Được xem là kỳ thi vô cùng quan trọng với khối lượng kiến thức lớn. Vì thế, việc lên kế hoạch hợp lý và luyện tập các kỹ năng để chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2022 là vô cùng quan trọng. Đặc biệt là môn học Địa Lí thuộc tổ hợp Khoa Học Xã Hội, vốn là môn học chủ chốt của các bạn học sinh chọn khối C. Nhằm giúp các em có thêm nhiều nguồn bài tập để rèn luyện và củng cố kiến thức HỌC247 xin giới thiệu Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Địa Lí năm 2021-2022 - Trường THPT Hoàng Lệ Kha có đáp án.
TRƯỜNG THPT HOÀNG LỆ KHA |
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM HỌC: 2021 – 2022 MÔN: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian phát đề |
1. ĐỀ SỐ 1
Câu 1. Khu vực đồi núi nước ta không có thế mạnh nào sau đây ?
A. Tập trung nhiều khoáng sản là nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.
B. Thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc.
C. Có điều kiện phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghĩ dưỡng...nhất là du lịch sinh thái.
D. Địa hình bị chia cắt mạnh, lắm sông suối thuận lợi phát triển giao thông vận tải.
Câu 2. Nguyên nhân nào quan trọng nhất làm cho tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta đang giảm dần?
A. Dân số nước ta trẻ và đang có biến động nhanh chóng.
B. Nước ta có dân số đông, nhưng hằng năm đang giảm dần.
C. Thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình.
D. Chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao.
Câu 3. Loại gió nào thổi quanh năm, thường mang theo mưa:
A. gió Đông cực. B. gió Tây ôn đới C.gió Mậu dịch. D. gió mùa.
Câu 4. Hiện tượng uốn nếp xảy ra khi:
A. nội lực tác động theo phương nằm ngang.
B. nội lực tác động theo phương thẳng đứng.
C. nề mặt lục địa không bằng phẳng.
D. nội lực tác động lên nền vật chất không đồng nhất.
Câu 5: Gió mùa Tây Nam hoạt động trong thời kỳ đầu mùa hạ ở nước ta có nguồn gốc từ.
A. khối khí nhiệt đới ẩm bắc Ấn Độ Dương.
B. khối khí chí tuyến bán cầu Nam.
C. khối khí nhiệt đới Nam Thái Bình Dương.
D. khối khí từ phương Bắc.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á?
A. Khí hậu nóng ẩm. B. Rừng ôn đới phổ biến.
C. Đất trồng đa dạng. D. Khoáng sản nhiều loại.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng với nông nghiệp Nhật Bản?
A. Có vai trò thứ yếu trong kinh tế. B. Chăn nuôi còn kém phát triển.
C. Ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại. D. Diện tích đất nông nghiệp ít.
Câu 8: Cho bảng số liệu:
TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, NĂM 2010 VÀ 2015
(Đơn vị: Tỷ đô la Mỹ)
Năm |
Phi-lip-pin |
Xin-ga-po |
Thái Lan |
Việt Nam |
2010 |
199,6 |
236,4 |
340,9 |
116,3 |
2015 |
292,5 |
292,8 |
395,2 |
193,4 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tổng sản phẩm trong nuớc của một số quốc gia, năm 2015 so với 2010?
A. Phi-lip-pin tăng chậm nhất. B. Xin-ga-po tăng ít nhất.
C. Thái Lan tăng nhiều nhất. D. Việt Nam tăng nhanh nhất.
Câu 9: Biện pháp phòng tránh bão có hiệu quả nhất hiện nay là.
A. củng cố đê chắn sóng ven biển.
B. nhanh chóng khắc phục hậu quả của bão.
C. huy động toàn bộ sức người, sức của để chống bão.
D. dự báo chính xác về cấp độ và hướng di chuyển của bão để phòng tránh.
Câu 10: Đặc điểm nào sau đây không đúng với nguồn lao động Việt Nam hiện nay?
A. Nước ta có nguồn lao động dồi dào.
B. Người lao động nước ta có kinh nghiệm sản xuất phong phú.
C. Chất lượng lao động ngày càng nâng cao.
D. Lực lượng lao động có trình độ cao chiếm tỉ lệ lớn trong tổng lao động.
Câu 11: Hiện tượng lụt úng ở đồng bằng sông Hồng không chỉ do mưa lớn mà còn do
A. ảnh hưởng của triều cường.
B. địa hình dốc nước tập trung nhanh.
C. địa hình thấp, lại bị bao bộc bởi hệ thống đê sông, đê biển.
D. không có các công trình thoát lũ.
Câu 12: Nhận xét nào sau đây không đúng về Nhật Bản?
A. Là quốc gia quần đảo.
B. Giàu tài nguyên khoáng sản.
C. Dân cư cần cù.
D. Tỉ lệ người già trong dân cư ngày càng lớn.
Câu 13. Khu vực cung cấp nông sản cây công nghiệp nhiệt đới lâu năm chủ yếu việt nam là:
A. khu vực Đồng Bằng B. khu vực Đồi Núi
C. khu vực Trung du D. khu vực Bán Bình Nguyên
Câu 14. Hiện tượng sạt lở bờ biển diễn ra mạnh mẽ khu vực biển :
A. miền Trung Bộ C. miền nam
B. miền bắc D. đồng bằng sông Cửu Long
Câu 15. Theo Công ước Quốc tế về Luật Biển năm 1982 thì vùng đặt quyền kinh tế của nước ta rộng 200 hải lí được tính từ:
A. ngấn nước thấp nhất của thuỷ triều trở ra
B. đường cở sở trở ra
C. giới hạn ngoài của vùng lãnh hải trở ra
D. giới hạn ngoài của vùng tiếp giáp lãnh hải trở ra
Câu 16. Những khu vực cung cấp các sản phẩm lâm sản, thủy sản, khoáng sản và nông sản chủ yếu ở đâu?
A. Khu vực Đồng Bằng B. Khu vực Bán Bình Nguyên
C. Khu vực Trung du D. Khu vực Đồi Núi
Câu 17. Địa hình hình thành do quá trình xâm thực và bồi tụ là :
A. địa hình tác động của Biển.
B. địa hình tác động con Người.
C. địa hình nhiệt Đới Ẩm gió mùa.
D. địa hình chủ yếu đồi núi thấp
Câu 18. Hệ sinh thái cho năng suất sinh học cao nhất là :
A. hệ sinh thái rừng ngập mặn
B. hệ sinh thái trên đất Phèn
C. hệ sinh thái rừng trên các Đảo
D. hệ sinh thái hồ nước ngọt tự nhiên.
Câu 19. Dựa vào kiến thức đã học và Atlat Việt Nam trang 4-5 Vùng biển Việt Nam giáp với mấy vùng biển các nước.
A. 7 B. 8 C. 9 D. 10
Câu 20. Mạng lưới sông ngòi ở vùng nào của nước ta hoàn toàn không có nguồn thuỷ năng để khai thác?
A. Đồng bằng sông Cửu Long C. Bắc Trung Bộ
B. Nam Trung Bộ D. Đông Bắc
Câu 21. Tài nguyên đất có vị trí quan trọng, trong đó đất nông nghiệp chiếm khoảng 24% đất tự nhiên, tương đương với ... (triệu ha)
A. 33 triệu ha C. 8 triệu ha
B. 7 triệu ha D. 24 triệu ha
Câu 22. Dựa vào kiến thức đã học và Atlat Việt Nam trang 13-14 cho biết khối núi Kẻ Bàng nằm ở miền nào?
A. Miền Đông bắc bắc bộ B. Miền Tây bắc bộ
C. Miền Bắc trung bộ D. Miền Nam Trung Bộ và Nam bộ
Câu 23. Trong hoàn cảnh đất nước ta hiện nay, hướng chuyển dịch lao động hợp lí là:
A. thành thị về nông thôn
B. từ nông thôn lên thành thị
C. dịch vụ sang công nghiệp
D. nông nghiệp sang công nghiệp rồi sau đó sang dịch vụ
Câu 24. Trong sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội, nguồn vốn quý và lâu bền nhất của đất nước ta đó chính là:
A. tài nguyên khoáng sản giàu có
B. đất đai màu mỡ và nguồn nước dồi dào
C. lực lượng lao động đông, cần cù sáng tạo và hiếu học
D. vị trí nằm ở trung tâm Đông Nam Á
Câu 25. Dựa vào At lat Việt Nam trang 15 và kiến thức đã học trong những năm gần đây, ở nước ta lực lượng lao động tăng nhanh trong ngành kinh tế nào?
A. Công nghiệp
B. Dịch vụ
C. Nông nghiệp
D. Tỉ lệ tăng tương đương
Câu 26. Cho bảng số liệu cơ cấu (%) tổng sản phẩm trong nước (GDP) thời kỳ 1988- 1999. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) thời kỳ 1988- 1999?
Đơn vị (%)
Ngành |
1988 |
1992 |
1996 |
1999 |
Nông – Lâm – Ngư |
46,3 |
33,94 |
27,2 |
25,43 |
Công nghiệp – Xây dựng |
23,96 |
27,26 |
30,74 |
34,50 |
Dịch vụ |
29,74 |
38,8 |
42,06 |
40,07 |
Tổng số |
100 |
100 |
100 |
100 |
A. Biểu đồ đường biểu diễn.
B. Biểu đồ miền.
C. Biểu đồ hình tròn.
D. Biểu đồ hình cột.
Câu 27. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất Nông – Lâm – Thủy sản của nước ta (giá thực tế )?
(Đơn vị : tỉ đồng)
Ngành năm |
2000 |
2005 |
Nông nghiệp |
129140,5 |
183342,4 |
Lâm nghiệp |
7673,9 |
9496,2 |
Thủy sản |
26498,9 |
63549,2 |
Tổng số |
163313,3 |
256387,8 |
A. Biểu đồ đường biểu diễn
B. Biểu đồ miền
C. Biểu đồ hình tròn
D. Biểu đồ hình cột
Câu 28. Định hướng chính trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đồng Bằng Sông Hồng :
A. giảm tỉ trọng khu vực I tăng tỉ trọng Khu vực II và III.
B. giảm tỉ trọng khu vực I , II tăng tỉ trọng Khu vực III.
C. giảm tỉ trọng khu vực I , III tăng tỉ trọng Khu vực II
D. giảm tỉ trọng khu vực II tăng tỉ trọng Khu vực I và III.
Câu 29.Vùng kinh tế giàu tài nguyên khoáng sản nhất Việt Nam là:
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ .
B. đồng bằng Sông Hồng
C. Tây nguyên
D. Đông Nam Bộ
Câu 30. Hệ thống sông ngòi có giá trị trữ năng thủy điện lớn nhất Việt Nam là :
A. hệ thống sông Đồng Nai.
B. hệ thống sông Thu Bồn .
C. hệ thống sông Cửu Long .
D. hệ thống sông Hồng .
Câu 31. Bên canh thế mạnh cây công nghiệp , Tây Nguyên còn có tiềm năng lớn luyện kim màu nhờ lợi thế:
A. giàu thiết và Man- gan.
B. nhiều mỏ vàng và đồng lớn
C. có trữ lượng lớn về Bôxit và trữ năng thủy điện dồi dào
D. nằm kề thị trường Đông Nam Bộ đang có nhu cầu lớn
Câu 32. Dựa vào kiến thức đã học và Atlat Việt Nam trang 9 nhiệt độ trung bình tháng I cao nhất thuộc vùng khí hậu nào ?
A. Vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ
B. Vùng khí hậu Tây Bắc Bộ .
C. Vùng khí hậu Tây nguyên
D. Vùng khí hậu Nam Bộ
Câu 33. Điều kiện sinh thái của Đắc lắc rất thuận lợi cho một loại cà phê có năng suất cao là:
A. Cà phê Vối
B. Cà phê chè
C. Cà phê mít
D. Cà phê catino
Câu 34. Điều kiện nào thuận lợi cơ bản nhất đối với việc xây dựng Tây Nguyên thành một vùng nông nghiệp chuyên canh qui mô lớn và năng suất cao :
A. qui mô diện tích và độ màu mỡ của đất
B. điều kiện sinh thái của vùng
C. nhu cầu của thị trường thế giới
D. lực lượng lao động có truyền thống và kinh nghiệm sản xuất
Câu 35. Vùng chuyên canh cây công nghiệp Cao Su lớn nhất Việt Nam hiện nay ở đâu?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ
B. Bắc Trung Bộ
C. Tây nguyên
D. Đông Nam Bộ
Câu 36. Dựa vào kiến thức đã học và Atlat Việt Nam trang 4-5. Quần đảo xa bờ nhất Việt Nam là:
A. Quần đảo Hoàng Sa
B. Quần đảo Trường Sa
C. Quần đảo Côn Sơn
D. Quần đảo Thổ Chu
Câu 37. Dựa vào kiến thức đã học và Atlat Việt Nam trang 9 hãy cho biết có mấy vùng khí hậu chịu ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc ?
A. 3 B.4 C.5 D.6
Câu 38. Nhận xét nào là đúng trong biểu đồ dưới?
BIỂU ĐỒ CƠ CẤU TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC
A. Tăng tỉ trọng khu vực II giảm tỉ trọng khu vực I và khu vực III chiếm tỉ trọng khá cao nhưng chưa ổn định
B. Tăng tỉ trọng khu vực III giảm tỉ trọng khu vực I và khu vực II chiếm tỉ trọng khá cao nhưng chưa ổn định
C. Tăng tỉ trọng khu vực II, III giảm tỉ trọng khu vực I
D. Tăng tỉ trọng khu vực II giảm tỉ trọng khu vực I và khu vực III chiém tỉ trọng khá thấp và chưa ổn định
Câu 39. Nhận xét nào là đúng trong biểu đồ dưới?
Biểu đồ thể hiện diện tích cây công nghiệp hằng năm nước ta
A. Diện tích tích cây công nghiệp hằng năm nước ta từ năm 1985- 1992 tăng giảm không đồng đều, nhưng sản lượng tăng liên tục
B. Diện tích tích cây công nghiệp hằng năm nước ta từ năm 1985- 1992 tăng không đồng đều, nhưng sản lượng tăng liên tục
C. Diện tích tích cây công nghiệp hằng năm nước ta từ năm 1985- 1992 giảm đều, nhưng sản lượng tăng liên tục
D. Diện tích tích cây công nghiệp hằng năm nước ta từ năm 1985- 1992 tăng giảm không đồng đều và sản lượng giảm chậm
Câu 40. Dựa vào kiến thức đã học và Atlat Việt Nam trang 12 rừng ngập mặn phân bố nhiều nhất Việt Nam?
A. Duyên Hải Miền Trung
B. Đồng bằng Sông Hồng
C. Đồng bằng Sông Cửu Long
D. Đông Nam Bộ
2. ĐỀ SỐ 2
ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN ĐỊA LÍ NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT HOÀNG LỆ KHA - ĐỀ 02
Câu 1: Vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở mở rộng ra phía đông thuộc vùng biển nước ta được gọi là vùng:
A. nội thủy. B. lãnh hải.
C. thềm lục địa. D. vùng đặc quyển kinh tế.
Câu 2: Ở khu vực Tây Nam Á, dầu mỏ và khí tự nhiên phân bố chủ yếu ở ven
A. biển Đỏ. B. biển Ca-xpi. C. Địa Trung Hải. D. vịnh Péc-xich.
Câu 3: Thổ nhưỡng chủ yếu trên đai nhiệt đới gió mùa là:
A. đất phù sa. B. đất mùn thô.
C. đất feralit nâu đỏ trên đá ba dan và đá vôi. D. đất feralit có mùn.
Câu 4: Người đầu tiên trên thế giới bay vào vũ trụ là nhà du hành
A. Korôlốp. B. Menđêlép. C. Gagarin. D. Ti tốp.
Câu 5: Thành phố nào dưới đây có quy mô dân số lớn nhất ở Nhật Bản?
A. Ki ô tô. B. Tô ki ô. C. Ô xa ca D. Na gôi a.
Câu 6: Quốc lộ 1 là tuyến đường giao thông huyết mạnh trong hệ thống đường bộ nước ta chạy suốt chiều dài đất nước, nhưng không chạy qua vùng kinh tế nào sau đây? :
A. Đồng bằng sông Hồng C. Tây Nguyên
B. Bắc Trung Bộ D. Đồng bằng sông Cửu Long
Câu 7: Trung tâm du lịch nào sau đây không được xếp vào trung tâm du lịch quốc gia?
A. Hà Nội B. Huế C. Đà Nẵng D. Nha Trang
Câu 8: Sân bay nào dưới đây là sân bay quốc tế thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Cam Ranh (Khánh Hòa) B. Đà Nẵng (TP Đà Nẵng)
C. Chu Lai (Quảng Nam) D. Phù Cát (Bình Định)
Câu 9: Loại khoáng sản và cây công nghiệp quan trọng nhất của Tây Nguyên là:
A. Đá axit và cà phê C. Asen và cao su B. Bô xít và cà phê D. Bô xít và hồ tiêu
Câu 10: Phát minh nào dưới đây không phải của Trung Quốc vào thời kì cổ, trung đại?
A. La bàn. B. Thuốc súng. C. Đầu máy hơi nước. D. Kĩ thuật in.
ĐÁP ÁN
1.D |
2.D |
3.C |
4.C |
5.B |
6.C |
7.D |
8.B |
9.B |
10.C |
11.D |
12.B |
13.A |
14.A |
15.C |
16.D |
17.B |
18.B |
19.D |
20.B |
21.D |
22.C |
23.C |
24.C |
25.A |
26.D |
27.A |
28.B |
29.B |
30.A |
31.A |
32.C |
33.A |
34.D |
35.A |
36.B |
37.B |
38.B |
39.A |
40.C |
---{Để xem nội dung đề từ câu 11-40 đề số 2, các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247 để xem online hoặc tải về}---
3. ĐỀ SỐ 3
ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN ĐỊA LÍ NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT HOÀNG LỆ KHA - ĐỀ 03
Câu 1. Vùng Cooc-đi-e (vùng phía Tây phần lãnh thổ Hoa Kì nằm ở trung tâm Bắc Mĩ) có khoáng sản gì là chủ yếu
A. Chì, đồng và Bôxit B. Vàng, đồng, Bôxit và kim cương
C. Vàng, đồng, Bôxit D. Vàng, đồng, Bôxit và chì
Câu 2. Thành phố nào sau đây của Trung Quốc có dân số trên 8 triệu người vào năm 2005?
A. Cáp Nhĩ Tân B. Vũ Hán C. Thiên Tân D. Bắc Kinh
Câu 3. So với các nước cùng vĩ độ với Việt Nam như: Tây Á, Đông Phi, Tây Phi. Thiên nhiên nước ta khác hẳn là do nguyên nhân chính nào:
A. ảnh hưởng của biển Đông.
B. hình dạng kéo dài, hẹp ngang của lãnh thổ.
C. Việt Nam nằm trong khu vực Nhiệt đới gió mùa.
D. địa hình nước ta ¾ diện tích là đồi núi.
Câu 4. Thời tiết vào mùa khô ở miền Bắc không khắc nghiệt như miền Nam là do:
A. có sự điều tiết dòng chảy của các hồ thủy điện lớn.
B. có thời tiết lạnh và mưa phùn vào cuối đông.
C. có nguồn nước ngầm phong phú.
D. có mạng lưới sông ngòi dày đặc hơn.
Câu 5. Khu vực trong đê của vùng Đồng bằng sông Hồng không được bồi đắp phù sa hàng năm vì
A. có hệ thống đê ven sông ngăn lũ nên vùng trong đê không được bồi tụ phù sa.
B. mạng lưới sông ngòi dày đặc vào mùa lũ phù sa theo dòng chảy của sông ra biển.
C. mạng lưới sông ngòi dày đặc nhưng lượng phù sa ít.
D. không có hệ thống đê ven sông ngăn lũ nên phù sa theo dòng chảy của sông ra biển.
Câu 6. Càng vào phía Nam mùa mưa bão ở nước ta có xu hướng
A. mạnh hơn. B. chậm dần. C. tăng dần. D. biến động.
Câu 7. Giải pháp tốt nhất trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên nước ta trong giai đoạn hiện nay và tương lai là
A. có chiến lược sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
B. sử dụng hợp lí đi đôi với việc bảo vệ và tái tạo tài nguyên thiên nhiên.
C. cần nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
D. đầu tư công nghệ khai thác hiện đại.
Câu 8. Trong khu vực nông – lâm – thủy sản, tỉ trọng ngành thủy sản có xu hướng tăng chủ yếu là do
A. trang thiết bị phục vụ hoạt động khai thác thủy sản ngày càng hiện đại.
B. các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp ít được chú trọng đầu tư hơn.
C. đã chiếm lĩnh được các thị trường tiềm năng, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
D. nguồn tài nguyên thủy sản phong phú đang được chú trọng khai thác.
Câu 9. Nguyên nhân nào sau đây không đúng khi giải thích về sự suy giảm độ che phủ rừng của nước ta?
A. Do nạn du canh, du cư, do phá rừng lấy đất canh tác và lấy củi đốt.
B. Do sự biến đổi khí hậu.
C. Do khai thác gỗ cho nhu cầu công nghiệp, dân dụng và xuất khẩu.
D. Do chiến tranh.
Câu 10. Các vườn quốc gia như Cát Bà, Tam Đảo, Cúc Phương, Bạch Mã, Nam Cát Tiên… thuộc nhóm
A. rừng sản xuất B. rừng phòng hộ
C. rừng đặc dụng D. rừng bảo vệ nghiêm ngặt
ĐÁP ÁN
1. D |
2. D |
3. A |
4. B |
5. A |
6. B |
7. B |
8. C |
9. B |
10. C |
11. A |
12. C |
13. D |
14. C |
15. D |
16. B |
17. A |
18. C |
19. C |
20. B |
21. B |
22. B |
23. B |
24. A |
25. C |
26. A |
27. D |
28. A |
29. C |
30. B |
31. A |
32. B |
33. B |
34. D |
35. A |
36. A |
37. B |
38. A |
39. C |
40. B |
---{Còn tiếp}---
4. ĐỀ SỐ 4
ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN ĐỊA LÍ NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT HOÀNG LỆ KHA - ĐỀ 04
Câu 1. Vùng Cooc-đi-e (vùng phía Tây của phần lãnh thổ Hoa Kì nằm ở trung tâm Bắc Mĩ ) bao gồm các dãy núi trẻ cao trung bình trên 2000m, chạy song song theo hướng
A. Cánh cung B. Bắc - Nam C. Đông - Tây D. Đông Bắc - Tây Nam
Câu 2. Dân số Trung Quốc tập trung đông nhất ở
A. Miền Đông B. Miền Tây
C. Vùng Đông Bắc D. Miền Đông, đặc biệt là vùng duyên hải
Câu 3. Có vị trí chiến lược quan trọng trong công cuộc xây dựng phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước đối với nước ta là:
A. vùng đồng bằng sông Hồng. B. vùng trung du và miền núi phía Bắc.
C. vùng Đông Nam Bộ. D. biển Đông.
Câu 4. Sông ngòi ở Trung Bộ có đỉnh lũ vào tháng mấy?
A. Tháng 9. B. Tháng 6. C. Tháng 11. D. Tháng 7.
Câu 5. Gió mùa tây nam sau khi vượt qua các dãy núi trung bình giáp biên giới Việt – Lào đã mang đến kiểu thời tiết cho khu vực phía nam Tây Bắc
A. lạnh và khô. B. nóng và khô. C. lạnh ẩm. D. nóng, ẩm ướt.
Câu 6. Nhân tố làm phá vỡ đặc trưng nhiệt đới của khí hậu nước ta và làm giảm sút nhiệt độ mạnh, nhất là vào mùa đông là do
A. gió mùa Đông Bắc. B. địa hình nhiều đồi núi và gió mùa.
C. đặc điểm địa hình nhiều đồi núi. D. ảnh hưởng của biển Đông.
Câu 7. Giải pháp tốt nhất trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên nước ta trong giai đoạn hiện nay và tương lai là
A. cần nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
B. đầu tư công nghệ khai thác hiện đại.
C. có chiến lược sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
D. sử dụng hợp lí đi đôi với việc bảo vệ và tái tạo tài nguyên thiên nhiên.
Câu 8. Hạn chế cơ bản của nền kinh tế nước ta hiện nay là:
A. Nông, lâm, ngư nghiệp là ngành có tốc độ tăng trưởng chậm nhất
B. Tốc độ tăng trưởng kinh tế không đều giữa các ngành
C. Kinh tế phát triển chủ yếu theo bề rộng, sức cạnh tranh còn yếu
D. Nông nghiệp còn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội
Câu 9. Giải quyết tốt vấn đề lương thực - thực phẩm là cơ sở để
A. thu được ngoại tệ nhờ xuất khẩu lương thực.
B. đảm bảo đời sống nông dân.
C. ngành chăn nuôi tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn ngành trồng trọt.
D. ngành chăn nuôi phát triển ngang bằng với ngành trồng trọt.
Câu 10. Để giảm bớt tính bấp bênh của nền nông nghiệp nhiệt đới cần phải:
A. đẩy mạnh khâu chế biến và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp
B. đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ
C. phòng chống thiên tai và dịch bệnh hại cây trồng, vật nuôi
D. thay đổi cơ cấu mùa vụ
ĐÁP ÁN
1. B |
2. D |
3. D |
4. C |
5. B |
6. B |
7. D |
8. C |
9. C |
10. C |
11. C |
12. D |
13. D |
14. A |
15. A |
16. B |
17. C |
18. D |
19. B |
20. B |
21. C |
22. B |
23. A |
24. A |
25. C |
26. D |
27. C |
28. B |
29. A |
30. B |
31. B |
32. A |
33. C |
34. C |
35. A |
36. A |
37. C |
38. B |
39. A |
40. A |
---{Còn tiếp}---
5. ĐỀ SỐ 5
ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN ĐỊA LÍ NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT HOÀNG LỆ KHA - ĐỀ 05
Câu 1. Hạn chế chủ yếu về tự nhiên của khu vực đồi núi nuớc ta là gì?
A. Địa hình cao, chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sườn dốc
B. Xảy ra nhiều thiên tai
C. Quá rộng lớn. Nơi xảy ra nhiều thiên tai
D. Địa hình cao, chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, suờn dốc.
Câu 2. Thế mạnh lớn nhất về tự nhiên của khu vực đồng bằng nuớc ta là:
A. Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên (khoáng sản, thủy sản, lâm sản)
B. Cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông sản
C. Thuận lợi tập trung các thành phố, các khu công nghiệp, các trung tâm thương mại
D. Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông.
Câu 3. Hạn chế chủ yếu về tự nhiên của khu vực đồng bằng nước ta là:
A. Nơi tập trung ít tài nguyên khoáng sản
B. Diện tích đất đai chật hẹp
C. Thiên tai thường xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sản
D. Nhiều sông suối, ao hồ, kênh rạch.
Câu 4. Đặc điểm nào sau không phải là đặc điểm tự nhiên cơ bản của Biển Đông?
A. Là một biển rộng, có diện tích gần 3,5 triệu km2
B. Là biển tương đối kín, phía đông và đông nam được bao bọc bởi các vòng cung đảo
C. Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
D. Có vị trí địa chính trị quan trọng của thế giới
Câu 5. Hai vịnh biển lớn nhất nước ta nằm trong biển Đông là:
A. Vịnh Bắc Bộ và vịnh Hạ Long B. Vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan
C. Vịnh Bắc Bộ và vịnh Vân Phong D. Vịnh Thái Lan và vịnh Vân Phong
Câu 6. Khu vực nào có thềm lục địa hẹp nhất nước ta?
A. Bắc Bộ B. Bắc Trung Bộ C. Nam Trung Bộ D. Nam Bộ
Câu 7. Nguyên nhân cơ bản nào làm cho khí hậu nước ta mang đặc tính của khí hậu hải dương?
A. Các khối khí qua biển đã mang lại cho nước ta một lượng mưa và độ ẩm lớn.
B. Các khối khí qua biển làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết và khí hậu.
C. Biển Đông rộng, nhiệt độ nước biển cao.
D. Do tác động của biển Đông, các khối khí đã mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn.
Câu 8. Gia tăng dân số nước ta nhanh đã tạo sức ép lớn đối với việc
A. phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nâng cao chất lượng cuộc sống
B. bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
C. nâng cao chất lượng cuộc sống
D. phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ tài nguyên, nâng cao chất lượng cuộc sống
Câu 9. Dân cư nước ta phân bố chưa hợp lí, được thể hiện rõ nhất thông qua việc
A. phân bố dân cư giữa các ngành kinh tế.
B. phân bố dân cư giữa thành thị với nông thôn.
C. phân bố dân cư giữa đồng bằng với trung du, miền núi.
D. mật độ dân số cao.
Câu 10. Vùng nào sau có mật độ dân số cao nhất nước ta?
A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đông Nam Bộ. D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
ĐÁP ÁN
1.A |
2.B |
3.C |
4.D |
5.B |
6.C |
7.D |
8.D |
9.C |
10.A |
11.D |
12.C |
13.B |
14.D |
15.D |
16.D |
17.D |
18.B |
19.C |
20.B |
21.D |
22.D |
23.A |
24.B |
25.C |
26.D |
27.C |
28.B |
29.D |
30.B |
31.D |
32.C |
33.C |
34.C |
35.A |
36.D |
37.D |
38.B |
39.A |
40.B |
---{Còn tiếp}---
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Địa Lí năm 2021-2022 - Trường THPT Hoàng Lệ Kha có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau:
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Địa Lí năm 2021-2022 - Trường THPT Bỉm Sơn có đáp án
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Địa Lí năm 2021-2022 - Trường THPT Bá Thước có đáp án
Chúc các em học tốt!