QUẢNG CÁO Tham khảo 2680 câu hỏi trắc nghiệm về Đề thi THPT QG - Lịch sử Câu 1: Mã câu hỏi: 92432 Điện Biên Phủ trở thành điểm quyết chiến chiến lược giữa ta và địch vì A. Điện Biên Phủ là một pháo đài không thể công phá của Pháp. B. Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược then chốt ở Đông Dương. C. Điện Biên Phủ là hi vọng cuối cùng để kết thúc chiến tranh trong danh dự của Pháp. D. Điện Biên phủ là trung tâm điểm của kế hoạch NaVa. Xem đáp án Câu 2: Mã câu hỏi: 92433 Điểm khác biệt quan trọng nhất trong nguyên nhân phát triển của Nhật Bản so với Mỹ và Tây Âu là A. chi phí quốc phòng thấp. B. áp dụng thành tựu của khoa học kĩ thuật. C. nhà nước có vai trò rất lớn trong quản lí điều tiết. D. con người được coi là vốn quý nhất. Xem đáp án Câu 3: Mã câu hỏi: 92434 Yếu tố quyết định để Đảng Cộng sản Đông Dương tạm gác khẩu hiệu “Cách mạng ruộng đất” trong giai đoạn 1939 - 1945 là A. giải quyết quyền lợi dân tộc trước quyền lợi giai cấp. B. tập hợp rộng rãi các lực lượng trong mặt trận dân tộc thống nhất. C. phân hóa, cô lập kẻ thù tiến tới đánh đổ chúng. D. nhằm lôi kéo tầng lớp trung, tiểu địa chủ tham gia cách mạng. Xem đáp án Câu 4: Mã câu hỏi: 92435 Những hoạt động cứu nước ban đầu (1911 – 1918) của Nguyễn Tất Thành có ý nghĩa là quá trình A. khảo sát thực tiễn để tìm ra con đường cách mạng đúng đắn. B. khảo sát lí luận của chủ nghĩa Mác – Lênin. C. kết nối giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. D. tìm hiểu về nước Pháp và chủ nghĩa tư bản. Xem đáp án Câu 5: Mã câu hỏi: 92436 Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam góp phần như thế nào vào cuộc đấu tranh vì hòa bình của nhân loại? A. Chiến thắng chủ nghĩa phát xít, cổ vũ các dân tộc thuộc địa đấu tranh tự giải phóng. B. Chiến thắng chủ nghĩa phát xít, làm tan rã hệ thống thuộc địa. C. Chiến thắng chủ nghĩa đế quốc, cổ vũ các dân tộc thuộc địa đấu tranh tự giải phóng. D. Chiến thắng chủ nghĩa thực dân, chọc thủng khâu yếu nhất của hệ thống thuộc địa. Xem đáp án Câu 6: Mã câu hỏi: 92437 Bài học quan trọng được rút ra từ cuộc đàm phán và kí kết Hiệp định Giơnevơ năm1954 đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập và phát triển hiện nay là A. đàm phán hòa bình và hợp tác đối thoại. B. đánh giá chính xác tình hình và phụ thuộc các nước lớn. C. tích cực sử dụng chiến tranh và vũ lực. D. tranh thủ các nước lớn để đấu tranh. Xem đáp án Câu 7: Mã câu hỏi: 92438 Trong giai đoạn 1888 – 1896, phong trào Cần Vương có bước phát triển mới so với giai đoạn 1885 – 1888. Đây là nhận định A. sai, vì các cuộc khởi nghĩa diễn ra lẻ tẻ nên bị thực dân Pháp đàn áp, thất bại. B. đúng, vì phong trào qui tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn, có trình độ tổ chức cao hơn. C. sai, vì các cuộc khởi nghĩa diễn ra cục bộ, thiếu sự liên kết và chỉ đạo thống nhất. D. đúng, vì tuy không có triều đình lãnh đạo nhưng phong trào vẫn được duy trì. Xem đáp án Câu 8: Mã câu hỏi: 92439 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mới của cách mạng vì A. đáp ứng căn bản nguyện vọng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam. B. lãnh đạo nhân dân Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thành công. C. đề ra đường lối chính trị đúng đắn và hệ thống tổ chức chặt chẽ. D. đã chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo. Xem đáp án Câu 9: Mã câu hỏi: 92440 Hình thức và phương pháp của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là A. khởi nghĩa từ vùng nông thôn tiến vào thành thị, đấu tranh vũ trang là chủ yếu. B. cuộc cách mạng hòa bình, có sự kết hợp đấu tranh chính trị và vũ trang. C. cuộc cách mạng bạo lực, có kết hợp đấu tranh chính trị và vũ trang. D. khởi nghĩa từ đô thị rồi lan ra các vùng nông thôn, đấu tranh chính trị là chủ yếu. Xem đáp án Câu 10: Mã câu hỏi: 92441 Bài học nào dưới đây được rút ra từ phong trào dân chủ 1936 -1939 còn nguyên giá trị trong thời đại ngày nay? A. Phương pháp tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh. B. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào cách mạng nước ta. C. Chủ trương phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. D. Linh hoạt các phương pháp đấu tranh kinh tế, chính trị, ngoại giao. Xem đáp án Câu 11: Mã câu hỏi: 92442 Chiến thắng quân sự nào của quân dân miền Nam Việt Nam làm phá sản về cơ bản “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) của Mĩ? A. Chiến thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho). B. Chiến thắng Bình Giã (Bà Rịa). C. Chiến thắng Đồng Xoài (Bình Phước). D. Chiến thắng Ba Gia (Quảng Ngãi) Xem đáp án Câu 12: Mã câu hỏi: 92443 Cách mạng miền Nam Việt Nam (1954 - 1975) chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công gắn liền với thắng lợi của A. phong trào “Đồng khởi” (1959-1960). B. cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968. C. cuộc Tiến công chiến lược năm 1972. D. trận Vạn Tường (1965). Xem đáp án Câu 13: Mã câu hỏi: 92444 Trong những năm 1945 – 1950, nhiệm vụ trọng tâm của Liên Xô là A. mở rộng quan hệ ngoại giao. B. phá thế bao vây, cấm vận. C. khôi phục kinh tế sau chiến tranh. D. xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật. Xem đáp án Câu 14: Mã câu hỏi: 92445 Theo quy định của Hội nghị Ianta (2 – 1945), quốc gia nào dưới đây cần trở thành một quốc gia thống nhất và dân chủ? A. Mông Cổ. B. Trung Quốc. C. Triều Tiên. D. Nhật Bản. Xem đáp án Câu 15: Mã câu hỏi: 92446 Nội dung nào là điểm khác nhau giữa Luận cương chính trị (10-1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam? A. Đề ra phương hướng chiến lược. B. Chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng. C. Xác định giai cấp lãnh đạo. D. Xác định phương pháp đấu tranh. Xem đáp án ◄1...161162163164165...179► ADSENSE ADMICRO TRA CỨU CÂU HỎI Nhập ID câu hỏi: Xem lời giải CHỌN NHANH BÀI TẬP Theo danh sách bài tập Tất cả Làm đúng () Làm sai () Mức độ bài tập Tất cả Nhận biết (0) Thông hiểu (0) Vận dụng (0) Vận dụng cao (0) Theo loại bài tập Tất cả Lý thuyết (0) Bài tập (0) Theo dạng bài tập Tất cả Bộ đề thi nổi bật