Với mong muốn giúp các em học sinh dễ dàng ôn tập và nắm bắt kiến thức chương trình Vật lý 12 hiệu quả, HỌC247 xin giới thiệu đến các em Chuyên đề Bài tập trắc nghiệm về Giản đồ vecto trong Dòng điện xoay chiều năm 2019. Tài liệu được biên tập đầy đủ, chi tiết kèm đáp án hướng dẫn. Mời các em cùng tham khảo và rèn luyện thêm. Chúc các em học tốt
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VỀ GIẢN ĐỒ VECTO TRONG DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU
Câu 1: Đặt điện áp xoay chiều \(u = U\sqrt 2 c{\rm{os}}100\pi t(V)\) vào hai đầu đoạn mạch nối tiếp gồm tụ và cuộn dây thì điện áp hai đầu cuộn dây có giá trị hiệu dụng là U và sớm pha hơn điện áp hai đầu đoạn mạch là \(\pi /2\) . Điện áp hiệu dụng hai trên tụ là
A. \(2U.\) B. \(0,5U\sqrt 2 \)
C. \(U\sqrt 2 \) D. U
HD :Vẽ giản đồ vecto như hình vẽ.
Ta có :
\(\begin{array}{l} \overrightarrow {{U_d}} \bot \overrightarrow U ,{U_d} = U.\\ \Rightarrow {U_C} = AB = \sqrt {U_d^2 + {U^2}} = U\sqrt 2 . \end{array}\)
Chọn C.
Câu 2: Đặt điên áp xoay chiều ổn định vào hai đầu đoạn mạch nối tiếp gồm tụ điện có dung kháng \(400\Omega \) và cuộn cảm có điện trở thuần. Biết điện áp hai đầu cuộn cảm lệch pha \(\frac{\pi }{3}\) so với dòng điện, còn điện áp giữa hai bản tụ lệch pha \(\frac{\pi }{3}\) so với điện áp hai đầu đoạn mạch. Điện trở r bằng
A. \(100\sqrt 3 \Omega \) B. \(300\Omega \)
C. \(100\Omega \) D. \(300\sqrt 3 \Omega \)
HD: Vẽ giản đồ vecto như hình vẽ.
Ta có :
\(\begin{array}{l} \widehat {HOB} = {90^0} - {60^0} = {30^0}.\\ \Rightarrow \overrightarrow {{U_d}} \bot \overrightarrow U . \end{array}\)
Ta có: \({Z_C} = AB = 400\Omega .\)
Do đó
\(\begin{array}{l} OB = AB\sin \widehat A = 400\sin {30^0} = 200.\\ \Rightarrow OH = R = OBc{\rm{os3}}{{\rm{0}}^0} = 100\sqrt 3 \Omega . \end{array}\)
Chọn A.
Câu 3: Đặt điện áp xoay chiều 200V- 50Hz vào hai đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AN và NB mắc nối tiếp. Đoạn AN gồm điện trở thuần mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần, đoạn NB chỉ có tụ điện. Biết hệ số công suất trên AB và trên AN lần lượt là 0,6 và 0,8. Điện áp hiệu dụng trên AN là
A. 96V B. 72V
C.90V D. 150V
HD:
Hệ số công suất trên AB và trên AN lần lượt là 0,6 và 0,8
Do \(0,{6^2} + 0,{8^2} = 1\) nên \(\overrightarrow {{U_{AN}}} \bot \overrightarrow {{U_{AB}}} .\)
Xét \(\Delta OAB\) vuông tại O có OB = 200.
\(\begin{array}{l} OH = OBc{\rm{os}}\widehat {HOB} = OAc{\rm{os}}\widehat {AOH}\\ \Rightarrow 200.0,6 = OA.0,8\\ \Rightarrow OA = {U_{AN}} = 150V. \end{array}\)
Chọn D.
