YOMEDIA

Bộ 5 Đề thi thử THPT QG môn Địa Lí năm 2021 Trường THPT Bình Đông

Tải về
 
NONE

Qua nội dung tài liệu Bộ 5 Đề thi thử THPT QG môn Địa Lí năm 2021 Trường THPT Bình Đông có đáp án giúp các em học sinh lớp 12 có thêm tài liệu ôn tập rèn luyện kĩ năng làm đề chuẩn bị cho kì thi THPT QG sắp tới được HOC247 biên soạn và tổng hợp đầy đủ. Hi vọng tài liệu sẽ có ích với các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT

BÌNH ĐÔNG

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

NĂM 2021

MÔN ĐỊA LÍ

Thời gian: 50 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Đường dây 500 kv có điểm đầu và điểm cuối:

A. Hà Nội- TP  Hồ Chí Minh          B. Hoà Bình-Phú Lâm 

C. Hoà Bình –Năm Căn                    D. Hoà Bình- Hà Tĩnh

Câu 2:     Cho bảng số liệu:

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA NƯỚC NGOÀI ĐƯỢC CẤP PHÉP Ở VIỆT NAM

Năm

Số dự án

Vốn đăng kí

( triệu USD)

Vốn thực hiện

( triệu USD)

1991

152

1292

329

1995

415

6937

2556

1996

372

10164

2714

1997

349

5591

3115

2000

391

2839

2414

2005

970

6840

3309

2006

987

12004

4100

 

Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện tình hình đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam

A.Biểu đồ miền.       B.    Biểu đồ cột.      C.  Biểu đồ kết hợp.   D. Biểu đồ cột chồng

Câu 3: Than nâu tập trung nhiều nhất ở vùng nào?

A. Đồng bằng sông Hồng                                         B. Đồng bằng sông Cửu Long  

 C. Đông Nam bộ                                                     D. Bắc Trung bộ

Câu 4:Vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh về các ngành nào sau đây

A.  Dệt may,thuỷ điện,luyện kim màu                       B. Lương Thực,thuỷ sản,trái cây 

 C. Chăn nuôi trâu,trồng cây công nghiệp lâu năm    D. Chế biến gỗ,điện tử

Câu 5: Dựa vào Átlat Địa lí Việt Nam trang 22 cho biết các trung tâm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nào có quy mô lớn:

A.TP Hồ Chí Minh,Hà Nội                                         B. Hải Phòng,Biên Hoà   

C.Đà Nẵng, Cần Thơ                                                    D. Nha trang,Quy Nhơn

Câu 6: Trong những năm qua, sản lượng lúa của nước ta tăng lên liên tục chủ yếu là do

A. mở rộng diện tích gieo trồng lúa.                           B. đưa vào sử dụng các giống lúa mới.

C. thâm canh tăng năng suất lúa.                           D. tăng cường cơ giới hóa nông nghiệp.

Câu 7: Cho biểu đồ:

NĂNG SUẤT VÀ SẢN LƯỢNG LÚA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010-2014

Qua biểu đồ về năng suất và sản lượng lúa nước ta giai đoạn 2010-2014 ở trên. Để đọc và hiểu biều đồ cần phải bổ sung nội dung nào sau đây?

A. Năm.      B. Đơn vị tính .       C. Chú giải.            D. Tên biểu đồ

Câu 8: Hạn chế lớn nhất để phát triển nông nghiệp ở Đông Nam Bộ là

A. diện tích đất canh tác không lớn.                          B. chậm chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

C mùa khô sâu sắc, thiếu nước ngọt.                         D. cơ sở vật chất, kĩ thuật kém phát triển.

Câu 9: Điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất để Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp là

A. đất badan giàu dinh dưỡng, khí hậu mang tính chất cận xích đạo.

B. khí hậu cận xích đạo, khô nóng quanh năm.

C. đất feralit phân bố trên các cao nguyên xếp tầng.

D. đất badan có tầng phong hoá sâu, lượng mưa tập trung vào mùa mưa.

Câu 10: Khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long vào mùa khô là

A. diện tích đất mặn và phèn lớn.                                    B. thiếu nước ngọt.

C. thuỷ triều tác động mạnh.                                        D cháy rừng.

 

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

C

A

B

B

C

C

C

A

B

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Tiềm năng nổi bật nhất để phát triển kinh tế của Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là

A. tài nguyên sinh vật tương đối đadạng.

B. khí hậu nhiệt đới có mùa đônglạnh.

C. diện tích lớn nhất so với các vùngkhác.

D. lao động có chất lượng cao hàng đầu cảnước.

Câu 2: Cho biểu đồ:

CƠ CẤU SẢN LƯỢNG LÚA PHÂN THEO MÙA VỤ CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 - 2016

       (Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)

Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây không đúng về sự thay đổi tỉ trọng trong cơ cấu sản lượng lúa phân theo mùa vụ của nước ta, giai đoạn 2005 - 2016?

A. Lúa đông xuân giảm, lúa mùa giảm.

B. Lúa đông xuân tăng, lúa mùa tăng.

C. Lúa mùa giảm, lúa hè thu và thu đông tăng.

D. Lúa hè thu và thu đông tăng, lúa đông xuân giảm.

Câu 3: Nhận định naò sau đây không chính xác về Đông Nam Á biển đảo?

A. Là khu vực tập trung đảo lớn nhất thế giới.

B. Địa hình có nhiều đồi núi và núi lửa.

C. Có khí hậu nhiệt đới gió mùa và xích đạo.

D. Ven biển có các đồng bằng phù sa màu mỡ.

Câu 4: Cho bảng số liệu:

Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người theo giá hiện hành của một số quốc gia

(Đơn vị:USD)

Năm

2010

2015

Bru-nây

34 852,0

30 555,0

Cam-pu-chia

     783,0

 1 159,0

Lào

   9 069,0

  9 768,0

Mi-an-ma

   2 145,0

  2 904,0

 

(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam 2016)

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về so sánh tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người theo giá hiện hành giữa các quốc gia qua hai năm?

A. Cam-pu-chia tăng nhanh hơn Lào.

B. Cam-pu-chia tăng chậm hơn Mi-an-ma.

C. Lào tăng nhanh hơn Mi-an-ma.

D. Bru-nây tăng nhanh hơn Lào.

Câu 5: Đặc điểm nào sau đây không đúng với gió mùa Đông Bắc ở nước ta?

A. Hoạt động chủ yếu ở miền Bắc.

B. Thổi liên tục suốt mùa đông.

C. Bị chặn lại bởi dãy Bạch Mã.

D. Tạo mùa đông lạnh miền Bắc.

Câu 6: Cơ cấu thành phần kinh tế của nước ta đang chuyển dịch theo hướng là

A. tăng nhanh tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

B. tăng tỉ trọng khu vực kinh tế Nhà nước.

C. giảm tỉ trọng khu vực kinh tế ngoài nhà nước.

D. giảm dần tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 7: Hạn chế lớn nhất của ngành vận tải đường sông nước ta là

A. chỉ phát triển chủ yếu ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

B. bị hiện tượng sa bồi và sự thay đổi thất thường về độ sâu luồng lạch

C. khối lượng hàng hoá và hành khách vận chuyển ít, phân tán.

D. sông ngòi có nhiều ghềnh thác, chảy chủ yếu theo hướng tây bắc - đông nam.

Câu 8: Bắc Trung Bộ không mấy thuận lợi cho việc phát triển cây lương thực (lúa) nguyên nhân chính là do 

A. đất cát pha và đất cát là chủ yếu.

B. khí hậu ở đây khắc nghiệt.

C. thiếu nước trầm trọng trong mùa khô.

D. địa hình cắt xẻ, độ dốc lớn.

Câu 9: Vì sao người dân Đồng bằng sông Cửu Long chủ động « sống chung với lũ »?

A. Vì lũ ở đây lên nhanh, rút nhanh.

B. Vì lũ cũng đem lại giá trị kinh tế.

C. Vì lũ lớn, không thể phòng tránh được.

D. Do thiếu sự quan tâm của nhà nước.

Câu 10: Trung du và miền núi Bắc Bộ không thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp hàng năm là do

A. khó khăn thủy lợi, đất đai dễ xói mòn.

B. đất đai không thích hợp.

C. người dân chưa có kinh nghiệm.

D. khí hậu không thích hợp.

 

ĐÁP ÁN

 

1

D

2

B

3

D

4

A

5

B

6

A

7

B

8

A

9

B

10

A

 

----

 -(Để xem tiếp nội dung của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Cho bảng số liệu:

SẢN LƯỢNG THỦY SẢN VÀ GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA,

GIAI ĐOẠN 2010 - 2015

Năm

Tổng sản lượng

(nghìn tấn)

Sản lượng nuôi trồng

(nghìn tấn)

Giá trị xuất khẩu

(triệu đô la Mỹ)

2010

5 143

2 728

5 017

2013

6 020

3 216

6 693

2014

6 333

3 413

7 825

2015

6 582

3 532

6 569

Để thể hiện sản lượng và giá trị xuất khẩu thủy sản từ năm 2010 đến năm 2015, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A. Miền.                   B. Kết hợp.                 C. Cột.                         D. Đường.

Câu 2.  Cây chè trồng nhiều ở Tây Nguyên chủ yếu do nhân tố nào sau đây?

A. Diện tích đất đỏ bazan lớn.                                 B. Khí hậu phân hóa theo độ cao.             

C. Nguồn nước tưới dồi dào.                                                D. Nguồn lao động nhiều kinh nghiệm.

Câu 3. Phát biểu nào sau đây đúng với tính chất nhiệt đới ẩm, gió mùa của khí hậu nước ta thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp

A. có nhiều đồng bằng phù sa, nhiệt ẩm dồi dào.

B. có điều kiện thuận lợi để thâm canh, luân canh, tăng vụ.

C. phát triển các loại cây trồng nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.

D. phát triển nghề khai thác, nuôi trồng đánh bắt thủy sản.

Câu 4. Cảnh quan tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc là

A. đới rừng gió mùa cận xích đạo.                           B. đới rừng xích đạo.  

C. đới rừng gió mùa nhiệt đới.                                 D. đới rừng nhiệt đới.

Câu 5. Cho bảng số liệu:

TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2010 VÀ 2015

                 (Đơn vị: Tỷ USD)

Năm

Phi-lip-pin

Xin-ga-po

Thái Lan

Việt Nam

 

 

 

 

 

2010

199,6

236,4

340,9

116,3

 

 

 

 

 

2015

292,5

292,8

395,2

193,4

 

 

 

 

 

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tổng sản phẩm trong nước của một số quốc gia, năm 2015 so với 2010?

A. Phi-lip-pin tăng chậm nhất.                          B. Xin-ga-po tăng ít nhất.

C. Thái Lan tăng ít nhất.                                   D. Việt Nam tăng nhanh nhất.

Câu 6. Nhận định nào sau đây không đúng về sản phẩm chuyên môn hóa giữa TDMNBB với Tây Nguyên?

A. TDMNBB chè trồng  nhiều hơn Tây Nguyên.               

B. TDMNBB trâu  nuôi nhiều hơn Tây Nguyên.

B. Cao su trồng được cả hai vùng Tây Nguyên và TDMNBB                                         

Câu 7. Ở nước ta, đặc điểm không đúng về vị trí địa lí của Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. giáp với các vùng trọng điểm sản xuất lương thực.
B. cầu nối giữa Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ.
C. giáp Biển Đông rộng lớn trên 3260 km.
D. cửa ngõ ra biển của các tỉnh của Tây Nguyên.

Câu 8. Cho biểu đồ về GDP/người của một số quốc gia qua các năm:

  Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Cơ cấu GDP/người của một số quốc gia qua các năm.

B. Quy mô GDP/người của một số quốc gia qua các năm.

C. Quy mô và cơ cấu GDP/người của một số quốc gia qua các năm.

D. Tốc độ tăng trưởng GDP/người của một số quốc gia qua các năm.

Câu 9. Đồng bằng Sông Cửu long và đồng bằng Sông Hồng có chung đặc điểm nào sau đây?

A. Hình thành trên vùng sụt lún hạ lưu sông.                      B. Có nhiều sông ngòi kênh rạch chằng chịt.

B. Có hệ thống đê điều bao bọc xung quanh.                      D. Bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng.

