Bài tập 20 trang 196 SGK Toán 12 NC
a) Hỏi công thức Vi-ét về phương trình bậc hai với hệ số thực có còn đúng cho phương trình bậc hai với hệ số phức không? Vì sao?
b) Tìm hai số phức, biết tổng của chúng bằng 4 – i và tích của chúng bằng 5(1 – i)
c) Có phải mọi phương trình bậc hai z2 + Bz + C = 0 (B,C là hai số phức) nhận hai nghiệm là hai số phức liên hợp không thực phải có các hệ số B,C là hai số thực? Vì sao? Điều ngược lại có đúng không?
Hướng dẫn giải chi tiết
a) Công thức nghiệm của phương trình bậc hai Az2 + Bz + C = 0 là:
\(z = \frac{{ - B \pm \delta }}{{2A}}({\delta ^2} = {B^2} - 4AC)\)
Do đó:
\(\begin{array}{l}
{z_1} + {z_2} = - \frac{B}{A};\\
{z_1}.{z_2} = \frac{{( - B - \delta )( - B + \delta )}}{{2A.2A}}\\
= \frac{{{B^2} - {\delta ^2}}}{{4{A^2}}} = \frac{{4AC}}{{4{A^2}}} = \frac{C}{A}
\end{array}\)
Vậy công thức Viét vẫn còn đúng.
b) Giả sử \({z_1} + {z_2} = \alpha ;{z_1}{z_2} = \beta \)
\({z_1},{z_2}\) là nghiệm của phương trình:
\(\begin{array}{l}
(z - {z_1})(z - {z_2}) = 0\\
\Leftrightarrow {z^2} - ({z_1} + {z_2})z + {z_1}{z_2} = 0\\
\Leftrightarrow {z^2} - \alpha z + \beta = 0
\end{array}\)
Theo đề bài \({z_1} + {z_2} = 4 - i,{z_1}{z_2} = 5(1 - i)\)
Nên z1; z2 là hai nghiệm phương trình.
\(\begin{array}{*{20}{l}}
{{z^2} - \left( {4 - i} \right)z + 5\left( {1 - i} \right) = 0}\\
\begin{array}{l}
\Delta = {(4 - i)^2} - 20(1 - i)\\
= 16 - 1 - 8i - 20 + 20i\\
= - 5 + 12i
\end{array}
\end{array}\)
Giả sử
\(\begin{array}{l}
{(x + yi)^2} = - 5 + 12i\\
\Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{{x^2} - {y^2} = - 5}\\
{2xy = 12}
\end{array}} \right.
\end{array}\)
\(\begin{array}{l}
\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{{x^2} - \frac{{36}}{{{x^2}}} = - 5}\\
{y = \frac{6}{x}}
\end{array}} \right.\\
\Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{{x^4} + 5{x^2} - 36 = 0}\\
{y = \frac{6}{x}}
\end{array}} \right.\\
\Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{x = 2}\\
{y = 3}
\end{array}} \right. \vee \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{x = - 2}\\
{y = - 3}
\end{array}} \right.
\end{array}\)
Vậy Δ có hai căn bậc hai là ±(2 + 3i).
Phương trình bậc hai (*) có hai nghiệm:
\(\begin{array}{l}
{z_1} = \frac{1}{2}\left[ {4 - i + \left( {2 + 3i} \right)} \right] = 3 + i\\
{z_2} = \frac{1}{2}[4 - i - (2 + 3i)] = 1 - 2i
\end{array}\)
c) Nếu phương trình z2 + Bz + C = 0 có hai nghiệm z1, z2 là hai số phức liên hợp, \({z_2} = \overline {{z_1}} \) thì theo công thức Viet, \(B = - \left( {{z_1} + {z_2}} \right) = - \left( {{z_1} + \overline {{z_1}} } \right)\) là số thực, \(C = {z_1}{z_2} = {z_1}\overline {{z_1}} \) là số thực
Điều ngược lại không đúng vì nếu B, C thực thì Δ = B2 − 4AC > 0 hai nghiệm là số thực phân biệt, chúng không phải là liên hợp với nhau. (Khi Δ ≤ 0 thì phương trình mới có hai nghiệm là hai số phức liên hợp).
-- Mod Toán 12 HỌC247
-
Cho z = a + bi là một số phức. Hãy tìm một phương trình bậc hai với hệ số thực nhận z và làm nghiệm
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Giải z^4 + z^2-6=0
bởi Nguyễn Thị Thu Huệ 24/10/2018
Giải các phương trình sau trên tập hợp số phức:
a) z4 + z2 – 6 = 0; b) z4 + 7z2 + 10 = 0
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Giải hệ phương trình sau trên tập số phức:
\(\begin{cases}+z_2=2+3\iota\\z^2_1+z^2_2=5-4\iota\end{cases}\)
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tính AB, biết A và B là 2 điểm biểu diễn cho các số phức là nghiệm của z^2+2z+3=0
bởi Phong Vu 27/09/2018
Gọi A, B là hai điểm biểu diễn cho các số phức là nghiệm của phương trình \(z^2+2z+3=0\). Tính độ dài đoạn thẳng AB
Theo dõi (0) 1 Trả lời