YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Địa Lí năm 2021-2022 - Trường THPT Hậu Lộc 1 có đáp án

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin chia sẻ tài liệu nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Địa Lí năm 2021-2022 - Trường THPT Hậu Lộc 1 có đáp án đầy đủ trong nội dung bài viết dưới đây. Thông qua nội dung tài liệu, các em sẽ hình dung được nội dung trọng tâm mà mình cần ôn lại và làm quen với những dạng câu hỏi trắc nghiệm có thể xuất hiện trong kỳ thi sắp tới. Mong rằng tài liệu sẽ giúp các em cần ôn tập kiến thức thật chắc để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới.

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 1

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

NĂM HỌC: 2021 – 2022

MÔN: ĐỊA LÍ

Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian phát đề

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của các công ty xuyên quốc gia?

      A. Phạm vi hoạt động ở nhiều quốc gia .             B. Có nguồn của cải vật chất lớn.

      C. Chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng.       D. Khai thác nền kinh tế các nước thuộc địa.

Câu 2. Những thách thức lớn đối với Châu Phi hiện nay là

      A. cạn kiệt tài nguyên, thiếu lực lượng lao động.

      B. già hóa dân số, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp.

      C. trình độ dân trí thấp, đói nghèo, bệnh tật, xung đột.

      D. các nước cắt giảm viện trợ, thiếu lực lượng  lao động.

Câu3: Nhận định nào dưới đây không đúng với đặc điểm lao động nước ta?

      A. Nguồn lao động dồi dào, tăng nhanh.

      B. Đội ngũ công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.

      C. Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên.

      D. Lực lượng lao động có trình độ cao đông đảo.

Câu 4: Vùng biển mà ranh giới ngoài của nó chính là đường biên giới quốc gia trên biển được gọi là

      A. Nội thủy.                                              B. Lãnh hải.

      C. Vùng tiếp giáp lãnh hải.                       D. Vùng đặc quyền về kinh tế.

Câu 5. Cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế – xã hội ở mỗi quốc gia cũng như toàn khu vực Đông Nam Á là

      A. tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.

      B. thu hút mạnh các nguồn đầu tư nước ngoài.

      C. khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên.

      D. tăng cường các chuyến thăm lẫn nhau của các nhà lãnh đạo.

Câu 6: Dạng địa hình chiếm diện tích lớn nhất trên lãnh thổ nước ta là

      A. đồng bằng.                   B. đồi núi thấp.           C. đồi trung du.           D. núi cao.

Câu 7: Hướng vòng cung của địa hình nước ta thể hiện trong các khu vực

      A. Tây Bắc và  Đông Bắc.                  B. Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.

      C. Tây Bắc và Trường Sơn Bắc.         D.  Đông Bắc và Trường Sơn Nam.

Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào sau đây có diện tích trồng cây công nghiệp hằng năm lớn hơn cây công nghiệp lâu năm?

      A. Gia Lai.                                    B. Lâm Đồng.             C. Đắk Lắk.                D. Phú Yên.

Câu 9: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 17, tính có GDP bình quân tính theo đầu người ( năm 2007) thấp nhất ở vùng Đông Nam Bộ là

      A. Tây Ninh                      B. Bình Phước            C. Bình Dương           D. Đồng Nai

Câu 10: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 17, khu kinh tế cửa khẩu nào không thuộc vùng Bắc Trung Bộ?

      A. Cầu Treo                      B. Bờ Y                       C. Lao Bảo                  D. Cha Lo

Câu 11. Cho bảng số liệu:

DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, NĂM 2017

Quốc gia

In-đô-nê-xi-a

Phi-lip-pin

Mi-an-ma

TháiLan

Diện tích (nghìn km2)

1910,9

300,0

676,6

513,1

Dân số (triệu người)

264,0

105,0

53,4

66,1

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)

Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh mật độ dân số năm 2017của một số quốc gia?

