YOMEDIA

Bộ 5 Đề thi thử THPT QG môn Địa Lí 12 năm 2021 - 2022 Trường THPT Phước Thạnh có đáp án

Tải về
 
NONE

Để giúp các em học sinh lớp 12 có thêm tài liệu ôn tập chuẩn bị cho kì thi THPT QG sắp diễn ra, HOC247 giới thiếu đến các em tài liệu Bộ 5 Đề thi thử THPT QG môn Địa Lí 12 năm 2021 - 2022 Trường THPT Phước Thạnh có đáp án, được biên tập tổng hợp từ các trường THPT trên cả nước, với phần đề và đáp án giải chi tiết. Mời các em học sinh cùng quý thầy cô tham khảo học tập. Chúc các em có một kì thi đạt kết quả tốt!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT

PHƯỚC THẠNH

ĐỀ THI THỬ THPT QG

NĂM HỌC 2021-2022

MÔN ĐỊA LÍ 12

Thời gian: 50 phút

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Cho bảng số liệu

SỐ DÂN, SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ BÌNH QUÂN LƯƠNG THỰC THEO ĐẦU NGƯỜI CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM

Năm

Tổng số dân (nghìn người)

Sản lượng lương thực (nghìn tấn)

Bình quân lương thực theo đầu người (kg/người)

1990

66016

19879,7

301,1

2000

77635

34538,9

444,9

2005

82392

39621,6

480,9

2010

86947

44632,2

513,4

2015

91713

50489,3

550,6

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết ý nào dưới đây là đúng?

Nêu lấy năm 1990 là 100%, thì giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2015:

A. Tổng số dân của nước ta tăng 138,9%.

B. Sản lượng lương thực tăng 154,0%.

C. Bình quân lương thực theo đầu người tăng 182,9%.

D. Tốc độ tăng nhanh nhất là bình quân sản lượng lương thục theo đầu người.

Câu 2. Cho biểu đồ sau:

Biểu đồ số lượt khách và tổng thu du lịch của nước ta qua các năm

Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào dưới đây là đúng.

A. Khách du lịch nội địa tăng, chứng tỏ chất lượng cuộc sống đang được nâng lên.

B. Số lượng khách quốc tế đến nước ta giảm mạnh.

C. Tổng thu du lịch của nước ta là do khách du lịch nội địa mang lại.

D. Từ năm 1995 đến năm 2012, tổng thu du lịch của nước ta tăng gấp 30 lần.

Câu 3. Cho bảng số liệu:

Nhận xét nào sau đây là đúng với bảng số liệu trên?

A. Đường bộ chiếm tỉ trọng khối lượng hàng hoá vận chuyển cao nhất là do cự li dài

B. Đường biển chiếm ti trọng khối lượng hàng hoá luân chuyển cao nhất là do cự li dài.

C. Đường sát luôn chiếm tỉ trọng thấp nhất trong cả khối lượng hàng hoá vận chuyển và luân chuyển.

D. Đường hàng không chiếm vị trí quan trọng trong khối lượng hàng hoá vận chuyển.

Câu 4.Cho biểu đồ sau

Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào dưới đây là đúng.

A. Cơ cấu lao động của nước ta đang có sự chuyển dịch phù hợp với tiến trình công nghiệp hoá của đất nước.

B. Tổng số lao động của nước ta không thay đổi trong giai đoạn trên.

C. Tỉ lệ lao động khu vực nông - lâm - ngư nghiệp thấp nhất.

D. Cơ cấu lao động theo ngành không có sự thay đổi.

Câu 5. Rừng ven biển ở Bắc Trung Bộ được xếp vào loại

A. rừng đặc dụng.

B. rừng sản xuất

C. rừng phòng hộ.

D. rừng đầu nguồn

Câu 6. Chất lượng lao động nước ta ngày càng được nâng lên, chủ yếu do

A. các thành tựu trong phát triển văn hoá, giáo dục, y tế.

B. học hỏi qua quá trình tăng cường xuất khẩu lao động.

C. đời sống vật chất của người lao động tăng.

D. xu hướng tất yếu của quá trình hội nhập quốc tế.

Câu 7. Đô thị hoá ở nước ta có đặc điểm là

A. trình độ đô thị hoá thấp.

B. tỉ lệ dân thành thị giảm.

C. phân bố đô thị đều giữa các vùng.

D. quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh.

Câu 8. Nhiệt độ trung bình năm ở nước ta cao, vượt tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới. Cụ thể là :

A. nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc đều trên 20oC.

B. nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc đều trên 20oC (trừ vùng núi Đông Bắc).

C. nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc đều trên 20oC (trừ vùng núi Tây Bắc).

D. nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc đều trên 20oC (trừ vùng núi cao).

Câu 9. Mưa vào mùa hạ ở nước ta (trừ Trung Bộ), nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động của

A. gió mùa Tây Nam và Tín phong.

B. gió mùa Tây Nam và dải hội tụ nhiệt đới.

C. Tín phong và dải hội tụ nhiệt đới.

D. gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc.

Câu 10. Một trong những thành tựu kinh tế của nước ta trong giai đoạn 1990 - 2005 là

A. cơ cấu kinh tế có sự chuyến dịch theo hướng tỉ trọng nông, lâm, thủy sản tăng nhanh.

B. tốc độ tăng trưởng GDP cao, nước ta liên tục là nước xuất siêu.

C. nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đều phát triển ở trình độ cao.

D. tốc độ tăng trưởng GDP cao, nông nghiệp và công nghiệp đạt được nhiều thành tựu vững chắc

Câu 11. Các hải cảng ở Duyên hải Nam Trung Bộ lần lượt từ Bắc vào Nam là:

A. Đà Nẵng, Quy Nhơn, Vân Phong, Nha Trang.

B. Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn, Vân Phong.

C. Quy Nhơn, Đà Nẵng, Vân Phong, Nha Trang.

D. Quy Nhơn, Đà Nẵng, Nha Trang, Vân Phong.

Câu 12. Bước tiến lớn trong nền nông nghiệp nước ta những năm qua là

A. sự chuyền dịch từ nông nghiệp cổ truyền sang nông nghiệp sản xuất hàng hoá.

B. phát triển nền nông nghiệp cổ truyền, quan tâm nhiều đến sản lượng

C. sản xuất nông nghiệp tự cấp, tự túc theo hướng đa canh.

D. sản xuất nhỏ, đầu tư hạn chế, ít chú ý đến thị trường.

Câu 13. Ở nước ta, hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm là

A. rừng gió mùa thường xanh.

B. rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh

C. rừng gió mùa nửa rụng lá.

D. rừng thưa khô rụng lá.

Câu 14. Trong việc sử dụng rừng ngập mặn phía Tây Nam của Đồng bằng sông Cửu Long không nên

A. cải tạo một phần thích hợp thành bãi nuôi tôm.

B. trồng sú vẹt, kết hợp với bảo vệ môi trường sinh thái.

C. tiếp tục trồng rừng và mở rộng diện tích rừng.

D. cải tạo để trồng lúa và nuôi thuỷ sản nước ngọt.

Câu 15. Ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, việc nâng cấp quốc lộ 1 và đường sắt Bắc - Nam nhằm mục đích

A. đẩy mạnh sự giao lưu giữa các tỉnh trong vùng với Tây Nguyên.

B. đẩy manh sự giao lưu giữa các tỉnh trong vùng với nước bạn Lào.

C. đẩy mạnh sự giao lưu giữa các tỉnh trong vùng với nước bạn Campuchia.

D. làm tăng vai trò trung chuyển của vùng.

Câu 16. Các loại cây công nghiệp thường được trồng ở vùng đồng bằng là

A. cói, đay, mía, lạc, đậu tương.

B. mía, lạc, đậu tương, chè, thuốc lá.

C. mía, lạc, đậu tương, điều, hồ tiêu.

D. điều, hồ tiêu, dừa, dâu tằm, bông.

Câu 17. Khối núi Thượng nguồn sông Chảy gồm nhiều đỉnh núi cao trên 2000m nằm trong vùng núi nào?

A. Trường Sơn Bắc.

B. Trường Sơn Nam.

C. Đông Bắc.

D. Tây Bắc

Câu 18. Một trong những lí do khiến Đồng bằng sông Cửu Long hình thành nhiều trang trại nuôi trồng thủy sản là

A. được Nhà nước hồ trợ toàn bộ.

B. hệ thống sông ngòi không bị cạn nước về mùa khô.

C. tốc độ đô thị hoá và tăng dân số nhanh.

D. có diện tích mặt nước, rừng ngập mặn lớn.

Câu 19. Điểm giống nhau giữa Tây Nguyên với Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. có tiềm năng lớn về thuỷ điện.

B. đều có vị trí giáp biển.

C. có một mùa đông lạnh.

D. có mùa khô sâu sắc.

Câu 20. Đai ôn đới gió mùa trên núi (độ cao từ 2600 m trở lên) chỉ có ở

A. vùng núi Đông Bắc.

B. dãy Hoàng Liên Sơn.

C. khối núi Phong Nha - Kẻ Bàng.

D. Tây Nguyên.

---- Còn tiếp ----

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 01

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

A

B

A

C

A

A

D

B

D

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

A

A

B

D

D

A

C

D

A

B

 

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 01, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN ĐỊA LÍ 12 - TRƯỜNG THPT PHƯỚC THẠNH - ĐỀ 02

Câu 1: Ở nước ta vùng có đầy đủ ba đai cao là

A. Tây Nguyên.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Tây Bắc.

D. Đông Bắc.

Câu 2: Khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long vào mùa khô là

A. diện tích đất mặn và phèn lớn.

B. thiếu nước ngọt.

C. thuỷ triều tác động mạnh.

D. cháy rừng.

Câu 3: Nhận xét nào sau đây không đúng với đặc điểm của quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay?

A. Xuất hiện các siêu đô thị ở khu vực ven biển.

B. Phân bố đô thị không đều giữa các vùng.

C. Tỉ lệ dân thành thị tăng .

D. Đô thị hóa diễn ra chậm.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng về đặc điểm nguồn lao động nước ta?

A. Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên.

B. Nhiều công nhân kĩ thuật lành nghề.

C. Nguồn lao động cần cù, sáng tạo.

D. Lực lượng lao động phân bố không đều.

Câu 5: Ý nào sau đây thể hiện ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta?

A. Tạo ra nhiều lao động có chất lượng cao.

B. Phòng tránh thiên tai.

C. Gây ô nhiễm môi trường.

D. Có thế mạnh lâu dài.

Câu 6: Thế mạnh hàng đầu để phát triển công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở nước ta hiện nay là

A. có thị trường xuất khẩu rộng mở.

B. có nguồn lao động dồi dào, lương thấp.

C. có nguồn nguyên liệu tại chỗ đa dạng phong phú.

D. có nhiều cơ sở, phân bố rộng khắp trên cả nước.

Câu 7: Sông là ranh giới tự nhiên của vùng núi Tây Bắc với vùng Đông Bắc nước ta là

A. Sông Hồng.

B. Sông Chảy.

C. Sông Đà.

D. Sông Mã.

Câu 8: Biện pháp hiệu quả nhất trong phòng và chống bão ở nước ta hiện nay là

A. công tác dự báo quá trình hình thành và hướng di chuyển của bão kịp thời.

B. huy động sức dân, chuẩn bị các phương án tìm kiếm cứu nạn.

C. củng cố đê chắn sóng vùng ven biển, cấm tàu thuyền ra khơi.

D. có các biện pháp sơ tán dân, tài sản kịp thời khi bão đổ bộ.

Câu 9: Vùng nào có năng suất lúa cao nhất nước ta hiện nay?

A. Đông Nam Bộ.

B. Tây Nguyên.

C. Đồng bằng sông Hồng.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 10: Vùng có diện tích và sản lượng cà phê lớn nhất ở nước ta là

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Đồng bằng sông Cửu Long.     

D. Tây Nguyên.

Câu 11: Việc xây dựng các cảng nước sâu ở Duyên hải Nam Trung Bộ thuận lợi vì

A. đường bờ biển dài có nhiều sông đổ ra biển.

B. bờ biển dài, có nhiều vũng vịnh, mực nước sâu, ít phù sa bồi đắp.

C. có đường bờ biển dài, có nhiều cồn cát và bãi cát ven biển.

D. bờ biển dài nhất nước ta, biển ấm quanh năm không đóng băng.

Câu 12: Sự khác nhau lớn nhất trong việc trồng cây chè và cao su ở nước ta là do

A. địa hình.

B. đất đai.

C. sông ngòi.

D. khí hậu.

Câu 13: Sự phát triển của ngành nội thương thể hiện rõ rệt qua đặc điểm nào sau đây?

A. Tổng mức bán lẻ của hàng hóa.

B. Số lượng các cơ sở buôn bán.

C. Lao động tham gia trong ngành nội thương.

D. Các mặt hàng buôn bán ở các chợ.

Câu 14: Các thế mạnh chủ yếu để phát triển kinh tế của Đồng bằng sông Cửu Long là tài nguyên

A. đất, khí hậu, nguồn nước, khoáng sản

B. đất, khí hậu, nguồn nước, sinh vật.

C. đất, rừng, nguồn nước, khoáng sản

D. đất, khí hậu, tài nguyên biển, khoáng sản

Câu 15: Đai nhiệt đới gió mùa chân núi ở miền Bắc có độ cao trung bình từ (m)

A. Dưới 900 – 1000.

B. Dưới 800 – 900.

C. Dưới 600 – 700.

D. Dưới 500 – 600.

Câu 16: Tây Nguyên và Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh tương đồng về phát triển ngành công nghiệp

A. điện lực.

B. chế biến lương thực, thực phẩm.

C. sản xuất hàng tiêu dùng.

D. sản xuất vật liệu xây dựng.

Câu 17. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết vùng nào sau đây trồng nhiều cây cà phê nhất nước ta?

A. Đông Nam Bộ.

B. Tây Nguyên

C. Trung du miền núi Bắc Bộ.

D. Bắc Trung Bộ.

Câu 18. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết trung tâm du lịch nào sau đây có ý nghĩa quốc gia?

A. Hạ Long.

B. Đà Lạt.

C. Huế.

D. Vũng Tàu.

Câu 19. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết tỉnh (thành phố) nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung?

A. Đà Nẵng.

B. Phú Yên.

C. Bình Định.

D. Quảng Nam.

Câu 20. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết tỉnh Thái Nguyên nằm trong vùng kinh tế nào sau đây?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

B. Đông Nam Bộ.

C. Đồng bằng sông Hồng.

D. Bắc Trung Bộ.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 02

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

D

A

B

D

C

A

A

C

D

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

B

D

A

B

C

A

A

C

A

B

 

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 02, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN ĐỊA LÍ 12 - TRƯỜNG THPT PHƯỚC THẠNH - ĐỀ 03

Câu 1. Vùng có số lượng đô thị nhiều nhất nước ta là

A. Đồng bằng sông Hồng

B. Đồng bằng sông Cửu Long

C. Trung du và miền núi Bắc Bộ

D. Bắc Trung Bộ

Câu 2. Trong số các vùng nông nghiệp sau đây, vùng nào có trình độ thâm canh cao hơn?

A. Trung du và miền núi Bắc bộ

B. Đồng bằng sông Hồng

C. Bắc Trung Bộ

D. Tây Nguyên

Câu 3. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng lương thực lớn hơn vùng Đồng bằng sông Hồng là do

A. Có năng suất lúa cao hơn

B. Có diện tích trồng cây lương thực lớn hơn

C. Có truyền thống trồng cây lương thực lâu đời hơn

D. Có trình độ thâm canh cao hơn

Câu 4. Khoáng sản có trữ lượng lớn nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. Than

B. Dầu khí

C. Vàng

D. Boxit

Câu 5. Biểu hiện rõ nhất của sức ép dân số lên tài nguyên ở vùng Đồng bằng sông Hồng là

A. Bình quân đất canh tác trên đầu người giảm

B. Độ màu mỡ của đất giảm

C. Khí hậu ngày càng khắc nghiệt

D. Thiếu nước sinh hoạt

Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, số lượng các khu kinh tế ven biển thuộc vùng kinh tế trong điểm miền Trung (năm 2007) là

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 7. Địa phương nào dưới đây có tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh lớn nhất?

A. Hưng Yên

B. Kon Tum

C. Bình Dương

D. Vĩnh Phúc

Câu 8. Nền nông nghiệp hàng hóa đặc trưng ở chỗ

A. Sản xuất nhỏ, công cụ thủ công

B. Sử dụng nhiều sức người, năng suất lao động thấp

C. Người nông dân quan tâm nhiều hơn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm

D. Phần lớn sản phẩm để tiêu dùng tại chỗ

Câu 9. Căn cứ vào biểu đồ cột thuộc bản đồ Thủy sản (2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, trong giai đoạn 2000-2007, sản lượng thủy sản nuôi trồng của nước ta tăng

A. Khoảng 1,6 lần

B. Khoảng 2,6 lần

C. Khoảng 4,6 lần

D. Khoảng 3,6 lần

Câu 10. Điểm cực Bắc phần đất liền nước ta ở vĩ độ 23'023'B tại xã lũng Cú, huyện Đồng Văn, thuộc tỉnh

A. Lào Cai

B. Cao Bằng

C. Hà Giang

D. Lạng Sơn

Câu 11. Nguyên nhân chủ yếu khiến tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn nước ta còn cao là

A. Tỉ lệ lao động qua đào tạo ở nông thôn thấp

B. Đầu tư khoa học kĩ thuật làm tăng năng suất lao động

C. Lực lượng lao động tập trung quá đông ở khu vực nông thôn

D. Sản xuất nông nghiệp mang tính mùa vụ, nghề phụ ít phát triển

Câu 12. Nguyên nhân hình thành gió lớn ở Bắc Trung Bộ là do

A. Gió mùa Tây Nam vượt qua Trường Sơn Bắc

B. Gió mùa Đông Bắc vượt qua dãy Hoàng Liên Sơn

C. Gió mùa Tây Nam vượt qua dãy Bạch Mã

D. Gió mùa Đông Bắc vượt qua dãy Hoàng Sơn

Câu 13. trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế, hiện nay vùng có giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản lớn nhất của nước ta là

A. Đồng bằng sông Hồng

B. Trung du và miền núi Bắc Bộ

C. Đồng bằng sông Cửu Long

D. Đông Nam Bộ

Câu 14. Các bãi biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ lần lượt từ Bắc vào Nam là :

A. Mỹ Khê, Nha trang, Sa Huỳnh, Mũi Né

B. Mỹ Khê, Nha Trang, Mũi Né, Sa Huỳnh

C. Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Nha Trang, Mũi Né

D. Mỹ Khê, Mũi Né, Sa Huỳnh, Nha Trang

Câu 15. Ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, việc phát triển các tuyến đường ngang không

A. Góp phần nối Tây Nguyên với các cảng nước sâu

B. Đẩy mạnh sự giao lưu giữa vùng với vùng Tây Nguyên

C. Đẩy mạnh sự giao lưu giữa vùng với khu vực Đông Bắc Thái Lan, Nam Lào

D. Đẩy mạnh sự giao lưu giữa các tỉnh trong vùng với TP. Hồ Chí Minh

Câu 16. Hướng Tây bắc- đông nam của địa hình nước ta thể hiện rõ rệt trong khu vực

A. Vùng núi Đông Bắc

B. Nam Trung Bộ (Trường Sơn Nam)

C. Từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã

D. Đông Nam Bộ

Câu 17. Khi mở rộng các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây Nguyên, điều quan trọng nhất là

A. Không làm thu hẹp diện tích rừng

B. Đầu tư các nhà máy chế biến

C. Xây dựng mạng lưới giao thông

D. Tăng cường hợp tác với nước ngoài

Câu 18. Nhận định nào dưới đây không đúng?

Gia tăng dân số nhanh đã tạo nên sức ép rất lớn đối với

A. Sự phát triển kinh tế của đất nước

B. Sự phân bố dân cư trên đất nước

C. Việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường

D. Việc nâng cao chất lượng cuộc sống của từng thành viên trong xã hội

Câu 19. Các cánh cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều nằm trong vùng núi nào

A. Trường Sơn Bắc

B. Trường Sơn Nam

C. Đông Bắc

D. Tây Bắc

Câu 20. Nhà máy thủy điện nào dưới đây thuộc vùng Đông Nam Bộ?

A. Thác Bà

B. Sông Hinh

C. Yaly

D. Trị An

---- Còn tiếp ----

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 03

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

B

B

A

A

C

B

C

D

C

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

D

A

C

C

D

C

A

B

C

D

 

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 03, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN ĐỊA LÍ 12 - TRƯỜNG THPT PHƯỚC THẠNH - ĐỀ 04

Câu 1: Chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất gây ra hệ quả nào sau đây?

A. Ngày đêm luân phiên nhau trên Trái Đất.

B. Ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.

C. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.

D. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế.

Câu 2: Quá trình phong hóa xảy ra là do tác động của sự thay đổi

A. địa hình, nước, khí hậu.

B. sinh vật, nhiệt độ, đất.

C. nhiệt độ, nước, sinh vật.

D. đất, nhiệt độ, địa hình.

Câu 3: Vùng biển, tại đó Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế, nhưng vẫn để cho các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hàng hải và hàng không được công ước quốc tế quy định là

A. vùng đặc quyền kinh tế.

B. lãnh hải.

C. nội thủy.

D. vùng tiếp giáp lãnh hải.

Câu 4: Việc đẩy mạnh chế biến nông sản sẽ góp phần

A. nâng cao giá trị thương phẩm của nông sản.

B. cho phép áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất.

C. đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp.

D. nâng cao năng suất nông nghiệp.

Câu 5: Công trình thủy điện đầu tiên được xây dựng ở Đông Nam Bộ góp phần rất lớn vào việc phát triển của vùng là

A. Trị An.     

B. Thác Mơ.      

C. Cần Đơn.         

D. Thủ Đức.

Câu 6: Kiểu tháp tuổi mở rộng, biểu hiện của một cơ cấu dân số trẻ với số dân

A. tăng nhanh.

B. tăng chậm.

C. giảm xuống.

D. không tăng.

Câu 7: Đồng bằng thường chịu nhiều thiên tai lụt lội nhất ở miền Đông Trung Quốc là

A. Hoa Trung.

B. Đông Bắc.

C. Hoa Bắc.

D. Hoa Nam.

Câu 8: Biểu hiện nào sau đây không phải là ಜnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu nước ta?

A. Giảm bớt tính khắc nghiệt của thời tiết trong mùa đông.

B. Tăng cường tính đa dạng của sinh vật nước ta

C. Tăng cường độ ẩm của các khối khí qua biển

D. Góp phần làm điều hòa khí hậu

Câu 9: Vấn đề nổi bật trong sử dụng đất nông nghiệp ở Bắc Trung Bộ là

A. đắp đê ngăn lũ.

B. chống cát bay, cát chảy lấn chiếm đồng ruộng.

C. khai thác mặt nước nuôi trồng thủy sản.

D. hạn chế việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích khác.

Câu 10: Sự kiện được xem là quan trọng của nước ta vào năm 2007 là

A. tham gia Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.

B. bình thường hóa quan hệ với Hoa kì.

C. trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

D. gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).

Câu 11: Bạn hãy cho biết Lãnh hải của nước CHXHCNVN rộng bao nhiêu hải lý?

A. 8 hải lý            

B. 10 hải lý             

C. 12 hải lý           

D. 14 hải lý

Câu 12: Trong việc hình thành đất, khí hậu không có vai trò nào sau đây?

A. Cung cấp vật chất hữu cơ và khí cho đất.

B. Tạo môi trường cho hoạt động vi sinh vật.

C. Ảnh hưởng đến hòa tan, rửa trôi vật chất.

D. Làm cho đá gốc bị phân hủy về mặt vật lí.

Câu 13: Xu thế nào sau đây không thuộc đường lối Đổi mới của nước ta được khẳng định từ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (năm 1986)?

A. Đẩy mạnh nền kinh tế theo hướng kế hoạch hóa, tập trung.

B. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

C. Dân chủ hóa đời sống kinh tế - xã hội.

D. Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.

Câu 14: Trên Trái Đất không có khối khí nào sau đây?

A. Chí tuyến hải dương.

B. Xích đạo lục địa.

C. Ôn đới hải dương.

D. Cực lục địa.

Câu 15: Biểu hiện nào sau đây không thuộc toàn cầu hóa kinh tế ?

A. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.

B. Thương mại thế giới phát triển mạnh.

C. Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh.

D. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực ra đời

Câu 16: Đặc điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng sông Cửu Long?

A. Rộng khoảng 40 nghìn km2, địa hình cao và phẳng hơn đồng bằng sông Hồng.

B. Có các vùng trũng lớn như Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên.

C. Không có đê, mạng lưới kênh rạch chằng chịt.

D. Mùa lũ, nước ngập trên diện rộng. Mùa cạn, thuỷ triều lấn mạnh làm gần 2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn

Câu 17: Điểm nào sau đây không đúng với ngành công nghiệp ở Duyên hải Nam Trung Bộ?

A. Đã hình thành một số khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất.

B. Tốc độ phát triển khá cao.

C. Có tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu công nghiệp của cả nước, nhưng đang tăng lên.

D. Phát triển chủ yếu là các ngành có công nghệ cao.

Câu 18: Vùng có năng suất lúa cao nhất nước ta hiện nay là

A. Duyên hải Nam Trung Bộ.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Đồng bằng sông Hồng.

Câu 19: Sản lượng than trên thế giới có xu hướng tăng lên vì

A. nhu cầu về năng lượng ngày càng tăng trong khi than đá lại có trữ lượng lớn.

B. than ngày càng được sử dụng nhiều trong công nghiệp hóa chất.

C. nguồn dầu mỏ đã cạn kiệt, giá dầu lại quá cao.

D. nhu cầu năng lượng ngày càng tăng trong khi than đá ít gây ô nhiễm môi trường.

Câu 20: Ngành công nghiệp được coi là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới là :

A. hóa chất.

B. sản xuất hàng tiêu dùng.

C. điện tử - tin học.

D. công nghiệp năng lượng

 

---- Còn tiếp ---

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 04

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

C

A

A

A

A

D

A

B

C

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

A

A

B

D

A

D

D

B

C

 

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 04, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

5. ĐỀ SỐ 5

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN ĐỊA LÍ 12 - TRƯỜNG THPT PHƯỚC THẠNH - ĐỀ 05

Câu 1 (VD): Kim ngạch xuất, nhập khẩu của nước ta liên tục tăng chủ yếu do 

A. Cự phát triển của nền kinh tế trong nước cùng những đổi mới trong cơ chế quản lí. 

B. đa dạng hoá các đối tượng tham gia hoạt động xuất, nhập khẩu. 

 C. tăng cường nhập khẩu dây chuyền máy móc, thiết bị toàn bộ và hàng tiêu dùng. 

D. thị trường thế giới ngày càng mở rộng. 

Câu 2 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết hiện trạng sử dụng đất  của vùng Đồng bằng sông Hồng chủ yếu là 

 A. đất phi nông nghiệp. 

 B. đất trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả. 

 C. đất trồng cây lương thực, thực phẩm và cây hàng năm. 

 D. đất lâm nghiệp có rừng. 

Câu 3 (NB): Trình độ thâm canh cao, sản xuất hàng hoá, sử dụng nhiều máy móc, vật tư  nông nghiệp là đặc điểm sản xuất của vùng nông nghiệp 

 A. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. 

 B. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. 

 C. Tây Nguyên và Đồng bằng sông Hồng. 

 D. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. 

Câu 4 (VD): Ngành chăn nuôi gia súc ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh chủ yếu  nào dưới đây để phát triển? 

 A. Khí hậu thích hợp và điều kiện chăn thả trong rừng thuận lợi. 

 B. Thị trường tiêu thụ rộng lớn từ vùng Đồng bằng sông Hồng. 

 C. Có nguồn thức ăn từ các đồng cỏ và hoa màu lương thực dành cho chăn nuôi được  đảm bảo. 

 D. Nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản đang ngày càng phát triển  của vùng 

Câu 5 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết tỉ trọng GDP của  vùng Bắc Trung Bộ so với GDP cả nước (năm 2007) là 

 A. 6,8%. B. 9,8%. C. 8,8%. D. 7,8%. 

Câu 6 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, hãy cho biết tỉnh thuộc vùng Bắc  Trung Bộ có mở thiếc là 

  1. Nghệ An. B. Thanh Hoá. C. Hà Tĩnh. D. Quảng Bình.

Câu 7 (VDC): Nhân tố nào sau đây có vai trò lớn nhất làm tăng sự phân hóa thiên nhiên  theo chiều Bắc - Nam ở nước ta? 

 A. Lãnh thổ nước ta kéo dài theo hướng Bắc -Nam. 

 B. Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời. 

 C. Ảnh hưởng của các dãy núi theo chiều Tây-Đông. 

 D. Hoạt động của gió mùa Đông Bắc vào mùa đông.

Câu 8 (VD): Cho biểu đồ: 

Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về nhiệt độ, lượng mưa của Lai Châu? 

A. Mưa tập trung từ tháng IV đến tháng XII, biên độ nhiệt trung bình năm là 9,9°C. 

B. Tháng I có lượng mưa và nhiệt độ thấp nhất trong năm. 

 C. Biên độ nhiệt độ trung bình năm là 11,50C, mưa nhiều từ tháng V đến tháng X. 

D. Tháng VII có lượng mưa và nhiệt độ cao nhất trong năm. 

Câu 9 (VD): Cho bảng số liệu: 

DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA Ở MỘT SỐ VÙNG CỦA NƯỚC TA NĂM 2018 

Vùng 

Diện tích (nghìn  ha)

Sản lượng (nghìn tấn)

Đồng bằng sông Hồng 

999,7 

6085,5

Trung du và miền núi Bắc  Bộ

631,2 

3590,6

Tây Nguyên 

245,4 

1375,6

Đông Nam Bộ 

270,5 

1423,0

Đồng bằng sông Cửu Long 

4107,4 

24441,9

 

 

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019) 

Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng với năng suất lúa của các vùng ở nước ta năm  2018? 

 A. Đồng bằng sông Hồng cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long. 

 B. Đồng bằng sông Cửu Long thấp hơn Tây Nguyên. 

 C. Tây Nguyên cao hơn Trung du và miền núi Bắc Bộ. 

 D. Trung du và miền núi Bắc Bộ thấp hơn Đông Nam Bộ.

Câu 10 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết Việt Nam xuất khẩu  sang các nước và vùng lãnh thổ có giá trị trên 6 tỉ USD (năm 2007) là 

 A. Nhật Bản và Đài Loan.              B. Hoa Kì và Nhật Bản. 

 C. Nhật Bản và Xingapo.               D. Hoa Kì và Trung Quốc 

Câu 11 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết hệ thống sông nào  sau đây của nước ta đổ ra biển qua cửa Hội? 

