Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và Nâng cao Sinh học 12 chương 1 Bằng chứng và cơ chế tiến hoá Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và củng cố lại kiến thức môn Sinh.
-
Bài tập 1 trang 107 SGK Sinh học 12
Tại sao để xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài về các đặc điểm hình thái thì người ta lại hay sử dụng các cơ quan thoái hoá?
-
Bài tập 2 trang 107 SGK Sinh học 12
Hãy tìm một số bằng chứng ở mức độ sinh học phân tử đế chứng minh mọi sinh vật trên Trái Đất đều có chung một nguồn gốc.
-
Bài tập 3 trang 107 SGK Sinh học 12
Địa lí sinh học là gì? Nghiên cứu về địa lí sinh học cung cấp cho ta những bằng chứng gì về sự tiến hoá của sinh giới?
-
Bài tập 4 trang 107 SGK Sinh học 12
Tại sao những cơ quan thoái hoá không còn giữ chức năng gì lại vẫn được di truyền từ đời này sang đời khác mà không bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ?
-
Bài tập 3 trang 132 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Thế nào là cơ quan tương tự vì sao nói tương đồng và tương tự là hai hiện tượng trái ngược nhau?
-
Bài tập 4 trang 132 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Vì sao các tư liệu phôi sinh học so sánh được xem là những bằng chứng tiến hóa.
-
Bài tập 7 trang 132 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Hãy chọn phương án trả lời đúng. Những cơ quan nào dưới đây là cơ quan tương đồng?
A. Cánh sâu bọ và cánh dơi
B. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của các động vật khác
C. Mang cá và mang tôm
D. Chân chuột chuỗi và chân dế dũi
-
Bài tập 3 trang 136 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Nêu điểm khác nhau của hệ động vật ở đảo lục địa và đảo đại dương. Từ đó rút ra được nhận xét gì?
-
Bài tập 4 trang 136 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Những tài liệu địa lí sinh vật học có giá trị gì với lí thuyết tiến hóa.
-
Bài tập 3 trang 139 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Mức độ giống và sai khác nhau trong cấu trúc của ADN và prôtêin giữa các loài được giải thích như thế nào?
-
Bài tập 5 trang 139 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Hãy chọn phương án trả lời đúng. Học thuyết tế bào cho rằng:
A. Tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến động, thực vật đều được cấu tạo từ tế bào.
B. Tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào.
C. Tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến động vật, nấm đều được cấu tạo từ tế bào.
D. Tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến nấm, thực vật đều được cấu tạo từ tế bào.
-
Bài tập 1 trang 85 SBT Sinh học 12
Phân biệt cơ quan tương đồng và cơ quan tương tự. Cơ quan thoái hoá là cơ quan tương tự hay cơ quan tương đồng? Tại sao dựa vào các cơ quan thoái hoá có thể xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài?
-
Bài tập 2 trang 86 SBT Sinh học 12
Hãy quan sát và nêu các điểm tương đồng trong cấu tạo của 3 bộ xương :
(A) Một loài thú cổ ăn sâu bọ - (B) Tinh tinh Chimpanzee - (C) Người (Homo sapiens) được bố trí trong một tư thế giống nhau. Từ đó rút ra mối quan hệ giữa các loài này.
-
Bài tập 3 trang 86 SBT Sinh học 12
Tại sao nhiều loài hiện nay ở những vùng rất xa nhau trên Trái Đất lại có cấu tạo rất giống nhau (ví dụ: những loài thú có túi ở châu Mĩ rất giống thú có túi ở châu Đại Dương)?
-
Bài tập 1 trang 91 SBT Sinh học 12
Hình bên mô tả các cơ quan tương tự hay tương đồng? Giải thích. Những điểm giống nhau và khác nhau trong cấu tạo bộ xương ở các loài này có ý nghĩa gì?
-
Bài tập 2 trang 91 SBT Sinh học 12
Hình dưới đây cho thấy cấu tạo của manh tràng trong hệ tiêu hoá của một số loài động vật. Hãy giải thích sự thoái hoá manh tràng ở người và ở opossum (là một loài thú có túi, hình dạng và kích cỡ giống như con chuột, phổ biến ở Bắc Mĩ hiện nay).
-
Bài tập 3 trang 92 SBT Sinh học 12
Hình A, B, C, D lần lượt mô tả các giai đoạn phát triển phôi của người, gà, thỏ và cá. Hãy xếp lại thứ tự loài có họ hàng gần gũi hơn tới loài người. Trong giới Động vật, loài nào có quá trình phát triển phôi giống với loài người nhất? Giải thích tại sao?
-
Bài tập 1 trang 92 SBT Sinh học 12
Ví dụ nào sau đây là các cơ quan tương đồng?
A. Ngà voi và sừng tê giác.
B. Vòi voi và vòi bạch tuộc
C. Cánh dơi và tay người.
D. Đuôi cá mập và đuôi cá voi
-
Bài tập 2 trang 92 SBT Sinh học 12
Ví dụ nào sau đây là các cơ quan tương tự?
A. Tuyến nọc độc của rắn và tuyên nước bọt của các động vật khác
B. Cánh chim và cánh côn trùng.
C. Lá đậu Hà Lan và gai xương rồng.
D. Tua cuốn của dây bầu, bí và gai xương rồng.
-
Bài tập 3 trang 92 SBT Sinh học 12
Các cơ quan tương đồng là kết quả của quá trình tiến hoá theo hướng
A. vận động. B. hội tụ.
C. đồng quy D. phân nhánh.
-
Bài tập 4 trang 92 SBT Sinh học 12
Các cơ quan tương tự là kết quả của quá trình tiến hoá theo hướng
A. hội tụ. B. vận động.
C. kiên định. D. phân li
-
Bài tập 5 trang 93 SBT Sinh học 12
Các cơ quan thoái hoá là cơ quan
A. phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành.
B. thay đổi cấu tạo phù hợp với chức năng mới (ví dụ, tay người chuyển sang cầm nắm, không còn làm nhiệm vụ vận chuyển cơ thể).
C. thay đổi cấu tạo (như bàn chân chỉ còn 1 ngón ở loài ngựa)
D. biến mất hoàn toàn (như vượn người hiện nay không có đuôi).
-
Bài tập 6 trang 93 SBT Sinh học 12
Cấu tạo khác nhau về chi tiết của các cơ quan tương đồng là do
A. sự tiến hoá trong quá trình phát triển của loài.
B. chọn lọc tự nhiên đã diễn ra theo các hướng khác nhau.
C. chúng có chung nguồn gốc nhưng phát triển trong các điều kiện khác nhau.
D. thực hiện các chức năng giống nhau.
-
Bài tập 9 trang 93 SBT Sinh học 12
Ruột thừa ở người
A. tương tự manh tràng ở động vật ăn cỏ.
B. là cơ quan tương đồng với manh tràng ở động vật ăn cỏ.
C. là cơ quan thoái hoá ở động vật ăn cỏ.
D. có nguồn gốc từ manh tràng ở động vật ăn cỏ.
-
Bài tập 30 trang 98 SBT Sinh học 12
Quan niệm về sự chọn lọc theo hướng phân nhánh đã giải thích một cách thành công về
A. sự hình thành các cơ quan tương đồng.
B. sự hình thành các cơ quan tương tự.
C. sự đa dạng của vật nuôi và cây trồng.
D. sự hình thành loài mới trong điều kiện tự nhiên.