Câu 10. Cho biểu đồ

Từ biểu đồ đã cho, nhận xét nào sau đây không đúng về sản lượng thủy sản của cả nước qua các năm? Từ năm 2000 đến năm 2007

A. Sản lượng thủy sản tăng liên tục qua các năm.

B. Sản lượng khai thác tăng nhanh hơn nuôi trồng.

C. Tỉ trọng sản lượng nuôi trồng tăng 1,93 lần.

D. Tỉ trọng

 

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

B

B

C

C

B

A

D

C

B

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1. Qua biểu đồ dưới đây, kết hợp với kiến thức đã học, em hãy chọn nhận xét nào chưa thích hợp?

A. So với năm 2000, tỉ trọng ngành trồng trọt năm 2007 có giảm nhẹ.

B. Ngành trồng trọt luôn chiếm tỉ trọng cao nhất.

C. Từ 2000 đến 2007, tỉ trọng ngành chăn nuôi và trồng trọt đều tăng.

D. Tỉ trọng ngành dịch vụ nông nghiệp giảm nhẹ.

Câu 2. Hình thành các vùng chuyên canh đã thể hiện  

A. sự phân bố cây trồng cho phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp.

B. sự thay đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp với điều kiện sinh thái nông nghiệp.

C. sự khai thác có hiệu quả hơn nền nông nghiệp nhiệt đới của nước ta.

D. cơ cấu cây trồng đang được đa dạng hoá cho phù hợp với nhu cầu thị trường.

Câu 3.Đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là

A.công nghệ có hàm lượng tri thức cao.

B.công nghẹ dựa vào thành tựu khoa học mới nhất.

C.chỉ tác động đến lĩnh vực công nghệ và dịch vụ.

D.xuất hiện và phát triển nhanh chóng công nghệ cao.

.Câu 4. Hạn chế lớn nhất của nền nông nghiệp nhiệt đới của nước ta là 

A. tính mùa vụ khắt khe trong nông nghiệp.

B. thiên tai làm cho nông nghiệp vốn đã bấp bênh càng thêm bấp bênh.

C. mỗi vùng có thế mạnh riêng làm cho nông nghiệp mang tính sản xuất nhỏ.

D. mùa vụ có sự phân hoá đa dạng theo sự phân hoá của khí hậu

Câu 5. Biểu hiện nào sau đây không đúng với việc nước ta đang khai thác ngày càng hiệu quả đặc  điểm của nền nông nghiệp nhiệt đới?

A. Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn.

B. Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp với các vùng sinh thái.

C. Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng.

D. Đẩy mạnh sản xuất, phục vụ nhu cầu trong nước.

Câu 6. Dầu mỏ, nguồn tài nguyên uan trọng của Tây Nam Á tập trung chủ yếu ở

A.ven biển caxpi.                                            B.ven biển Đen.         

C.ven Địa Trung Hải.                                     D.ven vịnh Péc- xích.

Câu 7. Ngư trường nào sau đây không phải là ngư trường trọng điểm ở nước ta?

A. Ngư trường Cà Mau-Kiên Giang.

B. Ngư trường quần đảo Hoàng Sa,quần đảo Trường Sa.

C. Ngư trường Thanh Hóa-Nghệ An-Hà Tĩnh.

D. Ngư trường Hải Phòng-Quảng Ninh.

Câu 8. Ngành lâm nghiệp có vị trí đặc biệt trong cơ cấu kinh tế của hầu hết các vùng lãnh thổ nước ta vì

A. nhu cầu vế tài nguyên rừng rất lớn và phổ biến.

B. nước ta có 3/4 đồi núi, lại có vùng rừng ngập mặn ven biển.

C. độ che phủ rừng nước ta tương đối lớn và hiện đang gia tăng.

D. rừng giàu có về kinh tế và môi trường sinh thái.

Câu 9. Yếu tố chính tạo ra sự khác biệt trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giữa Trung du  

và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên là

A. trình độ thâm canh.                                                B. điều kiện về địa hình.

C. đặc điểm về đất đai và khí hậu.                       D. truyền thống sản xuất của dân cư.

Câu 10. Đặc điểm sinh thái nông nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là 

A. đồng bằng hẹp, vùng đồi trước núi, khí hậu có mùa đông lạnh vừa.

B. đồng bằng hẹp, đất khá màu mỡ, có nhiều vùng biển để nuôi trồng thuỷ sản.

C. đồng bằng lớn, nhiều đất phèn đất mặn, khí hậu có hai mùa mưa, khô đối lập.

D. đồng bằng lớn, đất lúa nước, sông ngòi nhiều, khí hậu có mùa đông lạnh.

 

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

A

D

C

D

D

C

B

C

B

----

 -(Để xem nội dung đề và đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 41: Năng suất lao động trong ngành đánh bắt thủy sản nước ta còn thấp chủ yếu do

  1. đẩy mạnh đánh bắt xa bờ, thời gian đánh bắt dài.
  2. phương tiện đánh bắt còn lạc hậu, chậm đổi mới.
  3. hoạt động của bão và gió mùa Đông Bắc
  4. ngư dân còn thiếu kinh nghiệm đánh bắt.

Câu 42: Hiện nay vùng có giá trị sản xuất công nghiệp nhỏ nhất nước ta là

A. Bắc Trung Bộ.                                                        B. Tây Nguyên.

C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.                               D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 43: Năng suất lúa ở nước ta tăng nhanh trong những năm qua chủ yếu do

A. thâm canh, khai hoang.                                           B. khai hoang, tăng vụ.

C. thâm canh, sử dụng giống mới.                              D. khai hoang, sử dụng giống mới.

Câu 44: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết hai đô thị nào sau đây thuộc loại 1 ở nước ta năm 2007?

A. Hải Phòng và Đà Nẵng.                                          B. Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh.

C. TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội.                                 D. Hà Nội và Hải Phòng,

Câu 45: Chăn nuôi lợn phát triển mạnh ở Đồng bằng sông Hồng chủ yếu là do:

  1. nguồn thức ăn dồi dào và thị trường tiêu thụ lớn.
  2. có mạng lưới dịch vụ giống và thú y phát triển.
  3. nguồn lao động dồi dào và kinh nghiệm chăn nuôi. thực phẩm.
  4. tập trung các cơ sở công nghiệp chế biến

Câu 46: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết ngành công nghiệp chế biến nào sau đây không có trung tâm công nghiệp Hạ Long năm 2007?

A. Chế biến lương thực                                               B. Chế biến thủy hải sản.

C. Chế biến sản phẩm chăn nuôi.                                D. Chế biến chè, cà phê, thuốc lá.

Câu 47: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm dân cư nước ta?

  1. Dân số đông, có nhiều thành phần dân tộc
  2. Phân bố hợp lí giữa thành thị và nông thôn.
  3. Cơ cấu dân số theo độ tuổi chuyển dịch nhanh theo hướng già hóa
  4. Gia tăng dân số có xu hướng giảm, nhưng còn cao so với thế giới.

Câu 48: Ở nước ta, ngành du lịch phát triển mạnh trong những năm qua chủ yếu là do

  1. dân số đông, gia tăng dân số có xu hướng giảm nhưng còn cao.
  2. tài nguyên du lịch phong phú, trong đó có nhiều di sản thế giới.
  3. sự phát triển các công ty du lịch lữ hành.
  4. sự phát triển cơ sở hạ tầng ngành du lịch.

Câu 49: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, cho biết trong số các tỉnh/thành phố sau đây, tỉnh/thành phổ nào có giá trị xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu năm 2007?.

A. Lào Cai.                               B. Hà Nội.                         C. Hải Phòng.                                      D. Quảng Ninh.

Câu 50: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết nước ta có bao nhiêu tình tiếp giáp với Lào?

A. 7.                                         B. 10.                                 C. 25.                                            D. 28.

 

ĐÁP ÁN

41-B

42-B

43-C

44-A

45-A

46-D

47-B

48-D

49-D

50-B

 

----

 -(Để xem nội dung đề và đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi thử THPT QG môn Địa Lí năm 2021 Trường THPT Bình Đông. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON