Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Địa Lí năm 2021-2022 - Trường THPT Nông Cống 1 có đáp án đầy đủ được HỌC247 tổng hợp và biên soạn dựa trên các kiến thức ôn tập. Các đề thi trong tài liệu bao gồm cả những câu hỏi cơ bản và nâng cao, hỗ trợ các em lớp 12 trong quá trình ôn tập chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới.
TRƯỜNG THPT NÔNG CỐNG 1 |
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM HỌC: 2021 – 2022 MÔN: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian phát đề |
1. ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Ý nào không phải là đặc điểm của Biển Đông?
A. Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa |
B. Tương đối kín |
C. Rộng |
D. Thuộc chủ quyền hoàn toàn của Việt Nam |
Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, vùng nào có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất ở nước ta?
A. Bắc Trung Bộ. |
B. Đồng bằng sông Cửu Long. |
C. Duyên hải Nam Trung Bộ. |
D. Đồng bằng sông Hồng. |
Câu 3: Hướng sản xuất của nền nông nghiệp hàng hóa là
A. chuyên canh. |
B. tự cấp tự túc. |
C. đa canh. |
D. xen canh. |
Câu 4: Vùng nào có năng suất lúa cao nhất cả nước?
A. Đồng bằng sông Cửu Long. |
B. Duyên hải Nam Trung Bộ. |
C. Đồng bằng sông Hồng. |
D. Bắc Trung Bộ. |
Câu 5: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa không mang lại thuận lợi gì trong nông nghiệp?
A. Tạo thế mạnh khác nhau giữa các vùng. |
B. Sản phẩm nông nghiệp đa dạng. |
C. Khả năng xen canh, tăng vụ lớn. |
D. Dễ thống nhất mùa vụ chung. |
Câu 6: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4, 5 và những kiến thức đã học, hãy cho biết các điểm cực Bắc, cực Nam, cực Đông, cực Tây của nước ta lần lượt thuộc các tỉnh nào sau đây?
A. Hà Giang, Kiên Giang, Khánh Hòa, Lai Châu. |
B. Hà Giang, Bạc Liêu, Khánh Hòa, Điện Biên. |
C. Hà Giang, Cà Mau, Khánh Hòa, Điện Biên. |
D. Hà Giang, Cà Mau, Phú Yên, Điện Biên. |
Câu 7: Loại khoáng sản có giá trị nhất ở đồng bằng sông Hồng là
A. đá vôi, sét, cao lanh. |
B. sét, cao lanh và than bùn. |
C. sét, cao lanh và dầu mỏ. |
D. than nâu và than antraxit. |
Câu 8: Cho bảng số liệu sau:
SỰ BIẾN ĐỘNG VỀ CƠ CẤU DÂN SỐ THEO ĐỘ TUỔI Ở NHẬT BẢN
Năm Nhóm tuổi |
1970 |
1997 |
2005 |
2025 (dự báo) |
Dưới 15 tuổi (%) |
23,9 |
15,3 |
13,9 |
11,7 |
Từ 15 – 64 tuổi (%) |
69,0 |
69,0 |
66,9 |
60,1 |
65 tuổi trở lên (%) |
7,1 |
15,7 |
19,2 |
28,2 |
Số dân (triệu người) |
104,0 |
126,0 |
127,7 |
117,0 |
A. Dân số có xu hướng già hóa. |
B. Nhật Bản là nước đông dân. |
C. Nhóm tuổi trong độ tuổi lao động chiếm tỉ trọng ngày càng tăng. |
D. Nhóm tuổi từ 65 tuổi trở lên có xu hướng tăng nhanh về tỉ trọng. |
Câu 9: Điểm nào sau đây không đúng với Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Ở phía Tây của vùng có đồi núi thấp. |
B. Có các đồng bằng rộng lớn ven biển. |
C. Tất cả các tỉnh trong vùng đều giáp biển. |
D. Có biển rộng lớn phía Đông. |
Câu 10: Ý nào sau đây không phải là hướng phát triển của ngành chăn nuôi hiện nay ở nước ta?
A. Sản phẩm không qua giết thịt. |
B. Sản xuất hàng hóa. |
C. Chọn thức ăn chế biến công nghiệp. |
D. Hình thức trang trại công nghiệp. |
Câu 11: Cho bảng số liệu: GÍA TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN QUA CÁC NĂM
Đơn vị: tỉ USD
Năm |
1990 |
2000 |
2010 |
2015 |
Xuất khẩu |
287,6 |
479,2 |
769,8 |
624,8 |
Nhập khẩu |
235,4 |
379,5 |
692,4 |
648,3 |
A. biểu đồ đường. |
B. biểu đồ tròn. |
C. biểu đồ miền. |
D. biểu đồ cột. |
Câu 12: Hạn chế lớn về dân cư của các nước Đông Nam Á là
A. có cơ cấu dân số già nên thiếu lực lượng lao động. |
B. chất lượng nguồn lao động chưa cao. |
C. dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động lớn. |
D. tình trạng bùng nổ dân số vẫn đang tiếp diễn. |
Câu 13: Hoạt động du lịch có tiềm năng nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là
A. sinh thái. |
B. nghỉ dưỡng. |
C. văn hóa |
D. mạo hiểm. |
Câu 14: Vùng nào ở nước ta có số lượng đô thị nhiều nhất?
A. Tây Nguyên. |
B. Trung du và miền núi Bắc Bộ. |
C. Đồng bằng sông Cửu Long. |
D. Đông Nam Bộ. |
Câu 15: Nhóm đất phèn của Đồng bằng Sông Cửu Long phân bố chủ yếu ở
A. Ven biển |
B. Dọc sông Tiền |
C. Dọc sông Hậu |
D. Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên |
Câu 16: Mục tiêu khái quát nào mà các nước ASEAN cần đạt được?
A. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước. |
B. Đoàn kết, hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn định và cùng phát triển . |
C. Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các nước. |
D. Xây dựng ASEAN thành một khu vực hoà bình, ổn định. |
Câu 17: Di sản văn hóa thế giới ở Bắc Trung Bộ là
A. Di tích cố đô Huế, Phong Nha - Kẻ Bàng |
B. Phong Nha - Kẻ Bàng, Nhã nhạc cung đình Huế |
C. Nhã nhạc cung đình Huế, Phố cổ Hội An |
D. Cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế |
Câu 18: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, lưu vực sông chiếm diện tích lớn nhất ở vùng Bắc Trung Bộ là
A. sông Gianh. |
B. sông Cả. |
C. sông Bến Hải. |
D. sông Mã. |
Câu 19: Vấn đề quan trọng hàng đầu của Đồng bằng sông Hồng cần giải quyết là gì?
A. Dân số đông. |
B. Đất nông nghiệp khan hiếm. |
C. Tài nguyên không nhiều . |
D. Thiên tai khắc nghiệt. |
Câu 20: Cho bảng số liệu sau:
GDP CỦA LB NGA QUA CÁC NĂM (Đơn vị: tỉ USD)
Năm |
1990 |
1995 |
2004 |
2011 |
2014 |
GDP |
967,3 |
363,9 |
582,4 |
1904,8 |
1860,6 |
Nhận xét nào sau đây là đúng về quy mô GDP của LB Nga giai đoạn 1990 - 2014?
A. Nhỏ và chưa ổn định. |
B. Lớn song chưa ổn định. |
C. Tăng liên tục. |
D. Giảm liên tục. |
Câu 21: Với địa hình phần lớn là núi và cao nguyên nên phần phía Đông của Liên bang Nga ít thuận lợi cho phát triển
A. nông nghiêp. |
B. khai khoáng. |
C. lâm nghiệp. |
D. thủy điện. |
Câu 22: Đất ở các đồng bằng Bắc Trung Bộ thuận lợi cho phát triển
A. các cây rau đậu |
B. cây lúa nước. |
C. cây công nghiệp hàng năm. |
D. cây công nghiệp lâu năm |
Câu 23: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, khu vực có mật độ dân số cao cũng như tập trung hầu hết các đô thị lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long phân bố ở
A. vùng bán đảo Cà Mau. |
B. dải ven sông Tiền, sông Hậu. |
C. dải ven biên giới Việt Nam – Campuchia. |
D. dải ven biển. |
Câu 24: Thời gian hoạt động từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là nói đến
A. gió mùa mùa đông (gió Đông Bắc) |
B. gió Tín phong |
C. gió mùa mùa hạ (gió Tây Nam) |
D. gió Mậu dịch |
Câu 25: Cho biểu đồ:
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Tỉ trọng cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta giai đoạn 2000 – 2014. |
B. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta giai đoạn 2000 – 2014. |
C. Sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta giai đoạn 2000 – 2014. |
D. Giá trị GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta giai đoạn 2000 – 2014. |
Câu 26: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, tỉ trọng GDP của vùng Bắc Trung Bộ so với GDP cả nước năm 2007 là
A. 9,8%. |
B. 6,8%. |
C. 8,8%. |
D. 7,8%. |
Câu 27: Cây công nghiệp chủ lực của Trung du và miền núi Bắc bộ là
A. Thuốc lá |
B. Đậu tương. |
C. Chè. |
D. Cà phê. |
Câu 28: Cho biểu đồ:
Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc qua các năm (%)
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào là đúng?
A. Tỉ trọng nhập khẩu luôn đạt trên 50%. |
B. Trung Quốc là nước nhập siêu. |
C. Tỉ trọng giá trị xuất khẩu giảm liên tục. |
D. Tỉ trọng giá trị xuất khẩu có xu hướng tăng. |
Câu 29: Đàn lợn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển do
A. sự phong phú của thức ăn trong rừng |
B. sản phẩm phụ của chế biến thủy sản |
C. hoa màu, lương thực dành nhiều hơn cho chăn nuôi. |
D. nguồn lúa gạo và phụ phẩm của nó |
Câu 30: ASEAN chính thức ra đời vào
A. năm 1967 tại Gia-các-ta |
B. năm 1967 tại Singapo |
C. năm 1967 tại Cuala-lăm-pơ |
D. năm 1967 tại Băng Cốc |
Câu 31: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, ngành công nghiệp nào sau đây không có trong cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp Hải Phòng?
A. Đóng tàu. |
B. Chế biến nông sản. |
C. Luyện kim màu. |
D. Sản xuất vật liệu xây dựng. |
Câu 32: Nhận xét nào không đúng với đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Nhật Bản?
A. Đồng bằng nhỏ, hẹp ven biển. |
B. Địa hình chủ yếu là đồi núi. |
C. than đá có trữ lượng lớn. |
D. Sông ngòi ngắn và dốc. |
Câu 33: Điều kiện kinh tế - xã hội nào tạo thuận lợi cho ngành thủy sản?
A. Các cảng cá chưa đáp ứng yêu cầu. |
B. Chất lượng thương phẩm cũng còn hạn chế. |
C. Tàu thuyền, các phương tiện đánh bắt còn chậm đổi mới. |
D. Nhân dân có truyền thống, kinh nghiệm đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. |
Câu 34: Căn cứ vào bản đồ Cây công nghiệp (năm 2007) Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, các tỉnh có tỉ lệ diện tích trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng đạt dưới 10% phân bố ở những vùng nào của nước ta?
A. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long. |
B. Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ. |
C. Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ. |
D. Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ. |
Câu 35: Thuận lợi chủ yếu của việc nuôi trồng thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ là gì?
A. Có nhiều loài hải sản quý hiếm. |
B. Bờ biển có nhiều vũng vịnh, đầm phá. |
C. Hoạt động chế biến hải sản đa dạng. |
D. Liền kề ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu. |
Câu 36: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây không thuộc vùng đồng bằng sông Hồng?
A. Hải Phòng |
B. Phúc Yên |
C. Hà Nội |
D. Hạ Long |
Câu 37: Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có
A. tỉ trọng thấp nhưng đang tăng nhanh. |
B. tỉ trọng cao nhưng đang giảm nhanh. |
C. tỉ trọng cao và đang tăng nhanh. |
D. vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. |
Câu 38: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi:
A. Sự hiện diện của các khối khí di chuyển từ biển vào. |
B. Vị trí nước ta nằm trong vùng ngoại chí tuyến. |
C. Vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến. |
D. Vai trò của Biển Đông. |
Câu 39: Nguyên nhân chủ yếu khiến tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn nước ta còn cao là
A. tỉ lệ lao động qua đào tạo ở nông thôn thấp |
B. đầu tư khoa học kĩ thuật làm tăng năng suất lao động |
C. lực lượng lao động tập trung quá đông ở nông thôn |
D. sản xuất nông nghiệp mang tính mùa vụ, nghề phụ ít phát triển |
Câu 40: Ngành mũi nhọn của nền kinh tế Liên bang Nga là
A. khai thác than. |
B. chế tạo máy. |
C. sản xuất lương thực. |
D. khai thác dầu khí. |
ĐÁP ÁN
1 |
D |
11 |
D |
21 |
A |
31 |
C |
2 |
B |
12 |
B |
22 |
C |
32 |
C |
3 |
A |
13 |
A |
23 |
B |
33 |
D |
4 |
C |
14 |
B |
24 |
A |
34 |
A |
5 |
D |
15 |
D |
25 |
C |
35 |
B |
6 |
C |
16 |
B |
26 |
B |
36 |
D |
7 |
B |
17 |
D |
27 |
C |
37 |
A |
8 |
C |
18 |
B |
28 |
D |
38 |
C |
9 |
B |
19 |
A |
29 |
C |
39 |
D |
10 |
C |
20 |
B |
30 |
D |
40 |
D |
2. ĐỀ SỐ 2
ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN ĐỊA LÍ NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT NÔNG CỐNG 1 - ĐỀ 02
Câu 1: Công cuộc đổi mới được manh nha từ năm nào, và từ lĩnh vực nào ở nước ta:
A. Cuối thập kỉ 60 của thế kỉ XX và đầu tiên từ lĩnh vực công nghiệp nặng.
B. Đầu thập kỉ 70 của thế kỉ XX và đầu tiên từ lĩnh vực công nghiệp nhẹ và dịch vụ.
C. Từ năm 1979 và đầu tiên từ lĩnh vực nông nghiệp với khoán sản phẩm theo khâu đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp.
D. Từ năm 1986 và đầu tiên trong lĩnh vực công nghiệp.
Câu 2: Sau khi thống nhất đất nước, nước ta tiến hành xây dựng nền kinh tế từ xuất phát điểm là nền sản xuất:
A. Công nghiệp B. Công - nông nghiệp
C. Nông - công nghiệp D. Nông nghiệp lạc hậu
Câu 3: Công cuộc Đổi mới ở nước ta được khẳng định từ :
A. Sau khi đất nước thống nhất 30 - 4 - 1975.
B. Sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI năm 1986.
C. Sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khoá VI tháng 4 - 1998.
D. Sau chỉ thị 100 CT-TW ngày 13 - 1 - 1981.
Câu 4: Nước Việt Nam nằm ở
A. bán đảo Trung Ấn, khu vực cận nhiệt đới.
B. rìa phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á.
C. phía đông Thái Bình Dương, khu vực kinh tế sôi động của thế giới.
D. rìa phía đông châu Á, khu vực ôn đới.
Câu 5: Lãnh thổ Việt Nam là khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm
A. vùng đất, vùng biển, vùng trời. B. vùng đất, vùng biển, vùng núi.
C. vùng đất, hải đảo, thềm lục địa. D. vùng đất liền, hải đảo, vùng trời.
Câu 6: Việt Nam có đường biên giới cả trên đất liền và trên biên giới trên biển với:
A. Trung Quốc, Lào, Camphuchia. B. Lào, Campuchia.
C. Trung Quốc, Campuchia. D. Thái Lan, Campuchia
Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết trong số 7 tỉnh biên giới trên đất liền giáp với Trung Quốc, không có tỉnh nào sau đây?
A. Lạng Sơn. B. Tuyên Quang. C. Cao Bằng. D. Hà Giang.
Câu 8: Lãnh hải là
A. vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển.
B. vùng biển rộng 200 hải lí.
C. vùng tiếp giáp với vùng biển quốc tế.
D. vùng có độ sâu khoảng 200m.
Câu 9: Địa hình thấp dưới 1000m chiếm
A. 85% diện tích lãnh thổ B. 95% diện tích lãnh thổ
C. 1/4 diện tích D. 2/4 diện tích.
Câu 10: Vùng núi Tây Bắc nằm giữa
A. Sông Hồng và sông Cả B. Sông Hồng và sông Lô
C. Sông Cầu và sông Cả D. Sông Cả và sông Lô.
ĐÁP ÁN
1-C |
2-D |
3-B |
4-B |
5-A |
6-C |
7-B |
8-A |
9-A |
10-A |
11-A |
12-B |
13-D |
14-A |
15-B |
16-A |
17-A |
18-B |
19-A |
20-A |
21-B |
22-A |
23-C |
24-C |
25-A |
26-C |
27-B |
28-B |
29-A |
30-A |
31-A |
32-B |
33-A |
34-D |
35-A |
36-B |
37-A |
38-C |
39-D |
40- |
---{Để xem nội dung đề từ câu 11-40 đề số 2, các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247 để xem online hoặc tải về}---
3. ĐỀ SỐ 3
ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN ĐỊA LÍ NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT NÔNG CỐNG 1 - ĐỀ 03
Câu 1: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp của nước ta trong những năm qua thay đổi theo hướng:
A. sản xuất độc canh lúa gạo. B. phát triển mạnh kinh tế hộ gia đình.
C. phát triển kinh tế trang trại. D. tăng cường chuyên môn hóa sản xuất.
Câu 2: Cho biểu đồ:
NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH THÁNG Ở HÀ NỘI
Hãy cho biết nhận xét nòa sau đây không đúng về nhiệt độ, lượng mưa ở Hà Nội
A. Chế độ mưa có sự phân mùa. B. Tháng XII có nhiệt độ dưới 150C.
C. Lượng mưa lớn nhất vào tháng XII. D. Nhiệt độ các tháng trong năm không đều.
Câu 3: Trong nghề cá, Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều ưu thế hơn vùng Bắc Trung bộ là do
A. Tất cả các tỉnh đều giáp biển.
B. Có các dòng biển gần bờ.
C. Bờ biển có các vũng vịnh, đầm phá
D. Có các ngư trường rộng, đặc biệt là hai ngư trường xa bờ.
Câu 4: Đây là cơ sở để phân chia ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm thành 3 phân ngành: chế biến sản phẩm trồng trọt, chế biến sản phẩm chăn nuôi và chế biến thủy sản.
A. Đặc điểm sản xuất. B. Công dụng của sản phẩm.
C. Phân bố sản xuất. D. Nguồn nguyên liệu.
Câu 5: Việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp ngắn ngày với công nghiệp chế biến sẽ có tác động:
A. nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
B. khai thác tốt về tiềm năng đất đai, khí hậu của mỗi vùng.
C. tạo thêm nhiều nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.
D. dễ thực hiện cơ giới hóa, thủy lợi hóa.
Câu 6: Đâu là điểm khác nhau chủ yếu giữa các nhà máy nhiệt điện ở Đồng bằng sông Hồng và các nhà máy nhiệt điện ở Đông Nam Bộ?
A. Các nhà máy ở Đông Nam Bộ có quy mô lớn hơn.
B. Nhà máy nhiệt điện ở sông Hồng nằm gần vùng nguyên liệu, còn nhà máy nhiệt điện ở Đông Nam Bộ nằm gần thị trường tiêu thụ.
C. Nhiệt điện ở Đồng bằng sông Hồng chạy bằng than, nhiệt điện ở Đông Nam Bộ chạy bằng dầu khí.
D. Các nhà máy ở Đồng bằng sông Hồng được xây dựng sớm hơn các nhà máy ở Đông Nam Bộ.
Câu 7: Hai vấn đề lớn nhất trong sử dụng tài nguyên nước của nước ta hiện nay là:
A. Nguồn nước ngầm bị cạn kiệt và ô nhiễm nguồn nước.
B. Ngập lụt trong mùa mưa, thiếu nước trong mùa khô và ô nhiễm nguồn nước.
C. Sự phân hóa nguồn nước giữa các vùng và ô nhiễm nguồn nước.
D. Ngập lụt trong mùa mưa, thiếu nước trong mùa khô và nguồn nước ngầm cạn kiệt.
Câu 8: Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới của Đông Nam Á là:
A. Vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng (trừ Lào).
B. Khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc.
C. Hoạt động của gió mùa với một mùa đông lạnh thực sự.
D. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế và có sự phân hóa của khí hậu.
Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 26, cho biết các tỉnh thuộc tiểu vùng Tây Bắc nước ta hiện nay là:
A. Điện Biên, Lai Châu, Hòa Bình, Lào Cai B. Điện Biên, Lai Châu, Hòa Bình, Sơn La.
C. Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai. D. Lai Châu, Điện Biên, Hòa Bình, Yên Bái.
Câu 10: Nguyên nhân gây mùa khô cho Nam Bộ và Tây Nguyên vào thời kì mùa đông là do hoạt động của:
A. tín phong Nam bán cầu. B. gió mùa Tây Nam.
C. gió mùa mùa đông (gió Đông Bắc). D. tín phong Bắc bán cầu.
ĐÁP ÁN
1-D |
2-B |
3-D |
4-D |
5-A |
6-C |
7-B |
8-B |
9-B |
10-D |
11-C |
12-A |
13-D |
14-A |
15-A |
16-B |
17-C |
18-C |
19-B |
20-C |
21-C |
22-C |
23-B |
24-C |
25-A |
26-C |
27-B |
28-C |
29-A |
30-D |
31-A |
32-A |
33-A |
34-D |
35-B |
36-C |
37-B |
38-D |
39-B |
40-D |
4. ĐỀ SỐ 4
ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN ĐỊA LÍ NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT NÔNG CỐNG 1 - ĐỀ 04
Câu 1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào của nước ta vừa giáp biển vừa giáp đất nước Campuchia:
A. An Giang B. Hà Tiên C. Kiên Giang D. Cà Mau
Câu 2. Trở ngại lớn nhất của địa hình miền núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta là:
A. Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực gây trở ngại cho giao thông.
B. Địa hình dốc, đất dễ bị xói mòn, lũ quét, lũ nguồn dễ xảy ra.
C. Động đất dễ phát sinh ở những vùng đứt gãy sâu.
D. Thiếu đất canh tác, thiếu nước nhất là ở những vùng núi đá vôi.
Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 -7, hãy cho biết Vân Phong và Cam Ranh là hai vịnh biển thuộc tỉnh (thành) nào sau đây:
A. Quảng Ninh. B. Đà Nẵng. C. Khánh Hoà. D. Bình Thuận.
Câu 4. Hai bể trầm tích dầu khí có diện tích lớn nhất nước ta là:
A. Sông Hồng và Trung Bộ. B. Cửu Long và Sông Hồng.
C. Nam Côn Sơn và Cửu Long. D. Nam Côn Sơn và Thổ Chu - Mã Lai.
Câu 5. “Địa thế cao hai đầu, thấp ở giữa, chạy theo hướng tây bắc - đông nam”. Đó là đặc điểm núi của vùng:
A. Tây Bắc. B. Đông Bắc.
C. Trường Sơn Bắc. D. Trường Sơn Nam.
Câu 6. Lãnh thổ Việt Nam là khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm:
A. Vùng đất liền, hải đảo, vùng trời B. Vùng đất, vùng biển, vùng núi.
C. Vùng đất, hải đảo, thềm lục địa. D. Vùng đất, vùng biển, vùng trời.
Câu 7. Gió đông bắc thổi ở vùng phía nam đèo Hải Vân vào mùa đông ở nước ta thực chất là:
A. Gió Tín phong ở nửa cầu Bắc hoạt động thường xuyên suốt năm.
B. Một loại gió địa phương hoạt động thường xuyên suốt năm giữa biển và đất liền.
C. Gió mùa mùa đông nhưng đã bị biến tính khi vượt qua dãy Bạch Mã.
D. Gió mùa mùa đông xuất phát từ cao áp ở lục địa châu Á.
Câu 8. Địa hình vùng đồi trung du và bán bình nguyên của nước ta thể hiện rõ nhất ở:
A. Vùng đồi trung du thuộc dãy Trường Sơn Nam và Đông Nam Bộ.
B. Trên các cao nguyên xếp tầng ở sườn phía tây của Tây Nguyên.
C. Vùng đồi trung du thuộc dãy Trường Sơn Bắc và vùng thấp ở Tây Nguyên.
D. Rìa đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.
Câu 9. Đặc điểm nào sau đây chứng tỏ Việt Nam là đất nước nhiều đồi núi?
A. Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.
B. Địa hình núi cao chiếm 1% diện tích lãnh thổ.
C. Địa hình đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ.
D. Cấu trúc địa hình khá đa dạng.
Câu 10. Các thiên tai của nước ta do ảnh hưởng của biển Đông là:
A. Bão; sạt lở bờ biển; cát bay, cát chảy lấn chiếm đồng ruộng, làng mạc.
B. Bão; sạt lở đất; sương muối.
C. Cát bay, cát chảy; rét đậm, rết hại; lũ lụt.
D. Sạt lở bờ biển; hạn hán; cháy rừng.
ĐÁP ÁN
1.C |
2.A |
3.C |
4.C |
5.C |
6.D |
7.A |
8.D |
9.C |
10.A |
11.D |
12.D |
13.C |
14.C |
15.D |
16.A |
17.B |
18.D |
19.B |
20.D |
21.D |
22.C |
23.D |
24.B |
25.A |
26.B |
27.A |
28.B |
29.C |
30.B |
31.B |
32.A |
33.C |
34.B |
35.D |
36.A |
37.B |
38.D |
39.C |
40.B |
---{Còn tiếp}---
5. ĐỀ SỐ 5
ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN ĐỊA LÍ NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT NÔNG CỐNG 1 - ĐỀ 05
Câu 1: Hệ sinh thái ven biển có diện tích lớn nhất và giá trị quan trọng của nước ta là:
A. Hệ sinh thái trên các đảo. B. Hệ sinh thái đầm lầy.
C. Hệ sinh thái trên đất phèn. D. Hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Câu 2: Biểu hiện để chứng tỏ nước ta có lượng mưa và độ ẩm lớn là:
A. Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa.
B. Lượng mưa trung bình năm từ 1500 đến 2000mm; độ ẩm cao, trên 80%, cân bằng ẩm luôn dương
C. Trong năm có một mùa mưa, một mùa khô.
D. Lượng mưa nhiều, độ ẩm không khí cao.
Câu 3: Đồng bằng châu thổ sông của nước ta được hình thành do nguyên nhân chủ yếu nào?
A. Do tác động của các chu kì tạo núi.
B. Do tác động của biển.
C. Do kết quả các quá trình xâm thực.
D. Do phù sa sông bồi tụ dần trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng
Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết diện tích lưu vực hệ thống sông nào của nước ta lớn nhất?
A. Sông Mê Công (Việt Nam). B. Sông Hồng,
C. Các sông khác. D. Sông Đồng Nai.
Câu 5: Vùng núi Trường Sơn Bắc thuộc vùng nào của nước ta?
A. Vùng Bắc Trung Bộ. B. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. D. Vùng Tây Nguyên.
Câu 6: Nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng IX cho Trung Bộ của nước ta là?
A. Hoạt động của gió mùa Tây Nam.
B. Hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới.
C. Hoạt động của gió mùa.
D. Hoạt động của gió mùa Tây Nam và dải hội tụ nhiệt đới.
Câu 7: Núi cao ở nước ta được xác định từ độ cao nào?
A. 3000m. B. 1500m. C. 2000m. D. 2500m.
Câu 8: Ranh giới tự nhiên của 2 vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc là:
A. Sông Hồng. B. Sông Chảy.
C. Dãy núi Hoàng Liên Sơn. D. Dãy núi Sông Gấm
Câu 9: Hai vịnh biển lớn nhất nước ta nằm trong biển Đông là:
A. Vịnh Bắc Bộ và vịnh Hạ Long B. Vịnh Bắc Bộ và vịnh Vân Phong.
C. Vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan. D. Vịnh Thái Lan và vịnh Vân Phong.
Câu 10: Với 3260km đường bờ biển, nước ta có số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giáp biển là:
A. 29. B. 26. C. 28. D. 27.
ĐÁP ÁN
1.D |
2.B |
3.D |
4.B |
5.A |
6.D |
7.C |
8.A |
9.C |
10.C |
11.C |
12.D |
13.A |
14.A |
15.B |
16.C |
17.B |
18.A |
19.C |
20.A |
21.B |
22.C |
23.A |
24.C |
25.B |
26.C |
27.A |
28.B |
29.B |
30.D |
31.A |
32.D |
33.D |
34.D |
35.B |
36.D |
37.C |
38.C |
39.B |
40.D |
---{Còn tiếp}---
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Địa Lí năm 2021-2022 - Trường THPT Nông Cống 1 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau:
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Địa Lí năm 2021-2022 - Trường THPT Bỉm Sơn có đáp án
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Địa Lí năm 2021-2022 - Trường THPT Bá Thước có đáp án
Chúc các em học tốt!