YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Địa Lí năm 2021-2022 - Trường THPT Lam Kinh có đáp án

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin chia sẻ tài liệu nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Địa Lí năm 2021-2022 - Trường THPT Lam Kinh có đáp án đầy đủ trong nội dung bài viết dưới đây. Thông qua nội dung tài liệu, các em sẽ hình dung được nội dung trọng tâm mà mình cần ôn lại và làm quen với những dạng câu hỏi trắc nghiệm có thể xuất hiện trong kỳ thi sắp tới. Mong rằng tài liệu sẽ giúp các em cần ôn tập kiến thức thật chắc để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới.

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT LAM KINH

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

NĂM HỌC: 2021 – 2022

MÔN: ĐỊA LÍ

Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian phát đề

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Đặc điểm chung của địa hình nước ta là

A. không xuất hiện địa hình núi cao.

B. ít chịu tác động của con người.

C. có sự phân bậc rõ rệt theo độ cao.

D. đồi núi chiếm diện tích nhỏ.

Câu 2: Tổ hợp công nghiệp hàng không E - bớt (Airbus) do các nước nào sau đây sáng lập?

A. Thụy Điển, Anh, Đức.

B. Đức, Pháp, Bỉ.

C. Đức, Pháp, Anh.

D. Pháp, Bỉ, Anh.

Câu 3: Đặc điểm nào sau đây đúng với khí hậu của phần lãnh thổ phía Bắc ở nước ta?

A. Khí hậu có tính chất cận xích đạo. 

B. Không có tháng nào nhiệt độ dưới 200C.

C. Biên độ nhiệt trung bình năm lớn. 

D. Nhiệt độ trung bình năm trên 250C.

Câu 4: Phần lớn các nước đang phát triển có đặc điểm là

A. chỉ số phát triển con người (HDI) cao.  

B. vốn đầu tư ra nước ngoài nhiều.

C. GDP bình quân đầu người cao.

D. nguồn vốn nợ nước ngoài nhiều.

Câu 5: Biểu hiện của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ ở nước ta là

A. thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài. 

B. tăng tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP.

C. tăng tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước.

D. hình thành các vùng kinh tế trọng điểm.

Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết trạm khí hậu Hà Nội có mưa nhiều nhất vào tháng nào sau đây?

A. Tháng 10.                     B. Tháng 8.

C. Tháng 7.                       D. Tháng 9.

Câu 7: Đường biên giới quốc gia trên biển của nước ta được xác định là ranh giới ngoài của vùng

A. đặc quyền kinh tế.       B. tiếp giáp lãnh hải.

C. lãnh hải.                     D. nội thủy.

Câu 8: Vấn đề hệ trọng trong chiến lược khai thác tổng hợp, phát triển kinh tế biển của nước ta không phải là

A. phòng chống hiện tượng ô nhiễm môi trường biển.

B. sử dụng hợp lí nguồn lợi thiên nhiên biển.

C. thực hiện những biện pháp phòng tránh thiên tai.

D. tăng cường khai thác nguồn lợi thủy sản ven bờ.

Câu 9: Đặc điểm vị trí địa lí nào sau đây qui định tính chất ẩm của khí hậu nước ta?

A. Tiếp giáp biển Đông ở phía đông và phía nam.

B. Nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc.

C. Nằm trong khu vực hoạt động của Tín phong.

D. Tiếp giáp Lào, Campuchia ở phía tây và tây nam.

Câu 10: Biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế là

A. thương mại thế giới phát triển mạnh. 

B. vai trò công ty xuyên quốc gia giảm.

C. các nước nâng cao quyền tự chủ về kinh tế. 

D. đầu tư ra nước ngoài giảm nhanh.

Câu 11: Khu vực Đông Nam Á nằm tiếp giáp với hai đại dương nào sau đây?

A. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.

B. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

C. Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương.

D. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

Câu 12: Dân cư Hoa Kì đang có xu hướng di chuyển từ các bang vùng Đông Bắc đến các bang phía Nam chủ yếu là do

A. sự dịch chuyển của phân bố công nghiệp. 

B. sức hấp dẫn của các đô thị mới xây dựng.

C. sự thu hút của các điều kiện sinh thái.  

D. tâm lí thích di chuyển của người dân.

Câu 13: Phía Bắc của Nhật Bản chủ yếu nằm trong đới khí hậu

A. cận nhiệt đới.               B. ôn đới. 

C. nhiệt đới.                     D. cận cực.

Câu 14: Cho biểu đồ về lao động của một số quốc gia năm 2014.

Câu 15: Phát biểu nào sau đây đúng với nông nghiệp của Trung Quốc?

A. Diện tích cây công nghiệp lớn hơn cây lương thực.

B. Bình quân lương thực tính theo đầu người rất cao.

C. Ngành chăn nuôi chiếm ưu thế so với trồng trọt.

D. Sản xuất được nhiều nông phẩm có năng suất cao.

Câu 16: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết trung tâm kinh tế nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ?

A. Thanh Hóa.                  B. Huế.

C. Đà Nẵng.                     D. Vinh.

Câu 17: Do tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên sông ngòi nước ta có đặc điểm là

A. lưu lượng nước lớn và hàm lượng phù sa cao.

B. chủ yếu bắt nguồn từ bên ngoài lãnh thổ.

C. chảy theo hướng tây bắc - đông nam và đổ ra biển Đông.

D. chiều dài tương đối ngắn và diện tích lưu vực nhỏ.

Câu 18: Cho bảng số liệu:

TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 – 2014

Năm

2010

2012

2013

2014

Kinh tế Nhà nước

633 187

702 017

735 442

765 247

Kinh tế ngoài Nhà nước

926 928

1 060 587

1 110 769

1 175 739

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

326 967

378 236

407 976

442 441

 

       Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế của nước ta, giai đoạn 2010 - 2014?

A. Tổng sản phẩm trong nước giữa các thành phần kinh tế tăng không đều.

B. Kinh tế Nhà nước lớn hơn so với Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

C. Kinh tế ngoài Nhà nước tăng nhanh hơn so với Kinh tế Nhà nước.

D. Kinh tế Nhà nước tăng nhanh hơn Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 19: Phát biểu nào sau đây không đúng với Liên minh châu Âu (EU)?

A. Là khu vực có sự phát triển đồng đều giữa các quốc gia.

B. Là liên kết khu vực có nhiều quốc gia nhất trên thế giới.

C. Là tổ chức thương mại đứng hàng đầu trên thế giới.

D. Là một trong các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới.

Câu 20: Giao thông đường biển của Nhật Bản phát triển mạnh là do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

A. Người dân có nhu cầu du lịch quốc tế cao. 

B. Hoạt động ngoại thương phát triển mạnh.

C. Đường bờ biển dài với nhiều vịnh biển sâu.

D. Đất nước quần đảo với nhiều đảo lớn nhỏ.

Câu 21: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết so sánh nào sau đây đúng với đặc điểm khí hậu của Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh?

A. Tháng mưa ít nhất của TP. Hồ Chí Minh là tháng 3, Đà Nẵng mưa ít nhất là tháng 6.

B. Biên độ nhiệt độ trung bình năm của TP. Hồ Chí Minh cao hơn so với Đà Nẵng.

C. TP. Hồ Chí Minh mưa nhiều vào các tháng mùa hạ, Đà Nẵng mưa nhiều vào mùa thu đông.

D. Nhiệt độ trung bình năm của TP. Hồ Chí Minh thấp hơn so với Đà Nẵng.

Câu 22: Ở nhiều nước Đông Nam Á, việc làm là một vấn đề xã hội gay gắt, nguyên nhân chủ yếu do

A. trình độ lao động thấp, phân bố lao động đồng đều.

B. quy mô dân số đông, trình độ phát triển kinh tế chưa cao.

C. chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, năng suất lao động cao.

D. gia tăng dân số giảm, chất lượng giáo dục đào tạo hạn chế.

Câu 23: Trong những năm gần đây, sức cạnh tranh của ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô ở các nước Đông Nam Á chủ yếu dựa vào

A. sự suy giảm của các cường quốc khác.  

B. trình độ khoa học kỹ thuật cao.

C. liên doanh với các hãng nổi tiếng ở nước ngoài. 

D. nguồn nguyên liệu phong phú.

Câu 24: Điểm khác biệt của vùng núi Trường Sơn Bắc so với vùng núi Trường Sơn Nam ở nước ta là

A. độ cao trung bình địa hình thấp hơn.  

B. có nhiều cao nguyên xếp tầng hơn.

C. sự tương phản đông - tây rõ rệt hơn. 

D. có nhiều khối núi cao đồ sộ hơn.

Câu 25: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng với tài nguyên đất của nước ta?

A. Đất feralit trên đá vôi tập trung chủ yếu ở miền Nam.

B. Đất feralit trên đá badan có diện tích nhỏ hơn đất feralit trên đá vôi.

C. Đất feralit trên đá badan tập trung chủ yếu ở miền Bắc.

D. Diện tích nhóm đất feralit lớn hơn nhiều diện tích nhóm đất phù sa.

Câu 26: Cho bảng số liệu:

SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ SỐ DÂN CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2014

Nước

Sản lượng lương thực (triệu tấn)

Số dân (triệu người)

Trung Quốc

557,4

1364,3

Hoa Kì

442,9

318,9

Ấn Độ

294,0

1295,3

Pháp

56,2

66,5

Việt Nam

50,2

90,7

Thế giới

2817,3

7265,8

Để thể hiện sản lượng lương thực và số dân của một số nước trên thế giới năm 2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Đường.                        B. Kết hợp

C. Miền.                           D. Tròn.

Câu 27: Trong cơ cấu dân số Liên bang Nga năm 2001, tỉ lệ nam từ 75 tuổi trở lên ít hơn một cách đột biến so với tỉ lệ nữ chủ yếu do

A. nữ ít mắc tệ nạn xã hội hơn.  

B. tuổi thọ của nam thấp hơn nữ.

C. môi trường làm việc của nam độc hại hơn. 

D. hậu quả của chiến tranh thế giới II.

Câu 28: So với đồng bằng Đông Âu, đồng bằng Tây Xi-bia của Liên bang Nga có điểm khác biệt nào sau đây về tự nhiên?

A. Tập trung nhiều khoáng sản khí tự nhiên hơn.

B. Độ cao trung bình của địa hình lớn hơn nhiều.

C. Đất màu mỡ, thuận lợi cho nông nghiệp hơn.

D. Khí hậu điều hòa, ảnh hưởng của biển rõ rệt hơn.

Câu 29: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với chế độ nhiệt của nước ta?

A. Nhiệt độ trung bình tháng 7 cao hơn trung bình tháng 1.

B. Nhiệt độ trung bình năm của cả nước trên 200C (trừ vùng núi cao).

C. Nhiệt độ trung bình tháng 7 chênh lệch giữa các vùng ít.

D. Nhiệt độ trung bình tháng 1 giảm dần từ Bắc vào Nam.

Câu 30: Vào nửa sau mùa hạ ở nước ta, gió mùa Tây Nam gặp dãy Trường Sơn không gây hiện tượng phơn khô nóng cho Trung Bộ do gió này có

A. quãng đường đi dài.  

B. tầng ẩm rất dày.

C. sự đổi hướng liên tục. 

D. tốc độ rất lớn.

Câu 31: Cho biểu đồ:

TỈ SUẤT SINH THÔ CỦA THẾ GIỚI VÀ CÁC NHÓM NƯỚC THỜI KÌ 1950 - 2015

Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tỉ suất sinh thô của thế giới và các nhóm nước thời kì 1950 - 2015?

A. Toàn thế giới và 2 nhóm nước đều giảm, nhóm nước phát triển giảm nhanh nhất.

B. Các nước phát triển cao hơn và giảm chậm hơn các nước đang phát triển.

C. Các nước phát triển thấp hơn và giảm nhanh hơn so với toàn thế giới.

D. Các nước đang phát triển cao hơn và giảm nhanh hơn so với toàn thế giới.

Câu 32: Nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho nhiều loài sinh vật tự nhiên trên thế giới bị tuyệt chủng là do

A. khai thác quá mức.

B. phát triển thủy điện. 

C. mở rộng đất trồng.

D. các vụ cháy rừng.

Câu 33: Vùng núi đá vôi của nước ta có hạn chế lớn nhất về mặt tự nhiên là

A. dễ xảy ra hiện tượng lũ ống và lũ quét. 

B. nguy cơ phát sinh động đất ở các đứt gãy.

C. thường xuyên bị cháy rừng về mùa khô. 

D. dễ xảy ra tình trạng thiếu nước về mùa khô.

Câu 34: Vào mùa đông ở miền Bắc nước ta, giữa những ngày lạnh giá lại có những ngày nắng ấm là do

A. gió mùa Đông Bắc thay đổi hướng thổi và tính chất.

B. Tín phong bị gió mùa Đông Bắc lấn át.

C. Tín phong hoạt động xen kẽ với gió mùa Đông Bắc.

D. frông lạnh hoạt động thường xuyên và liên tục.

Câu 35: Điều kiện thuận lợi nhất để Trung Quốc phát triển mạnh ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là

A. lao động dồi dào, trình độ tay nghề cao.  

B. vốn đầu tư nhiều, cơ sở vật chất khá tốt.

C. lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn. 

D. máy móc hiện đại, nguyên liệu phong phú.

Câu 36: Cho bảng số liệu:

Năm

Lúa đông xuân

Lúa hè thu

Lùa mùa

2005

2 942,1

2 349,3

2 037,8

2010

3 085,9

2 436,0

1 967,5

2014

3 116,5

2 734,1

1 965,6

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích lúa theo mùa vụ ở nước ta qua các năm?

A. Lúa đông xuân tăng, lúa mùa giảm. 

B. Lúa mùa giảm, lúa hè thu ngày càng tăng.

C. Lúa đông xuân tăng chậm hơn lúa hè thu.

D. Lúa đông xuân tăng nhiều hơn lúa hè thu.

Câu 37: Phát biểu nào sau đây đúng với ngành công nghiệp của Hoa Kì hiện nay?

A. Tạo ra nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu.  

B. Đóng góp tỉ trọng lớn nhất vào GDP.

C. Tỉ trọng trong GDP ngày càng tăng nhanh. 

D. Các ngành hiện đại tập trung ở Đông Bắc.

Câu 38: Nhiệt độ trung bình năm của TP. Hồ Chí Minh cao chủ yếu là do địa điểm này

A. nằm gần xích đạo, chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc.

B. nằm ở vĩ độ thấp, không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

C. nằm gần biển, không chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam.

D. nằm gần chí tuyến, không chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam.

Câu 39: So sánh giữa các địa điểm có cùng độ cao, mùa đông của vùng Tây Bắc nước ta có điểm khác biệt với vùng Đông Bắc là

A. đến muộn và kết thúc muộn hơn.  

B. đến sớm và kết thúc muộn hơn.

C. đến muộn và kết thúc sớm hơn.

D. đến sớm và kết thúc sớm hơn.

Câu 40: Tình trạng nghèo đói còn nặng nề ở Tây Nam Á chủ yếu là do

A. mất ổn định về an ninh, chính trị, xã hội.

B. thiếu hụt nguồn lao động trẻ có kĩ thuật.

C. môi trường bị tàn phá rất nghiêm trọng.  

D. khai thác tài nguyên gặp nhiều khó khăn.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

C

C

C

D

D

6

7

8

9

10

B

C

D

A

A

11

12

13

14

15

B

A

B

B

D

16

17

18

19

20

C

A

D

A

D

21

22

23

24

25

C

B

C

A

D

26

27

28

29

30

B

D

A

D

B

31

32

33

34

35

B

A

D

C

C

36

37

38

39

40

D

A

B

C

A

2. ĐỀ SỐ 2

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN ĐỊA LÍ NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT LAM KINH - ĐỀ 02

Câu 1. Điểm cực Đông phần đất liền nước ta ở kinh độ 109o24’B tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh thuộc tỉnh

A. Quảng Ninh

B. Bình Định

C. Phú Yên

D. Khánh Hòa.

Câu 2. Ngành nào dưới đây không phải là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay?

A. công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.

B. công nghiệp cơ khí – điện tử.

C. công nghiệp vật liệu xây dựng

D. công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản.

Câu 3. Trong những năm qua, các ngành dịch vụ ngày càng đóng góp nhiều hơn cho sự tăng trưởng kinh tế đất nước một phần là do.

A. nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời như viễn thông , tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ,…

B. nước ta có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên.

C. đã huy động được toàn bộ lực lượng lao động có tri thức cao của cả nước.

D. tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp trong nước suy giảm liên tục.

Câu 4. Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh về trồng và chế biên cây công nghiệp cây dược liệu rau quả cận nhiệt và ôn đới là do

A. Khí hậu nhiệt đới độ ẩm cao

B. Khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh và ảnh hưởng của địa hình núi

C. Khí hậu có sự phân mùa

D. Lượng mưa hằng năm lớn

Câu 5. Tìm ý sai. So với trung du và miền núi Bắc Bộ thì Đồng bằng sông Hồng

A. Có tỉ lệ diện tích đất nông nghiệp cao hơn.

B. Có số dân đông hơn

C. Có kinh tế phát triển hơn

D. Có mùa đông lạnh hơn

Câu 6. Điểm giống nhau của hai vùng nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. Đều có đồng bằng châu thổ với nhiều ô trũng

B. Có nhiều vũng biển thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.

C. Có thế mạnh về lúa và nuôi trồng thủy sản.

D. Có mùa đông lạnh.

Câu 7. Căn cứ vào biểu đồ tròn ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, khu vực, quốc gia, vùng lãnh thổ có tỉ trọng tăng nhiều nhất trong cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ở giai đoạn 2000 – 2007 là

A. ĐÔng Nam Á

B. Trung Quốc

C. Đài Loan

D. Hàn Quốc

Câu 8. Hiện tại cơ cấu dân số nước ta có đặc điểm:

A. Là cơ cấu dân số trẻ

B. đang biến động chậm theo hướng già hóa

C. đang biến động nhanh theo hướng già hóa

D. là cơ cấu dân số già

Câu 9. Căn cứ vào biểu đồ DIện tích và sản lượng lúa cả nước (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 19 giai đoạn 2000 -2007 diện tích lúa nước ta :

A. tăng 459 nghìn ha

B. không có biến động

C. giảm 459 nghìn ha

D. giải 459 ha

Câu 10. Vùng núi Đông Bắc có vị trí

A. nằm ở phía đông của thung lũng sông Hồng

B. nằm giữa sông Hồng và sông Cả.

C. nằm từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã

D. nằm ở phía nam dãy Bạch Mã

ĐÁP ÁN

1D

2D

3A

4B

5D

6C

7D

8C

9C

10A

11A

12B

13A

14D

15A

16D

17A

18C

19D

20B

21A

22B

23A

24D

25C

26A

27A

28C

29D

30B

31A

32B

33D

34A

35B

36A

37B

38C

39A

40B

---{Để xem nội dung đề từ câu 11-40 đề số 2, các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247 để xem online hoặc tải về}---

3. ĐỀ SỐ 3

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN ĐỊA LÍ NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT LAM KINH - ĐỀ 03

Câu 41: Cho biểu đồ

Nhận xét nào sau đây không đúng với biểu đồ trên?

A. Sự phân mùa trong chế độ dòng chảy sông Hồng sâu sắc. 

B. Tổng lưu lượng nước sông Hồng lớn.

C. Mùa lũ sông Hồng trùng với mùa mưa.

D. Sự phân mùa trong chế độ dòng chảy sông Hồng không sâu sắc.

Câu 42: Cho bảng số liệu:

Nhiệt độ trung bình và biên độ nhiệt năm của ba địa điểm ở nước ta

Địa điểm

Hà Nội

Huế

TP. Hồ Chí Minh

Nhiệt độ (⁰C)

23,4

25,1

26,9

Biên độ nhiệt (⁰C)

12, 5

9,7

3,1

Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Hà Nội có nhiệt độ trung bình thấp nhất, biên độ nhiệt năm cao nhất. 

B. Huế có nhiệt độ trung bình và biên độ nhiệt năm trung bình.

C. Hà Nội có nhiệt độ trung bình và biên độ nhiệt năm cao nhất.

D. TP. Hồ Chí Minh có nhiệt độ trung bình cao nhất, biên độ nhiệt năm thấp nhất.

Câu 43: Phát biểu nào sau đây không đúng với vai trò của ngành chăn nuôi?

A.  Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp hàng tiêu dùng. 

B. Cung cấp cho con người các thực phẩm có dinh dưỡng cao.

C. Cung cấp lương thực nhằm đảm bảo đời sống nhân dân.

D. Cung cấp nguồn phân bón, sức kéo cho ngành trồng trọt.

Câu 44: Vùng biển được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền là vùng

A. đặc quyền kinh tế.     B. nội thuỷ.     C. tiếp giáp lãnh hải.     D. lãnh hải.

Câu 45: Nguyên nhân sâu xa gây nên tình trạng mất ổn định ở khu vực Tây Nam Á là

A. tồn tại nhiều tôn giáo và tỉ lệ người dân theo đạo Hồi cao. 

B. sự can thiệp của các thế lực bên ngoài.

C. sự phân hóa giàu nghèo rõ rệt trong dân cư và sự xung đột sắc tộc.

D. vị trí địa - chính trị quan trọng và nguồn dầu mỏ phong phú.

Câu 46: Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ địa hình núi Việt Nam đa dạng?

A. Có các cao nguyên badan xếp tầng và cao nguyên đá vôi. 

B. Có núi cao, núi trung bình, núi thấp, cao nguyên, sơn nguyên.

C. Bên cạnh các dãy núi cao, đồ sộ, có nhiều núi thấp.

D. Bên cạnh núi, còn có đồi.

Câu 47: Sự đa dạng và giàu có của hệ sinh thái vùng ven biển nước ta không bao gồm sự đa dạng và giàu có của

A. hệ sinh thái vùng ngập mặn.     

B. hệ sinh thái trên đất phèn.

C. hệ sinh thái rừng trên núi cao.

D. hệ sinh thái rừng trên các đảo.

Câu 48: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết khu vực nào sau đây có lượng mưa trung bình năm ít nhất?

A. Đồng bằng Bắc Bộ. 

B. Đồng bằng Nam Bộ.

C. Cực Nam Trung Bộ.

D. Trung Trung Bộ.

Câu 49: Nguyên nhân nào sau đây làm cho thiên nhiên nước ta khác với các nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi?

A. Do nước ta nằm gần xích đạo.     

B. Nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa.

C. Nước ta tiếp giáp với Biển Đông.

D. Ảnh hưởng của chế độ gió mùa.

Câu 50: Cho biểu đồ về dầu thô ở một số khu vực của thế giới năm 2003:

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây

A. Quy mô và cơ cấu sản lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng ở một số khu vực của thế giới. 

B. Tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng ở một số khu vực của thế giới.

C. Sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng ở một số khu vực của thế giới.

D. Sản lượng dầu thô khai thác và lượng dầu thô tiêu dùng ở một số khu vực của thế giới.

ĐÁP ÁN

41

D

51

A

61

A

71

A

42

C

52

B

62

D

72

C

43

C

53

A

63

A

73

C

44

B

54

B

64

B

74

C

45

D

55

D

65

A

75

D

46

B

56

A

66

D

76

B

47

C

57

D

67

A

77

C

48

C

58

D

68

D

78

C

49

B

59

A

69

C

79

B

50

D

60

A

70

B

80

B

---{Còn tiếp}---

4. ĐỀ SỐ 4

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN ĐỊA LÍ NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT LAM KINH - ĐỀ 04

Câu 41: Đặc điểm của các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng không phải là

A. thời gian xây dựng tương đối ngắn.

B. quy trình sản xuất tương đối đơn giản.

C. thời gian hoàn vốn tương đối nhanh.

D. đòi hỏi nguồn vốn đầu tư rất nhiều.

Câu 42: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và 5, hãy cho biết huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh /thành phố nào tỉnh nào sau đây ?

A. Phú Yên.      

B. Bình Định.

C. Khánh Hòa.

D. Quảng Ngãi.

Câu 43: Vai trò của ngành giao thông vận tải đối với sản xuất không phải là

A. giúp các hoạt động sinh hoạt người dân thuận tiện. 

B. cung ứng vật tư, nguyên, nhiên liệu cho sản xuất.

C. giúp cho các quá trình sản xuất diễn ra bình thường.

D. vận chuyển, đưa sản phẩm đến thị trường tiêu thụ.

Câu 44: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết sắt có ở nơi nào sau đây?

A. Lệ Thủy.      

B. Quỳ Châu.

C. Phú Vang.

D. Thạch Khê.

Câu 45: Hai bể dầu khí lớn nhất hiện nay đang khai thác ở thềm lục địa nước ta là

A. Sông Hồng, Cửu Long      

B. Nam Côn Sơn, Cửu Long

C. Nam Côn Sơn, Thổ Chu – Mã Lai

D. Thổ Chu – Mã Lai, Cửu Long

Câu 46: Biểu hiện nào sau đây không phải là ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu nước ta?

A. Góp phần làm điều hòa khí hậu 

B. Tăng cường độ ẩm của các khối khí qua biển

C. Tăng cường tính đa dạng của sinh vật nước ta

D. Giảm bớt tính khắc nghiệt của thời tiết trong mùa đông.

Câu 47: Sự thành công của công cuộc Đổi mới ở nước ta được thể hiện rõ nhất ở 

A. tăng khả năng tích lũy nội bộ, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đời sống nhân dân được cải thiện.

B. việc mở rộng các ngành nghề tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

C. hình thành được các trung tâm công nghiệp lớn và các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa.

D. số hộ đói nghèo giảm nhanh, trình độ dân trí được nâng cao.

Câu 48: Nhật Bản không phải là nước có

A. nhiều sông ngắn, dốc.      

B. địa hình chủ yếu là đồi núi.

C. đồng bằng ven biển nhỏ hẹp.

D. có nhiều quặng đồng, than đá.

Câu 49: Trong diện tích cả nước, địa hình núi cao (trên 2.000m), chiếm

A. 3%.      B. 1%.      C. 4%.      D. 2%.  

Câu 50: Cho bảng số liệu sau:

DÂN SỐ CÁC NƯỚC KHU VỰC ĐÔNG NAM Á NĂM 2015

(Đơn vị: triệu người)

Quốc gia

Dân số

Quốc gia

Dân số

Bru-nây

0,4

Mi-an-ma

52,1

Cam-pu-chia

15,4

Phi-lip-pin

103,0

Đông Ti-mo

1,2

Thái Lan

65,1

In-đô-nê-xi-a

255,7

Việt Nam

91,7

Lào

6,9

Xin-ga-po

5,5

Ma-lai-xi-a

30,8

Tổng số

627,8

 

(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017) 

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về dân số các nước khu vực Đông Nam Á năm 2015?

A. In-đô-nê-xi-a chiếm hơn 40,7% dân số trong khu vực. 

B. Phi-lip-pin có số dân lớn nhất.

C. Đông Ti-mo có dân số thấp nhất.

D. Việt Nam đứng thứ 4 về dân số ở khu vực.

ĐÁP ÁN

41

D

51

C

61

D

71

A

42

C

52

A

62

A

72

B

43

A

53

D

63

B

73

D

44

D

54

A

64

C

74

B

45

B

55

D

65

A

75

A

46

C

56

C

66

B

76

B

47

A

57

D

67

C

77

B

48

D

58

A

68

D

78

B

49

B

59

D

69

A

79

A

50

A

60

C

70

B

80

C

---{Còn tiếp}---

5. ĐỀ SỐ 5

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN ĐỊA LÍ NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT LAM KINH - ĐỀ 05

Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết dừa được trồng nhiều ở các tỉnh nào sau đây?

A. Phú Yên, Bình Thuận.

B. Quảng Ngãi, Bình Định.

C. Phú Yên, Bình Định.   

D. Khánh Hòa, Ninh Thuận.

Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, đỉnh núi có độ cao nhất ở vùng núi Trường Sơn Nam là

A. Kon Ka Kinh.               B. Lang Biang. 

C. Chư Yang Sin.             D. Ngọc Linh.

Câu 3: Đô thị hóa ở nước ta có đặc điểm là

A. phân bố đô thị đều giữa các vùng.   

B. quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh.

C. trình độ đô thị hóa thấp.  

D. tỉ lệ dân thành thị giảm.

Câu 4: Dạng địa hình chiếm diện tích lớn nhất trên lãnh thổ nước ta là

A. núi cao.                   B. đồi núi thấp.

C. đồng bằng.              D. núi trung bình.

Câu 5: Châu lục có tuổi thọ trung bình của người dân thấp nhất thế giới là

A. châu Á.                   B. châu Mĩ.

C. châu Âu.                  D. châu Phi.

Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, lưu vực sông có diện tích lớn nhất ở vùng Bắc Trung Bộ là

A. sông Cả.                  B. sông Chu.

C. sông Gianh.              D. sông Bến Hải.

Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, tỉnh ở Tây Nguyên không giáp với Lào hoặc Campuchia là

A. Đắk Lắk.                       B. Gia Lai.

C. Kon Tum.                      D. Lâm Đồng.

Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc?

A. Quảng Ninh.                 B. Hưng Yên.

C. Bắc Giang.                    D. Bắc Ninh.

Câu 9: Đông Nam Á biển đảo có dạng địa hình chủ yếu nào?

A. Đồi, núi và núi lửa.  

B. Núi và cao nguyên.

C. Các thung lũng rộng

D. Đồng bằng châu thổ rộng lớn.

Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết khu kinh tế ven biển nào sau đây không

thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Vân Phong.                   B. Năm Căn. 

C. Định An.                       D. Phú Quốc.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

B

D

C

B

D

6

7

8

9

10

A

D

C

A

A

11

12

13

14

15

C

B

A

A

B

16

17

18

19

20

D

C

B

B

C

21

22

23

24

25

B

D

A

B

C

26

27

28

29

30

D

A

B

D

D

31

32

33

34

35

A

B

A

A

A

36

37

38

39

40

C

C

A

C

B

---{Còn tiếp}---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Địa Lí năm 2021-2022 - Trường THPT Lam Kinh có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau:

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON