Được xem là kỳ thi vô cùng quan trọng với khối lượng kiến thức lớn. Vì thế, việc lên kế hoạch hợp lý và luyện tập các kỹ năng để chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2022 là vô cùng quan trọng. Đặc biệt là môn học Địa Lí thuộc tổ hợp Khoa Học Xã Hội, vốn là môn học chủ chốt của các bạn học sinh chọn khối C. Nhằm giúp các em có thêm nhiều nguồn bài tập để rèn luyện và củng cố kiến thức HỌC247 xin giới thiệu Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Địa Lí năm 2021-2022 - Trường THPT Nguyễn Mộng Tuân có đáp án.
TRƯỜNG THPT NGUYỄN MỘNG TUÂN |
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM HỌC: 2021 – 2022 MÔN: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian phát đề |
1. ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc, nên:
A. Có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá.
B. Khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa đông bớt nóng, khô và mùa hạ nóng, mưa nhiều.
C. Có sự phân hóa tự nhiên theo lãnh thổ rõ rệt.
D. Nền nhiệt độ cao, cán cân bức xạ quanh năm dương.
Câu 2: Công cuộc đổi mới ở nước ta thực sự bắt đầu từ năm
A. 1986 B. 1987 C. 1988 D. 1989
Câu 3: Cho bảng số liệu sau đây về sự biến động diện tích rừng của nước ta qua một số năm
(đơn vị: triệu ha ).
Năm |
1975 |
1983 |
1990 |
1999 |
2003 |
Rừng tự nhiên |
9,5 |
6,8 |
8,4 |
9,4 |
10,0 |
Rừng trồng |
0,1 |
0,4 |
0,8 |
1,5 |
2,1 |
Để thể hiện sự biến động diện tích rừng của nước ta ( giai đoạn 1975 – 2003), biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Biểu đồ cột nhóm B. Biểu đồ cột chồng
C. Biểu đồ cột và đường kết hợp D. Biểu đồ đường
Câu 4: Nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc là:
A. Lớn hơn 20oC.
B. 27 – 28oC.
C. Dưới 22oC.
D. 28 – 29oC.
Câu 5: Nội thủy là:
A. Vùng có chiều rộng 12 hải lí.
B. Vùng tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành vùng biển rộng 200 hải lí.
C. Vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở.
D. Vùng nước ở phía ngoài đường cơ sở với chiều rộng 12 hải lí.
Câu 6: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được biểu hiện ở:
A. Trong năm, Mặt Trời luôn đứng cao trên đường chân trời.
B. Hàng năm, nước ta nhận được lượng nhiệt Mặt Trời lớn.
C. Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm.
D. Trong năm, Mặt Trời qua thiên đỉnh hai lần.
Câu 7: Nhờ tiếp giáp biển, nên nước ta có:
A. Nền nhiệt độ cao, nhiều ánh nắng. B. Thiên nhiên xanh tốt, giàu sức sống.
C. Khí hậu có hai mùa rõ rệt. D. Nhiều tài nguyên khoáng sản và sinh vật.
Câu 8: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 4,5 cho biết nước ta có đường biên giới chung dài nhất với quốc gia nào sau đây
A. Mianma B. Trung Quốc C. Campuchia D. Lào
Câu 9: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 4,5 cho biết quần đảo côn sơn thuộc tỉnh nào
A. Bến Tre B. Bình Thuận C. Trà Vinh D. Bà Rịa- Vũng Tàu
Câu 10: Thuận lợi nào sau đây không phải là chủ yếu của khu vực đồng bằng?
A. Thuận lợi để phát triển tập trung cây công nghiệp lâu năm.
B. Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa cây trồng.
C. Là điều kiện thuận lợi để tập trung các khu công nghiệp, thành phố.
D. Cung cấp các nguồn lợi khác về thủy sản, lâm sản, khoáng sản.
Câu 11: Biểu hiện chứng tỏ địa hình Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm là:
A. Hướng núi tây bắc – đông nam thẳng góc với gió tây nam vào mùa hạ, gây mưa ở sườn đón gió.
B. Hiện tượng đất trượt, đá lở phổ biến ở nhiều nơi do cường độ phong hóa diễn ra mạnh mẽ.
C. Một số dãy núi ở cực Nam Trung Bộ có hướng đông bắc – tây nam, song song với hướng gió, làm mưa ít.
D. Bồi đắp nên đồng bằng là phù sa của các con song chảy từ miền núi xuống (đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long).
Câu 12: Địa hình thấp và hẹp ngang, nâng cao ở hai đầu là đặc điểm của vùng núi:
A. Tây Bắc. B. Đông Bắc C. Trường Sơn Nam. D. Trường Sơn Bắc.
Câu 13: Nguyên nhân làm cho đất ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo, chủ yếu là đất cát pha
A. Đồng bằng nằm ở chân núi, nhận nhiều sỏi, cát trôi xuống.
B. Bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện mưa nhiều.
C. Trong sự hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu.
D. Các sông miền Trung ngắn, hẹp và rất nghèo phù sa.
Câu 14: NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA CỦA HÀ NỘI VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nhận xét nào sau đây không đúng với biểu đồ trên?
A. Nhiệt độ trung bình năm Thành phố Hồ Chí Minh cao hơn Hà Nội.
B. Chế độ mưa của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đều có sự phân mùa.
C. Sự phân mùa trong chế độ mưa của Hà Nội sâu sắc hơn Thành phố Hồ Chí Minh
D. Hà Nội có biên độ nhiệt năm lớn, Thành phố Hồ Chí Minh có biên độ nhiệt năm nhỏ.
Câu 15: Dọc ven biển, nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, có vài sông nhỏ đổ ra biển, là nơi thuận lợi cho nghề:
A. Nuôi trồng thủy sản. B. Khai thác thủy hải sản.
C. Làm muối. D. Chế biến thủy sản.
Câu 16: Độ mặn trung bình của Biển Đông khoảng:
A. 33 – 34‰. B. 30 – 31‰. C. 31 – 32‰. D. 30 – 33‰.
Câu 17: Thời tiết rất nóng và khô ở ven biển Trung Bộ và phân nam khu vực Tây Bắc nước ta do loại gió nào sau đây gây ra?
A. Gió Mậu dịch Nam bán cầu. B. Gió phơn Tây Nam.
C. Gió Mậu dịch Bắc bán cầu. D. Gió mùa Tây Nam.
Câu 18: Đặc trưng khí hậu của phần lãnh thổ phía Bắc là:
A. Cận xích đạo gió mùa. B. Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
C. Cận nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh. D. Nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh.
Câu 19: Thiên nhiên vùng núi cao Tây Bắc mang sắc thái của vùng khí hậu
A. ôn đới gió mùa trên núi. B. nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
C. cận xích đạo gió mùa với hai mùa mưa, khô. D. cận nhiệt đới gió mùa.
Câu 20: Thiên nhiên vùng biển và thềm lục địa nước ta không có đặc điểm nào sau đây?
A. Thềm lục địa phía bắc và phía nam nông, mở rộng.
B. Vùng biển lớn gấp 3 lần diện tích đất liền.
C. Thềm lục địa ở miền Trung thu hẹp, tiếp giáp vùng biển nước sâu.
D. Đường bờ biển Nam Trung Bộ bằng phằng.
Câu 21: Càng về phía Nam thì:
A. Biên độ nhiệt càng tăng. B. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh càng giảm.
C. Nhiệt độ trung bình càng tăng. D. Nhiệt độ trung bình tháng nóng càng giảm.
Câu 22: Gió nào mang lại cho miền Bắc nước ta thời tiết lạnh, khô vào đầu mùa đông và lạnh ẩm vào cuối mùa đông?
A. Gió Mậu dịch nửa cầu Bắc B. Gió Tây Nam từ vịnh Tây Bengan.
C. Gió mùa Đông Bắc. D. Gió Mậu dịch nửa cầu Nam.
Câu 23: Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng là các:
A. Sơn nguyên. B. Cao nguyên.
C. Núi thấp. D. Bề mặt bán bình nguyên.
Câu 24: Cho bảng số liệu sau đây về sản lượng một số sản phẩm của công nghiệp giấy in của nước ta.
Năm |
1995 |
2000 |
2001 |
2002 |
Sản lượng giấy (nghìn tấn) |
216 |
408 |
445 |
467 |
Trang in (tỉ trang) |
96,7 |
184,7 |
206,8 |
209,7 |
Để thể hiện sản lượng giấy và trang in của công nghiệp giấy ở nước ta năm 1995- 2002, biểu đồ nào thích hợp nhất?
A. Biểu đồ miền B. Biểu đồ cột và đường kết hợp
C. Biểu đồ cột chồng D. Biểu đồ đường
Câu 25: Lượng mưa trung bình năm ở nước ta dao động trong khoảng:
A. 1500 – 2000 mm. B. 1700 – 2000 mm. C. 1600 – 2000 mm. D. 1800 – 2000 mm.
Câu 26: Thích hợp đối với việc trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả và hoa màu là địa hình của:
A. Bán bình nguyên, đồi trung du.
B. Các cao nguyên ba dan
C. Các vùng núi cao có khí hậu cận nhiệt và ôn đới.
D. Các cao nguyên ba dan và cao nguyên đá vôi, bán bình nguyên, đồi và trung du
Câu 27: Điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây phần đất liền nước ta thuộc các tỉnh:
A. Hà Giang, Cà Mau, Điện Biên, Ninh Thuận. B. Hà Giang, Cà Mau, Khánh Hòa, Điện Biên.
C. Hà Giang, Cà Màu, Lai Châu, Khánh Hòa. D. Cao Bằng, Kiên Giang, Lai Châu, Khánh Hòa.
Câu 28: Đường bờ biển nước ta dài bao nhiêu kilômét?
A. 3280 km B. 3290 km C. 3270 km D. 3260 km
Câu 29: Biển Đông là một vùng biển:
A. Ít chịu ảnh hưởng của gió mùa. B. Không rộng.
C. Có đặc tính nóng ẩm. D. Mở rộng ra Thái Bình Dương.
Câu 30: Theo chiều Bắc – Nam, phần đất liền nước ta nằm trong khoảng vĩ độ:
A. 8o34’B - 22o23’B B. 8o34’B - 20o23’B C. 8o34’B - 23o23’B D. 8o34’B - 21o23’B
Câu 31: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 6,7, hướng vòng cung là hướng chính của:
A. Các hệ thống sông lớn. B. Vùng núi Đông Bắc
C. Dãy Hoàng Liên Sơn. D. Vùng núi Bắc Trường Sơn.
Câu 32: Kết quả nào sau đây không phải của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ
A. Các trung tâm công nghiệp và dịch vụ lớn được hình thành.
B. Công cuộc xóa đói, giảm nghèo có hiệu quả cao.
C. Vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo được ưu tiên phát triển.
D. Các vùng kinh tế trọng điểm được hình thành.
Câu 33: Loại thiên tai ít xảy ra ở vùng biển nước ta là:
A. Cát bay, cát nhảy B. Động đất. C. Sạt lở bờ biển. D. Bão.
Câu 34: TỔNG GDP CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 1985 - 2015
(Đơn vị: tỷ USD)
Năm |
1985 |
1995 |
2000 |
2005 |
2010 |
2015 |
GDP |
14,1 |
20,7 |
33,64 |
57,6 |
116 |
194 |
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, 2016)
Để thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong giai đoạn 1985 - 2015, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Biểu đồ cột. B. Biểu đồ miền. C. Biểu đồ tròn. D. Biểu đồ đường
Câu 35: Tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của nước ta năm 2005 và 2009
(đơn vị: tỉ đồng)
Năm |
Nông - lâm - ngư nghiệp |
Công nghiệp - xây dựng |
Dịch vụ |
2005 |
76 905 |
157 808 |
158 276 |
2009 |
88 168 |
214 799 |
213 601 |
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) phân theo khu vực kinh tế của nước ta thời kì 2005 - 2009 là:
A. Biểu đồ hình tròn B. Biểu đồ miền C. Biểu đồ đường D. Biểu đồ hình cột
Câu 36: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết hệ thống sông có diện tích lưu vực lớn nhất trên lãnh thổ nước ta là
A. sông Hồng. B. sông Mã. C. sông Đồng Nai. D. sông Mê Kông.
Câu 37: Cho biểu đồ
Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên?
A. Tháng có nhiệt độ cao nhất của Huế là tháng có lượng mưa lớn nhất.
B. Nhiệt độ trung bình năm của Huế không cao, chưa đạt tiêu chuẩn vùng nhiệt đới.
C. Huế có tổng lượng mưa lớn, mùa mưa lệch dần về thu đông.
D. Sự phân mùa trong chế độ mưa của Huế không sâu sắc.
Câu 38: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, cho biết vào tháng 6 bão ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh nào của nước ta?
A. Quảng Ninh. B. Thanh Hóa. C. Quảng Nam. D. Hải Phòng.
Câu 39: Việt Nam và Hoa Kì bình thường hóa quan hệ năm:
A. 1996. B. 1995. C. 1998. D. 1997.
Câu 40: Công cuộc Đổi mới ở nước ta đã đạt được thành tựu to lớn về mặt xã hội là:
A. Công cuộc xóa đói giảm nghèo đạt được nhiều thành tựu to lớn.
B. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.
D. Lạm phát được đẩy lùi và kiềm chế ở mức một con số.
ĐÁP ÁN
1 |
D |
2 |
A |
3 |
A |
4 |
A |
5 |
C |
6 |
C |
7 |
B |
8 |
D |
9 |
D |
10 |
A |
11 |
B |
12 |
D |
13 |
C |
14 |
C |
15 |
C |
16 |
D |
17 |
B |
18 |
B |
19 |
A |
20 |
D |
21 |
C |
22 |
C |
23 |
D |
24 |
B |
25 |
A |
26 |
D |
27 |
B |
28 |
D |
29 |
C |
30 |
C |
31 |
B |
32 |
B |
33 |
B |
34 |
D |
35 |
A |
36 |
A |
37 |
C |
38 |
A |
39 |
B |
40 |
A |
2. ĐỀ SỐ 2
ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN ĐỊA LÍ NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT NGUYỄN MỘNG TUÂN - ĐỀ 02
Câu 1: Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc, nên:
A. Có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá.
B. Có sự phân hóa tự nhiên theo lãnh thổ rõ rệt.
C. Nền nhiệt độ cao, cán cân bức xạ quanh năm dương.
D. Khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa đông bớt nóng, khô và mùa hạ nóng, mưa nhiều.
Câu 2: Nội thủy là:
A. Vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở.
B. Vùng có chiều rộng 12 hải lí.
C. Vùng nước ở phía ngoài đường cơ sở với chiều rộng 12 hải lí.
D. Vùng tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành vùng biển rộng 200 hải lí.
Câu 3: Biểu hiện chứng tỏ địa hình Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm là:
A. Hướng núi tây bắc – đông nam thẳng góc với gió tây nam vào mùa hạ, gây mưa ở sườn đón gió.
B. Hiện tượng đất trượt, đá lở phổ biến ở nhiều nơi do cường độ phong hóa diễn ra mạnh mẽ.
C. Một số dãy núi ở cực Nam Trung Bộ có hướng đông bắc – tây nam, song song với hướng gió, làm mưa ít.
D. Bồi đắp nên đồng bằng là phù sa của các con song chảy từ miền núi xuống (đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long).
Câu 4: Nguyên nhân làm cho đất ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo, chủ yếu là đất cát pha
A. Đồng bằng nằm ở chân núi, nhận nhiều sỏi, cát trôi xuống.
B. Trong sự hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu.
C. Bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện mưa nhiều.
D. Các sông miền Trung ngắn, hẹp và rất nghèo phù sa.
Câu 5: Biển Đông là một vùng biển:
A. Mở rộng ra Thái Bình Dương. B. Có đặc tính nóng ẩm.
C. Không rộng. D. Ít chịu ảnh hưởng của gió mùa.
Câu 6: Dọc ven biển, nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, có vài sông nhỏ đổ ra biển, là nơi thuận lợi cho nghề:
A. Nuôi trồng thủy sản. B. Chế biến thủy sản.
C. Khai thác thủy hải sản. D. Làm muối.
Câu 7: Đặc trưng khí hậu của phần lãnh thổ phía Bắc là:
A. Cận xích đạo gió mùa. B. Cận nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh.
C. Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. D. Nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh.
Câu 8: Cho bảng số liệu sau đây về sự biến động diện tích rừng của nước ta qua một số năm
(đơn vị: triệu ha )
Năm |
1975 |
1983 |
1990 |
1999 |
2003 |
Rừng tự nhiên |
9,5 |
6,8 |
8,4 |
9,4 |
10,0 |
Rừng trồng |
0,1 |
0,4 |
0,8 |
1,5 |
2,1 |
Để thể hiện sự biến động diện tích rừng của nước ta (giai đoạn 1975 – 2003), biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Biểu đồ cột chồng B. Biểu đồ cột nhóm
C. Biểu đồ cột và đường kết hợp D. Biểu đồ đường
Câu 9: Công cuộc Đổi mới ở nước ta đã đạt được thành tựu to lớn về mặt xã hội là:
A. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
B. Lạm phát được đẩy lùi và kiềm chế ở mức một con số.
C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.
D. Công cuộc xóa đói giảm nghèo đạt được nhiều thành tựu to lớn.
Câu 10: NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA CỦA HÀ NỘI VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nhận xét nào sau đây không đúng với biểu đồ trên?
A. Chế độ mưa của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đều có sự phân mùa.
B. Nhiệt độ trung bình năm Thành phố Hồ Chí Minh cao hơn Hà Nội.
C. Hà Nội có biên độ nhiệt năm lớn, Thành phố Hồ Chí Minh có biên độ nhiệt năm nhỏ.
D. Sự phân mùa trong chế độ mưa của Hà Nội sâu sắc hơn Thành phố Hồ Chí Minh
ĐÁP ÁN
1 |
C |
2 |
A |
3 |
B |
4 |
B |
5 |
B |
6 |
D |
7 |
C |
8 |
B |
9 |
D |
10 |
D |
11 |
B |
12 |
D |
13 |
C |
14 |
D |
15 |
A |
16 |
A |
17 |
C |
18 |
A |
19 |
C |
20 |
C |
21 |
B |
22 |
C |
23 |
A |
24 |
A |
25 |
D |
26 |
B |
27 |
D |
28 |
C |
29 |
C |
30 |
B |
31 |
D |
32 |
B |
33 |
C |
34 |
A |
35 |
A |
36 |
D |
37 |
A |
38 |
B |
39 |
A |
40 |
D |
---{Để xem nội dung đề từ câu 11-40 đề số 2, các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247 để xem online hoặc tải về}---
3. ĐỀ SỐ 3
ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN ĐỊA LÍ NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT NGUYỄN MỘNG TUÂN - ĐỀ 03
Câu 1: Nội thủy là:
A. Vùng nước ở phía ngoài đường cơ sở với chiều rộng 12 hải lí.
B. Vùng có chiều rộng 12 hải lí.
C. Vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở.
D. Vùng tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành vùng biển rộng 200 hải lí.
Câu 2: Gió nào mang lại cho miền Bắc nước ta thời tiết lạnh, khô vào đầu mùa đông và lạnh ẩm vào cuối mùa đông?
A. Gió Mậu dịch nửa cầu Bắc B. Gió Tây Nam từ vịnh Tây Bengan.
C. Gió Mậu dịch nửa cầu Nam. D. Gió mùa Đông Bắc.
Câu 3: Kết quả nào sau đây không phải của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ
A. Vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo được ưu tiên phát triển.
B. Các trung tâm công nghiệp và dịch vụ lớn được hình thành.
C. Các vùng kinh tế trọng điểm được hình thành.
D. Công cuộc xóa đói, giảm nghèo có hiệu quả cao.
Câu 4: Đặc trưng khí hậu của phần lãnh thổ phía Bắc là:
A. Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. B. Cận xích đạo gió mùa.
C. Nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh. D. Cận nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh.
Câu 5: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết hệ thống sông có diện tích lưu vực lớn nhất trên lãnh thổ nước ta là
A. sông Hồng. B. sông Mã. C. sông Đồng Nai. D. sông Mê Kông.
Câu 6: Thuận lợi nào sau đây không phải là chủ yếu của khu vực đồng bằng?
A. Cung cấp các nguồn lợi khác về thủy sản, lâm sản, khoáng sản.
B. Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa cây trồng.
C. Thuận lợi để phát triển tập trung cây công nghiệp lâu năm.
D. Là điều kiện thuận lợi để tập trung các khu công nghiệp, thành phố.
Câu 7: NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA CỦA HÀ NỘI VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nhận xét nào sau đây không đúng với biểu đồ trên?
A. Nhiệt độ trung bình năm Thành phố Hồ Chí Minh cao hơn Hà Nội.
B. Chế độ mưa của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đều có sự phân mùa.
C. Hà Nội có biên độ nhiệt năm lớn, Thành phố Hồ Chí Minh có biên độ nhiệt năm nhỏ.
D. Sự phân mùa trong chế độ mưa của Hà Nội sâu sắc hơn Thành phố Hồ Chí Minh
Câu 8: Công cuộc Đổi mới ở nước ta đã đạt được thành tựu to lớn về mặt xã hội là:
A. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
B. Lạm phát được đẩy lùi và kiềm chế ở mức một con số.
C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.
D. Công cuộc xóa đói giảm nghèo đạt được nhiều thành tựu to lớn.
Câu 9: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 4,5 cho biết quần đảo côn sơn thuộc tỉnh nào
A. Trà Vinh B. Bến Tre C. Bà Rịa- Vũng Tàu D. Bình Thuận
Câu 10: TỔNG GDP CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 1985 - 2015
(Đơn vị: tỷ USD)
Năm |
1985 |
1995 |
2000 |
2005 |
2010 |
2015 |
GDP |
14,1 |
20,7 |
33,64 |
57,6 |
116 |
194 |
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, 2016)
Để thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong giai đoạn 1985 - 2015, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Biểu đồ tròn. B. Biểu đồ miền. C. Biểu đồ cột. D. Biểu đồ đường
ĐÁP ÁN
1 |
C |
2 |
D |
3 |
D |
4 |
A |
5 |
A |
6 |
C |
7 |
D |
8 |
D |
9 |
C |
10 |
D |
11 |
D |
12 |
B |
13 |
D |
14 |
A |
15 |
A |
16 |
B |
17 |
A |
18 |
B |
19 |
C |
20 |
B |
21 |
B |
22 |
D |
23 |
A |
24 |
C |
25 |
A |
26 |
C |
27 |
C |
28 |
C |
29 |
C |
30 |
B |
31 |
B |
32 |
B |
33 |
A |
34 |
D |
35 |
D |
36 |
A |
37 |
B |
38 |
A |
39 |
C |
40 |
B |
---{Còn tiếp}---
4. ĐỀ SỐ 4
ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN ĐỊA LÍ NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT NGUYỄN MỘNG TUÂN - ĐỀ 04
Câu 1: Gió nào mang lại cho miền Bắc nước ta thời tiết lạnh, khô vào đầu mùa đông và lạnh ẩm vào cuối mùa đông?
A. Gió Mậu dịch nửa cầu Bắc B. Gió Tây Nam từ vịnh Tây Bengan.
C. Gió Mậu dịch nửa cầu Nam. D. Gió mùa Đông Bắc.
Câu 2: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 4,5 cho biết nước ta có đường biên giới chung dài nhất với quốc gia nào sau đây
A. Lào B. Mianma C. Campuchia D. Trung Quốc
Câu 3: Công cuộc đổi mới ở nước ta thực sự bắt đầu từ năm
A. 1989 B. 1988 C. 1986 D. 1987
Câu 4: Cho bảng số liệu sau đây về sự biến động diện tích rừng của nước ta qua một số năm
(đơn vị: triệu ha ).
Năm |
1975 |
1983 |
1990 |
1999 |
2003 |
Rừng tự nhiên |
9,5 |
6,8 |
8,4 |
9,4 |
10,0 |
Rừng trồng |
0,1 |
0,4 |
0,8 |
1,5 |
2,1 |
Để thể hiện sự biến động diện tích rừng của nước ta (giai đoạn 1975 – 2003), biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Biểu đồ cột chồng B. Biểu đồ cột và đường kết hợp
C. Biểu đồ đường D. Biểu đồ cột nhóm
Câu 5: Tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của nước ta năm 2005 và 2009
(đơn vị: tỉ đồng)
Năm |
Nông - lâm - ngư nghiệp |
Công nghiệp - xây dựng |
Dịch vụ |
2005 |
76 905 |
157 808 |
158 276 |
2009 |
88 168 |
214 799 |
213 601 |
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) phân theo khu vực kinh tế của nước ta thời kì 2005 - 2009 là:
A. Biểu đồ hình tròn B. Biểu đồ miền C. Biểu đồ đường D. Biểu đồ hình cột
Câu 6: Nhờ tiếp giáp biển, nên nước ta có:
A. Nhiều tài nguyên khoáng sản và sinh vật. B. Khí hậu có hai mùa rõ rệt.
C. Nền nhiệt độ cao, nhiều ánh nắng. D. Thiên nhiên xanh tốt, giàu sức sống.
Câu 7: Loại thiên tai ít xảy ra ở vùng biển nước ta là:
A. Cát bay, cát nhảy B. Động đất. C. Sạt lở bờ biển. D. Bão.
Câu 8: Điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây phần đất liền nước ta thuộc các tỉnh:
A. Hà Giang, Cà Mau, Điện Biên, Ninh Thuận. B. Cao Bằng, Kiên Giang, Lai Châu, Khánh Hòa.
C. Hà Giang, Cà Mau, Khánh Hòa, Điện Biên. D. Hà Giang, Cà Màu, Lai Châu, Khánh Hòa.
Câu 9: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được biểu hiện ở:
A. Trong năm, Mặt Trời qua thiên đỉnh hai lần.
B. Trong năm, Mặt Trời luôn đứng cao trên đường chân trời.
C. Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm.
D. Hàng năm, nước ta nhận được lượng nhiệt Mặt Trời lớn.
Câu 10: Đặc trưng khí hậu của phần lãnh thổ phía Bắc là:
A. Cận xích đạo gió mùa. B. Nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh.
C. Cận nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh. D. Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
ĐÁP ÁN
1 |
D |
2 |
A |
3 |
C |
4 |
D |
5 |
A |
6 |
D |
7 |
B |
8 |
C |
9 |
C |
10 |
D |
11 |
B |
12 |
A |
13 |
C |
14 |
B |
15 |
A |
16 |
B |
17 |
C |
18 |
C |
19 |
B |
20 |
B |
21 |
C |
22 |
D |
23 |
A |
24 |
B |
25 |
C |
26 |
C |
27 |
D |
28 |
C |
29 |
A |
30 |
B |
31 |
B |
32 |
A |
33 |
D |
34 |
D |
35 |
A |
36 |
B |
37 |
A |
38 |
D |
39 |
D |
40 |
A |
---{Còn tiếp}---
5. ĐỀ SỐ 5
ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN ĐỊA LÍ NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT NGUYỄN MỘNG TUÂN - ĐỀ 05
Câu 1: Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc, nên:
A. Có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá.
B. Khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa đông bớt nóng, khô và mùa hạ nóng, mưa nhiều.
C. Có sự phân hóa tự nhiên theo lãnh thổ rõ rệt.
D. Nền nhiệt độ cao, cán cân bức xạ quanh năm dương.
Câu 2: Công cuộc đổi mới ở nước ta thực sự bắt đầu từ năm
A. 1986 B. 1987 C. 1988 D. 1989
Câu 3: Cho bảng số liệu sau đây về sự biến động diện tích rừng của nước ta qua một số năm
(đơn vị: triệu ha)
Năm |
1975 |
1983 |
1990 |
1999 |
2003 |
Rừng tự nhiên |
9,5 |
6,8 |
8,4 |
9,4 |
10,0 |
Rừng trồng |
0,1 |
0,4 |
0,8 |
1,5 |
2,1 |
Để thể hiện sự biến động diện tích rừng của nước ta (giai đoạn 1975 – 2003), biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Biểu đồ cột nhóm B. Biểu đồ cột chồng
C. Biểu đồ cột và đường kết hợp D. Biểu đồ đường
Câu 4: Nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc là:
A. Lớn hơn 20oC.
B. 27 – 28oC
C. Dưới 22oC.
D. 28 – 29oC.
Câu 5: Nội thủy là:
A. Vùng có chiều rộng 12 hải lí.
B. Vùng tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành vùng biển rộng 200 hải lí.
C. Vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở.
D. Vùng nước ở phía ngoài đường cơ sở với chiều rộng 12 hải lí.
Câu 6: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được biểu hiện ở:
A. Trong năm, Mặt Trời luôn đứng cao trên đường chân trời.
B. Hàng năm, nước ta nhận được lượng nhiệt Mặt Trời lớn.
C. Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm.
D. Trong năm, Mặt Trời qua thiên đỉnh hai lần.
Câu 7: Nhờ tiếp giáp biển, nên nước ta có:
A. Nền nhiệt độ cao, nhiều ánh nắng. B. Thiên nhiên xanh tốt, giàu sức sống.
C. Khí hậu có hai mùa rõ rệt. D. Nhiều tài nguyên khoáng sản và sinh vật.
Câu 8: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 4,5 cho biết nước ta có đường biên giới chung dài nhất với quốc gia nào sau đây
A. Mianma B. Trung Quốc C. Campuchia D. Lào
Câu 9: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 4,5 cho biết quần đảo côn sơn thuộc tỉnh nào
A. Bến Tre B. Bình Thuận C. Trà Vinh D. Bà Rịa- Vũng Tàu
Câu 10: Thuận lợi nào sau đây không phải là chủ yếu của khu vực đồng bằng?
A. Thuận lợi để phát triển tập trung cây công nghiệp lâu năm.
B. Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa cây trồng.
C. Là điều kiện thuận lợi để tập trung các khu công nghiệp, thành phố.
D. Cung cấp các nguồn lợi khác về thủy sản, lâm sản, khoáng sản.
ĐÁP ÁN
1 |
D |
2 |
A |
3 |
A |
4 |
A |
5 |
C |
6 |
C |
7 |
B |
8 |
D |
9 |
D |
10 |
A |
11 |
B |
12 |
D |
13 |
C |
14 |
D |
15 |
A |
16 |
A |
17 |
C |
18 |
A |
19 |
C |
20 |
C |
21 |
B |
22 |
D |
23 |
A |
24 |
C |
25 |
A |
26 |
C |
27 |
C |
28 |
C |
29 |
C |
30 |
B |
31 |
B |
32 |
A |
33 |
D |
34 |
D |
35 |
A |
36 |
B |
37 |
A |
38 |
D |
39 |
D |
40 |
A |
---{Còn tiếp}---
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Địa Lí năm 2021-2022 - Trường THPT Nguyễn Mộng Tuân có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau:
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Địa Lí năm 2021-2022 - Trường THPT Bỉm Sơn có đáp án
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Địa Lí năm 2021-2022 - Trường THPT Bá Thước có đáp án
Chúc các em học tốt!