      A. In-đô-nê-xi-a cao hơn Phi-lip-pin.                   B. Phi-lip-pin cao hơn Mi-an-ma.

      C. Mi-an-ma cao hơn Thái Lan.                           D. Thái Lan cao hơn In-đô-nê-xi-a.

Câu 12: Khu vực chịu tác động mạnh nhất của gió mùa Đông bắc ở nước ta là

      A. Đồng bằng sông Hồng.                                    B. Vùng núi Tây Bắc.

      C. Vùng núi Đông Bắc.                                        D. Bắc Trung Bộ.

Câu 13: Chế độ dòng chảy sông ngòi nước ta thất thường do

      A. độ dốc lòng sông lớn, nhiều thác ghềnh.

      B. sông có đoạn chảy ở miền núi, có đoạn chảy ở đồng bằng.

      C. chế độ mưa thất thường.

      D. lòng sông nhiều nơi bị phù sa bồi đắp.

Câu 14: Yếu tố quan trọng nhất tạo điều kiện cho phát triển sản xuất nông nghiệp quanh năm, dễ dàng áp dụng các biện pháp luân canh, xen canh, tăng vụ là

      A. khí hậu phân hóa, có mùa đông lạnh.              B. chế độ nhiệt đới ẩm dồi dào.

      C. địa hình, đất đai đa dạng.                                 D. nguồn nước và sinh vật phong phú.

Câu 15: Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự suy thoái tài nguyên rừng của nước ta hiện nay là do

      A. khai thác bừa bãi, quá mức.                             B. sự tàn phá của chiến tranh.

      C. nạn cháy rừng.                                                 D. du canh, du cư.

Câu 16: Nhân tố nào dưới đây không tác động trực tiếp đến sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở nước ta?

      A. Vị trí địa lí .                                                      B. Tài nguyên thiên nhiên.

      C. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.                        D. Thị trường.

Câu 17: Cơ cấu công nghiệp phân theo nhóm ngành kinh tế ở nước ta đang chuyển dịch theo hướng

      A. mở rộng sự tham gia của các thành phần kinh tế.

      B. tập trung cho thành phần kinh tế Nhà nước.

      C. giảm tỉ trọng của khu vực ngoài Nhà nước.

      D. hạn chế thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 18: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 26, các trung tâm công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng có quy mô từ trên 40 nghìn tỉ đồng trở lên là

      A. Hưng  Yên, Bắc Ninh.                                     B. Hà Nội, Hải Phòng.

      C. Hải Dương, Hưng Yên.                                    D. Thái Bình, Nam Định.

Câu 19: Cho biểu đồ sau:Diện tích rừng và độ che phủ rừng qua các năm của nước ta. 

      Căn cứ vào biểu đồ cho biết nhận xét nào dưới đây không đúng?

      A. Diện tích rừng tự nhiên tăng nhanh hơn tổng diện tích rừng.

      B. Độ che phủ rừng của nước ta tăng 18,4% và tăng liên tục.

      C. Diện tích rừng trồng của nước ta tăng liên tục.

      D. Diện tích rừng tự nhiên của nước ta tăng 3,3 triệu hecta, không liên tục.

Câu 20: Trong quá trình Đồi mới nền kinh tế nước ta hiện nay, giao thông vận tải có vai trò đặc biệt quan trọng không phải vì

      A. giúp cho quá trình sản xuất, các hoạt động xã hội diễn ra liên tục, thuận tiện.

      B. sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất lớn cho xã hội.

      C. tạo ra mối liên hệ kinh tế - xã hội giữa các địa phương, với cả thế giới.

      D. tăng cường sức mạnh an ninh quốc phòng cho đất nước.

Câu 21: Trong cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế, có tỉ trọng giảm nhưng vẫn luôn giữ vai tro chủ đạo là:

      A. kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.                B. kinh tế Nhà nước.

      C. kinh tế ngoài Nhà nước.                                D. kinh tế tư nhân.

Câu 22: Nhân tố quan trọng nhất khiến cho kim ngạch xuất khẩu của nước ta liên tục tăng trong những năm gần đây là

      A. điều kiện tự nhiện thuận lợi.                            B. mở rộng thị trường và đa dạng hóa sản phẩm.

      C. nguồn lao động dồi dào, chất lượng cao.         D. cơ sở vật chất- kĩ thuật tốt.

Câu 23: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5 , trong số 7 tỉnh biên giới trên đất liền giáp với Trung Quốc không có tỉnh nào sau đây?

      A. Lạng Sơn.                     B. Hà Giang.               C. Cao Bằng.              D. Sơn La.

Câu 24: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết nhà máy điện chạy bằng dầu có công suất lớn nhất hiện nay là

        A. Phú Mỹ.                         B. Phả Lại.                   C. Hiệp Phước.             D. Hoà Bình.

Câu 25:  Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết mặt hàng có tỉ trọng giá trị nhập khẩu lớn nhất của nước ta năm 2007 là

      A. máy móc, thiết bị, phụ tùng.                B. công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp.

      C. nguyên, nhiên, vật liệu.                        D. hàng tiêu dùng và tiểu thủ công nghiệp.

Câu 26:  Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 - 7, hãy cho biết ranh giới tự nhiên của hai miền Nam - Bắc của nước ta là dãy

      A.  Hoành Sơn.                  B. Trường Sơn.               C. Bạch Mã.             D.  Con Voi.

Câu 27. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết vùng nào sau đây chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió Tây khô nóng ở nước ta?

      A. Duyên hải Nam Trung Bộ.                                B. Bắc Trung Bộ.

      C. Tây Nguyên.                                                      D. Trung du miền núi Bắc Bộ.

Câu 28: Để phát triển chăn nuôi trâu,bò, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ chưa cần thiết phải

      A. cải tạo các đồng cỏ để giải quyết nguồn thức ăn.

      B. đa dạng các sản phẩm chăn nuôi.

      C. phát triển giao thông vận tải để gắn với thị trường tiêu thụ.

      D. tăng cường hợp tác với các nước láng giềng để trao đổi kinh nghiệm.

Câu 29: Việc hình thành cơ cấu kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp ở vùng Bắc Trung Bộ không phải do

      A. lãnh thổ kéo dài hẹp ngang.

      B. đồng bằng nhỏ hẹp, một bên là núi, một bên là biển.

      C. phát huy được thế mạnh của các khu vực và bảo vệ được tài nguyên.

      D. hạn chế được sự phân hóa giữa các khu vực.

Câu 30: Nhân định nào dưới đây chưa chính xác khi nói về vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?

      A. Các đồng bằng nhỏ, hẹp bị các nhánh núi ăn ngang ra biển chia cắt.

      B. Tài nguyên khoáng sản phong phú, đặc biệt là các mỏ dầu khí ở thềm lục địa.

      C. Mang đặc điểm của khí hậu Đông Trường Sơn.

      D. Các sông có lũ lên nhanh, mùa khô sông ngòi ít nước.

Câu 31: Nghề nuôi tôm hùm, tôm sú trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển nhất tại các tỉnh

      A. Quảng Nam, Quảng Ngãi.                   B. Ninh Thuận, Bình Thuận.

      C. Phú Yên, Khánh Hòa.                          D. Khánh Hòa, Ninh Thuận.

Câu 32: Loại khoáng sản có trữ lượng lớn nhất ở vùng Tây Nguyên là

      A. Than bùn                      B. Bôxit               C. Đá quý               D. Sắt

Câu 33: Điều kiện thuận lợi hàng đầu giúp Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn là

      A.  đất badan tập trung thành vùng lớn.               B. hai mùa mưa khô rõ rệt.

      C.  nguồn nước ngầm phong phú.                        D.  độ ẩm quanh năm cao.

Câu 34: Giải pháp quan trọng nhất để tránh rủi ro trong việc mở rộng các vùng sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên là

      A. quy hoạch lại vùng chuyên canh.                     B. đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp.

      C. đẩy mạnh khâu chế biến sản xuất.                   D. tìm thị trường sản xuất ổn định.

Câu 35 : Qua bảng số liệu về sản lượng lúa gạo của Đông Nam Á( triệu tấn)

Năm

1985

2000

2001

2002

2004

Sản lượng

100

135

140

142

161

Nhận xét nào sau đây không đúng khi nhận định tình hình sản xuất lương thực của Đông Nam Á ?

      A. Sản lượng lúa gạo tăng giảm không ổn định.  

      B. Sản lượng lúa gạo tăng chậm nhất từ năm 2001- 2002.

      C. Sản lượng lúa gạo tăng liên tục.                     

      D. Sản lượng lúa gạo tăng nhanh nhất từ năm 2002 - 2004.

Câu 36: Vấn đề không đặt ra đối với việc phát triển công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ hiện nay là

      A. mở rộng quan hệ đầu tư với nước ngoài.                     B. quan tâm tới vấn đề môi trường.

      C. hạn chế phát triển các khu công nghiệp.                      D. tránh làm tổn hại đến ngành du lịch.

Câu 37: Vấn đề cần giải quyết khi khai thác lãnh theo chiều sâu trong nông nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ là

      A. thủy lợi.                        B. thị trường.                          C. lao động.                            D. vốn.

Câu 38: Phương châm “ sống chung với lũ” ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhằm

      A. khai thác các nguồn lợi về kinh tế do lũ hằng năm đem lại.

      B. thích nghi với sự biến đổi của khí hậu.

      C. thay đổi tốc độ dòng chảy của sông.

      D. giảm bớt các thiệt hại do lũ mang lại.

Câu 39. Cho biểu đồ

CƠ CẤU GDP PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (%)

Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên?

      A. Tỷ trọng kinh tế nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng, kinh tế ngoài nhà nước giảm.

      B. Kinh tế ngoài nhà nước luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất và đang có xu hướng tăng lên.

      C. Tỷ trọng kinh tế nhà nước và kinh tế ngoài nhà nước tăng, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài  giảm.

      D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng nhỏ nhất nhưng đang có xu hướng tăng nhanh.

Câu 40. Cho bảng số liệu:  TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC ( GDP) PHÂN THEO KHU VKINH TẾ CỦA NƯỚC TA ( Đơn vị : nghìn tỉ đồng )

 

Năm

 

Tổng số

Chia ra

Nông-lâm-ngư nghiệp

Công nghiệp và xây dựng

Dịch vụ

2005

914,0

176,4

348,5

389,1

2013

3 584,3

658,8

1 373,0

1 552,5

Để thể hiện quy mô và cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta năm 2005 và năm 2013, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất ?

   A . Biểu đồ đường.      B . Biểu đồ cột.     C . Biểu đồ miền.     D . Biểu đồ tròn. 

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

A

C

D

B

A

B

D

D

A

B

B

C

C

B

A

C

A

B

A

B

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

B

B

D

A

C

C

B

D

D

A

C

B

A

D

A

C

A

A

D

D

2. ĐỀ SỐ 2

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN ĐỊA LÍ NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 1 - ĐỀ 02

Câu 1: Năm 1995 có hai sự kiện nào đáng nhớ trong việc giao lưu và mở rộng hợp tác kinh tế giữa nước ta với tổ chức kinh tế và quốc gia nào?

A. ASEAN và APEC

B. ASEAN và bình thường hoa quan hệ với Hoa Kì

C. APEC và bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì

D. Cả 2 câu B và C đều đúng

Câu 2: Vùng biển mà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường nhập cư,... là vùng:

A. Vùng đặc quyền về kinh tế             B. Thềm lục địa

C. Lãnh hải                                         D. Tiếp giáp lãnh hải

Câu 3: Nền kinh tế nước ta trước thời kì Đổi mới có đặc điểm là:

A. Lạm phát chưa tới mức hai con số

B. Tuy nhập siêu nhưng không lớn

C. Mang nặng tính chất tự túc, tự cấp: nông nghiệp là chủ yếu nhưng lạc hậu; công nghiệp nhỏ bé, phiến diện; dịch vụ chưa phát triển

D. Tất cả các câu trên đều đúng

Câu 4: Nhận định chưa chính xác về đồng bằng ven biển miền Trung là:

A. Hẹp ngang, bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ

B. Đất nhiều cát, ít phù sa

C. Chủ yếu do phù sa biển bồi đắp

D. Đất phù sa màu mỡ phì nhiêu

Câu 5: Cho biểu đồ sau đây:

Biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp phân theo ngành ở nước ta trong năm 2000 và 2008

(Đơn vị: %)

Nhận xét nào sau đây chính xác:

A. Tỉ trọng ngành công nghiệp khai thác mỏ, công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước có xu hướng giảm tỉ trọng; tỉ trọng công nghiệp chế biến có xu hướng tăng tỉ trọng.

B. Tỉ trọng ngành công nghiệp khai thac mỏ, công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước có xu hướng tăng tỉ trọng: tỉ trọng công nghiệp chế biến có xu hướng giảm tỉ trọng.

C. Tỉ trọng ngành công nghiệp khai thác mỏ có xu hướng giảm tỉ trọng: tỉ trọng công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước có xu hướng tăng tỉ trọng

D. Tất cả các ý trên đều sai

Câu 6: Hiện nay, diện tích rừng ngập mặn ở nước ta đang bị thu hẹp do đâu:

A. Chặt phá rùng

B. Do cháy rừng

C. Chuyển đổi thành diện tích nuôi tôm, cá

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 7: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, em hãy cho biết đâu là những nhà máy nhiệt điện chạy bằng dầu ở nước ta:

A. Hiệp Phước và Thủ Đức                B. Uông Bí và Phả Lại

C. Phú Mĩ I và Bà Rịa                         D. Hiệp Phước và Bà Rịa

Câu 8: Cho bảng số liệu sau đây:

Hiện trạng sử dụng đất ở Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long năm 2002

(Đơn vị: nghìn ha)

 

Tổng diện tích

Đất nông nghiệp

Đất lâm nghiệp

Đất chuyên dùng và đất ở

Đất chưa sử dụng

Tây Nguyên

5447,5

1287,9

3016,3

182,7

960,6

Đồng bằng sông Cửu Long

3973,4

2961,5

361,0

336,7

314,2

Biểu đồ thể hiện cơ cấu sử dụng đất ở Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long là:

A. Biểu đồ miền          B. Biểu đồ cột

C. Biểu đồ tròn           D. Biểu đồ đường

Câu 9: Thế mạnh phát triển nông nghiệp của thiên nhiên khu vực đồi núi là:

A. Trồng rừng và chế biến lâm sản

B. Khai thác tài nguyên rừng và khoáng sản

C. Tiềm năng lớn về thủy điện và phát triển du lịch sinh thái.

D. Hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn.

Câu 10: Loại đất có giá trị nhất đối với việc phát triển cây lương thực ở Đồng bằng sông Hồng là:

A. Đất ngập mặn         B. Đất trong đê

C. Đất ngoài đê           D. Đất bồi ven sông

ĐÁP ÁN

1.B

2.D

3.C

4.D

5.A

6.D

7.A

8.C

9.D

10.B

11.A

12.C

13.D

14.A

15.A

16.A

17.D

18.B

19.A

20.A

21.A

22.C

23.B

24.D

25.D

26.C

27.D

28.B

29.C

30.C

31.D

32.A

33.D

34.D

35.B

36.C

37.C

38.C

39.D

40.C

---{Để xem nội dung đề từ câu 11-40 đề số 2, các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247 để xem online hoặc tải về}---

3. ĐỀ SỐ 3

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN ĐỊA LÍ NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 1 - ĐỀ 03

Câu 1: Đại bộ phận lãnh thổ Việt Nam nằm trong khu vực múi giờ thứ

       A. 6.                              B. 7                             C. 8.                                   D. 9

Câu 2: Tổng diện tích phần đất liền và các đảo của nước ta là (Niên giám thống kê 2006)

       A. 331 211 km2.                                               B. 331 212 km2.

       C. 331 213 km2.                                               D. 331 214 km2.

Câu 3: Việc thông thương qua lại giữa nước ta với các nước láng giềng chỉ có thể tiến hành thuận lợi ở một số cửa khẩu vì

      A. Đường biên giới xác định theo các địa hình đặc trưng: các đỉnh núi, đường sống núi, các đường chia nước, khe, sông suối.

       B. Phần lớn biên giới nước ta là rừng.

       C. Cửa khẩu là nơi có địa hình thuận lợi cho qua lại.

       D. Thuận tiện cho việc đảm bảo an ninh quốc gia.

Câu 4: Phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m và hơn nữa, được gọi là

       A. Lãnh hải                                                       B. Vùng tiếp giáp lãnh hải.

       C. Thềm lục địa                                                D. Vùng đặc quyền kinh tế

Câu 5: Ý nghĩa kinh tế của vị trí địa lí nước ta là

       A. tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.

       B. tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước.

       C. có vị trí địa lí đặc biệt quan trọng ở vùng Đông Nam Á, khu vực kinh tế rất năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị thế giới.

