lượng bức xạ Mặt trời lớn là do

A. nằm ở rìa động của bán đảo Đông Dương.                   B. hình thể kéo dài theo chiều vĩ tuyến.

C. năm trong vùng nội chí tuyến.                                      D. đồi núi chiếm phần lớn diện tích.

 

ĐÁP ÁN

1-C

2-B

3-C

4-A

5-D

6-A

7-D

8-D

9-B

10-C

----

 -(Để xem nội dung đề và đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 41: Cho biểu đồ:

Từ biểu đồ trên, hãy cho biết đáp án nào sau đây là nhận xét không đúng?

A. Hàng dệt, may tăng nhiều nhất.

B. Hàng thủy sản tăng ít nhất.

C. Hàng thủy sản tăng chậm nhất.

D. Hàng giày, dép tăng nhanh nhất.

Câu 42: Tỉ lệ gia tăng dân số hiện nay của nước ta giảm xuống nhưng số dân tăng thêm hàng năm

vẫn còn cao là do

A. quy mô dân số của nước ta lớn.

B. nhận thức của người dân tăng.

C. thực hiện tốt chính sách dân số.

D. việc chuyển cư giữa các vùng.

Câu 43: Chất lượng nguồn lao động của nước ta ngày càng được nâng cao nhờ

A. số người làm việc trong các công ty liên doanh tăng lên.

B. đẩy mạnh phát triển công nghiệp dịch vụ ở nông thôn.

C. mở thêm nhiều trung tâm đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên.

D. các thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục, y tế.

Câu 44: Ở nước ta việc đầu tư vào các loại hình dịch vụ vận tải đường biển, hệ thống cảng biển nhằm mục đích

A. giữ vững chủ quyền, phát triển ổn định trong khu vực.

B. khai thác kết hợp với công nghiệp chế biến thủy sản.

C. phát triển các ngành kinh tế biển theo hướng mở cửa.

D. bảo vệ lợi ích chính đáng của Nhà nước và nhân dân ta.

Câu 45: Tác động lớn nhất của quá trình đô thị hoá đến nền kinh tế ở nước ta là

A. làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

B. tạo ra thị trường có sức mua lớn.

C. tăng thu nhập cho người dân.

D. tạo việc làm cho người lao động.

Câu 46: Đâu không phải ý nghĩa của sự chuyển dịch cơ cấu GDP theo lãnh thổ ở nước ta?

A. Cho phép khai thác tốt hơn tiềm năng của mỗi miền trên cả nước.

B. Tạo ra cơ cấu kinh tế năng động, phù hợp với tình hình trong và ngoài nước.

C. Các vùng miền sẽ hỗ trợ cho nhau trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

D. Bảo đảm sự phát triển đồng đều, giảm sự cách biệt giữa các vùng miền.

Câu 47: Cho bảng số liệu:

NĂNG SUẤT LÚA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG CỦA NƯỚC TA. (Đơn vị: tạ/ha)


Từ bảng số liệu trên, hãy cho biết biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất thể hiện năng suất lúa của cả nước và các địa phương ở nước ta giai đoạn 1995 – 2018?

A. Cột.

B. Kết hợp.

C. Miền.

D. Tròn.

Câu 48: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây dẫn đến khí hậu nước ta phân hóa theo chiều Bắc – Nam?

A. Hoạt động của gió mùa và số giờ chiếu sáng trong năm.

B. Số giờ chiếu sáng trong năm và dải hội tụ nội chí tuyến.

C. Dải hội tụ nội chí tuyến và sự thay đổi của góc nhập xạ.

D. Sự thay đổi của góc nhập xạ và hoạt động của gió mùa

Câu 49: Biển Đông tác động đến thiên nhiên nước ta thể hiện qua đặc điểm nào sau đây?

A. Làm cho khí hậu mang tính chất lục địa khắc nghiệt.

B. Làm cho thiên nhiên nước ta có sự phân hoá đa dạng.

C. Làm cho thiên nhiên nước ta mang tính chất nóng ẩm.

D. Làm cho khí hậu mang tính chất hải dương điều hòa.

Câu 50: Nguyên nhân nào sau đây làm cho tháng mưa lớn nhất ở Nam Bộ nước ta đến muộn hơn so với Bắc Bộ?

A. Gió tây nam từ Bắc Ẩn Độ Dương đến Nam Bộ sớm hơn.

B. Gió mùa Tây Nam kết thúc hoạt động ở Nam Bộ muộn hơn.

C. Dải hội tụ nhiệt đới hoạt động ở Nam Bộ muộn hơn.

D. Vị trí Nam Bộ xa chí tuyến Bắc và gần xích đạo hơn.

ĐÁP ÁN

 

41

D

42

A

43

D

44

C

45

A

46

C

47

A

48

D

49

D

50

C

 

----

 -(Để xem nội dung đề và đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi thử THPT QG môn Địa Lí năm 2021 Trường THPT Võ Thị Sáu lần 2. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON