YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Địa Lí năm 2021-2022 - Trường THPT Tiền Phong có đáp án

Tải về
 
NONE

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Địa Lí năm 2021-2022 - Trường THPT Tiền Phong có đáp án đầy đủ được HỌC247 tổng hợp và biên soạn dựa trên các kiến thức ôn tập. Các đề thi trong tài liệu bao gồm cả những câu hỏi cơ bản và nâng cao, hỗ trợ các em lớp 12 trong quá trình ôn tập chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới.

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT TIỀN PHONG

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

NĂM HỌC: 2021 – 2022

MÔN: ĐỊA LÍ

Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian phát đề

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh ở ven các thành phố lớn là do

   A. Gắn với nguồn thức ăn đã chế biến và cơ sở thú y. 

   B. Việc chăn nuôi bò sữa đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao.

   C. Miền núi việc vận chuyển sữa đến nơi chế biến khó khăn.

   D. Gắn với cơ sở chế biến sữa và thị trường tiêu thụ.

Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, trung tâm công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có quy mô từ 9 – 40 tỉ đồng là:

   A. Hạ Long.                      B. Việt Trì.                        C. Cẩm Phả.                      D. Thái Nguyên

Câu 3: Cho biểu đồ:

Biểu để trên thể hiện nội dung nào sau đây?

   A. Tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất, sản lượng lúa nước ta giai đoạn 1990 – 2014. 

   B. Tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng, sản lượng lúa nước ta giai đoạn 1990 – 2014.

C. diện tích, năng suất, sản lượng lúa ở nước ta trong giai đoạn 1990 – 2014.

   D. Sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng lúa ở nước ta trong giai đoạn 1990 – 2014.

Câu 4: Việc hợp tác giữa Việt Nam với các nước láng giềng trong việc giải quyết các vấn đề về Biển Đông có ý nghĩa quan trọng nhất là:

   A. tạo ra sự phát triển ổn định trong khu vực.            

   B. tăng cường tình đoàn kết giữa các nước

   C. giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.             

   D. bảo vệ được lợi ích chính đáng của nước ta.

Câu 5: Điều kiện thuận lợi nhất cho nuôi trồng thủy sản nước lợ ở nước ta là có nhiều:

   A. sông suối, kênh rạch, ô trũng ở đồng bằng.

   B. đầm phá, các ô trũng ở đồng bằng và ao hồ.

   C. cửa sông rộng và các mặt nước ở đồng ruộng.

   D. bãi triều, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn.

Câu 6: Nguyên nhân chủ yếu tạo điều kiện cho gió mùa đông bắc có thể xâm nhập sâu vào miền Bắc nước ta là do

   A. vị trí địa lí nằm trong vành đai nội chí tuyến.

   B. vị trí địa lí gần trung tâm của gó mùa mùa đông.

   C. có địa hình chủ yếu là đổi và các vùng núi thấp.

   D. hướng vòng cung các dãy núi Đông Bắc hút gió.

Câu 7: Biện pháp quan trọng nhất để đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp ở Đông Nam Bộ là:

   A. mở rộng thêm diện tích, phát triển thủy lợi.          B. thay đổi cơ cấu cây trồng, phát triển thủy lợi.

   C. mở rộng và đa dạng thị trường xuất khẩu.            D. Đầu tư và hiện đại công nghiệp chế biến.

Câu 8: Yếu tố quan trọng đầu tiên để hình thành điểm du lịch là:

   A. cơ sở hạ tầng giao thông vận tải.                           B. tài nguyên du lịch tự nhiên, nhân văn.

   C. hệ thống các nhà hàng, khách sạn.                         D. cơ sở mua sắm, khu vui chơi giải trí.

Câu 9: Cho bảng số liệu:

TỔNG DÂN SỐ, DÂN SỐ THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM 

(Đơn vị: Nghìn người)

Năm

2000

2005

2009

2011

2015

Tổng số

77631

82392

86025

87840

91709,8

Thành thị

18725

22332

25585

27888

31067,5

Nông thôn

58906

60060

60440

59952

60642,3

(Nguồn: Niêm giám thống kê Việt Nam 2016, NXB thống kê, 2017)

Để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu dân số của nước ta phân theo thành thị và nông thôn giai đoạn 2000 – 2015, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất

A. Đường.                         B. Miền.                            C. Cột.                              D. Kết hợp

Câu 10: Điểm khác biệt lớn nhất trong sản xuất điện của miền Nam so với miền Bắc nước ta là:

   A. có các nhà máy nhiệt điện với công suất lớn hơn 

   B. có các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than antraxit

   C. có nhiều nhà máy thủy điện với công suất lớn hơn

   D. xây dựng được nhà máy điện nguyên tử và điện gió

Câu 11: Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, cho biết phần lớn diện tích đất mặt nước nuôi trồng thủy sản tập trung ở vùng

   A. Trung du miền núi Bắc Bộ.                                    B. Đồng bằng sông Cửu Long.

   C. Duyên hải Nam Trung Bộ.                                     D. Đồng bằng sông Hồng.

Câu 12: Tây Nguyên có thể thành lập các vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn là do:

   A. thị trường tiêu thụ rộng, công nghiệp chế biến nhiều. 

   B. đất badan có tầng phong hóa sâu, giàu dinh dưỡng.

   C. có nhiều cao nguyện xếp tầng, khí hậu cận xích đạo.

D. đất đai phân bố tập trung trên những mặt bằng rộng.

Câu 13: Việc quy hoạch và hình thành các vùng nông nghiệp nước ta, cơ sở quan trọng hàng đầu là dựa trên:

   A. điều kiện kinh tế - xã hội các vùng.                       B. điều kiện sinh thái nông nghiệp

   C. trình độ thâm canh của từng vùng.                        D. khả năng chuyên môn hóa sản xuất.

Câu 14: Mục đích chủ yếu của việc chuyển dịch cơ cấu ngành trong nông nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là:

   A. tạo ra nhiều nông sản để phục vụ xuất khẩu. 

   B. tăng các sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao.

   C. đẩy mạnh phát triển các cây trồng trong vụ đông.

   D. phù hợp với các thế mạnh về tự nhiên của vùng.

Câu 15: Địa hình thấp và hẹp ngang, nâng cao ở hai đầu là đặc điểm của vùng núi

   A. Tây Bắc.                       B. Trường Sơn Bắc.          C. Đông Bắc.                    D. Trường Sơn Nam.

Câu 16: Các nước Đông Nam Á có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng, chủ yếu do:

   A. khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa.             B. vị trí nằm trong các vành đại sinh khoáng.

   C. nằm trên đường di cư của nhiều sinh vật.              D. nằm kề sát vành đại lửa Thái Bình Dương.

Câu 17: Suy giảm đa dạng, sinh học nước ta không thể hiện ở sự suy giảm về

   A. nguồn gen quý.                                                      B. tốc độ sinh trưởng của sinh vật.

   C. các hệ sinh thái.                                                      D. số lượng và thành phần loài.

Câu 18: Căn cứ Atlat Địa lí Việt trang 14, cho biết đỉnh núi nào sau đây cao nhất dãy Trường Sơn Nam?

   A. Chư Yang Sin.             B. Ngọc Linh.                   C. Lang Bi An.                 D. Bi Duop

Câu 19: Đất phèn chiếm diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là do

   A. địa hình bằng phẳng với ba một giáp biển.            B. chưa xây đựng hệ thống đê sông, để biển.

   C. mùa khô ở đây đến sớm và kết thúc muộn.           D. địa hình thấp với nhiều ô trũng rộng lớn.

Câu 20: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nào sau đây có giá trị xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu?

   A. Hà Nội.                        B. Đồng Nai.                     C. Hải Phòng.                   D. Bà Rịa - Vũng Tàu

ĐÁP ÁN

1.D

2. A

3. A

4. A

5. D

6.D

7. B

8. B

9. B

10. A

11.B

12. D

13. B

14. B

15. B

16. B

17. B

18. B

19. D

20. D

21.B

22. D

23. B

24. D

25. B

26. D

27. C

28. D

29. A

30. C

31. A

32. A

33. B

34. D

35. A

36. B

37. A

38. D

39. D

40. C

---{Để xem nội dung đề từ câu 21-40 đề số 1, các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247 để xem online hoặc tải về}---

2. ĐỀ SỐ 2

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN ĐỊA LÍ NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT TIỀN PHONG - ĐỀ 02

Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết địa danh nào sau đây là di sản thiên nhiên thế giới?

A. Cố đô Huế.                                                         B. Phố cổ Hội An.

C. Thánh địa Mỹ Sơn.                                             D. Phong Nha – Kẻ Bàng.

Câu 2: Ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long vì:

A. Có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.    B. Có hai mặt giáp biển, ngư trường lớn.

C. Có nguồn tài nguyên thuỷ sản phong phú.         D. Ít chịu ảnh hưởng của thiên tai.

Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết nhận định nào không đúng về cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta theo thành phần kinh tế (%)?

A. Tỉ trọng khu vực ngoài nhà nước tăng.

B. Tỉ trọng khu vực nhà nước giảm.

C. Tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng.

D. Tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm.

Câu 4: Cho biểu đồ về cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ phân theo thành phần kinh tế ở nước ta (đơn vị %):

Nhận xét chính xác từ biểu đồ trên:

A. Giảm tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và tăng tỉ trọng khu vực Nhà nước

B. Giảm tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước và tăng tỉ trọng khu vực Nhà nước.

C. Tăng tỉ trọng khu vực Nhà nước và giảm tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước.

D. Tăng tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và giảm tỉ trọng khu vực Nhà nước.

Câu 5: Nhờ biển Đông, khí hậu nước ta:

A. Mùa hạ nóng, khô; mùa đông lạnh, mưa nhiều  B. Mang tính khắt nghiệt

C. Mang tính hải dương, điều hòa hơn                   D. Phân hóa thành 4 mùa rõ rệt

Câu 6: Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng duyên hải Nam Trung Bộ?

A. Lãnh thổ hẹp ngang, đồng bằng nhỏ hẹp.

B. Có nhiều khoáng sản.

C. Có nhiều bán đảo, vũng vịnh, nhiều bãi biển đẹp.

D. Nhiều tiềm năng để phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết nhận xét đúng nhất về biểu đồ cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long:

A. Tỉ trọng dịch vụ của Đông Nam Bộ lớn hơn đồng bằng sông Cửu Long.

B. Tỉ trọng công nghiệp và xây dựng của Đông Nam Bộ lớn hơn đồng bằng sông Cửu Long.

C. Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ trọng nông, lâm, thủy sản nhỏ hơn Đông Nam Bộ.

D. Đông Nam Bộ có tỉ trọng công nghiệp và xây dựng nhỏ hơn đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 8: Mục tiêu tông quát của ASEAN là:

A. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.

B. Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến quan hệ giữa ASEAN với các nước khác.

C. Xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định có nền kinh tế ,văn hóa, xã hội phát triển.

D. Đoàn kết hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định và cùng phát triển.

Câu 9: Hiện nay, sự phân bố các hoạt động du lịch của nước ta phụ thuộc nhiều nhất vào:

A. Sự phân bố các tài nguyên du lịch.

B. Sự phân bố các trung tâm thương mại, dịch vụ.

C. Sự phân bố các ngành sản xuất.

D. Sự phân bố dân cư.

Câu 10: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9 hãy cho biết: Vùng khí hậu Nam Trung Bộ mùa Bão thường tập trung vào các tháng:

A. Tháng 8 và tháng 9                                             B. Tháng 10 và tháng 11

C. Tháng 9 và tháng 10                                           D. Tháng 11 và tháng 12

ĐÁP ÁN

Câu

Đáp án

 

Câu

Đáp án

 

Câu

Đáp án

 

Câu

Đáp án

1

D

11

D

21

D

31

C

2

A

12

C

22

B

32

D

3

D

13

A

23

A

33

A

4

D

14

C

24

B

34

D

5

C

15

B

25

B

35

D

6

B

16

C

26

B

36

C

7

B

17

A

27

A

37

C

8

D

18

A

28

C

38

C

9

A

19

D

29

C

39

A

10

B

20

B

30

B

40

A

---{Để xem nội dung đề từ câu 11-40 đề số 2, các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247 để xem online hoặc tải về}---

3. ĐỀ SỐ 3

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN ĐỊA LÍ NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT TIỀN PHONG - ĐỀ 03

Câu 41: Dựa vào atlat địa lí Việt Nam trang 9, thời điểm nào trong năm nước ta chịu ảnh hưởng nhiều nhất của bão nhiệt đới?

A. Tháng 9,10,8                

B. Tháng 7,8,9

C. Tháng 10,12,11                                        

D. Tháng 8,7,6

Câu 42: Dựa vào atlat địa lí Việt Nam trang 25, cho biết vườn quốc gia Kon Ka Kinh thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Kom Tum.                                                                            

B. Gia Lai.

C. Đắc Lăk.                                                   

D. Bình Định.

Câu 43: Thiên nhiên đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh thuộc vùng lãnh thổ nào sau đây của nước ta?

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Trung du miền núi phía bắc.

C. Phần lãnh thổ phía Bắc, từ dãy Bạch mã trở ra.

D. Phần lãnh thổ phía Nam, từ dãy Bạch mã trở vào.

Câu 44: Đặc trưng cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu cho phần lãnh thổ phía Bắc nước ta thuộc kiểu rừng nào sau đây?

A. Rừng nhiệt đới gió mùa

B. Rừng ôn đới.

C. Rừng cận xích đạo gió mùa .

D. Rừng hỗn hợp.

Câu 45: Sự phân hóa thiên nhiên theo hướng Đông-Tây ở nước ta là do yếu tố tự nhiên nào sau đây?

A. Do khác biệt giữa miền núi với đồng bằng.

B. Do tác động của gió mùa và bức chắn địa hình.

C. Do tác động của gió mùa và địa hình núi cao.

D. Do ảnh hưởng của biển Đông.

Câu  46:Thành phần tự nhiên nào sau đây KHÔNG thuộc đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở nước ta?

A. Ở độ cao trung bình dưới 600-700m ở miền bắc, ở miền Nam độ cao trung bình 900-1000m, rừng lá rộng thường xanh, rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá.  .

B. Ở độ cao dưới 1700m rừng cận nhiệt đới lá rộng, lá kim và các loài thực vật bậc thấp(rêu,địa y), các loài chim ,thú cận nhiệt phương Bắc.

C. Ở độ cao 600-700m đến 1600- 1700m rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim, các loài chim ,thú cận nhiệt phương Bắc.

D. Ở độ cao trên 1600-1700m rừng kém phát triển, xuất hiện các loại cây ôn đới và chim di cư thuộc hệ Himalaya

Câu 47: Nước ta KHÔNG CÓ miền địa lý tự nhiên nào sau đây?

A. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.

B. Miền Trung Bộ và Nam Bộ.

C. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

D. Miền Nam Trung bộ và Nam Bộ.

Câu 48: Sự phân chia các đới cảnh quan địa lí của nước ta tương ứng với sự phân chia

A. các miền khí hậu.         

B. các vùng địa hình.

C. các miền thuỷ văn.       

D. các miền địa lí tự nhiên.

Câu 49: Các đỉnh núi Chư Yang Sin, Lang Biang thuộc miền tự nhiên nào sau đây?

 A. Đông Bắc.                                               

 B. Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

C. Bắc Trung Bộ.             

D. Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Câu 50: Do chiến tranh, khai thác không hợp lí nên tài nguyên thiên nhiên của nước ta bị suy giảm nghiêm trọng;trong số các tài nguyên bị suy giảm KHÔNG CÓ tài nguyên nào sau đây?

A. Suy giảm tài nguyên rừng.

B. Suy giảm tài nguyên đất.

C. Suy giảm tài nguyên nước.

D. Suy giảm tính đa dạng sinh học.

ĐÁP ÁN

Câu

41

42

43

44

45

46

47

48

49

50

Đ/A

A

B

C

A

B

B

B

A

D

C

 

Câu

51

52

53

54

55

56

57

58

59

60

Đ/a

D

A

C

D

B

B

B

D

B

A

 

Câu

61

62

63

64

65

66

67

68

69

70

Đ/a

D

D

C

D

B

D

B

C

D

D

 

Câu

71

72

73

74

75

76

77

78

79

80

Đ/a

A

A

A

A

C

C

A

B

D

C

---{Còn tiếp}---

4. ĐỀ SỐ 4

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN ĐỊA LÍ NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT TIỀN PHONG - ĐỀ 04

Câu 41 :

Nhận xét không đúng về Hoa Kỳ

A.

quốc gia rộng lớn nhất thế giới

B.

có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú

C.

dân cư được hình thành chủ yếu do quá trình nhập cư

D.

nền kinh tế phát triển mạnh nhất thế giới

Câu 42 :

Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 20, hãy cho biết nhận xét nào sau đây là không đúng về biểu đồ sản lượng thủy sản của nước ta qua các năm?

A.

Tổng sản lượng thủy sản tăng qua các năm.

B.

Sản lượng thủy sản khai thác giảm.

C.

Sản lượng nuôi trồng tăng nhanh hơn sản lượng khai thác.

D.

Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng.

Câu 43 :

Các di sản thế giới của nước ta tập trung nhiều nhất ở khu vực

A.

Trung du và miền núi Bắc Bộ.               

B.

Đông Nam Bộ.

C.

Đồng bằng sông Hồng.

D.

Duyên hải miền Trung

Câu 44 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết biển Đông nằm ở đâu?

A.

Phía đông, tây nam, đông nam Việt Nam và phía tây philippines.

B.

Phía bắc Inđônêxia và phía đông nam philippines.

C.

Phía đông nam Trung Quốc và phía tây philippines.

D.

Phía đông nam Việt Nam và phía tây Philippines.

Câu 45 :

Nhận xét không đúng về một số đặc điểm tự nhiên của Nhật Bản là

A.

nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, ít mưa.

B.

có nhiều thiên tai như: động đất, núi lửa, sóng thần, bão.

C.

phía bắc có khí hậu ôn đới, phía nam có khí hậu cận nhiệt.

D.

vùng biển Nhật Bản có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau.

Câu 46 :

Bình quân đất nông nghiệp/người của vùng Đồng bằng sông Hồng thấp, khoảng

A.

0,03 ha/người.    

B.

0,06 ha/người.      

C.

0,05 ha/người.      

D.

0,04 ha/người      

Câu 47 :

Ý nào dưới đây không đúng về khu vực Đông Nam Á?

A.

Toàn bộ khu vực Đông nam Á nằm trong vùng nội chí tuyến

B.

Khí hậu nóng ẩm quanh năm

C.

Phần lớn khu vực nằm ở Bắc bán cầu

D.

Đông nam Á nằm trong khu vực có nhiều thiên tai

Câu 48 :

Để giảm dần tình trạng đói nghèo trong các nước ASEAN, biện pháp nào sau đây có tác dụng tích cực hơn cả?

A.

Đẩy mạnh quan hệ hợp tác phát triển kinh tế giữa các nước trong và ngoài khu vực

B.

Đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế

C.

Tăng đầu tư ngân sách cho giáo dục để phát triển nguồn nhân lực

D.

Thực hiện tốt chính sách dân số, giảm tỷ lệ tăng dân số

Câu 49 :

Dựa vào bảng số liệu sau đây về sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp theo hai nhóm A và B.

(Đơn vị : %)

Năm

Nhóm ngành

 

1985

 

1989

 

1990

 

2000

 

2005

Toàn ngành

100

100

100

100

100

Nhóm A

32,7

29,9

34,9

44,7

49,2

Nhóm B

67,3

71,1

65,1

55,3

50,8

Nhận định đúng nhất là:

A.

Tỉ trọng của các ngành công nghiệp nhóm A tăng liên tục.

B.

Công nghiệp nhóm A luôn chiếm tỉ trọng cao hơn công nghiệp nhóm B.

C.

Giai đoạn 1985 - 1990 có biến động phức tạp hơn giai đoạn 1990 - 2005.

D.

Đã cân đối tỉ trọng về giá trị sản lượng giữa hai nhóm A và B.

Câu 50 :

Trung Quốc có hai đặc khu hành chính nằm ven biển là

A.

Hồng Công và Ma Cao.

B.

Hồng Công và Quảng Châu.

C.

Hồng Công và Thượng Hải.

D.

Ma Cao và Thượng Hải.

ĐÁP ÁN

41

A

42

B

43

D

44

A

45

A

46

D

47

A

48

A

49

C

50

A

51

D

52

C

53

C

54

C

55

A

56

D

57

C

58

C

59

B

60

B

61

B

62

A

63

B

64

C

65

D

66

C

67

D

68

D

69

A

70

D

71

D

72

B

73

A

74

C

75

B

76

C

77

B

78

B

79

D

80

B

---{Còn tiếp}---

5. ĐỀ SỐ 5

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN ĐỊA LÍ NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT TIỀN PHONG - ĐỀ 05

Câu 1: Nửa sau mùa đông, gió mùa đông bắc đến nước ta có tính chất

A. lạnh khô.  B. lạnh ẩm.  C. nóng ẩm.                   D. lạnh ẩm, có mưa phùn.

Câu 2: Cho bảng số liệu: Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của 1 số địa điểm

Địa điểm

Lượng mưa(mm)

Lượng bốc hơi(mm)

Cân bằng ẩm (mm)

Hà Nội

1667

989

+ 678

Huế

2868

1000

+ 1868

TP Hồ Chí Minh

1931

1686

+ 245

Nhận xét nào sau đây chưa chính xác về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của 1 số địa điểm

A. Lượng mưa các nơi đều lớn.  B. Càng vào phía Nam lượng bốc hơi càng tăng.

C. Cân bằng ẩm luôn dương.      D. Lượng mưa tăng dần từ Bắc vào Nam.

Câu 3: Dựa  vào Atlat Địa lý VN trang 9, ý nào sau đây không đúng?

A. Vào mùa đông, khu vực phía bắc có nền nhiệt thấp.

B. Khu vực cực Nam Trung Bộ có lượng mưa kém.

C. Vào mùa đông, gió đông bắc làm cho miền Bắc mưa nhiều.

D. Trung Bộ, Tây Bắc là những khu vực chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng.

Câu 4: “Gió mùa Đông Nam” ở đồng bằng Bắc Bộ vào mùa hạ là

A. gió mùa Tây Nam bị hạ áp Bắc Bộ hút vào.   B. Tín phong Bắc bán cầu.

C. gió biển.                                                          D. gió fơn.                                     

Câu 5: Khu vực Tây Nam Á không có đặc điểm nào sau đây?

A. Tự nhiên thuận lợi cho sx nông nghiệp.             B. Sự can thiệp của các thế lực bên ngoài.

C. Nguồn tài nguyên dầu mỏ giàu có.                     D. Vị trí địa lý mang tính chiến lược.

Câu 6: Đất feralit chua là do

A. hình thành ở vùng đồi núi.        B. có sự hiện diện của Fe2O3 và Al2O3.

C. bị rửa trôi các badơ dễ tan.       D. quá trình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh.

Câu 7: Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu cho phần lãnh thổ phía Bắc  là

A. rừng nhiệt đới gió mùa.

B. rừng nhiệt đới ẩm gió mùa rụng lá mùa đông .

C. rừng nhiệt đới ẩm gió mùa lá rộng thường xanh.        

D. rừng nhiệt đới ẩm gió mùa.

Câu 8: Vốn đầu tư từ nước ngoài vào Mĩ La tinh giảm mạnh trong thời kỳ 1985-2004 là do

A. tình hình chính trị không ổn định.                      B. chính sách thu hút đầu tư không phù hợp.

C. thiên tai xảy ra nhiều, kinh tế suy thoái.             D. chiến tranh, xung đột sắc tộc, tôn giáo.

Câu 9: Vào mùa hạ khu vực chịu ảnh hưởng  fơn khô nóng ở nước ta là:

A. Đông Nam Bộ.                                                   

B. đồng bằng Bắc Bộ.

C. ven biển Trung Bộ và một phần của Tây Bắc.

D. Tây Nguyên.

Câu 10: Nguyên nhân sâu xa để Tây Nam Á và Trung Á trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc là

A. nguồn dầu mỏ có trữ lượng lớn, có vị trí địa lý- chính trị quan trọng.

B. có nhiều khoáng sản quan trọng như sắt, đồng, vàng, kim loại hiếm…

C. có nhiều tôn giáo lớn.                                        

D. có nền văn minh rực rỡ lâu đời.

ĐÁP ÁN

1

D

11

A

21

A

31

C

2

D

12

A

22

C

32

B

3

C

13

B

23

C

33

C

4

A

14

A

24

A

34

B

5

A

15

C

25

D

35

D

6

C

16

D

26

B

36

D

7

A

17

D

27

D

37

B

8

A

18

D

28

D

38

B

9

C

19

D

29

B

39

D

10

A

20

C

30

B

40

C

---{Còn tiếp}---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Địa Lí năm 2021-2022 - Trường THPT Tiền Phong có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau:

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON