Phần hướng dẫn giải bài tập Hình học 8 Bài 2 Hình thang sẽ giúp các em nắm được phương pháp và rèn luyện kĩ năng, giải bài tập từ SGK Hình học 8 Tập 1
-
Bài tập 6 trang 70 SGK Toán 8 Tập 1
Dùng thước và êke, ta có thể kiểm tra được hai đường thẳng có song song với nhau hay không (xem hình 19). Trên hình 20, có những tứ giác nào là hình thang, có những tứ giác nào không là hình thang. Bằng cách nêu trên, hãy kiểm tra xem trong các tứ giác ở hình 20, tứ giác nào là hình thang
-
Bài tập 7 trang 71 SGK Toán 8 Tập 1
Tìm x và y trên hình 21, biết rằng ABCD là hình thang có đáy là AB và CD.
-
Bài tập 8 trang 71 SGK Toán 8 Tập 1
Hình thang \(ABCD\) (\(AB // CD\)) có \(\widehat{A}-\widehat{D}={20^0}\) , \(\widehat{B}=2\widehat{C}\). Tính các góc của hình thang.
-
Bài tập 9 trang 71 SGK Toán 8 Tập 1
Tứ giác ABCD có AB= BC và tia phân giác của góc A. Chứng minh rằng ABCD là hình thang.
-
Bài tập 10 trang 71 SGK Toán 8 Tập 1
Đố hình 22 là hình vẽ một chiếc thang trên hình vẽ có bao nhiêu hình thang?
-
Bài tập 11 trang 81 SBT Toán 8 Tập 1
Tính các góc của hình thang \(ABCD\) \((AB//CD),\) biết rằng \(\widehat A = 3\widehat D,\)\(\widehat B - \widehat C = {30^0}\)
-
Bài tập 12 trang 81 SBT Toán 8 Tập 1
Tứ giác \(ABCD\) có \(BC=CD\) và \(DB\) là tia phân giác của góc \(D.\) Chứng minh rằng \(ABCD\) là hình thang.
-
Bài tập 13 trang 81 SBT Toán 8 Tập 1
Dùng thước và êke kiểm tra xem trong các tứ giác trên hình \(2:\)
\(a)\) Tứ giác nào chỉ có một cặp cạnh song song;
\(b)\) Tứ giác nào có hai cặp cạnh song song;
\(c)\) Tứ giác nào là hình thang.
-
Bài tập 14 trang 81 SBT Toán 8 Tập 1
Tính các góc B và D của hình thang ABCD, biết rằng \(\widehat A = {60^0},\widehat C = {130^0}.\)
-
Bài tập 15 trang 81 SBT Toán 8 Tập 1
Chứng minh rằng trong hình thang có nhiều nhất là hai góc tù, có nhiều nhất là hai góc nhọn.
-
Bài tập 16 trang 81 SBT Toán 8 Tập 1
Chứng minh rằng trong hình thang các tia phân giác của hai góc kề một cạnh bên vuông góc với nhau.
-
Bài tập 17 trang 81 SBT Toán 8 Tập 1
Cho tam giác ABC. Các tia phân giác của các góc B và C cắt nhau ở I. Qua I kẻ đường thẳng song song với BC, cắt các cạnh AB và AC ở D và E.
a. Tìm các hình thang trong hình vẽ
b. Chứng minh rằng hình thang BDEC có một cạnh đáy bằng tổng hai cạnh bên.
-
Bài tập 18 trang 82 SBT Toán 8 Tập 1
Cho tam giác \(ABC\) vuông cân tại \(A.\) Ở phía ngoài tam giác \(ABC,\) vẽ tam giác \(BCD\) vuông cân tại \(B.\) Tứ giác \(ABCD\) là hình gì \(?\) Vì sao \(?\)
-
Bài tập 19 trang 82 SBT Toán 8 Tập 1
Hình thang vuông \(ABCD\) có \(\widehat A = \widehat D = {90^0}\), \(AB=AD=2cm,\) \(DC= 4cm.\) Tính các góc của hình thang.
-
Bài tập 20 trang 82 SBT Toán 8 Tập 1
Chứng minh rằng tổng hai cạnh bên của hình thang lớn hơn hiệu hai đáy.
-
Bài tập 21 trang 82 SBT Toán 8 Tập 1
Trên hình 3 có bao nhiêu hình thang ?
-
Bài tập 2.1 trang 82 SBT Toán 8 Tập 1
Hình thang \(ABCD\) \((BC// AD)\) có \(\widehat C=3\widehat D\). Khẳng định nào dưới đây là đúng \(?\)
\(A.\) \(\widehat A = {45^0}\)
\(B.\) \(\widehat B = {45^0}\)
\(C.\) \(\widehat D = {45^0}\)
\(D.\) \(\widehat D = {60^0}\)
-
Bài tập 2.2 trang 82 SBT Toán 8 Tập 1
Hình thang \(ABCD\) \((AB // CD)\) có \(\widehat A - \widehat D = {40^0},\widehat A = 2\widehat C\). Tính các góc của hình thang.
-
Bài tập 2.3 trang 82 SBT Toán 8 Tập 1
Cho tam giác \(ABC\) vuông cân tại \(A,\) \(BC= 2 cm.\) Ở phía ngoài tam giác \(ABC,\) vẽ tam giác \(ACE\) vuông cân tại \(E.\)
\(a)\) Chứng minh rằng \(AECB\) là hình thang vuông
\(b)\) Tính các góc và các cạnh của hình thang \(AECB.\)