Bài tập 1 trang 3 SBT Lịch sử 12 Bài 1
1. Tham dự hội nghị Ianta (Liên Xô, tháng 2 -1945) gồm các nguyên thủ đại diện cho các qốc gia là:
A. Anh, Pháp, Mĩ
B. Anh, Pháp, Liên Xô
C. Liên Xô, Anh, Mĩ
D. Liên Xô, Mĩ, Pháp
2. Nhiều vấn đề được giải quyết trong hội nghị Ianta, ngoại trừ:
A. Khôi phục và phát triển kinh tế thế giới sau chiến tranh
B. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít
C. Phân chia thành quả giữa các nước thắng trận
D. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh
3. Hội nghị Ianta đã thoả thuận việc đóng quân ở nước Đức sau Chiến tranh thế giới thứ hai như thế nào?
A. Liên Xô đóng quân ở Đông Đức; Mĩ đóng quân ở Tây Đức.
B. Liên Xô đóng quân ở Đông Đức và Đông Béclin; Mĩ đóng quân ở Tây Đức và Tây Béclin.
C. Liên Xô đóng quân ở Đông Đức và Đông Béclin; Mĩ, Anh, Pháp đóng quân ở Tây Đức và Tây Béclin.
D. Mỗi nước Liên Xô và Mĩ đóng quân ở một nửa lãnh thổ nước Đức.
4. Những quyết định của hội nghị Ianta và những thỏa thuận của ba cường quốc tại Hội nghị Pốtxđam (Đức, tháng 7, 8 - 1945) đã dẫn tới hệ quả gì?
A. Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản làm chết gần 10 vạn dân thường.
B. Liên Xô và Mĩ chuyển từ đối thoại sang đối đầu và dẫn tới tình trạng chiến tranh lạnh.
C. Hình thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới - trật tự hai cực Ianta.
D. Hệ thống xã hội chủ nghĩa (XHCN) hình thành và ngày càng mở rộng.
5. Hội nghị Pốtxđam (Đức) đã có quyết định nào gây khó khăn cho cách mạng Việt Nam
A. Đồng ý cho quân Anh và quân Trung Hoa dân quốc vào Đông Dương làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật
B. Liên Xô không được đưa quân vào Đông Dương
C. Một vài đảng phái người Việt với sự bảo trợ của Trung Hoa Dân quốc được phép tham gia chính phủ ở Việt Nam
D. Các nước phương Tây vẫn được duy trì phạm vi ảnh hưởng tại các thuộc địa ở Châu Á
6. Ý nào không đúng về mục đích thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc:
A. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới
B. Phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc
C. Tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước
D. Duy trì trật tự thế giới mới có lợi cho Mĩ
7. Nội dung nào không phải là nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc?
A. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới
B. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình
C. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước
D. Bình đẳng chủ quyền giữa các nước và quyền tự quyết của các dân tộc
8. Cơ quan nào của Liên Hợp quốc chịu trách nhiệm chính trong việc ra các quyết định về giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới?
A. Đại hội đồng
B. Hội đồng Bảo an
C. Ban thư kí
D. Tòa án Quốc tế
9. Ý nào đúng để hoàn thiện đoạn dữ liệu sau
Bộ máy tổ chức của Liên Hợp quốc, gồm sáu cơ quan chính, trong đó ... là cơ quan giữ vai trò trọng yếu để duy trì hòa bình và an ninh thế giới ... là cơ quan hành chính, đứng đầu là ... với nhiệm kì 5 năm. Trụ sở của Liên Hợp quốc đặt tại ...
A. Hội đồng quản thác ... Ban thư kí ... Niu Oóc (Mĩ)
B. Hội đồng bảo an ... Ban thư kí ... Vécxai (Pháp)
C. Đại hội đồng ... Ban thư kí ... Niu Oóc (Mĩ)
D. Hội đồng Bảo an ... Ban thư kí ... Niu Oóc (Mĩ)
10. Liên hợp quốc quyết định lấy ngày 24-10 hằng năm làm "Ngày Liên hợp quốc" vì đó là ngày
A. Kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai
B. Kết thúc hội nghị Ianta
C. Bản hiến chương Liên hợp quốc chính thức có hiệu lực
D. Tuyên bố thành lập tổ chức Liên Hợp quốc
11. Hãy sắp xếp các sự kiện sau theo thứ tự thời gian:
1. Việt Nam và Mĩ bình thường hóa quan hệ;
2. Việt Nam gia nhập và trở thành thành viên thứ 149 của Liên Hợp quốc;
3. Việt Nam được bầu làm Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc.
A. 1,2,3 B. 3,2,1
C. 1,3,2 D. 2,1,3
12. Nước Đức bị chia cắt sau chiến tranh thế giới thứ 2 là do:
A. Âm mưu của Mĩ
B. Các lực lượng dân tộc ở Mĩ mâu thuẫn với nhau
C. Nghị qyết của hội nghị Pốtđam quy định
D. Tác động từ cuộc chiến tranh lạnh giữa Mĩ và Liên Xô
13. Hãy sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa đối lập - Tây Âu tư bản chủ nghĩa (TBCN) và Đông Âu XHCN:
1. Nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức và cộng hòa Dân chủ đối lập nhau ra đời;
2. Liên Xô giúp đỡ các nước Đông Âu xây dựng bộ máy nhà nước dân chủ nhân dân;
3. Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập hội đồng tương trợ kinh tế - SEV;
4. Mĩ đề ra kế hoạc Mác san nhàm giúp đỡ các nước Tây Âu.
A. 1,2,3,4 B. 2,4,3,1
C. 1,4,2,3 D. 2,3,1,4
Hướng dẫn giải chi tiết
1. Tham dự hội nghị Ianta (Liên Xô, tháng 2 -1945) gồm các nguyên thủ đại diện cho các qốc gia là:
- Từ ngày 4 đến 11/2/1945, Hội nghị Ianta được triệu tập, với sự tham gia của nguyên thủ ba cường quốc: Mỹ (Ph. Rudơven), Anh (U. Sớcsin), Liên Xô (Xtalin).
- Chọn C
2. Nhiều vấn đề được giải quyết trong hội nghị Ianta, ngoại trừ:
- Hội nghị Ianta quyết định những vấn đề:
- Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít, kết thúc chiến tranh.
- Phân chia thành quả giữa các nước thắng trận.
- Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh, phân chia phạm vi và khu vực ảnh hưởng của các cường quốc.
- Thành lập tổ chức Liên Hợp quốc để duy trì hòa bình an ninh thế giới.
- ⇒ Nhiều vấn đề được giải quyết trong hội nghị Ianta, ngoại trừ: Khôi phục và phát triển kinh tế thế giới sau chiến tranh.
- Chọn A
3. Hội nghị Ianta đã thoả thuận việc đóng quân ở nước Đức sau Chiến tranh thế giới thứ hai như thế nào?
- Hội nghị Ianta quyết định ở châu Âu: Liên Xô chiếm đóng Đông Âu, Đông Đức, Đông Béclin; Mĩ, Anh, Pháp chiếm Tây Âu, Tây Đức, Tây Béclin.
- Chọn C
4. Những quyết định của hội nghị Ianta và những thỏa thuận của ba cường quốc tại Hội nghị Pốtxđam (Đức, tháng 7, 8 - 1945) đã dẫn tới hệ quả gì?
- Những quyết định của hội nghị Ianta đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, thường được gọi là “Trật tự hai cực Ianta”.
- Chọn C
5. Hội nghị Pốtxđam (Đức) đã có quyết định nào gây khó khăn cho cách mạng Việt Nam
- Với quyết định các nước phương Tây vẫn được duy trì phạm vi ảnh hưởng tại các thuộc địa ở Châu Á, đã gây khó khăn cho cách mạng Việt Nam.
- Chọn D
6. Ý nào không đúng về mục đích thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc:
- Mục đích thành lập của Liên Hợp quốc là:
- Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
- Phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
- Chọn D
7. Nội dung nào không phải là nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc?
- Nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp quốc là:
- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
- Chung sống hòa bình và sự nhất trì giữa 5 cường quốc: Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc.
- ⇒ Đáp án A là mục đích thành lập của Liên Hợp quốc.
- Chọn A
8. Cơ quan nào của Liên Hợp quốc chịu trách nhiệm chính trong việc ra các quyết định về giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới?
- Hội đồng bảo an: là cơ quan chính trị quan trọng nhất, chịu trách nhiệm duy trì hòa bình và an ninh thế giới, mọi quyết định của Hội đồng chỉ được thông qua và có giá trị khi có sự nhất trí của 5 ủy viên thường trực là Nga, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc.
- Chọn B
9. Ý nào đúng để hoàn thiện đoạn dữ liệu sau
- Bộ máy tổ chức của Liên Hợp quốc bao gồm 6 cơ quan chính.
- Đại hội đồng: gồm tất cả các nước thành viên, mỗi năm họp một lần để thảo luận các vấn đề hoặc công việc thuộc phạm vi Hiến chương.
- Hội đồng bảo an: là cơ quan chính trị quan trọng nhất, chịu trách nhiệm duy trì hòa bình và an ninh thế giới, mọi quyết định của Hội đồng chỉ được thông qua và có giá trị khi có sự nhất trí của 5 ủy viên thường trực là Nga, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc.
- Ban thư ký: cơ quan hành chính - tổ chức của Liên hiệp quốc, đứng đầu là Tổng thư kí có nhiệm kì 5 năm.
- Trụ sở của Liên Hợp quốc đặt tại Niu Oóc (Mĩ).
- Chọn D
10. Liên hợp quốc quyết định lấy ngày 24-10 hằng năm làm "Ngày Liên hợp quốc" vì đó là ngày
- Ngày 24/10/1945, Bản Hiến chương Liên hợp quốc chính thức có hiệu lực (được coi là “Ngày Liên Hiệp Quốc”)
- Chọn C
11. Hãy sắp xếp các sự kiện sau theo thứ tự thời gian:
- Thứ tự các sự kiện được sắp xếp theo trình tự thời gian như sau:
- 2. Tháng 9-1977, Việt Nam gia nhập và trở thành thành viên thứ 149 của Liên Hợp quốc;
- 1. Ngày 11-7-1995, Việt Nam và Mĩ bình thường hóa quan hệ ngoại giao;
- 3. Ngày 16-10-2007, Việt Nam được bầu làm Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc, nhiệm kì 2008-2009.
- Chọn D
12. Nước Đức bị chia cắt sau chiến tranh thế giới thứ 2 là do:
- Tại Hội nghị Pôxđam, ba cường quốc đã khẳng định:
- Nước Đức phải trở thành một quốc gia thống nhất, hòa bình, dân chủ;
- Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít;
- Thỏa thuận việc phân chia các khu vực chiếm đóng và kiểm soát nước Đức sau chiến tranh: quân đội Liên Xô chiếm đóng vùng lãnh thổ phía Đông nước Đức, quân đội Anh, Mĩ, Pháp chiếm các vùng còn lại.
- Chọn C
13. Hãy sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa đối lập - Tây Âu tư bản chủ nghĩa (TBCN) và Đông Âu XHCN:
- Thứ tự các sự kiện được sắp xếp theo trình tự thời gian như sau:
- 2. Liên Xô giúp đỡ các nước Đông Âu xây dựng bộ máy nhà nước dân chủ nhân dân
- 4. Mĩ đề ra kế hoạc Mác san nhằm giúp đỡ các nước Tây Âu.
- 3. Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập hội đồng tương trợ kinh tế - SEV
- 1. Nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức và cộng hòa Dân chủ đối lập nhau ra đời
- Chọn B
-- Mod Lịch Sử 12 HỌC247
-
Định ước Henxiki (năm 1975) được ký kết giữa
bởi Thanh Truc 15/01/2021
A. Mỹ - Anh - Pháp - Cộng hòa Dân chủ Đức và Liên Xô.
B. 33 nước châu Âu cùng với Mỹ và Canada.
C. Các nước châu Âu.
D. Cộng hòa Dân chủ Đức, Mỹ, Canada.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. Kí kết hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức.
B. Kí kết hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM).
C. Kí kết Định ước Henxinki.
D. Cuộc gặp gỡ cấp cao giữa hai nhà lãnh đạo Mĩ và Liên Xô.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nguyên nhân cơ bản quyết định sự phát triển nhảy vọt của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai
bởi Nguyễn Thanh Hà 16/01/2021
A. Dựa vào thành tựu cách mạng khoa học - kĩ thuật, điều chỉnh lại hợp lí cơ cấu sản xuất, cải tiến kĩ thuật nâng cao năng suất lao động.
B. Tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao
C. Quân sự hóa nền kinh tế để buôn bán vũ khí, phương tiện chiến tranh
D. Điều kiện tự nhiện và xẫ hội thuận lợi
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một trong những yêu tố tác động đến sự hình thành trật tự thế giới giai đoạn sau Chiến tranh lạnh là
bởi Naru to 15/01/2021
A. Sự phát triển của các lực lượng cách mạng hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội.
B. Sự xuất hiện và ngày càng mở rộng của các công ty độc quyền.
C. Quá trình hình thành các trung tâm kinh tế tài chính Tây Âu và Nhật Bản.
D. Sự xuất hiện và chi phối nền kinh tế thế giới của tư bản tài chính.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trước xu thế mới trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh Việt Nam có thuận lợi gì?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trước xu thế mới trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh Việt Nam có thuận lợi gì?
bởi Nguyễn Trọng Nhân 15/01/2021
Trước xu thế mới trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh Việt Nam có thuận lợi gì?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Đặc trưng đời sống chính trị thế giới từ sau CTTG2 đến những năm 90 của thế kỉ XX là gì?
bởi Nhật Duy 16/01/2021
Nét đặc trưng cơ bản của đời sống chính trị thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 90 của thế kỉ XX là gì?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào có sản lượng công nghiệp chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới?
bởi het roi 16/01/2021
A. Liên Xô
B. Mĩ
C. Anh
D. Pháp
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Yếu tố nào quyết định xu hướng liên kết khu vực của các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
bởi Hoàng giang 16/01/2021
A. Yêu cầu giải quyết các vấn đề toàn cầu.
B. Sự phát triển của lực lượng sản xuất.
C. Phát huy tối đa những lợi thế về chính trị xã hội
D. Yêu cầu tạo thế cân bằng với Liên Xô và Đông Âu.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Ba trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới hình thành vào thập niên 70 của thế kỉ XX là
bởi Nguyễn Thanh Hà 16/01/2021
A. Mĩ - Anh - Pháp.
B. Mĩ - Liên Xô - Nhật Bản.
C. Mĩ - Tây Âu - Nhật Bản.
D. Mĩ - Đức - Nhật Bản.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong giai đoạn 1950-1973 nhiều thuộc địa của Anh, Pháp, Hà Lan tuyên bố độc lập, đánh dấu thời kỳ
bởi Lê Nhi 15/01/2021
A. “Thực dân hóa” trên phạm vi toàn thế giới.
B. “Khủng hoảng” của chủ nghĩa thực dân.
C. “Thức tỉnh” của các dân tộc thuộc địa.
D. “Phi thực dân hóa” trên phạm vi thế giới.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. sự cạnh tranh khốc liệt về thị trường và thuộc địa của các nước tư bản.
B. liên minh kinh tế khu vực và quốc tế.
C. sự phân chia giàu nghèo giữa các quốc gia.
D. sự đối đầu giữa Liên Xô và Mĩ.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Đặc trưng cơ bản của trật tự thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc là
bởi thúy ngọc 16/01/2021
A. Thế giới chia thành 2 phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, do hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe.
B. Hình thành trật tự thế giới đa cực.
C. Sự vươn lên mạnh mẽ và đứng đầu thế giới của nền kinh tế Mĩ.
D. Các nước tư bản chủ nghĩa chi phối quan hệ quốc tế.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Yếu tố chủ quan quyết định đến thắng lợi trong phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới là
bởi Spider man 15/01/2021
A. Ý thức dân tộc và sự trưởng thành của lực lượng xã hội ở các nước thuộc địa.
B. Giai cấp tư sản dân tộc ngày càng đông về số lượng, ý thức được sứ mệnh của mình.
C. Giai cấp công nhân xuất hiện và ngày càng trưởng thành, từng bước bước lên vũ đài chính trị.
D. Sự suy yếu của chủ nghĩa đế quốc tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào giải phóng dân tộc.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Yếu tố nào sẽ tiếp tục tạo ra sự đột phá và chuyển biến trong cục diện thế giới hiện nay?
bởi sap sua 15/01/2021
Yếu tố nào sẽ tiếp tục tạo ra sự đột phá và chuyển biến trong cục diện thế giới hiện nay?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Phong trào giải phóng dân tộc đã tác động đến quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai như thế nào?
bởi minh vương 16/01/2021
Phong trào giải phóng dân tộc đã tác động đến quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai như thế nào?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Đặc điểm nổi bật của quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX là gì?
bởi Bin Nguyễn 15/01/2021
Đặc điểm nổi bật của quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX là gì?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. Cách mạng Trung Quốc thắng lợi năm 1949.
B. Sự ra đời của khối quân sự NATO.
C. Cuộc chiến nội chiến Triều Tiên.
D. Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho các sự kiện:
1. Việt Nam và Mĩ bình thường hoá quan hệ
2. Việt Nam gia nhập và trở thành thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc
3. Việt Nam được bầu làm Uỷ viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
A. 1, 3, 2
B. 2, 1, 3
C. 3, 2, 1
D. 1, 2, 3
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nội dung nào trong quyết định của Hội nghị Ianta (2 – 1945) về Nhật Bản đã ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và Liên bang Nga hiện nay?
bởi Bao Nhi 08/01/2021
A. Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin (trước đó do Nhật Bản chiếm đóng).
B. Nhật Bản trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin và các đảo nhỏ xung quanh.
C. Liên Xô chiếm đóng Bắc Triều Tiên.
D. Khôi phục quyền lợi Liên Xô ở cảng Lữ Thuận (Trung Quốc) vốn bị Nhật Bản chiếm đóng.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trật tự hai cực Ianta có điểm gì không tương đồng so với trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai – Oasinhtơn trước đó?
bởi Thuy Kim 08/01/2021
A. Là kết quả của những cuộc chiến tranh đẫm máu trong lịch sử nhân loại.
B. Có các tổ chức quốc tế được thành lập để giảm sát và duy trì.
C. Các cường quốc thắng trận thiết lập để phụ vụ lợi ích cao nhất của họ.
D. Là sự đối lập giữa hai hệ tư tưởng Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Đáp án nào đúng nhất khi kể tên một số tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc?
bởi Lê Nhật Minh 08/01/2021
A. UNDP, UNESCO, IMF, WHO, UNICEF.
B. WB, INTERPOL, UNICEF, FAO, ARF.
C. WHO, IMF, UNFPA, WB, UEFA
D. WHO, FAO, UNICEF, TPP
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một vụ tranh chấp, xung đột ở khu vực Đông Nam Á được Liên hợp quốc tham gia giải quyết có hiệu quả vào đầu những năm 90 của thế kỉ XX là
bởi ngọc trang 08/01/2021
A. Vấn đề chiến tranh vùng Vịnh.
B. "Vấn đề Campuchia".
C. Tranh chấp biên giới Thái Lan – Campuchia.
D. Mối quan hệ giữa các nước Đông Dương và ASEAN
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nhận xét nào dưới đây là đúng về hạn chế trong các nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc?
bởi na na 08/01/2021
A. Đề cao sự nhất trí giữa 5 nước lớn (Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc).
B. Coi trọng việc không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào.
C. Đề cao việc tôn trọng việc toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước.
D. Coi trọng việc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Liên bang Nga là ủy viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc có quyền nào?
bởi Phong Vu 07/01/2021
A. Can thiệp vào tất cả các vấn đề ở các nước và các khu vực khác nhau trên thế giới.
B. Phủ quyết những vấn đề quan trọng tại Hội đồng bảo an
C. Biểu quyết những vấn đề quan trọng tại Hội đồng bảo an.
D. Biểu quyết và phủ quyết những vấn đề quan trọng tại Hội đồng bảo an
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Xuất phát từ lí do nào quan hệ quốc tế từ sau năm 1945 trở nên gay gắt và quyết liệt hơn thời kì 1918 - 1939?
bởi Huy Hạnh 08/01/2021
A. Do sự đối đầu giữa các nước tư bản lớn về vấn đề thuộc địa sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
B. Do sự tăng lên mâu thuẫn giữa các nước đế quốc vì quyền lợi kinh tế và địa vị chính trị
C. Do sự đối đầu giữa hai phe tương ứng với hai hệ tư tưởng Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa
D. Do vũ khí hủy diệt và phương tiện chiến tranh được sản xuất ngày càng nhiều, đe dọa đời sống con người.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Điều hạn chế của quyết định của hội nghị Ianta sau CTTG2?
bởi Bo Bo 08/01/2021
A. Chưa thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế.
B. Chưa mang lại quyền lợi cho nhân dân các nước thuộc địa, chỉ phục vụ lợi ích của các cường quốc thắng trận.
C. Quá khắc nghiệt với các nước thua trận.
D. Là tiền đề dẫn tới hình thành cục diện “Chiến tranh lạnh” sau này.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Liên hợp quốc so với Hội Quốc Liên có điểm gì tiến bộ về vai trò và tổ chức?
bởi Bảo khanh 08/01/2021
A. Diễn ra cuộc đối đầu gay gắt giữa hai phe trong nội bộ tổ chức Liên hợp quốc.
B. Mang tính toàn diện, tất cả các nước không phân biệt lớn nhỏ có thể tham gia.
C. Tác động đến sự sụp đổ chiến tranh lạnh, hình thành xu thế thế giới mới.
D. Củng cố hơn vai trò của Liên Xô trong phong trào giải phóng dân tộc thế giới.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Việc Liên Xô trở thành một trong năm nước Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế?
bởi hà trang 08/01/2021
A. Chứng tỏ vai trò to lớn của Liên hợp quốc trong giữ gìn hòa bình thế giới.
B. Hạn chế sự thao túng của chủ nghĩa tư bản đối với Liên hợp quốc.
C. Chứng tỏ thế cân bằng giữa phe Tư bản chủ nghĩa và phe Xã hội chủ nghĩa.
D. Khẳng định vai trò to lớn của Liên Xô trong quan hệ quốc tế.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay, Việt Nam cần vận dụng triệt để nguyên tắc nào của Liên Hợp Quốc?
bởi Quế Anh 08/01/2021
A. Tranh thủ sự ủng hộ của dư luận quốc tế
B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào
C. Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình
D. Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho đoạn dữ liệu sau: “Hiến chương của Liên hợp quốc nêu rõ mục đích của tổ chức này là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ (….) giữa các dân tộc và tiến hành (….) quốc tế trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc (…) và quyền (…..) của các dân tộc”
bởi hi hi 08/01/2021
Chọn các cụm từ thích hợp nhất để điền vào những (….) trong đoạn dữ liệu theo thứ tự lần lượt là
A. hợp tác, đoàn kết, tự quyết, chủ quyền.
B. hữu nghị, hợp tác, bình đẳng, tự quyết.
C. hữu nghị, đoàn kết, tự quyết, chủ quyền.
D. hữu nghị, hợp tác, tự quyết, bình đẳng.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Vai trò quan trọng nhất của tổ chức Liên hợp quốc là gì?
bởi An Nhiên 08/01/2021
A. giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, nhân đạo.
B. duy trì hoà bình và an ninh thế giới.
C. thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác giữa tất cả các nước.
D. giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột khu vực.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong bối cảnh thế giới bị phân chia làm “hai cực” “hai phe”, nguyên tắc hoạt động được xem là có ý nghĩa thực tiễn nhất của Liên Hợp Quốc là ?
bởi Bi do 08/01/2021
A. chung sống hòa bình và sự nhất trí của 5 nước lớn trong Hội đồng bảo an.
B. giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình
C. bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết dân tộc
D. không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
bởi Thanh Thanh 08/01/2021
A. Một trật tự thế giới được thiết lập trên cơ sở các nước tư bản thắng trận áp đặt quyền thống trị đối với các nước bại trận
B. Một trật tự thế giới hoàn toàn do CNTB thao túng
C. Một trật tự thế giới có sự phân tuyến triệt để giữa hai phe: XHCN và TBCN
D. Một trật tự thế giới được thiết lập trên cơ sở các nước thắng trận cùng nhau hợp tác để thống trị các nước bại trân và các dân tộc thuộc địa
Theo dõi (0) 1 Trả lời