Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 33894
Cơ quan ngôn luận của tổ chức Hội Liên hiệp thuộc địa là:
- A. Báo Lao động
- B. Báo Nhân dân
- C. Báo Người cùng khổ
- D. Báo Thanh niên
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 33897
Theo thỏa thuận của các nước cường quốc tại Hội nghị Ianta (2/1945), các nước Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của
- A. Nhật Bản
- B. Các nước phương Tây
- C. Liên Xô
- D. Mĩ
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 33899
Điểm khác nhau giữa bản Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo với bản Cương lĩnh chính trị do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là
- A. Xác định cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- B. Xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc.
- C. Xác định giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
- D. Xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 33900
Phương pháp đấu tranh cơ bản trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 là
- A. Đấu tranh vũ trang
- B. Đấu tranh chính trị
- C. Đấu tranh ngoại giao
- D. Đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 33902
Chính đảng của giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam là
- A. Tân Việt Cách mạng đảng
- B. Đảng lập hiến
- C. Việt Nam Quốc dân đảng
- D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 33904
Tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra đời khi nào? Ở đâu?
- A. Tháng 6/1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc).
- B. Tháng 5/1926, tại Quảng Châu (Trung Quốc).
- C. Tháng 5/1926, tại Quảng Đông (Trung Quốc).
- D. Tháng 6/1925, tại Quảng Đông (Trung Quốc).
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 33906
Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là
- A. Trịnh Đình Cửu
- B. Hà Huy Tập
- C. Lê Hồng Phong
- D. Trần Phú
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 33908
Sự kiện đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam đi vào đấu tranh tự giác là
- A. Cuộc tổng bãi công của công nhân Bắc Kì (1922).
- B. Cuộc bãi công của 1000 công nhân nhà máy sợi Nam Định (1926).
- C. Tổ chức Công hội được thành lập (1920).
- D. Cuộc bãi công của công nhân xưởng máy Ba Son (8/1925).
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 33909
Hình thức đấu tranh giành độc lập chủ yếu của nhân dân các nước Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
- A. Đấu tranh vũ trang
- B. Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí
- C. Đấu tranh chính trị
- D. Đấu tranh nghị trường
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 33911
Nội dung nào sau đây không nằm trong diễn biến của Chiến tranh lạnh?
- A. Chiến tranh Việt Nam (1954 – 1975).
- B. Chiến tranh Nam – Bắc Triều Tiên (1950 – 1953).
- C. Cuộc khủng hoảng Caribê (1962).
- D. Cách mạng Cuba (1953 – 1959).
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 33912
Nguyên nhân sâu xa của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ ngày nay là do
- A. Yêu cầu của việc chạy đua vũ trang trong thời kì “Chiến tranh lạnh”.
- B. Nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.
- C. Kế thừa những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật thế kỉ XVIII – XIX.
- D. Bùng nổ dân số, cạn kiệt tài nguyên.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 33913
Trong phong trào cách mạng 1930 – 1931, Nghệ - Tĩnh là nơi có phong trào cách mạng mạnh nhất là vì
- A. Là nơi bị thực dân Pháp khủng bố dã man nhất.
- B. Là nơi có truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm và các chi bộ Đảng hoạt động mạnh.
- C. Là quên hương của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
- D. Là nơi có đội ngũ cán bộ đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam đông nhất.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 33914
Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập vào thời gian nào?
- A. 22/12/1944
- B. 22/12/1943
- C. 22/12/1942
- D. 22/12/1941
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 33916
Nguyên nhân cơ bản nào dưới đây đưa nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
- A. Mĩ lợi dụng chiến tranh để làm giàu, thu lợi nhuận từ buôn bán vũ khí và phương tiện chiến tranh.
- B. Nhờ áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.
- C. Nhờ trình độ tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao.
- D. Lãnh thổ Mĩ rộng, tài nguyên thiên nhiên phong phú.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 33917
Nguyên nhân cơ bản nhất, quyết định sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930 – 1931 là:
- A. Thực dân Pháp tăng cường đàn áp, khủng bố sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái.
- B. Đời sống nhân dân cực khổ, mâu thuẫn xã hội gay gắt.
- C. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
- D. Kinh tế nước ta rơi vào khủng hoảng, suy thoái.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 33918
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp của các nhân tố
- A. Chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
- B. Chủ nghĩa Mác – Lênin và phong trào yêu nước Việt Nam.
- C. Phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
- D. Chủ nghĩa Mác – Lênin và phong trào công nhân Việt Nam.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 33919
Công lao lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam là
- A. Lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
- B. Soạn thảo ra bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- C. Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
- D. Sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 33920
Sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản diễn ra trong thời gian
- A. 1952 – 1960
- B. 1945 – 1952
- C. 1960 – 1973
- D. 1973 – 1991
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 33922
Nguyên nhân chính khiến Mĩ phát động cuộc Chiến tranh lạnh chống Liên Xô là:
- A. Do Mĩ lo sợ trước ảnh hưởng ngày càng to lớn của Liên Xô.
- B. Do sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa Mĩ và Liên Xô.
- C. Do Mĩ lo sợ sự mở rộng của hệ thống chủ nghĩa xã hội trên thế giới.
- D. Do Mĩ tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 33924
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là:
- A. Một chi bộ của Quốc tế Cộng sản.
- B. Tổ chức cách mạng của Việt kiều tại Quảng Châu – Trung Quốc.
- C. Tổ chức chính trị quá độ để tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- D. Chính đảng vô sản đầu tiên ở Việt Nam.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 33926
Sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc là:
- A. Đưa yêu sách lên Hội nghị Véc-xai (1919).
- B. Thành lập ra Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925).
- C. Đọc bản luận cương của Lênin (1920), tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc.
- D. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (1920), trở thành đảng viên cộng sản.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 33928
Bản Hiến chương Liên hợp quốc có hiệu lực từ ngày nào?
- A. 24/11/1945
- B. 24/9/1945
- C. 24/10/1945
- D. 24/12/1945
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 33930
Cách mạng tháng Tám năm 1945 không mang ý nghĩa nào sau đây?
- A. Nó đã lật nhào ngai vàng phong kiến ngự trị ngót chục thế kỉ ở nước ta.
- B. Nó đã phá tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp và ách thống trị của phát xít Nhật.
- C. Nó đã đưa cả nước bước vào thời kì tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- D. Nó đã lập nên nhà nước do nhân dân lao động làm chủ.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 33933
Nguyên tắc cơ bản nhất để chỉ đạo hoạt động của Liên hợp quốc là
- A. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
- B. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
- C. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
- D. Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc).
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 33934
Bốn tỉnh giành được chính quyền ở tỉnh lị sớm nhất trong cả nước là
- A. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Nội, Huế.
- B. Hải Dương, Hà Tĩnh, Huế, Quảng Nam.
- C. Bắc Giang, Hà Nội, Huế, Quảng Nam.
- D. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 33935
Thành công lớn nhất của Mĩ trong việc thực hiện chiến lược toàn cầu là:
- A. Góp phần đưa đến sự sụp đổ của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.
- B. Lập được nhiều tổ chức quân sự trên thế giới.
- C. Đàn áp các phong trào cách mạng thế giới.
- D. Lôi kéo và chi phối được các nước tư bản đồng minh một thời.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 33936
Giương cao cả hai khẩu hiệu “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất dân cày” là mục tiêu đấu tranh của cách mạng Việt Nam trong thời kì
- A. 1930 – 1931
- B. 1932 – 1935
- C. 1936 – 1939
- D. 1939 – 1945
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 33937
Mốc đánh dấu chủ nghĩa thực dân kiểu cũ sụp đổ ở châu Phi là:
- A. Năm 1960, 17 nước châu Phi được trao trả độc lập.
- B. Năm 1993, chế độ phân biệt chủng tộc (Apácthai) chính thức bị xóa bỏ.
- C. Năm 1994, Nen-xơn Man-đê-la trở thành Tổng thống người da đen đầu tiên.
- D. Năm 1975, nhân dân Ăng-gô-la và Mô-dăm-bích dành thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 33938
Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời khi nào?
- A. 1/11/1949
- B. 1/10/1949
- C. 1/9/1949
- D. 1/12/1949
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 33939
Tư tưởng cốt lõi của bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là:
- A. Độc lập và tự do.
- B. Độc lập và dân chủ.
- C. Tự do và dân chủ.
- D. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 33940
Quốc gia nào đã mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người?
- A. Liên Xô
- B. Anh
- C. Mĩ
- D. Trung Quốc
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 33941
Địa phương được chọn làm nơi thí điểm cuộc vận động xây dựng các Hội cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh là
- A. Lạng Sơn
- B. Thái Nguyên
- C. Bắc Kạn
- D. Cao Bằng
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 33942
Đảng Cộng sản Việt Nam đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương vào thời gian nào?
- A. Tháng 2/1930
- B. Tháng 3/1935
- C. Tháng 7/1936
- D. Tháng 10/1930
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 33943
Biến đổi quan trọng nhất của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
- A. Các nước Đông Nam Á đều đã gia nhập tổ chức ASEAN.
- B. Các nước Đông Nam Á đã đạt được những thành tựu kinh tế to lớn.
- C. Các nước Đông Nam Á đã trở thành các quốc gia độc lập.
- D. Các nước Đông Nam Á đã trở thành trung tâm kinh tế tài chính thế giới.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 33944
Mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai là
- A. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
- B. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp.
- C. Mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản.
- D. Mâu thuẫn giữa tư sản Việt Nam với thực dân Pháp.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 33945
Tham gia Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam gồm đại biểu của những tổ chức cộng sản
- A. Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản đảng
- B. An Nam Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản liên đoàn.
- C. Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản liên đoàn
- D. Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản liên đoàn.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 33946
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương, thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành:
- A. Nông nghiệp trồng cao su.
- B. Giao thông vận tải.
- C. Công nghiệp khai mỏ.
- D. Tài chính – ngân hàng.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 33947
Hình thức mặt trận được Đảng chủ trương thành lập tại Hội Nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11/1939 là:
- A. Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương
- B. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương
- C. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương
- D. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 33948
Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ do giai cấp nào lãnh đạo?
- A. Giai cấp vô sản liên minh với giai cấp tư sản
- B. Giai cấp vô sản
- C. Giai cấp nông dân
- D. Giai cấp tư sản
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 33949
Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào dân chủ 1936 – 1939 là:
- A. Uy tín của Mặt trận Dân chủ Đông Dương được nâng cao.
- B. Quần chúng nhân dân được giác ngộ, trở thành lực lượng chính trị hùng hầu của cách mạng.
- C. Chính quyền thực dân phải nhượng bộ quần chúng nhân dân một số yêu sách về dân sinh, dân chủ.
- D. Đội ngũ cán bộ của Đảng được rèn luyện, trưởng thành.