 A. Sông Thái Bình.             B. Sông Ba (Đà Rằng). 

 C. Sông Cả.                         D. Sông Cửu Long. 

Câu 12 (NB): Căn cứ vào Bản đồ cây công nghiệp Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho  biết hai tỉnh nào dưới đây có diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm lớn nhất nước ta?

A. KonTum và Gia Lai.                   B. Bình Phước và ĐăkLăk. 

C. ĐăkLăk và Lâm Đồng.               D. Lâm Đồng và Gia Lai.

Câu 13 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết khu kinh tế ven biển  nào dưới đây thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? 

  1. Định An. B. Sông Ba (Đà Rằng) C. Vũng Áng. D. Vân Đồn.

Câu 14 (TH): Biểu hiện nào dưới đây là hệ quả của quá trình xâm thực, bào mòn mạnh bề  mặt địa hình miền đồi núi? 

 A. Các vùng thềm phù sa cổ bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng. 

B. Bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá. 

C. Bồi tụ mở mang nhanh chóng các đồng bằng hạ lưu sông. 

 D. Ở vùng núi đá vôi hình thành địa hình caxtơ với các hang động, suối cạn, thung khô.

Câu 15 (VD): Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến đất đai ở đồng bằng ven biển miền  Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông là do 

 A. bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện mưa nhiều. 

 B. biển đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành đồng bằng. 

 C. đồng bằng nằm ở chân núi, nhận nhiều sỏi, cát trôi sông. 

 D. các sông miền Trung ngắn, hẹp và rất nghèo phù sa. 

Câu 16 (NB): Đất feralit nâu đỏ ở đại nhiệt đới gió mùa của nước ta phát triển trên 

A. đá vôi và đá phiến                       B. đá phiến và đá axit. 

 C. đá mẹ ba dan và đá vôi.             D. đá mẹ badan và đá axit. 

Câu 17 (VD): Cho bảng số liệu: 

DÂN SỐ VÀ TỈ LỆ GIA TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM 

Năm 

1989 

1999 

2009 

2014 

2019

Dân số (triệu người) 

64,4 

76,3 

86,0 

90,7 

96,2

Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên (%) 

2,1 

1,51 

1,06 

1,08 

0,9

 

 (Nguồn: Tổng điều tra dân số Việt Nam năm 2019) 

Theo bảng số liệu, để thể hiện dân số và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta qua các  năm, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? 

 A. Kết hợp.             B. Đường.                  C. Tròn.                      D. Miền. 

Câu 18 (VD): Tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta được khai thác tốt hơn  nhờ đẩy mạnh các hoạt động 

 A. vận tải, công nghệ chế biến và bảo quản nông sản. 

 B. vận tải, đẩy mạnh xuất khẩu. 

 C. áp dụng khoa học - kĩ thuật trong việc lai tạo các giống cây, con phù hợp với điều  kiện sinh thái từng mùa. 

 D. đẩy mạnh xuất khẩu gắn với việc tạo dựng và quảng bá thương hiệu nông sản.

Câu 19 (VD): Cho biểu đồ về xuất nhập khẩu hàng hóa của nước ta giai đoạn 2010 – 2018

 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019) Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? 

 A. Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất nhập khẩu của nước ta giai đoạn 2010 - 2018. 

B. Chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của nước ta giai đoạn 2010 - 2018. 

C. Giá trị xuất nhập khẩu của nước ta giai đoạn 2010 - 2018. 

 D. Quy mô và cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của nước ta giai đoạn 2010 - 2018.

Câu 20 (VDC): Sự đối lập nhau về mùa mưa và mùa khô giữa Tây Nguyên và sườn Đông  Trường Sơn chủ yếu là do sự kết hợp của 

 A. gió mùa Tây Nam, gió mùa Đông Bắc và hai sườn dãy núi Trường Sơn. 

B. địa hình đồi núi, cao nguyên và các hướng gió thổi trong năm. 

C. các gió hướng Tây Nam nóng ẩm và địa hình núi, cao nguyên, đồng bằng. 

D. dãy núi Trường Sơn và các gió hướng Tây Nam, gió hướng Đông Bắc

 

---- Còn tiếp ---

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 05

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

C

D

C

A

A

D

C

A

B

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

B

D

B

B

C

A

A

B

D

 

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 05, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là 1 phần trích đoạn nội dung tài liệu Bộ 5 Đề thi thử THPT QG môn Địa Lí 12 năm 2021 - 2022 Trường THPT Phước Thạnh có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON