Hướng dẫn giải bài tập SGK Hóa học 10 Bài 22 Clo giúp các em học sinh hiểu các phương trình hóa học minh hoạ tính chất hoá học và điều chế clo.
-
Bài tập 1 trang 101 SGK Hóa học 10
Trong phòng thí nghiệm, khí clo thường được điều chế bằng cách oxi hóa hợp chất nào sau đây:
A. NaCl.
B. HCl.
C. KClO3.
D. KMnO4.
-
Bài tập 2 trang 101 SGK Hóa học 10
Cho biết tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố clo. Giải thích vì sao nguyên tố clo có tính chất hóa học cơ bản đó? Cho thí dụ minh họa.
-
Bài tập 3 trang 101 SGK Hóa học 10
Dẫn khi clo vào nước, xảy ra hiện tượng vật lí hay hóa học? Giải thích.
-
Bài tập 4 trang 101 SGK Hóa học 10
Nêu những ứng dụng thực tế của khí clo.
-
Bài tập 5 trang 101 SGK Hóa học 10
Cân bằng các phương trình phản ứng oxi hóa – khử sau bằng phương pháp thăng bằng electron:
a) KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O.
b) HNO3 + HCl → NO2 + Cl2 + H2O.
c) HClO3 + HCl → Cl2 + H2O.
d) PbO2 + HCl → PbCl2 + Cl2 + H2O.
-
Bài tập 6 trang 101 SGK Hóa học 10
Tại sao trong công nghiệp người ta dùng phương pháp điện phân dung dịch NaCl bão hòa chứ không dùng phản ứng oxi hóa – khử giữa các hóa chất để điều chế khí clo?
-
Bài tập 7 trang 101 SGK Hóa học 10
Cần bao nhiêu gam KMnO4 và bao nhiêu ml dung dịch axit clohiđric 1M để điều chế khí clo tác dụng với sắt, tạo nên 16,25g FeCl3?
-
Bài tập 22.1 trang 52 SBT Hóa học 10
PTHH nào sau đây biểu diễn đúng phản ứng của dây sắt nóng đỏ cháy trong khí Cl2
A. Fe + Cl2 → FeCl2
B. 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
C. 3Fe + 4Cl2 → FeCl2 + 2FeCl3
D. Fe + Cl2 → FeCl + Cl
-
Bài tập 22.2 trang 52 SBT Hóa học 10
Lá đồng khi đốt nóng có thể cháy sáng trong khí A. A là khí nào trong số các khí sau?
A. CO
B. Cl2
C. H2
D. N2
-
Bài tập 22.3 trang 52 SBT Hóa học 10
Trong phản ứng: Cl2 + H3O → HCl + HClO phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Clo chỉ đóng vai trò chất oxi hoá.
B. Clo chỉ đóng vai trò chất khử.
C. Clo vừa đóng vai trò chất oxi hoá, vừa đóng vai trò chất khử.
D. Nước đóng vai trò chất khử.
-
Bài tập 22.4 trang 52 SBT Hóa học 10
Trong các phản ứng hóa học, để chuyển thành anion, nguyên tử clo đã
A. nhận thêm 1 electron
B. nhận thêm 1 proton
C. nhường đi 1 electron
D. nhường đi 1 nơtron
-
Bài tập 22.5 trang 52 SBT Hóa học 10
Trong phòng thí nghiệm khí clo thường được điểu chế bằng cách oxi hóa hợp chất nào sau đây
A. NaCl
B. HCl
C. KClO3
D. KMnO4
-
Bài tập 22.6 trang 52 SBT Hóa học 10
Clo không phản ứng với chất nào sau đây
A. NaOH
B. NaCl
C. Ca(OH)2
D. NaBr
-
Bài tập 22.7 trang 53 SBT Hóa học 10
Khối lượng Cl2 đủ để tác dụng với kim loại nhôm tạo thành 26,7g AlCl3 là
A. 23,1g
B. 21,3g
C. 12,3g
D. 13,2g
-
Bài tập 22.8 trang 53 SBT Hóa học 10
Số mol Cl2 thu được khi cho 0,2 mol KClO3 tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư là
A. 0,3
B. 0,4
C. 0,5
D. 0,6
-
Bài tập 22.9 trang 53 SBT Hóa học 10
Khí Cl2 điều chế bằng cách cho MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc thường bị lẫn tạp chất là khí HCl. Có thể dùng dung dịch nào sau đây để loại tạp chất là tốt nhất
A. Dung dịch NaOH
B. Dung dịch AgNO3
C. Dung dịch NaCl
D. Dung dịch KMnO4
-
Bài tập 22.10 trang 53 SBT Hóa học 10
Phản ứng nào sau đây được dùng để điều chế clo trong phòng thí nghiệm
A. 2NaCl → 2Na + Cl2
B. 2NaCl + 2H2O → H2 + 2NaOH + Cl2
C. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O
D. F2 + 2NaCl → 2NaF + Cl2
-
Bài tập 22.11 trang 53 SBT Hóa học 10
Hỗn hợp nào sau đây có thể tồn tại ở bất kì điều kiện nào
A. H2 và O2
B. N2 và O2
C. Cl2 và O2
D. SO2 và O2
-
Bài tập 22.12 trang 54 SBT Hóa học 10
Phản ứng nào xảy ra khi sục khí clo vào dung dịch Na2CO3
-
Bài tập 22.13 trang 54 SBT Hóa học 10
Dẫn khí Cl2 vào
a) Dung dịch KOH ở nhiệt độ thường.
b) Dung dịch KOH đun nóng tới gần 100°C.
Hãy viết PTHH của phản ứng xảy ra trong mỗi trường hợp. Cho biết vai trò của clo trong mỗi phản ứng oxi hoá - khử đó
-
Bài tập 22.14 trang 54 SBT Hóa học 10
Nêu nguyên tắc của việc điều chế khí Cl2 trong phòng thí nghiệm. Viết PTHH của 5 phản ứng minh hoạ.
-
Bài tập 22.15 trang 54 SBT Hóa học 10
Cho 2 nguyên tố X và Y thuộc hai chu kì liên tiếp (ZX < ZY) và cùng số thứ tự của nhóm trong bảng tuần hoàn (nhóm A và nhóm B).
- Nguyên tố X tạo thành hợp chất ion với clo ứng với công thức XCl.
- Nguyên tố Y cũng tạo thành hợp chất với clo hợp chất YCl trong đó khối lượng của clo chiếm 24,7%.
Xác định các nguyên tố X và Y.
-
Bài tập 1 trang 125 SGK Hóa học 10 nâng cao
Tìm câu đúng trong các câu sau đây:
A. Clo là chất khí không tan trong nước.
B. Clo có số oxi hóa -1 trong mọi hợp chất.
C. Clo có tính oxi hóa mạnh hơn brom và iot.
D. Clo tồn tại trong tự nhiên dưới dạng đơn chất và hợp chất.
-
Bài tập 2 trang 125 SGK Hóa học 10 nâng cao
Hãy nêu những phản ứng hóa học để chứng tỏ rằng clo là một chất oxi hóa rất mạnh. Vì sao clo có tính chất đó?
-
Bài tập 3 trang 125 SGK Hóa học 10 nâng cao
Cho 69,6 gam mangan đioxit tác dụng hết với dung dịch axit clohiđric đặc. Toàn bộ lượng clo sinh ra được hấp thụ hết vào 500ml dung dịch NaOH 4M. Hãy xác định nồng độ mol của từng chất trong dung dịch thu được sau phản ứng. Coi thể tích dung dịch không thay đổi
-
Bài tập 4 trang 125 SGK Hóa học 10 nâng cao
Hoàn thành các phương trình hóa học dưới đây và nêu rõ vai trò của clo trong mỗi phản ứng:
a) FeCl2 + Cl2 → FeCl3
b) Cl2 + SO2 + H2O → HCl + H2SO4
c) KOH + Cl2 → KCl + KClO3 + H2O
d) Ca(OH)2+ Cl2 → Ca(ClO)2 + CaCl2 + H2O.