Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 35132
Mâu thuẫn chủ yếu nhất trong xã hội Nhật Bản nửa đầu thế kỷ XIX là:
- A. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa đang lên với quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời và lạc hậu.
- B. Mâu thuẫn giữa Nhật Hoàng với Sô – Gun
- C. Mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với giai cấp phong kiến
- D. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với chế độ Mạc phủ
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 35133
Yêu cầu của lịch sử Nhật Bản đặt ra trước năm 1868 là:
- A. “bế quan tỏa cảng” để tránh những tác động tiêu cực bên ngoài
- B. lật đổ Mạc phủ Tô – ku – ga – oa, thiết lập 1 chính quyền phong kiến tiến bộ hơn
- C. cải cách đưa Nhật Bản phát triển theo con đường Tư bản Chủ nghĩa
- D. tích cực chuẩn bị các hoạt động quân sự chống lại các nước phương Tây để bảo vệ nền độc lập
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 35134
Đỉnh cao của cao trào Cách mạng 1905-1908 ở Ấn Độ là:
- A. Phong trào đấu tranh chống thực dân Anh ở Bom – Bay năm 1905
- B. Phong trào đấu tranh chống thực dân Anh ở Can – Cút – ta năm 1905
- C. 10 vạn nhân dân Ấn Độ biểu tình nhân dân ngày “quốc tang” (16-10-1905)
- D. Cuộc tổng bãi công trong 6 ngày của công nhân Bom – Bay (6-1908)
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 35135
Các nước phương Tây hoàn thành quá trình xâm lược và phân chia khu vực ảnh hưởng ở Đông Nam Á vào khoảng thời gian:
- A. Thế kỷ XVI – XVII
- B. Thế kỷ XVII – XVIII
- C. Đầu thế kỷ XIX
- D. Nửa sau thế kỷ XIX
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 35136
Mục đích chính của chính sách “cái gậy lớn” và “ngoại giao đồng đô la” của Mĩ đối với khu vực Mĩ la tinh là:
- A. Khống chế nền kinh tế của Mĩ la tinh
- B. Khống chế nền chính trị của Mĩ la tinh
- C. Giúp các nước Mĩ la tinh cùng phát triển
- D. Xuất cảng tư bản để kiếm lời
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 35137
Duyên cớ dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ là:
- A. Sự phân chia thị trường không đồng đều giữa các nước tư bản
- B. Các nước tư bản tham chiếu đều muốn phô trương sức mạnh, qua đó đe dọa phong trào cách mạng Thế giới
- C. Hoàng thân Áo – Hung bị một phần tử Xéc – bi ám sát
- D. Các nước tư bản thử nghiệm các loại vũ khí mới
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 35138
Tính chất của Cách mạng tháng Hai – 1917 ở Nga là
- A. Cuộc cách mạng Tư sản
- B. Cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới
- C. Cuộc cách mạng Vô sản
- D. Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 35139
Tính chất của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga là:
- A. Cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ
- B. Cuộc cách mạng vô sản
- C. Cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới
- D. Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 35140
Ý nào sau đây không phải là nội dung của chính sách kinh tế mới:
- A. Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp và thực hiện chế độ trưng thu lương thực thừa
- B. Cho phép tư nhân được xây dựng những xí nghiệp nhỏ, có sự kiểm soát của nhà nước
- C. Thương nhân được tự do buôn bán, đồng rúp mới được phát hành thay thế các loại tiền cũ
- D. Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng và nắm các ngành kinh tế chủ chốt
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 35141
Hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) là:
- A. Nền kinh tế thế giới giảm sút
- B. Đời sống nhân dân cùng quẫn
- C. Chủ nghĩa phát xít xuất hiện
- D. Giai cấp tư sản tăng cường khủng bố phong trào đấu tranh
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 35142
Kết quả lớn nhất của phong trào Cách mạng thế giới giữa hai cuộc chiến tranh thế giới là:
- A. Sự ra đời của Đảng Cộng sản ở các nước
- B. Sự xuất hiện của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết
- C. Sự ra đời của các nước Cộng hòa Xô Viết ở Hung – ga – ri, ở Ba – vi – e (Đức)
- D. Gây nhiều khó khăn cho giới cầm quyền ở các nước Tư bản
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 35143
Đặc điểm nổi bật của tình hình Việt Nam trước năm 1858 là
- A. Phong trào đấu tranh chống triều đình đã diễn ra mạnh mẽ
- B. Nông nghiệp sa sút, công thương nghiệp đình đốn
- C. Chế độ phong kiến khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng
- D. Thực dân Pháp bắt đầu tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 35144
Quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các nước thực dân phương Tây là:
- A. Miến Điện
- B. In-đô-nê-xi-a
- C. Ma-lai-xi-a
- D. Xiêm
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 35145
Sự kiện đánh dấu Thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành xâm lược Việt Nam là:
- A. Triều đình Huế cắt 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ cho Pháp
- B. Hiệp ước Giáp Tuất 1874 được ký kết
- C. Quân Pháp tấn công vào kinh thành Huế
- D. Hiệp ước Hác – măng và hiệp ước Pa – tơ – nốt được ký kết
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 35146
Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX là:
- A. Khởi nghĩa Bãi Sậy
- B. Khởi nghĩa Ba Đình
- C. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh
- D. Khởi nghĩa Hương Khê
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 35148
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Thực dân Pháp đã tạo cho nền kinh tế Việt Nam có nét mới là:
- A. Sự thống trị của phương thức bóc lột phong kiến
- B. Sự suy yếu của phương thức bóc lột phong kiến
- C. Sự du nhập từng bước của phương thức sản xuất Tư bản chủ nghĩa
- D. Sự thống trị của phương thức sản xuất Tư bản chủ nghĩa
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 35150
Vị trí công nghiệp của Liên Xô trên thế giới trong những năm 50, 60, nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX?
- A. Đứng thứ nhất trên thế giới
- B. Đứng thứ hai trên thế giới
- C. Đứng thứ ba trên thế giới
- D. Đứng thứ tư trên thế giới
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 35151
Thời gian thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á
- A. Ngày 8-8-1967
- B. Ngày 8-8-1977
- C. Ngày 8-8-1987
- D. Ngày 8-8-1997
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 35152
Quốc gia giành độc lập sớm nhất ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai
- A. Angiêri
- B. Ai Cập
- C. Ghinê
- D. Tuynidi
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 35153
Giai đoạn đánh dấu bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc ở Mỹ latinh:
- A. Từ năm 1945 đến năm 1959
- B. Từ những năm 60 đến những năm 70 của Thế kỷ XX
- C. Từ những năm 80 đến những năm 90 của thế kỷ XX
- D. Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 35154
Nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật Chiến tranh thế giới thứ hai:
- A. Anh
- B. Pháp
- C. Mỹ
- D. Nhật
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 35155
Nguyên nhân cơ bản quyết định sự phát triển nhảy vọt của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai
- A. Dựa vào thành tựu cách mạng khoa học – kĩ thuật, điều chỉnh lại hợp lý cơ cấu sản xuất, cải tiến kĩ thuật nâng cao năng suất lao động
- B. Tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao
- C. Quân sự hóa nền kinh tế để buôn bán vũ khí, phương tiện chiến tranh
- D. Điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 35156
Để đẩy nhanh sự phát triển, Nhật Bản rất coi trọng yếu tố nào?
- A. Giáo dục và khoa học kĩ thuật
- B. Thu hút đầu tư từ bên ngoài
- C. Đầu tư ra nước ngoài
- D. Bán các bằng phát minh, sáng chế
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 35157
Vấn đề nào không nằm trong quyết đinh của Hội nghị Ian ta (2-1945)?
- A. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản
- B. Hợp tác giữa các nước nhằm khôi phục lại kinh tế đất nước sau chiến tranh
- C. Thỏa thuận đóng quân và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở Châu Á và Châu Âu
- D. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc và duy trì hòa bình và an ninh thế giới
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 35158
Trật tự thế giới hai cực Ianta được hình thành trên cơ sở nào?
- A. Những quyết định của Hội nghị Ianta
- B. Những thỏa thuận sau Hội nghị Ianta của ba cường quốc
- C. Những quyết định của Hội nghị Ianta và những thỏa thuận sau Hội nghị Ianta của ba cường quốc
- D. Những quyết định của các nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 35159
Duy trì hòa bình và an ninh thế giới là nhiệm vụ chính của:
- A. Hiệp hội các nước Đông Nam Á
- B. Liên minh châu Âu
- C. Hội nghị Ianta
- D. Liên hợp quốc
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 35160
Để thích nghi với xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam cần phải:
- A. Nắm bắt thời cơ vượt qua thách thức
- B. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- C. Tận dụng nguồn vốn và kỹ thuật bên ngoài để phát triển kinh tế
- D. Tiếp tục công cuộc đổi mới, ứng dụng thành tưu KH-KT
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 35161
Bước vào thế kỷ XXI, xu thế chung của thế giới hiện nay là:
- A. Hòa bình, ổn định cùng hợp tác phát triển
- B. Cùng tồn tại phát triển hòa bình
- C. Xu thế hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế
- D. Hòa nhập nhưng không hòa tan
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 35162
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, về đối ngoại Liên Xô đã thực hiện chính sách với mục tiêu gì?
- A. Liên kết chặt chẽ với Mĩ, mở rộng ảnh hưởng ở Châu Âu
- B. Liên kết chặt chẽ với các nước Tây Âu, mở rộng ảnh hưởng ở Châu Âu
- C. Bảo vệ hòa bình, tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới
- D. Hòa bình, trung lập tích cực
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 35163
Mục tiêu của công cuộc cải cách, mở cửa mà Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra từ tháng 12-1978 là:
- A. Biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh
- B. Đưa Trung Quốc thành cường quốc về kinh tế
- C. Nâng cao vị thế Trung Quốc trên trường quốc tế
- D. Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 35165
Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ 2 của thực dân Pháp được triển khai ở Đông Dương trong khoảng thời gian nào?
- A. 1918-1939
- B. 1918-1933
- C. 1919-1933
- D. 1919-1929
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 35166
Mục đích chủ yếu của thực dân Pháp khi tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương là gì?
- A. Bù đắp thiệt hại trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất
- B. Thúc đẩy sự chuyển biến về kinh tế - xã hội ở Việt Nam
- C. Tăng cường sức mạnh kinh tế, chạy đua vũ trang, nâng cao vị thế của nước Pháp trong trường quốc tế
- D. Bù đắp những thiệt hại nặng nề do Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 35167
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp nào có khả năng lãnh đạo cách mạng Việt Nam triệt để nhất?
- A. Nông dân
- B. Tiểu tư sản
- C. Công dân
- D. Tư sản dân tộc
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 35168
Lực lượng tham gia đông đảo nhất trong phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là:
- A. tư sản dân tộc
- B. tiểu tư sản yêu nước
- C. công nhân
- D. nông dân
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 35169
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) là bước ngoặc vĩ đại của cách mạng Việt Nam vì đã chấm dứt
- A. vai trò lãnh đạo của giai cấp phong kiến Việt Nam
- B. thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo
- C. vai trò lãnh đạo của giai cấp tư sản Việt Nam
- D. hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 35170
Điểm giống nhau cơ bản giữa “Cương lĩnh chính trị” đầu tiên (02-1930) với “Luận cương chính trị” (10-1930).
- A. Xác đinh đúng đắn mâu thuẫn trong xã hội Đông Dương
- B. Xác đinh đúng đắn giai cấp lãnh đạo
- C. Xác đinh đúng đắn khả năng tham gia cách mạng của các giai cấp
- D. Xác đinh đúng đắn nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 35171
Hai khẩu hiệu chính mà Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng trong phong trào cách mạng 1930-11931 là:
- A. “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc” và “Đả đảo phong kiến”
- B. “Tự do dân chủ” và “Cơm áo hòa bình”
- C. “Tịch thu ruộng đất của đế quốc Pháp” và “Tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến"
- D. “Chống đế quốc” và “Chống phát xít”
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 35172
Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn?
- A. Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách đến Hội nghị Véc – sai (18-06-1919)
- B. Nguyễn Ái Quốc đọc bản sơ thảo luận cương của Lê Nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920)
- C. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12-1920)
- D. Nguyễn Ái Quốc thành lập tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6-1925)
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 35173
Kẻ thù cụ thể, trước mắt của nhân dân Đông Dương được xác định trong thời kì 1936-1939 là
- A. Thực dân Pháp nói chung
- B. Địa chủ phong kiến
- C. Phản động thuộc địa và tay sai không chấp nhận thi hành chính sách của Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp ban bố
- D. Các quan lại của triều đình Huế
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 35174
Lực lượng tham gia đấu tranh trong cuộc vận động dân chủ 1936-1939 chủ yếu là
- A. Công nhân, nông dân
- B. Tư sản, tiểu tư sản, nông dân
- C. Các lực lượng yêu nước, dân chủ tiến bộ, không phân biệt thành phần giai cấp
- D. Liên minh tư sản và địa chủ