Cách 2:
\(\begin{array}{l} {U_R}{U_{AN}}c{\rm{os}}{\varphi _{AN}} = {U_{AB}}c{\rm{os}}{\varphi _{AB}}\\ \Rightarrow {U_{AN}} = \frac{{{U_{AB}}c{\rm{os}}{\varphi _{AB}}}}{{c{\rm{os}}{\varphi _{AN}}}} = 150V. \end{array}\)
Câu 4: Đoạn mạch xoay chiều AB gồm hai đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn mạch AM gồm điện trở thuần \(50\sqrt 3 \Omega \) mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Đoạn mạch MB chỉ có tụ điện có dung kháng \(100\Omega \) . Biết điện áp giữa hai đầu đoạn mạch AM lệch pha \(\frac{\pi }{3}\) so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch AB. Gía trị của L bằng
A. \(1/\pi (H)\) B. \(0,5/\pi (H)\)
C. \(0,5\sqrt 2 /\pi (H)\) D. \(1,5/\pi (H)\)
HD: Vẽ giản đồ vecto như hình vẽ.
Ta có:
\(\begin{array}{l} \widehat {AOB} = {60^0},\\ R = OH = 50\sqrt 3 ,\\ AB = {Z_C} = 100. \end{array}\)
Lại có : \(OH = \frac{{AB\sqrt 3 }}{2}\) nên tam giác OAB đều.
\(\begin{array}{l} \Rightarrow {Z_L} = HA = \frac{{AB}}{2} = 50\Omega \\ \Rightarrow L = \frac{{0,5}}{\pi }(H). \end{array}\)
Chọn B.
Câu 5: Đặt điện áp xoay chiều \(u = 41\sqrt 2 c{\rm{os}}\omega t(V)\) vào hai đầu đoạn mạch nối tiếp gồm điên trở R, cuộn cảm có độ tự cảm L, điện trở thuần r và tụ điện C thì cường độ hiệu dụng dòng qua mạch là 0,4A . Biết điện áp hiệu dụng trên điện trở, trên cuộn cảm và trên tụ điện lần lượt là 25V, 25V và 29V. Gía trị r bằng
A. \(50\Omega \) B. \(15\Omega \)
C. \(37,5\Omega \) D. \(30\Omega \)
HD: Ta có:
\(\begin{array}{l} {U_{AB}} = 41V\\ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} {41^2} = {({U_R} + {U_r})^2} + {({U_L} - {U_C})^2}\\ {25^2} = U_r^2 + U_L^2 \end{array} \right.\\ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} {41^2} = {25^2} + 50{U_r} + U_r^2 + {29^2} - 58{U_L} + U_L^2\\ {25^2} = U_r^2 + U_L^2 \end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} 50{U_r} - 58{U_L} = - 410\\ {25^2} = U_r^2 + U_L^2 \end{array} \right.\\ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} {U_r} = 15\\ {U_L} = 20 \end{array} \right.\\ \Rightarrow r = 37,5\Omega \end{array}\)
Chọn C.
Cách 2: Vẽ giản đồ vecto như hình vẽ.
Đặt \({U_r} = x\).
\(\begin{array}{l} \Rightarrow AH = \sqrt {625 - {x^2}} \\ \Rightarrow HB = 29 - \sqrt {625 - {x^2}} . \end{array}\)
Khi đó :
\(\begin{array}{l} OH = x + 25\\ \Rightarrow {(x + 25)^2} + {(29 - \sqrt {625 - {x^2}} )^2} = {41^2}\\ \to x = 15V \end{array}\)
Câu 6: Đoạn mạch xoay chiều AB gồm hai đoạn mạch AM nối tiếp MB. Đoạn AM gồm điện trở thuần R nối tiếp với cuộn cảm có cảm kháng \({Z_L}\) và đoạn MB chỉ có tụ điện. Điện áp trên đoạn AM và AB có cùng giá trị hiệu dụng nhưng lệch pha nhau 60o . Điện áp trên cuộn cảm vuông pha với điện áp trên AB. Tỉ số \({Z_L}/R\) là
A. 0,5 B. 2
C. 1 D. 0,87
HD: Vẽ giản đồ vecto như hình vẽ.
Khi đó \(\Delta AOB\) là tam giác đều (tam giác cân có một góc 60o ).
Cuộn dây có điện trở thuần, \(OK \bot OB.\)
Ta có:
\(\begin{array}{l} \widehat {BOH} = {30^0}\\ \Rightarrow KOH = {60^0}\\ \Rightarrow \widehat {KOL} = {30^0}\\ \Rightarrow {U_r} = {U_L}\tan {30^0} = \frac{{HA}}{{\sqrt 3 }} = \frac{{OA}}{{2\sqrt 3 }}\\ \Rightarrow KA = {U_R} = \frac{{OA\sqrt 3 }}{2} - \frac{{OA}}{{2\sqrt 3 }} = \frac{{OA}}{{\sqrt 3 }} \end{array}\)
Do đó:
\(\frac{{{Z_L}}}{R} = \frac{{{U_L}}}{{{U_R}}} = \frac{{HA}}{{\frac{{OA}}{{\sqrt 3 }}}} = \frac{{\sqrt 3 }}{2} = 0,866.\)
Chọn D.
Câu 7: Cho mạch điện xoay chiều RLC . Biết rằng \({u_{RC}}\) lệch pha \(\frac{\pi }{2}\) so với điện áp u của hai đầu mạch và lệch pha góc \(3\pi /4\) so với uL . Chọn hệ thức đúng trong các hệ thức sau?
A. \(U = \sqrt 2 {U_L}\) B. \(U = 2{U_C}\)
C. \(U = \sqrt 2 {U_R}\) D. \(U = 2{U_R}\)
HD: Vẽ giản đồ vecto như hình vẽ.
Ta có:
\(OA \bot OB,\widehat {EOB} = {135^0} \Rightarrow \widehat {EOA} = {45^0} \Rightarrow \Delta AOH\) vuông cân tại H.
Suy ra \({U_R}\sqrt 2 = U.\)
Chọn C.
Câu 8: Đặt điện áp xoay chiều có biểu thức \(u = {U_0}c{\rm{os}}\omega t\) (trong đó U0 và \(\omega\) không đổi) vào hai đầu đoạn mạch AB gồm đoạn mạch AN nối tiếp với đoạn mạch NB. Đoạn mạch AN có điện trở thuần R, cuộn cảm thuần với cảm kháng có giá trị bằng \(\sqrt 3 \) lần R mắc nối tiếp, đoạn mạch NB chỉ có tụ điện. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch NB bằng điện áp hiệu dụng đặt vào hai đầu AB. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch AN lệch pha \(\frac{\pi }{3}\) so với điện áp đặt vào hai đầu AB
B. Điện áp giữa hai đầu NB lệch pha \(\frac{2\pi }{3}\) so với điện áp đặt vào hai đầu AB
C. Hệ số công suất của mạch có giá trị bằng 0,5.
D. Điện áp đặt vào hai đầu AB sớm pha \(\frac{\pi }{3}\) so với cường độ dòng điện tức thời trong mạch
HD: Vẽ giản đồ vecto như hình vẽ.
Ta có:
\(\begin{array}{l} \tan \widehat {AOH} = \frac{{R\sqrt 3 }}{R} = \sqrt 3 \\ \Rightarrow \widehat {AOH} = {60^0}. \end{array}\)
Mặt khác \(OC = AB = OB\) nên tam giác ABO cân tại B.
Suy ra \(\widehat {OAH} = \widehat {AOB} = {30^0} \Rightarrow \widehat {BOH} = {30^0}.\)
Như vậy điện áp giưa hai đầu NB lệch pha \(\frac{2\pi }{3}\) so với điện áp đặt hai đầu AB.
Chọn B.
...
---Để xem tiếp nội dung Chuyên đề Bài tập trắc nghiệm về Giản đồ vecto trong Dòng điện xoay chiều, các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để xem online hoặc tải về máy tính---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bài tập trắc nghiệm về Giản đồ vecto trong Dòng điện xoay chiều năm 2019. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
-
Rèn luyện kỹ năng lập phương trình Dao động điều hòa Vật lý 12
-
Bài tập và công thức tính nhanh về Con lắc lò xo, Con lắc đơn trong DĐĐH
Chúc các em học tập tốt !