       D. đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là mang tích chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

Câu 6: Hướng vòng cung là hướng chính của

       A. Vùng núi Tây Bắc.                                      B. Các hệ thống sông lớn

       C. Vùng núi Đông Bắc.                                    D. Vùng núi Trường Sơn Bắc

Câu 7: Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ rõ rệt địa hình núi Việt Nam đa dạng?

       A. Miền núi có các cao nguyên badan xếp tầng và cao nguyên đá vôi.

       B. Bên cạnh các dãy núi cao đồ sộ, ở miền núi có nhiều núi thấp

       C. Bên cạnh núi, miền núi còn có đồi.

       D. Miền núi có núi cao, núi trung bình, núi thấp, đồi, cao nguyên.

Câu 8: Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng nước ta là

       A. các bề mặt bán bình nguyên

       B. các đồng bằng ven biển

       C. các đồi trung du

       D. các bề mặt bán bình nguyên hoặc các đồi trung du.

Câu 9: Địa hình vùng núi nào sau đây có các bộ phận: phía đông là dãy núi cao đồ sộ; phía tây là địa hình núi trung bình; ở giữa thấp hơn là các dãy núì xen các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi?

       A. Tây Bắc.                                                      B. Đông Bắc.

       C. Trường Sơn Bắc.                                         D. Trường Sơn Nam

Câu 10: Khó khăn thường xuyên đối với giao lưu kinh tế giữa các vùng ở miền núi là

       A. động đất

       B. khan hiếm nước

       C. địa hình bị chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sườn dốc

       D. các thiên tai như lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lỡ đất.

ĐÁP ÁN

1.B

2.B

3.A

4.C

5.A

6.C

7.D

8.D

9.A

10.C

11.B

12.C

13.A

14.D

15.D

16.D

17.A

18.A

19.C

20.A

21.B

22.A

23.B

24.C

25.D

26.D

27.D

28.C

29.D

30.A

31.A

32.A

33.B

34.B

35.C

36.C

37.B

38.A

39.D

40.B

---{Còn tiếp}---

4. ĐỀ SỐ 4

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN ĐỊA LÍ NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 1 - ĐỀ 04

Câu 1: Việt Nam gắn liền với lục địa và đại dương nào sau đây:

       A. Á và Thái Bình Dương

       B. Á và Ấn Độ Dương

       C. Á - Âu và Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương

       D. Á - Âu và Thái Bình Dương

Câu 2: Vị trí địa lí nước ta tạo điều kiện thuận lợi cho:

       A. Phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới với nhiều sản phẩm đa dạng

       B. Phát triển đa dạng các ngành kinh tế biển

       C. Mở rộng giao lưu kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục... với các nước trong khu vực và trên thế giới

       D. Tất cả các ý trên

Câu 3: Vai trò quan trọng của biển Đông đối với thiên nhiên Việt Nam là:

         A. Làm giảm tính chất khắc nhiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông

         B. Làm giảm tính chất khắc nhiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và Làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hè đều Sai

       C. Làm giảm tính chất khắc nhiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và Làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hè đều Đúng

         D. Làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hè

Câu 4: Hai vịnh có diện tích lớn nhất của nước ta là:

         A Vịnh Thái Lan và vịnh Vân Phong                    B. Vịnh Bắc Bộ và vịnh Nha Trang

         C. Vịnh Thái Lan và vịnh Bắc Bộ                         D. Vịnh Bắc Bộ và vịnh Vân Phong

Câu 5: Vùng nội thuỷ của nước ta được xác định là vùng:

         A. Phía ngoài đường cơ sở

         B. Tiếp giáp với đất liền

         C. Là vùng tiếp giáp với đất liền ở phía trong đường cơ sở

         D Phía trong đường cơ sở

Câu 6: Những thiên tai nào là do ảnh hưởng của Biển Đông đối với thiên nhiên Việt Nam?

       A. Bão, ngập lụt, lũ quét, hạn hán

       B. Bão, sạt lở bờ biển, cát bay, cát chảy, xâm nhập mặn

       C. Bão, ngập lụt, xâm nhập mặn, hạn hán

       D. Bão, động đất, sóng thần, xâm nhập mặn.

Câu 7: Những khối núi cao trên 2000m đã:

       A. Làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới của nước ta

       B. Phá vỡ cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới của nước ta

       C. Làm phong phú cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới của nước ta

       D Tác động đến cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới của nước ta

Câu 8: Phần biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam rộng khoảng:

       A. 0,6 triệu km2            B. 2 triệu km2             C. 1 triệu km2                    D. 1,5 triệu km2

Câu 9: Tỉ lệ diện tích địa hình thấp dưới 1000m ở nước ta so với diện tích toàn bộ lãnh thổ chiếm khoảng:

       A. 80 %                        B. 85 %                      C. 87 %                             D. 90%

Câu 10: Địa hình núi cao của nước ta phân bố chủ yếu ở khu vực:

       A. Đông Bắc                 B. Tây Bắc                 C. Bắc Trung Bộ               D. Tây Nguyên

ĐÁP ÁN

1.D

2.D

3.C

4.C

5.C

6.B

7.B

8.C

9.B

10.D

11.D

12.B

13.A

14.D

15.B

16.A

17.A

18.D

19.C

20.A

21.D

22.A

23.B

24.B

25.B

26.C

27.D

28.D

29.C

30.D

31.D

32.D

33.A

34.D

35.B

36.C

37.A

38.B

39.A

40.C

---{Còn tiếp}---

5. ĐỀ SỐ 5

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN ĐỊA LÍ NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 1 - ĐỀ 05

Câu 1: Khung hệ tọa độ địa lí ở nước ta có điểm cực Bắc ở vĩ độ:

       A. 23°23°B.                  B. 8°34°B.                  C. 23°27°B.                       D. 23°22°B

Câu 2: Cửa khẩu nào sau đây nằm trên đường biên giới Việt Nam - Lào:

       A. Móng Cái.                B. Hữu Nghị.              C. Đồng Đăng.                  D. Lao Bảo.

Câu 3: Quần đảo của nước ta nằm ở ngoài khoi xa trên Biển Đông là:

       A. Hoàng Sa.                                                    B. Thổ Chu.

       C. Trường Sa.                                                  D. Câu A + C đúng.

Câu 4: Điểm cực Đông của nước ta nằm ở:

       A. Xã Vạn Thạch, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa

       B. Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

       C. Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

       D. Xã Vạn Phúc, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

Câu 5: Nội thủy là vùng:

       A. Nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở.

       B. Có chiều rộng 12 hải lý

       C. Tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành vùng biển rộng 200 hải lý

       D. Nước ở phía ngoài đường cơ sở với chiều rộng 12 hải lý

Câu 6: Phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m và hơn nữa, được gọi là:

       A. Lãnh hải.                                                      B. Thềm lục địa.

       C. Vùng tiếp giáp lãnh hải.                              D. Vùng đặc quyền kinh tế.

Câu 7: Đường biên giới của nước ta với Campuchia dài khoảng:

       A. 1400km                    B. 1300km                  C. 1100km                         D. 2100km

Câu 8: Vùng biển chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông rộng:

       A. khoảng 1,0 triệu km2                                   B. hơn 1,0 triệu km2.

       C. 2,0 triệu km2.                                               D. 3,5 triệu km2.

Câu 9: Ý nghĩa về an ninh quốc phòng của vị trí địa lí nước ta là:

       A. Tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.

       B. Tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước.

       C. Có vị trí đặc biệt quan trọng ở vùng Đông Nam Á và Biển Đông.

       D. Tất cả đều đúng.

Câu 10: Đèo Ngang nằm giữa hai tỉnh nào:

       A. Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng                      B. Hà Tĩnh và Quảng Bình

       C. Phú Yên và Bình Định.                               D. Phú Yên và Khánh Hòa

ĐÁP ÁN

1.A

2.D

3.D

4.A

5.A

6.B

7.C

8.A

9.C

10.B

11.D

12.D

13.B

14.D

15.D

16.A

17.C

18.D

19.B

20.A

21.D

22.A

23.C

24.B

25.C

26.D

27.C

28.C

29.A

30.A

31.C

32.B

33.A

34.C

35.A

36.C

37.A

38.B

39.A

40.C

---{Còn tiếp}---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Địa Lí năm 2021-2022 - Trường THPT Hậu Lộc 1 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau:

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON