Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 478374
Chính quyền cách mạng ra đời trong phong trào 1930 -1931 ở Nghệ An và Hà Tĩnh theo hình thức nào?
- A. Chính quyền công- nông- binh
- B. Chính quyền dân chủ tư sản
- C. Chính quyền Xô viết
- D. Chính quyền của dân, do dân, vì dân
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 478376
Luận cương chính trị (10 - 1930) xác định hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Đông Dương là
- A. Lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp
- B. Lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc
- C. Đánh đổ đế quốc và phong kiến tay sai
- D. Đánh đổ phong kiến và đế quốc
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 478380
Hội nghị nào đã quyết định đổi tên Đảng cộng sản Việt Nam thành Đảng cộng sản Đông Dương?
- A. Hội nghị lần thứ nhất ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10 -1930)
- B. Hội nghị lần thứ nhất ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (10 - 1930)
- C. Hội nghị ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10 - 1930)
- D. Đại hội đại biểu lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương (3 - 1935)
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 478382
Chính sách nào sau đây của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh không được thực hiện trong thời gian tồn tại?
- A. Quần chúng được tự do tham gia các đoàn thể, tự do hội họp
- B. Chia lại ruộng công, xóa nợ cho người nghèo
- C. Mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho nhân dân
- D. Tiến hành bầu cử chính quyền các cấp
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 478386
Nhận xét nào dưới đây về chính quyền Xô Viết Nghệ- Tĩnh là không đúng?
- A. Là nguồn cổ vũ mạnh mẽ phong trào quần chúng nhân dân trong cả nước
- B. Đây là hình thức nhà nước mới do giai cấp công nhân sáng lập ra
- C. Đã chứng tỏ bản chất cách mạng và tính ưu việt của chính quyền mới
- D. Đây thực sự là chính quyền cách mạng của dân, do dân và vì dân
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 478388
Đâu không phải là hạn chế của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh mà Đảng Cộng sản cần khắc phục trong các thời kì đấu tranh sau?
- A. Thời gian tồn tại ngắn
- B. Các chính sách chưa nhiều
- C. Quy mô chỉ ở cấp xã
- D. Chưa đưa ra chính sách tích cực.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 478389
Sự xuất hiện và lên nắm quyền của chủ nghĩa phát xít ở một số quốc gia đã đặt nhân loại đứng trước nguy cơ gì?
- A. Khủng bố
- B. Chiến tranh hạt nhân
- C. Chiến tranh xâm lược
- D. Chiến tranh thế giới
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 478390
Tại Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản (7-1935) đã xác định kẻ thù trước mắt của nhân dân thế giới là
- A. Chủ nghĩa phát xít
- B. Chủ nghĩa đế quốc
- C. Chủ nghĩa thực dân
- D. Tư bản tài chính
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 478391
Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Việt Nam trong những năm 1936-1939 là
- A. Phát triển mạnh
- B. Phục hồi và phát triển
- C. Khủng hoảng trầm trọng
- D. Phát triển không ổn định
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 478392
Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của cách mạng Đông Dương được xác định tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936) là
- A. Chống đế quốc và chống phong kiến giành độc lập dân tộc.
- B. Chống phát xít, chống chế độ phản động thuộc địa và tay sai của Nhật.
- C. Chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh và tay sai của Nhật.
- D. Chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 478393
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936) đã chủ trương thành lập mặt trận gì?
- A. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương
- B. Mặt trận dân chủ Đông Dương
- C. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương
- D. Mặt trận phản đế đồng minh Đông Dương
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 478394
Mít tinh, hội họp, đưa “dân nguyện” là hình thức đấu tranh của phong trào nào trong phong trào 1936 - 1939?
- A. Phong trào Đông Dương đại hội
- B. Đón rước phái viên và toàn quyền mới
- C. Đấu tranh nghị trường
- D. Đấu tranh báo chí
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 478395
Bản chỉ thị “Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” đã xác định kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam là
- A. Thực dân Pháp
- B. Phát xít Nhật
- C. Pháp- Nhật
- D. Thực dân Pháp và tay sai
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 478396
Việt Nam giải phóng quân ra đời trên cơ sở thống nhất của những lực lượng vũ trang nào?
- A. Các đội Cứu quốc quân.
- B. Cứu quốc quân và Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
- C. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và du kích Ba Tơ
- D. Cứu quốc quân và du kích Ba Tơ
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 478397
Căn cứ địa nào được xem là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới trong cách mạng tháng Tám?
- A. Cao Bằng
- B. Bắc Sơn- Võ Nhai
- C. Cao- Bắc- Lạng
- D. Khu giải phóng Việt Bắc
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 478398
Ngay khi nhận được tin về việc Phát xít Nhật sắp đầu hàng, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh đã
- A. triệu tập ngay hội nghị toàn quốc để phát lệnh tổng khởi nghĩa.
- B. triệu tập Đại hội Quốc dân tại Tân Trào.
- C. phát động quần chúng chớp thời cơ tổng khởi nghĩa.
- D. thành lập Ủy ban tổng khởi nghĩa toàn quốc
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 478399
Thời cơ “ngàn năm có một” để nhân dân Việt Nam tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 kết thúc khi
- A. quân Đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân đội Nhật.
- B. thực dân Pháp bắt đầu nổ súng xâm lược trở lại Việt Nam.
- C. Nhật cùng thực dân Anh chống phá chính quyền cách mạng.
- D. Nhật giao Đông Dương cho quân Trung Hoa Dân quốc.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 478400
Đâu không phải là quyết định của Đại hội Quốc dân được triệu tập ở Tân Trào từ ngày 16 đến ngày 17-8-1945?
- A. Tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng
- B. Thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa
- C. Thông qua 10 chính sách của Việt Minh
- D. Cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 478401
Bốn tỉnh giành được chính quyền sớm nhất trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là
- A. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam
- B. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Trị
- C. Thái Nguyên, Hải Dương, Bắc Giang, Quảng Nam
- D. Quảng Trị, Bắc Giang, Hà Tĩnh, Hà Tiên
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 478402
Trong cách mạng tháng Tám, những địa phương giành được chính quyền muộn nhất vào ngày 28-8 bao gồm
- A. Châu Đốc, Hà Tiên
- B. Đồng Nai Thượng, Hà Giang
- C. Lào Cai, Vĩnh Yên
- D. Hà Tiên, Đồng Nai Thượng
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 478403
Điểm giống nhau cơ bản giữa công cuộc cải tổ của Liên Xô (từ năm 1983) với cải cách mở của của Trung Quốc (từ năm 1978) và đổi mới ở Việt Nam (từ năm 1986)?
- A. Hoàn cảnh lịch sử và yêu cầu cải cách
- B. Trọng tâm cải cách
- C. Vai trò của Đảng cộng sản
- D. Kết quả cải cách
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 478405
Vị vua cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam là
- A. Trùng Khánh
- B. Duy Tân
- C. Bảo Đại
- D. Khải Định
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 478407
Từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-1946, Đảng và chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thực hiện chủ trương gì với Trung Hoa Dân Quốc?
- A. Tạm thời hòa hoãn
- B. Đấu tranh vũ trang
- C. Đấu tranh chính trị
- D. Đấu tranh ngoại giao
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 478410
Sự bắt tay giữa Pháp và Trung Hoa Dân Quốc để chống phá cách mạng Việt Nam được thể hiện bằng sự kiện nào?
- A. Hiệp ước Hoa- Pháp
- B. Hiệp ước Nam Kinh
- C. Hòa ước Thiên Tân
- D. Hiệp ước Pháp- Trung
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 478412
Từ ngày 6-3 đến trước ngày 19-12-1946, Đảng và chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thực hiện chủ trương gì với thực dân Pháp
- A. Kháng chiến chống Pháp
- B. Vừa đánh vừa đàm
- C. Hòa để tiến
- D. Đầu hàng
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 478413
Đâu không phải là nội dung Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946?
- A. Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do nằm trong khối Liên hiệp Pháp
- B. Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập nằm trong khối Liên hiệp Pháp
- C. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thỏa thuận về việc để quân Pháp ra Bắc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật thay Trung Hoa Dân Quốc
- D. Hai bên ngừng mọi cuộc xung đột ở phía Nam, tạo không khí thuận lợi để tiến tới đàm phán chính thức.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 478415
Đâu không phải là các biện pháp nhân nhượng của Đảng và chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đối với Trung Hoa Dân Quốc từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-1946?
- A. Nhường cho các đảng Việt Quốc, Việt Cách một số ghế trong quốc hội và chính phủ
- B. Cung cấp một phần lương thực, cho phép lưu hành tiền Trung Quốc trên thị trường
- C. Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố “tự giải tán"
- D. Kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 478418
Đâu không phải là âm mưu của Trung Hoa Dân Quốc và tay sai khi kéo quân vào Việt Nam?
- A. Tiêu diệt Đảng Cộng sản
- B. Phá tan Việt Minh
- C. Lật đổ chính quyền cách mạng, thiết lập chính quyền tay sai
- D. Giải giáp quân đội Nhật
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 478420
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược của quân và dân Nam Bộ có tác động như thế nào đến thái độ của thực dân Pháp về vấn đề Việt Nam?
- A. Làm chậm bước tiến của quân Pháp
- B. Đánh bại ý chí xâm lược của quân Pháp
- C. Quân Pháp hoang mang, dè dặt hơn trong vấn đề đưa quân ra Bắc
- D. Tinh thần của quân Pháp dao động và muốn rút về nước
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 478421
Nguyên nhân chủ yếu để Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương tạm thời hòa hoãn với Trung Hoa Dân Quốc (từ ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-1946) là
- A. Do Trung Hoa Dân Quốc vào Việt Nam dưới danh nghĩa quân Đồng Minh
- B. Do Việt Nam cần tập trung kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ
- C. Do Trung Hoa Dân Quốc vào Việt Nam chỉ đòi các quyền lợi về kinh tế
- D. Do Trung Hoa Dân Quốc không thể ở lại Việt Nam lâu dài
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 478423
Đâu không phải là nguyên nhân khiến Đảng cộng sản Đông Dương phải tuyên bố “tự giải tán” và rút vào hoạt động bí mật?
- A. Tránh sức ép công kích của kẻ thù
- B. Tránh những hiểu lầm ở trong nước và quốc tế
- C. Đặt lợi ích dân tộc lên trên hết
- D. Do Đảng không còn nhận được sự ủng hộ của nhân dân
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 478424
Trong cuộc Tổng tiến công nổi dậy Xuân 1975, chiến dịch nào đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước sang giai đoạn mới: từ tiến công chiến lược sang tổng tiến công chiến lược?
- A. Chiến thắng Phước Long
- B. Chiến dịch Tây Nguyên
- C. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng
- D. Chiến dịch Hồ Chí Minh
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 478427
Đâu là căn cứ quân sự liên hợp lớn nhất của Mĩ và quân đội Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam?
- A. Huế
- B. Sài Gòn
- C. Đà Nẵng
- D. Buôn Mê Thuộc
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 478430
Một trong những khó khăn, yếu kém của công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến năm 1990 là
- A. Kinh tế mất cân đối, lạm phát ở mức cao
- B. Sự nghiệp văn hóa có sự cải thiện
- C. Tình trạng tham những mới khắc phục gần hết
- D. Tích lũy nội bộ nền kinh tế chưa nhiều
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 478432
Những thành tựu Việt Nam đạt được trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1986 – 1990) chứng tỏ điều gì?
- A. Đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới cơ bản là phù hợp
- B. Việt Nam đã thoát khỏi tình trang khủng hoảng kinh tế - xã hội
- C. Đường lối đổi mới về cơ bản là đúng đắn cần phải có những bước đi phù hợp
- D. Việt Nam đã giải quyết được sự mất cân đối của nền kinh tế
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 478436
Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế- xã hội ở Việt Nam trong những năm 1976-1985?
- A. Do tác động của cuộc cải cách giá lương tiền
- B. Do ta mắc phải những sai lầm trong chủ trương, chính sách lớn
- C. Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu
- D. Do chính sách bao vây, cấm vận của Mĩ
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 478438
Nhận thức mới của Đảng Cộng sản Việt Nam về thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã được khẳng định như thế nào tại Đại hội Đảng lần thứ VI (12-1986)?
- A. là một quá trình không khả thi và không đúng
- B. cần phải thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội
- C. cần có hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp
- D. là một thời kì lâu dài, khó khăn, nhiều chặng đường
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 478440
Tính chất nền kinh tế Việt Nam trước khi tiến hành công cuộc đổi mới (12-1986) là
- A. Nông nghiệp thuần túy
- B. Tập trung, quan liêu, bao cấp
- C. Thị trường
- D. Công- thương nghiệp hàng hóa
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 478442
Vì sao đổi mới là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với chủ nghĩa xã hội ở nước ta?
- A. Để phù hợp với xu thế chung của thời đại
- B. Để đưa đất nước phát triển mạnh trên con đường xã hội chủ nghĩa
- C. Để tranh thủ những điều kiện thuận lợi từ bên ngoài
- D. Để ngăn chặn sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 478448
Đâu không phải là nguyên nhân để Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam?
- A. Tôn trọng quy luật vận động của nền kinh tế
- B. Để giải phóng sức sản xuất, thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất
- C. Để tranh thủ những điều kiện thuận lợi từ bên ngoài
- D. Để tăng cường tính ổn định cho nền kinh tế