Bài tập Thảo luận trang 156 SGK Lịch sử 12 Bài 20
Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945 - 1954.
Hướng dẫn giải chi tiết
1. Nguyên nhân thắng lợi:
- Nguyên nhân chủ quan:
- Nhờ sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo; toàn dân đoàn kết một lòng.
- Nhờ có hệ thống chính quyền nhân dân trong cả nước, mặt trận dân tộc được thống nhất mở rộng, lực lượng vũ trang không ngừng lớn mạnh.
- Nguyên nhân khách quan:
- Có sự đoàn kết, giúp đỡ của hai nước Lào, Campuchia, hình thành liên minh chiến đấu chung trong khu vực Đông Dương.
- Được sự ủng hộ, giúp đỡ nhiệt tình của Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ tiến bộ trên toàn thế giới.
2. Ý nghĩa lịch sử:
- Đối với Việt Nam:
- Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp trong gần một thế kỷ trên đất nước Việt Nam. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Miền Nam tiếp tục đấu tranh thống nhất đất nước.
- Đối với thế giới:
- Giáng một đòn nặng nề vào âm mưu xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa trên thế giới.
-- Mod Lịch Sử 12 HỌC247
-
Việc Nava chọn Điện Biện Phủ trở thành nơi diễn ra trận quyết chiến chiến lược với Việt Nam không xuất phát từ lý do nào sau đây?
bởi Lê Nhi 18/01/2021
A. Do vị trí chiến lược của Điện Biên Phủ
B. Do ưu thế về hỏa lực của quân Pháp
C. Do yêu cầu phải chặn nguồn chi viện của Liên Xô, Trung Quốc cho Việt Nam
D. Do Điện Biên Phủ nằm cách xa hậu phương của Việt Minh
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Đâu không phải là căn cứ để đại tướng Võ Nguyên Giáp quyết định chuyển từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh chắc tiến chắc trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)?
bởi Lam Van 18/01/2021
A. Do bộ đội chủ lực Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm trong đánh công kiên
B. Do quân đội Việt Nam thiếu kinh nghiệm trong đánh hợp đồng binh chủng
C. Do ưu thế về quân số và vũ khí của thực dân Pháp
D. Do hậu phương khó có thể huy động được sự chi viện lớn trong thời gian ngắn
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Các chiến dịch quân sự của quân đội Việt Nam trong cuộc toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) đều nằm mục tiêu nào sau đây
bởi lê Phương 18/01/2021
A. Mở rộng căn cứ địa Việt Bắc
B. Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch
C. Giành quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ
D. Phá vỡ âm mưu bình định, lấn chiếm của Pháp
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Phát biểu ý kiến của anh(chị) về nhận định: hiệp định Giơ-ne-vơ đã chia Việt Nam thành 2 quốc gia với đường biên giới là vĩ tuyến 17
bởi Việt Long 17/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương đã
bởi Dương Quá 18/01/2021
A. đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới.
B. làm cho cả ba nước ở Đông Dương tạm thời bị chia cắt thành hai miền.
C. công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, Lào và Campuchia.
D. mở đầu quá trình can thiệp của đế quốc Mĩ vào chiến tranh Đông Dương.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) của nhân dân Việt Nam có tác động như thế nào đến chủ nghĩa thực dân trên thế giới?
bởi Thùy Trang 18/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nguyên nhân chủ yếu quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) là gì?
bởi Mai Anh 18/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Mâu thuẫn chủ yếu mà thực dân Pháp vấp phải trên chiến trường trong quá trình tiến hành chiến tranh Việt Nam (1946-1954) là gì
bởi Nguyễn Hạ Lan 17/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Đâu không phải là lý do để người Mĩ lựa chọn Ngô Đình Diệm trở thành quân bài chính ở miền Nam Việt Nam sau năm 1954?
bởi truc lam 18/01/2021
A. Tinh thần chống cộng quyết liệt
B. Có xuất thân công giáo
C. Không có xu hướng thân Pháp trước đây
D. Không có mối liên hệ với triều đình Huế trước đây
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Đâu không phải điểm bất lợi khi Việt Nam quyết tâm kiên trì con đường bạo lực cách mạng để thống nhất đất nước sau năm 1954?
bởi Lê Chí Thiện 18/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Học thuyết nào của chính phủ Hoa Kì đã khởi đầu cho sự can thiệp trực tiếp vào miền Nam Việt Nam sau năm 1954?
bởi Nguyễn Bảo Trâm 18/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hai công trình có quy mô lớn và quan trọng ở nước ta, mặc dù được xây dựng trong hai thế kỉ khác nhau nhưng cùng mang một tên gọi. Đó là:
bởi An Duy 17/01/2021
A. Đường sắt thống nhất Bắc – Nam.
B. Đường Trường Sơn.
C. Đường Hồ Chí Minh trên biển.
D. Đường Hồ Chí Minh.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hai nhân vật có vai trò quan trọng trong việc kí kết Hiệp định Paris - được mệnh danh là những “huyền thoại ngoại giao” – đối với cả ta và Mĩ. Họ là ai?
bởi An Duy 18/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Chiến thắng nào của quân dân Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá là “cái mốc chói lọi bằng vàng”?
bởi Minh Tú 17/01/2021
A. Biên giới Thu - Đông năm 1950.
B. Việt Bắc Thu - Đông năm 1947.
C. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975.
D. Điện Biên Phủ năm 1954.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Từ thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng bài học nào để giải quyết vấn đề biển đảo hiện nay?
bởi An Duy 17/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hai nhiệm vụ chiến lược của Cách mạng Việt Nam trong thời kỳ chống Pháp 1945 - 1954 là
bởi Phạm Hoàng Thị Trà Giang 18/01/2021
A. Giải phóng dân tộc và giành ruộng đất cho dân cày.
B. Kháng chiến và kiến quốc.
C. Xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
D. Dựng nước và giữ nước.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Thắng lợi nào của nhân dân Việt Nam được đánh giá là “lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu”?
bởi Choco Choco 18/01/2021
A. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi (1975)
B. Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954)
C. Cách mạng Tháng Tám thành công (1945)
D. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930)
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Đảng và Nhà nước đã phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho bốn liệt sĩ trong chiến dịch Điện Biên Phủ là
bởi truc lam 17/01/2021
A. Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Trần Cừ và Trần Can.
B. Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót và Nguyễn Đình Bể.
C. Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót và Cù Chính Lan.
D. Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót và Trần Can.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Bài học quan trọng được rút ra từ cuộc đàm phán và kí kết Hiệp định Giơnevơ năm 1954 đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập và phát triển hiện nay là
bởi thu hảo 17/01/2021
A. Đàm phán hòa bình và hợp tác đối thoại.
B. Đánh giá chính xác tình hình và phụ thuộc các nước lớn.
C. Tích cực sử dụng chiến tranh và vũ lực.
D. Tranh thủ các nước lớn để đấu tranh.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Thực tiễn lịch sử Việt Nam cho thấy kháng chiến chống Pháp (1945-1954) và chống Mỹ cứu nước (1954-1975) thực chất là
bởi Tra xanh 17/01/2021
A. Hai giai đoạn song song một tiến trình cách mạng.
B. Hai thời kỳ của một nhiệm vụ chiến lược cách mạng dân tộc.
C. Thực hiện một đường lối giải phóng dân tộc.
D. Hai bước phát triển tất yếu của một tiến trình cách mạng.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 và chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 đều tấn công vào
bởi Lê Nguyễn Hạ Anh 17/01/2021
A. Mục tiêu kinh tế và chính trị.
B. Cơ quan đầu não của địch.
C. Nơi địch mạnh.
D. Nông thôn, đồng bào, rừng núi.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Điều gì không phải là nguyên nhân chung làm nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975?
bởi Tuấn Tú 18/01/2021
A. Hậu phương miền bắc không ngừng lớn mạnh, đáp ứng nhu cầu kháng chiến.
B. Truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.
C. Sự lãnh đạo đúng đắn sáng tạo của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh.
D. Tinh thần đoàn kết của toàn dân tộc được phát huy thông qua các hình thức mặt trận.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Khi vừa ra đời, kế hoạch Nava của thực dân Pháp đã chứa đựng yếu tố thất bại vì
bởi Nguyễn Thủy 17/01/2021
A. Chiến thuật của quân Pháp chưa phù hợp với địa hình ở Việt Nam.
B. Mâu thuẫn giữa “tập trung” với “phân tán” lực lượng.
C. Quân Pháp đang gặp nhiều khó khăn, tinh thần chiến đấu giảm sút.
D. Quân Pháp lệ thuộc vào sự viện trợ, giúp đỡ của Mĩ.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nội dung nào không phản ánh đúng nhiệm vụ của cách mạng miền Nam Việt Nam sau hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương?
bởi Thu Hang 17/01/2021
A. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
B. Đấu tranh chống chế độ Mỹ - Diệm.
C. Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
D. Tiếp tục thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Theo dõi (0) 1 Trả lời
Bài tập SGK khác
Bài tập Thảo luận 2 trang 152 SGK Lịch sử 12 Bài 20
Bài tập Thảo luận trang 155 SGK Lịch sử 12 Bài 20
Bài tập 1 trang 156 SGK Lịch sử 12 Bài 20
Bài tập 2 trang 156 SGK Lịch sử 12 Bài 20
Bài tập 1 trang 105 SBT Lịch sử 12 Bài 20
Bài tập 2 trang 108 SBT Lịch sử 12 Bài 20
Bài tập 3 trang 109 SBT Lịch sử 12 Bài 20